Đề tài Giải pháp tối ưu hóa cho hệ thống mạng Remote Boot tại công ty viễn thông Đà Nẵng

Tiền thân của Công ty Viễn thông Đà Nẵng là một đơn vị của Bưu điện tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, với tên gọi là Trung tâm Điện báo, khai thác mạng lưới điện thoại, điện tín.Trên cơ sở Trung tâm Điện báo, Công ty Phi thoại được thành lập trực thuộc Bưu điện tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, ngoài 2 dịch vụ trên còn cung cấp thêm các dịch vụ khác như: nhắn tin (140, 107), 108, Cardphone, điện thoại di động Vinaphone. Ngày 01/08/1997, theo quyết định số 1899/QĐ – TCCB ngày 05/07/1997 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công ty Viễn thông Đà Nẵng trực thuộc Bưu điện Thành phố Đà Nẵng được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến nay theo giấy phép kinh doanh số 308800 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp ngày 04/08/1997. Bưu điện thành phố Đà Nẵng là một thành viên hạch toán phụ thuộc của VNPT. Các đơn vị trực thuộc Bưu điện thành phố Đà Nẵng bao gồm: Công ty Điện thoại. Công ty Viễn thông. Trung tâm tin học. Bưu điện Đà Nẵng 1. Bưu điện Đà Nẵng 2. Bưu điện Đà Nẵng 3. Bưu điện Hoà Vang. Bưu điện Hệ 1(phục vụ công ích). Là các tổ chức kinh tế kỹ thuật hoạt động kinh doanh và công ích, có quan hệ mật thiết với nhau về lợi ích và nghĩa vụ kinh tế tài chính, tổ chức mạng lưới, phát triển dịch vụ Bưu chính Viễn thông dưới sự điều hành thống nhất của Bưu điện thành phố Đà Nẵng để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao, bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, an ninh quốc phòng và các nhu cầu đời sống của nhân dân tại địa bàn đơn vị hoạt động, trên toàn thành phố và cả nước.

doc64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tối ưu hóa cho hệ thống mạng Remote Boot tại công ty viễn thông Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay công nghệ thông tin đã có mặt hầu hết ở các nước trên toàn thế giới , góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong xu thế phát triển chung, công nghệ đã có bước tiến nhảy vọt và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Công nghệ thông tin không chỉ phát triển về phần mềm mà song song đó là công nghệ mạng máy tính cũng phát triển và đóng một vai trò quan trọng không kém. Nhò công nghệ mạng máy tính mà mọi người trên thế giới có thể trao đổi dữ liệu, tin tức …. cho nhau khi họ tham gia vào hệ thống mạng . Với quy mô hiện đại và ngày càng phát triển và có tầm ảnh hưởng mạng mẽ, đây còn là môi trường trung gian thị trường cạnh tranh lãnh mạnh với công nghệ mới. Việc ra đời và sử dụng hệ thống công nghệ mạng Remote Boot ,một phần đã làm cho công nghệ mạng máy tính có những nét mới mẻ .Đồng thời Việc khai thác ,sử dụng mạng Remote Boot sao cho tốt và hiểu rõ sâu hơn là một việc khiến nhiều nhà quản trị và ưu thích mạng quan tâm. Thấy được những thành quá mà công nghệ mạng máy tính đem lại nên chúng em đã chọ đề tài : “ Giải pháp tối ưu hóa cho hệ thống mạng Remote Boot” làm đề tài thực tập tốt nghiệp . Tuy đã cố gắng để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất những vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của quý thầy cô giáo và bạn bè .% Chúng em xin chân thành cảm ơn ! Đà Nẵng , Tháng 04 Năm 2010. GVHD: Lê Văn Long SVTH: Nguyễn Xuân Dũng (138750 ) Nguyễn Trung Đức Cao Văn Hòa MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THỰC TẬP 1.1 Đơn vị thực tập – Công ty Viễn Thông Đà Nẵng. 1.1.1 Quá trình hình thành và Phát triển Tiền thân của Công ty Viễn thông Đà Nẵng là một đơn vị của Bưu điện tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, với tên gọi là Trung tâm Điện báo, khai thác mạng lưới điện thoại, điện tín.Trên cơ sở Trung tâm Điện báo, Công ty Phi thoại được thành lập trực thuộc Bưu điện tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, ngoài 2 dịch vụ trên còn cung cấp thêm các dịch vụ khác như: nhắn tin (140, 107), 108, Cardphone, điện thoại di động Vinaphone. Ngày 01/08/1997, theo quyết định số 1899/QĐ – TCCB ngày 05/07/1997 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công ty Viễn thông Đà Nẵng trực thuộc Bưu điện Thành phố Đà Nẵng được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến nay theo giấy phép kinh doanh số 308800 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp ngày 04/08/1997. Bưu điện thành phố Đà Nẵng là một thành viên hạch toán phụ thuộc của VNPT. Các đơn vị trực thuộc Bưu điện thành phố Đà Nẵng bao gồm: Công ty Điện thoại. Công ty Viễn thông. Trung tâm tin học. Bưu điện Đà Nẵng 1. Bưu điện Đà Nẵng 2. Bưu điện Đà Nẵng 3. Bưu điện Hoà Vang. Bưu điện Hệ 1(phục vụ công ích). Là các tổ chức kinh tế kỹ thuật hoạt động kinh doanh và công ích, có quan hệ mật thiết với nhau về lợi ích và nghĩa vụ kinh tế tài chính, tổ chức mạng lưới, phát triển dịch vụ Bưu chính Viễn thông dưới sự điều hành thống nhất của Bưu điện thành phố Đà Nẵng để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao, bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, an ninh quốc phòng và các nhu cầu đời sống của nhân dân tại địa bàn đơn vị hoạt động, trên toàn thành phố và cả nước. Tên giao dịch: Công Ty Viễn Thông Đà Nẵng. (VNPT-Đà Nẵng ) Trụ sở: 47 Trần phú - Tp. Đà Nẵng 1.1.2. Cơ quan quản lý – Bưu Điện Thành Phố Đà Nẵng . Bưu điện Thành Phố Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định 340/QĐ – TCBĐ ngày 14 /06/1997 của Tổng Cục Bưu Điện ( nay là Bộ Bưu chính Viễn Thông ) có trụ sở đặt tại 47 Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng . Trong nhiều năm qua, cùng với sự chuyển mình của thành phố, sự lớn mạnh của toàn ngành, Bưu điện thành phố Đà Nẵng đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng thông tin vững chắc, quy mô, mạng lưới kinh doanh không ngừng mở rộng. Đến năm 2004,trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có 5 Bưu cục cấp 2, 61 Bưu cục cấp 3,15 điểm Bưu điện văn hóa xã, hơn 150 đại lý bưu điện và đại lý điện thoại công cộng, 3 tổng đài HOST, 30 CSND ( Bao gồm các cán bộ tập trung thuê bao ), mật độ điện thoại đạt 14,68 máy/100 dân. Con người, nhân tố quan trọng nhất trong Bưu điện Đà Nẵng cũng không ngừng nâng cao cả về lượng và chất trong thời gian qua.Hiện nay Bưu điện thành phố Đà Nẵng có 1530 cán bộ công nhân viên, trong đó trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học đạt 32,63%, trung cấp là 15,45%, sơ cấp là 50,13% và chưa qua đào tạo là 1,79%. Địa bàn hoạt động của Bưu điện thành phố Đà Nẵng phát triển rộng khắp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được thực hiện thông qua 8 đơn vị trực thuộc là các Bưu điện quận, huyện và các công ty . Bưu điện Đà Nẵng 1, 2, 3 và các Bưu điện Hòa Vang phục vụ đầy đủ các dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Bưu điện hệ I phục vụ công ích. Công ty Điện thoại, Công ty Viễn thông, Trung tâm tin học phục vụ khách hàng với các sản phẩm chủ yếu của công ty đó. Mỗi đơn vị đều có một ban giám đốc điều hành hoạt động của đơn vị, hạch toán toàn ngành, có con dấu riêng theo mẫu dấu doanh nghiệp Nhà nước và theo tên gọi cụ thể khi giao dịch, có tài khoản tại ngân hàng và có tư cách pháp nhân. 1.2 Chức năng, Nghĩa vụ, Quyền hạn . 1.2.1. Chức năng : Công ty Viễn thông Đà Nẵng được Bưu điện thành phố giao cho chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực : • Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng và khai thác mạng lưới viễn thông • Xây dựng chuyên ngành Bưu chính Viễn thông; • Kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành Bưu chính Viễn thông. Một số dịch vụ của Công ty Viễn thông Đà Nẵng • Dịch vụ điện thoại di động Vinaphone • Dịch vụ điện thoại nội thị Daphone – công nghệ CDMA; • Dịch vụ cung cấp thông tin kinh tế – xã hội (gọi tắt là dịch vụ 108); • Điện thoại thẻ Cardphone; • Dịch vụ điện báo Gentex – Telex. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các loại thẻ: Cardphone, Vinacard, thẻ 1717 và các loại thiết bị Viễn thông: điện thoại cố định, điện thoại di động, máy fax, tổng đài… 1.2.2. Nhiệm vụ Kinh doanh đúng pháp luật, danh mục ngành nghề đã quy định theo đúng chức năng đã được giao, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bưu điện thành phố và khách hàng về chất lượng, số lượng sản phẩm, dịch vụ do đơn vị trực tiếp cung cấp Chủ động xây dựng phát triển đơn vị (về bộ máy và mạng lưới) trên cơ sở chiến lược, kế hoạch của ngành và địa phương để phục vụ tốt sự phát triển kinh tế xã hội Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để đổi mới mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và gia tăng số lượng các dịch vụ, không ngừng mở rộng thị phần của Công ty; Bảo đảm công tác thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ an ninh quốc phòng. 1.2.3. Quyền hạn Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, tổ chức huy động mọi nguồn lực nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch do Bưu điện thành phố giao Tổ chức thực hiện các định mức lao động, vật tư, đơn giá, tiền lương sao cho phù hợp với hoạt động của đơn vị và không sai với hướng dẫn của Bưu điện thành phố Được chủ động bồi dưỡng, bố trí lao động theo đúng chức danh trong phạm vi đơn vị.Được đề xuất tuyển chọn, đào tạo hoặc cho thôi việc lao động của đơn vị. T .TÂM BTS PHÒNG MẠNG & DV PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH KẾ TOÁN TKTC PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH TTTC & CSKH TTCC TT. KT-XH T.TÂM PHÁT TRIỂN TT T.TÂM THU CƯỚC TT KỸ THUẬT Phó Giám đốc (Phụ trách kỹ thuật) Phó Giám đốc (Phụ trách khai thác) GIÁM ĐỐC 7 CỬA HÀNG 38 YÊN BÁI 50 NGUYỄN DU 59 TRẦN PHÚ 170 NGUYỄN VĂN LINH 503 ĐIỆN BIÊN PHỦ 821 NGÔ QUYỀN 403 PHAN CHU TRINH 2 TỔNG ĐÀI CHÍNH ĐÀI 116 ĐÀI 108 1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức: 1.3.1 Sơ đồ : Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng. Quan hệ phối hợp. 1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ: Giám đốc công ty: là người đứng đầu Công ty, do Bưu điện thành phố Đà Nẵng bổ nhiệm; chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt động trong Công ty, trực tiếp chịu trước Giám đốc Bưu điện thành phố, trước pháp luật và cán bộ công nhân viên về mọi kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó giám đốc: giúp Giám đốc trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, quản lý, điều hành các mặt công tác. Các phòng ban chức năng: chịu sự quản lý của ban giám đốc và có trách nhiệm chung là kết hợp cùng nhau để quản lý và điều hành các hoạt động của các trung tâm, cửa hàng và đại lý. Phòng tổ chức hành chính: gồm 1 trưởng phòng và 2 chuyên viên. Đây là bộ phận quản lý hành chính của công ty, có nhiệm vụ quản lý các hố sơ đến và đi của toàn công ty; đảm nhiệm công tác lương bổng cho nhân viên công ty, quản lý chấm công cho nhân viên, tổng hợp danh sách các nhân viên nghỉ phép, đau ốm... Phòng kế toán - tổng hợp: được thành lập ngày 01/04/2003 cùng với phòng tổ chức hành chính (trước đây 2 phòng này được gộp chung); gồm 1 trưởng phòng và 2 chuyên viên, có trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty, theo dõi hoạt động của các phòng ban và trung tâm khác nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Phòng kế toán: gồm 1 trưởng phòng và 6 chuyên viên, với các chức năng sau: + Quản lý nguồn thu, chi và các hoạt động kinh doanh. + Lập kế hoạch huy động nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu của Công ty trong từng giai đoạn nhất định. + Thực hiện báo cáo về việc sử dụng chi phí và doanh thu trong từng tháng, quý, năm với Bưu điện thành phố Đà Nẵng. + Thực hiện các nghĩa vụ kinh doanh. + Tổ chức hoạt động kế toán của Công ty. Các Trung tâm, tổ đội: Trung tâm Dịch vụ Khách hàng: gồm có 1 trưởng Trung tâm, 2 phó Trung tâm và 21 nhân viên. Bộ phận này cũng vừa được thành lập ngày 01/04/2003. Trung tâm được phân bổ tại 4 địa điểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, gồm các bộ phận với các chức năng như sau: Bộ phận quản lý thuê bao. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Bộ phận xử lý thanh toán cước. Trung tâm Kinh doanh Tiếp thị: được thành lập ngày 01/04/2003 Nhiệm vụ chính của Trung tâm là phục vụ các nhu cầu về vật tư, vật liệu và thiết bị Viễn thông, trong đó chủ yếu là máy điện thoại cố định, điện thoại di động, các linh kiện đi kèm điện thoại, máy nhắn tin, các loại thẻ (Cardphone, 1717, VinaCard,...). Ngoài ra, Trung tâm còn nhận bảo hành các thiết bị Viễn thông (sau đó chuyển cho bộ phận kỹ thuật sửa chữa) theo yêu cầu của khách hàng. Toàn Trung tâm có 33 nhân viên, cũng hoạt động tại 4 cửa hàng cùng với Trung tâm Dịch vụ Khách hàng.(Đến tháng 09/2004 xác nhập vào trung tâm dịch vụ khách hàng) Trung tâm Kỹ thuật: gồm có 1 trưởng Trung tâm, 1 phó Trung tâm và 25 nhân viên, được phân thành 2 tổ: tổ quản lý kỹ thuật và tổ quản lý mạng trên máy vi tính. Trung tâm có trách nhiệm quản lý và điều chỉnh các sự cố cho các phòng ban mà đặc biệt là Trung tâm thông tin kinh tế xã hội. Trung tâm Điện báo: gồm có 1 trưởng phòng và 10 nhân viên. Nhiệm vụ chính của Trung tâm là hoạt động để phục vụ cho quản lý của các cấp lãnh đạo, các bưu điện, các đại lý bưu điện. Đặc biệt Trung tâm này còn có nhiệm vụ lưu chuyển các điện báo mang tính bảo mật cao. Trung tâm Thông tin Kinh tế Xã hội (đài 108): gồm có 1 trưởng Trung tâm, 1 phó Trung tâm. Bộ phận này hoạt động 24/24 giờ theo 3 ca, có trách nhiệm khai thác các dịch vụ: giải đáp các thông tin kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, pháp luật, ... (108); tư vấn qua điện thoại về y tế, xã hội, pháp luật, thuế, tin hoạc, bảo hiểm xã hội, ....(108); hộp thư thông tin tự động trả lời .... Ngoài ra, Trung tâm còn khai thác các dịch vụ 116. Trung Tâm thu cước: gồm 14 nhân viên làm việc và được chia thành 2 nhóm: + Nhóm thu trực tiếp dài hạn: chịu trách nhiệm thu hồi các khoản nợ dài hạn hoặc quá thời hạn thanh toán. + Nhóm thu trực tiếp phát sinh: thu những khoản nợ ngắn hạn hay do thay đổi hợp đồng với khách hàng. CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ MẠNG REMOTE BOOT 2.1 Giới thiệu về mạng remote boot. Remote boot hay còn gọi là mạng Boot Rom cho phép các máy tính client (remote boot client) nạp hệ điều hành(OS) từ máy tính Server (Remote boot Server) thay vì nạp hệ điều hành từ ở cứng cục bộ. Remote boot server: + Máy chạy chương trình Remote Boot. + Lưu ảnh OS của các Boot client Remote Boot clinet: + Máy con kết nối đến Remote boot server để nhận OS khởi động. + OS có thể là: window 9x, 2000, hay xp. 2.2 Ưu, nhược điểm. 2.2.1 Ưu điểm. Sự dự phòng linh động Với ảo hóa hệ điều hành, bạn có thể dễ dàng kết nối các ổ đĩa ảo (Vdisk) khác vào một hệ thống. Máy khách có thể dễ dàng khởi động hệ điều hành khác hoặc role khác. Điều này rất hữu dụng cho các môi trường Terminal Server khi sử dụng nguyên lý silo (hay cũng được gọi là Application Load Managed Groups), một silo có thể được mở rộng dung lượng một cách dễ dàng. Cũng theo đó, các máy trạm hoặc các máy chủ có thể được gán một role cụ thể khi cần thiết bằng cách gán một đĩa ảo khác. Hỗ trợ đa image (ảnh ảo ) trên hệ thống, gồm có cả menu khởi động Việc dự phòng linh động mở rộng có thể tạo lên một bước đi dài hơn trong việc gán nhiều image đồng thời cho một client. Khi bắt đầu, một menu khởi động cũng có thể được hiện diện cho máy khách, chính vì vậy người dùng có thể chọn hệ điều hành nào (với một role khác) sẽ được khởi động. Trong trường hợp này, một hệ thống có thể được sử dụng cho một số mục đích bên trong khoảng thời gian tính theo giây. Triển khai phần mềm (OS/App) nhanh Việc bổ sung thêm máy chủ mới hoặc máy trạm vào cơ sở hạ tầng chỉ mất một vài phút thay vì phải cài đặt và cấu hình hệ thống một cách thủ công hoặc thông qua công cụ triển khai, mất tối thiểu cũng một vài giờ, chỉ cần một số bước, máy khách sẽ được gán cho một đĩa ảo và có thể được sử dụng trong sản xuất. Hệ thống giống nhau 100% Thông thường, việc khắc phục sự cố các vấn đề thường tập trung vào một máy vì ở đó có sự khác nhau trên máy tính đó. Đặc biệt là trong Terminal Servers, đây là một thành phần quan trọng mà tất cả các máy chủ đang cấu hình cùng một role (silo) giống nhau. Vấn đề này chỉ áp dụng cho các ổ đĩa chia sẻ vì trong đĩa private, các thay đổi sẽ được lưu lại. Cải thiện dễ dàng cho các nâng cấp và các hotfix ( lỗi nguy hiểm ) của các ứng dụng và hệ điều hành Với sự ảo hóa hệ điều hành, một nâng cấp hoặc một hotfix chỉ nên được bổ sung cho image Virtual Disk thay vì tất cả các máy chủ. Mặc dù vậy, bạn có thể tạo một đĩa ảo mới gồm có nâng cấp hoặc hotfix sau đó kiểm tra thử nó một cách dễ dàng bằng cách gán ổ đĩa ảo này cho một máy tính nào đó. Nếu các lần kiểm tra diễn ra thành công thì đĩa ảo này có thể được gán cho tất cả các máy khách khác. Về phía các bạn, chỉ cần tạo thủ tục các hệ thống để quản lý các nâng cấp và các phiên bản ổ đĩa ảo khác. Dễ dàng rollback ( quay trở lại ) các kịch bản ban đầu Mặc dù nâng cấp hoặc hotfix đã được test qua nhưng trong suốt quá trình sản xuất, hành vi của nâng cấp hay hotfix này vẫn không diễn ra như mong đợi. Khi đó bằng cách gán đĩa ảo cho các máy khách đó và khởi động lại chúng, bạn có thể chuyển đổi về trạng thái trước đó một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sau khi khởi động lại, hệ thống sẽ trở về trạng thái sạch trơn Ưu điểm này chỉ áp dụng cho các image chia sẻ. Nếu hệ thống của bạn có hành vi nào đó lạ thường, thường một cài đặt lại hoàn tất là một giải pháp cho trường hợp này, tuy nhiên với sự ảo hóa hệ điều hành (kết hợp với ổ đĩa chia sẻ), mỗi một máy chủ chỉ cần khởi động lại và load các cấu hình mặc định lại. 2.2.2 Nhược điểm. Ảo hóa hệ điều hành không phải là “kỳ quan của thế giới”, chính vì vậy cũng có những điểm yếu trong công nghệ này. Không có khả năng làm việc offline Vào thời điểm này, các sản phẩm ảo hóa hệ điều hành phải được kết nối với máy chủ ảo hóa để sử dụng hệ điều hành trên đĩa ảo. Chính vì vậy khi kết nối mạng không có sẵn thì khi đó hệ thống sẽ không thể hiện hữu. Cần LAN tốc độ cao (>100Mb) Vì ổ đĩa ảo được kết nối từ máy chủ ảo hóa thông qua card giao diện mạng (thường là LAN). Tuy nhiên trên một kết nối WAN thì vấn đề xảy ra có thể sẽ không đủ băng tần có sẵn hoặc không có đủ sự tin cậy để sử dụng hệ thống một cách êm ả. Không hỗ trợ tất cả các hệ điều hành Mặc dù hỗ trợ nhiều hệ điều hành tuy nhiên vẫn có một số phân phối của Linux không thể chạy thông qua công nghệ ảo hóa hệ điều hành. Các giải pháp đa PXE/BootP trong đoạn mạng sẽ gây ra các vấn đề Khi sử dụng ảo hóa hệ điều hành như một công nghệ bổ sung bên trong cơ sở hạ tầng hiện hành của bạn, chúng ta nên xem xét đến tùy chọn PXE/Bootp Connection. Nhiều máy chủ PXE trong một subnet sẽ làm cho hệ thống không hoạt động như mong muốn. 2.3 Ứng dụng. Với những ưu nhược điểm trên ta thấy rằng mạng Remote Boot rất thích hợp và hữu dụng cho các môi trường Terminal Server, các hệ thống máy cần được nâng cấp sữa chữa sự cố một cách dễ dàng như: các phòng Game Online, các hệ thống máy cho trường học mà học sinh ở đó có khả năng phá, thự hành nhiều gây ra nhiều lỗi… 2.4 Các giao thức sử dụng HCP(Dynamic Host Configuration Protocol): giao thức này được cài đặt ở máy Server giúp cấp phát địa chỉ động cho các máy Client TFTP(Trivial File Transfer Protocol): Giao thức này được sử dụng để truyền tập tin giữa máy chủ và máy khách. Sau đó máy khách sẽ khởi động từ tập tin Bootstrap này và thông qua sự hỗ trợ của các dịch vụ chứa trong BXP để truy xuất tập tin ảnh ảo của HĐH Windows XP dưới hình thức một ổ đĩa ảo lưu trên đĩa cứng của máy chủ. PXE( Preboot Execution Environment): Sử dụng giao thức là một kỹ thuật khởi động máy tính qua card mạng. Nó dùng firmware có trên card mạng (ROM) để tìm ra máy chủ PXE trong mạng. 2.5 Nguyên lý hoạt động. 2.5.1 Mô hình. Hình 2.1 Mô hình hoạt động của mạng Remote Boot 2.5.2 Nguyên lý hoạt động. Trong mạng Remote Boot các máy khách không ổ cứng khởi động vào hệ điều hành dựa vào sự hỗ trợ hoàn toàn từ máy chủ. Nghĩa là HĐH Windows XP điều khiển máy khách sẽ được nạp vào từ tập tin ảnh ảo trên ổ cứng của máy chủ thay vì trên máy khách. Để làm được điều này, đầu tiên card mạng trên các máy khách cần gắn thêm Remote Boot hỗ trợ chuẩn PXE version V.99J hoặc cao hơn. Khi bạn bật nguồn cho máy khách, đoạn mã chương trình chứa trong BOOT-ROM trên card mạng được khởi động và phát ra một yêu cầu nhận cấp phát địa chỉ IP và các thông tin cấu hình khác đến máy chủ. Dịch vụ cấp phát địa chỉ IP động DHCP được cài đặt trên máy chủ sẽ nhận yêu cầu và cấp cho máy khách một địa chỉ IP, các thông tin cấu hình liên quan và địa chỉ của máy chủ cài đặt các dịch vụ của BXP (như dịch vụ Boot và Login). Sau khi đã nhận đầy đủ các thông tin này, BOOT-ROM trên máy khách sẽ sử dụng giao thức truyền tập tin TFTP (Trivial File Transfer Protocol) để nạp một tập tin ảnh chứa thông tin khởi động (Bootstrap File VLDRMIL13.BIN) đã được lưu trên đĩa cứng của máy chủ. Giao thức TFTP cũng được sử dụng để truyền tập tin giữa máy chủ và máy khách. Sau đó máy khách sẽ khởi động từ tập tin Bootstrap này và thông qua sự hỗ trợ của các dịch vụ chứa trong BXP để truy xuất tập tin ảnh ảo của HĐH Windows XP dưới hình thức một ổ đĩa ảo lưu trên đĩa cứng của máy chủ. Để làm được điều này ta cần có thêm trợ giúp từ một phần mềm thứ 3 mà trong chương trình sử dụng phần mềm BXP 2.5 của hãng Venturcom. Phần mềm BXP gồm 2 thành phần: + BXP server được cài đặt trên máy chủ A + BXP Client trên 2 máy khách B, C Nhiệm vụ của phần mềm BXP là + Mã hoá toàn bộ HĐH Windows XP đang cài đặt trên đĩa cứng của máy B hoặc C thành một tập tin ảnh. + Chép tập tin ảnh này đặt trên đĩa cứng của máy chủ A và làm sao để máy khách có thể truy xuất nó như là một ổ đĩa ảo có chứa HĐH Windows XP. + Quản lý và phối hợp các hoạt động giữa đĩa ảo với từng máy khách. 2.6 Lựu chọn thiết bị phần cứng, phần mềm. 2.6.1 Phần cứng. Yêu cầu tối thiểu phần cứng máy chủ : + Máy chủ ( Server). + Pentium 4 – 1 ghz , More … trở lên. + RAM : >=512 Mb Ram trở lên . + HDD : 40 Gb ATA 100 hoặc 80 Gb ATA 100/133 ( Tùy số lượng, tình trạng làm việc của hệ thống .) + Card mạng . + Hệ Điều hành WinDows 2003 Server Yêu cầu tối thiểu phần cứng máy khách : + Máy trạm ( Workstation ) : tối thiểu Pentium ; RAM tối thiểu : 64 MB ; NIC : L0/100 PCI ( 3Com
Luận văn liên quan