Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (Hệ thống chợ)

Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao, sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng lên, thu nhập và chi tiêu của các tầng lớp dân cưcũng được cải thiện đáng kể. Các hoạt động thương mại trong nền kinh tế cũng không ngừng gia tăng cả về chiều rộng và chiều sâu. Phù hợp với xu hướng đó, nhu cầu đầu tưphát triển KCHTTM nói chung và hệthống chợ nói riêng cũng đang tăng lên. Nhà nước đã ban hành khá nhiều văn bản chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tưphát triển chợ và KCHTTM. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/2003/NĐưCP ngày 14/1/2003 về phát triển và quản lý chợ. Ngày 20/3/2003, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 311/QĐưTTg phê duyệt đề án về “Tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến 2010”, trong đó ghi rõ: “ củng cố, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ thương mại theo hướng: tổ chức, khai thác có hiệu quả các mạng lưới chợ; đẩy mạnh phát triển các chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, ”. Chỉ thị 13/2004/CTưTTg ngày 31/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện những giải pháp phát triển mạnh thị trường trong nước trong thời gian tới đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phát triển KCHTTM, trong đó có hệ thống chợ. Tiếp theo, Quyết định số 559/QĐưTTg ngày 31/5/2004 phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010 đã xác định: "Nguồn vốn để thực hiện Chương trình phát triển chợ đến năm 2010 được huy động từ vốn đầu tưphát triển của Nhà nước (bao gồm vốn từ ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn viện trợ không hoàn lại), vốn vay tín dụng, vốn của các chủ thể sản xuất, kinh doanh, vốn của nhân dân đóng góp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Trong đó, vốn của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.là nguồn vốn chủ yếu của Chương trình" Trên cơ sở chủ trương của Chính phủ, hoạt động đầu tưphát triển KCHTTM nói chung và hệthống chợ nói riêng trong những năm vừa qua đã được tăng cường cả về số lượng chợ được đầu tưvà qui mô vốn đầu tư, nhất là từ năm 2003 đến nay. Hàng năm, lượng vốn đầu tưxây dựng chợ cũng lên tới hàng trăm tỷ đồng, chỉ riêng lượng vốn đầu tưxây dựng chợ từ nguồn vốn Ngân sách trung ương hàng năm là từ 50 – 70 tỷ đồng. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng hoạt động đầu đầu tưxây dựng chợ cả từ chủ trương chính sách lẫn thực tiễn đầu tưdường nhưmới chỉ xuất phát từ sức ép của việc gia tăng các hoạt động thương mại mà chưa chú trọng đến hiệu quả đầu tư, nhất là hiệu 2 quả tài chính. Thêm vào đó, việc đánh giá hiệu quả đầu tưở hầu hết các dự án xây dựng chợ hiện nay, kể cả các chợ đầu mối cấp vùng có qui mô vốn đầu tưhàng trăm tỷ đồng vẫn dựa trên những đánh giá định tính, sơ sài và thiếu cụ thể. Từ đó, thực tếcho thấy, nhiều chợ sau khi được đầu tưnhưng không được đưa vào sử dụng hay mới chỉ sử dụng một phần, trong khi nhiều chợ cần được đầu tưmới, nâng cấp và mở rộng diện tích kinh doanh lại chưa được thực hiện. Vấn đề được đặt ra là liệu xu hướng gia tăng đầu tưxây dựng chợ hiện nay có hiệu quảhay không? Cần làm gì để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển chợ? Có thể nói rằng, yêu cầunâng cao hiệu quả đầu tưphát triển hệ thống chợ được đặt ra nhưmột trong những vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược trong đầu tưphát triển hệ thống chợ ở nước ta hiện nay. Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tưphát triển KCHTTM (hệ thống chợ” được lựa chọn nghiên cứu sẽ đáp ứng yêu cầu trên đây.

pdf134 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3864 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (Hệ thống chợ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan