Đề tài Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam

Việt Nam đang dần tiến những bước chân vững chắc hội nhập vào nền kinh tế thế giới với mong muốn trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đang tích cực thực hiện việc cắt giảm thuế quan trong AFTA, ký hiệp định Việt Nam - Hoa Kì, cường quốc có nền kinh tế đứng đầu thế giới, và đặc biệt là năm 2006, sau 11 năm tích cực đàm phán, chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mở ra rất nhiều triển vọng cho nền kinh tế Việt Nam. Trong quá trình hội nhập đó, Việt Nam sẽ là miền đất đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thị trường nước ngoài cũng sẽ là nơi mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam hướng tới. Trong xu thế hội nhập vô cùng năng động và sôi động đó, thì việc xảy ra các tranh chấp là điều không thể tránh khỏi và cũng không dễ giải quyết được một cách nhanh chóng và chính xác. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều các phương pháp giải quyết tranh chấp như: Hòa giải, Trọng tài, Tòa án Nhưng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì đang ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò, và tính hấp dẫn trong việc giải quyết các tranh chấp. Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam” nhằm tìm hiểu kĩ lưỡng về phương thức giải quyết tranh chấp này, với mong muốn sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế, đồng thời chỉ ra một số hạn chế và đề suất một số kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa phương thức này ở Việt Nam.

doc52 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2440 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam đang dần tiến những bước chân vững chắc hội nhập vào nền kinh tế thế giới với mong muốn trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đang tích cực thực hiện việc cắt giảm thuế quan trong AFTA, ký hiệp định Việt Nam - Hoa Kì, cường quốc có nền kinh tế đứng đầu thế giới, và đặc biệt là năm 2006, sau 11 năm tích cực đàm phán, chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mở ra rất nhiều triển vọng cho nền kinh tế Việt Nam. Trong quá trình hội nhập đó, Việt Nam sẽ là miền đất đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thị trường nước ngoài cũng sẽ là nơi mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam hướng tới. Trong xu thế hội nhập vô cùng năng động và sôi động đó, thì việc xảy ra các tranh chấp là điều không thể tránh khỏi và cũng không dễ giải quyết được một cách nhanh chóng và chính xác. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều các phương pháp giải quyết tranh chấp như: Hòa giải, Trọng tài, Tòa án…Nhưng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì đang ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò, và tính hấp dẫn trong việc giải quyết các tranh chấp. Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam” nhằm tìm hiểu kĩ lưỡng về phương thức giải quyết tranh chấp này, với mong muốn sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế, đồng thời chỉ ra một số hạn chế và đề suất một số kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa phương thức này ở Việt Nam. 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Trọng tài là một trong những lĩnh vực rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học. Trong khuôn khổ bài khóa luận này, tôi không có tham vọng và trình độ cần thiết để giải quyết tất cả các vấn đề về trọng tài, mà tôi chỉ đi tập trung làm rõ những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam và phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài, chỉ ra các tồn tại, và đưa ra các ý kiến để hoàn thiện. 3.Phương pháp nghiên cứu. Khóa luận được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế và pháp luật kết hợp với phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh phương pháp hệ thống gắn với quá trình nghiên cứu thực tiễn về trọng tài 4. Kết cấu của khóa luận. Nội dung cơ bản của khóa luận ngoài phần mở đầu và phần kết luận, được trình bày ở hai chương: Chương I: Lí luận chung về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài. Chương II: Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài. Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài. CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI Tranh chấp trong thương mại quốc tế Khái niệm thương mại quốc tế Thương mại quốc tế đã ra đời từ rất sớm và trải qua nhiều quá trình phát triển khác nhau. Ở Việt Nam cũng vậy, sự ra đời của thương mại quốc tế gắn liền với sự trao đổi, giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực. Có thể nói rằng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, thì khái niệm thương mại quốc tế cũng dần hoàn thiện cả về nội dung và hình thức. Theo quan điểm chung trên thế giới hiện nay, thì thương mại quốc tế được hiểu là hành vi thương mại của thương nhân vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia; cũng có thể gói gọn trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia tuy nhiên được thực hiện bởi chủ thể là các thương nhân quốc tế hoặc giữa các chủ thể trong một quốc gia nhưng đối tượng của hợp đồng nằm ở nước ngoài. Ở Việt Nam, hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh lời bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (khoản 1 Điều 3, Luật Thương mại năm 2005). Trong khi đó, việc mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu là việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, theo đó hàng hóa được đưa ra đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, thương mại quốc tế được hiểu là hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan. Với cách tiếp cận như trên, thì ở Việt Nam, hai thuật ngữ International Trade (thương mại quốc tế) và International Commerce (kinh doanh quốc tế) thường được hiểu chung một nghĩa là kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới hai thuật ngữ này có nghĩa khác nhau. Nếu International Trade là thuật ngữ chỉ các hoạt động thương mại quốc tế do các quốc gia thực hiện thì International Commerce là thuật ngữ chỉ các hoạt động thương mại do thương nhân tiến hành. Qua đó, có thể thấy cách tiếp cận các khái niệm này ở các nước không giống với Việt Nam. Nếu Việt Nam lấy dấu hiệu hành vi thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia làm tiêu chí xác định quan hệ thương mại quốc tế thì ở một số nước việc xác định quan hệ thương mại quốc tế lại dựa vào tiêu chí chủ thể. Qua phân tích ở trên, ta có thể rút ra định nghĩa về thương mại quốc tế như sau: Thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài. Các yếu tố nước ngoài trong thương mại quốc tế được xác định qua ba dấu hiệu: chủ thể trong quan hệ thương mại là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau; sự kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy ra ở nước ngoài; và đối tượng của quan hệ thương mại như hàng hóa, dịch vụ, hoặc các đối tượng khác ở nước ngoài. Tranh chấp thương mại quốc tế. Trong quan hệ thương mại quốc tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự khác biệt về ngôn ngữ, pháp luật, tập quán, …và nhất là sự thay đổi về điều kiện thực hiện hợp đồng nên các tranh chấp phát sinh là điều khó tránh khỏi. Hiện nay, trên thế giới, tranh chấp thương mại được hiểu chính là tranh chấp phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thỏa thuận trong hoạt động thương mại quốc tế. Bao gồm các hoạt động sau: mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; tư vấn, kỹ thuật; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; Ở Việt Nam, khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được đề cập chính thức trong văn bản pháp luật là Luật thương mại năm 1997, tuy nhiên, theo Luật thương mại, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc thực hiện không đúng, không đầy đủ hợp đồng trong hoạt động thương mại. Như vậy, ta nhận thấy khái niệm trên có nội hàm rất hẹp so với quan niệm phổ biến của các nước trên thế giới về thương mại. Đến Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, tuy không trực tiếp đưa ra định nghĩa về tranh chấp thương mại song với sự hiện diện của khái niệm “hoạt động thương mại” theo nghĩa rộng đã tạo ra sự tương đồng trong quan niệm về “thương mại” và “tranh chấp thương mại” của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của pháp luật và thông lệ quốc tế. Từ đây, ta có thể rút ra định nghĩa, tranh chấp thương mại quốc tế là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài. Các loại tranh chấp thương mại quốc tế Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách phân loại tranh chấp thương mại quốc tế, mỗi cách người ta đều dựa trên những tiêu chí khác nhau để phân loại, như: dựa vào chủ thể tham gia, dựa vào tính chất nội dung vụ việc tranh chấp, dựa vào nội dung của hợp đồng… trong khuôn khổ khóa luận này, tác giả khóa luận sẽ phân loại tranh chấp thương mại quốc tế dựa nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế qua một số loại hợp đồng điển hình. Tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa Đây là loại hợp đồng phổ biến nhất hiện nay đối với hoạt động thương mại quốc tế. Vì vậy, việc phát sinh tranh chấp từ loại hợp đồng này cũng rất phổ biến. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa phát sinh khi bên bán giao hàng không đúng đối tượng và chất lượng, không giao hàng đúng thời gian và địa điểm, không bảo hành hàng hóa, bảo hành không đúng như đã cam kết trong hợp đồng. Và bên mua không nhận hàng khi bên bán đã chuyển hàng cho bên mua theo yêu cầu, không thanh toán tiền mua hàng khi đến hạn … Tranh chấp trong hợp đồng xây dựng Trong nền kinh tế hiện nay, các nước có nền công nghiệp xây dựng phát triển không chỉ đầu tư xây dựng trong nước, mà họ còn mở rộng việc tìm kiếm khách hàng vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Tranh chấp trong hoạt động xây dựng quốc tế phát sinh khi một trong hai bên có các hành động như, bên nhận thầu xây dựng không đúng, không đầy đủ, sai với thiết kế ban đầu,…và bên mời thầu không giải ngân như đã thỏa thuận, không giải phóng mặt bằng kịp thời làm chậm tiến độ thi công của bên nhận thầu … Tranh chấp trong hợp đồng đại lý Trong thời đại ngày ngày nay, bất kì một vị trí nào trong nền kinh tế cũng phải được chuyên môn hóa. Và hoạt động đại lý thương mại cũng không là ngoại lệ, bởi nhu cầu về hoạt động này trong nền kinh tế hiện nay là rất lớn bởi các ý nghĩa thiết thực mà nó mang lại. Tranh chấp trong loại hoạt động này sẽ phát sinh ngay khi một trong hai bên nhận đại lý và bên sản xuất hàng hóa cho đại lý làm trái với các quy định của hợp đồng mà họ đã ký với nhau như: bên nhận đại lý bán không đúng sản phẩm mà nhà sản xuất hàng hóa cung cấp, nhà sản xuất hàng hóa không giao hàng đúng thời hạn cho bên nhận đại lý như đã cam kết… Ngoài ra, còn rất nhiều tranh chấp phát sinh từ các loại hoạt động thương mại quốc tế khác như: Cung ứng dịch vụ, bảo hiểm, thăm dò, khai thác; tài chính ngân hàng… 1.2. Trọng tài thương mại quốc tế - Một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Trọng tài thương mại quốc tế được coi là một phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Nó đem lại cho các thương nhân rất nhiều tiện ích khi tham gia vào đời sống thương mại quốc tế. Vậy, Trọng tài thương mại quốc tế là gì? Theo giáo trình Tư Pháp quốc tế - Trường đại học Luật Hà Nội, xuất bản năm 2006, thì “ Trọng tài quốc tế là một phương pháp giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, mà trong đó các bên tranh chấp, thỏa thuận, lập ra hoặc chỉ định ra một bên thứ ba và giao cho bên thứ ba đó quyền được phán xét tranh chấp của họ, phán xét này buộc các bên phải thực hiện. Theo Từ điển Luật học, Nxb Tư Pháp năm 2006, định nghĩa, “Trọng tài quốc tế là cơ quan hoặc phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết bằng trọng tài.” Theo Điều 1492 của Bộ luật tố tụng dân sự mới của Pháp, thì trọng tài quốc tế được hiểu đơn giản là trọng tài giải quyết tranh chấp quyền lợi trong thương mại quốc tế. Hơn nữa, theo mục 1.1.1 của khóa luận này, thì thương mại quốc tế được hiểu là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài. Các yếu tố nước ngoài trong thương mại quốc tế được xác định qua ba dấu hiệu: chủ thể trong quan hệ thương mại là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau; sự kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy ra ở nước ngoài; và đối tượng của quan hệ thương mại như hàng hóa, dịch vụ, hoặc các đối tượng khác ở nước ngoài. Về tính thương mại của trọng tài quốc tế, Luật mẫu về trọng tài của UNCITRAL tuy không đưa ra định nghĩa chính thức về khái niệm “thương mại” nhưng đã nêu khái niệm này ở chú giải điều I như sau: Các quan hệ mang tính chất thương mại bao gồm các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, thuê mua xây dựng công trình; tư vấn kỹ thuật; lixăng, đầu tư; tài chính ngân hàng, bảo hiểm; hợp đồng thăm dò, khai thác; liên doanh và các hình thức hợp tác kinh doanh; vận tải hành khách, hàng hóa bằng đường hàng không, đường sắt,đường bộ hoặc đường biển. Theo Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế ngày 21/6/1985 của UNCITRAL, thì Trọng tài sẽ mang tính chất quốc tế khi: Vào thời điểm giao kết thỏa thuận trọng tài, các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, nếu các bên có nhiều trụ sở kinh doanh thì tính đến trụ sở kinh doanh có quan hệ mật thiết nhất đối với thỏa thuận trọng tài, còn nếu các bên không có trụ sở kinh doanh thì sẽ căn cứ theo nơi cư trú thường xuyên của các bên; hoặc: Một trong các yếu tố sau đây ở ngoài lãnh thổ nơi các bên có trụ sở kinh doanh: Nơi xét xử của trọng tài và nơi thực hiện phần chủ yếu của nghĩa vụ trong quan hệ thương mại hoặc nơi có quan hệ mật thiết nhất với nội dung tranh chấp. hoặc : Các bên đã thỏa thuận rõ ràng là nội dung chủ yếu của thỏa thuận trọng tài liên quan đến nhiều nước. Trọng tài quốc tế chính là một phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lập ra hoạt động với tư cách là bên thứ ba độc lập, khách quan, vô tư, đứng ra phân xử cho các bên khi xảy ra tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Và phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm. Từ những khái niệm nêu trên chúng ta có thể nhận thấy trọng tài thương mại quốc tế có một số đặc điểm chính sau: Là một cơ quan tài phán tư; Là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên tham gia tranh chấp; Nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế; Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm. Qua những phân tích đó, chúng ta đi đến kết luận rằng: Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ thương mại quốc tế do các bên thỏa thuận lập ra để giải quyết tranh chấp. Các nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài 1.3.1. Nguyên tắc thỏa thuận. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. Như vậy các bên có thể có thỏa thuận trọng tài trước khi có tranh chấp hoặc sau khi có tranh chấp. Khác với việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án, khi có tranh chấp phát sinh, bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm có quyền đệ đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết mà không cần có sự thỏa thuận trước, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đòi hỏi phải có sự thỏa thuận của các bên. Nguyên tắc chung là “không có thỏa thuận giải quyết bằng phương thức trọng tài không có tố tụng trọng tài”. Điều đó có nghĩa rằng, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi được các bên chọn bằng một thỏa thuận trọng tài. Nói cách khác thỏa thuận trọng tài là căn cứ để áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. Nguyên tắc này xuất phát từ quyền tự do kinh doanh với tư các là quyền cơ bản của công dân trong nền kinh tế thị trường, trong đó bao gồm cả quyền lựa chọn phương thức giải quyết khi tranh chấp phát sinh. Nguyên tắc này còn được thể hiện rõ nhất trong quá trình tố tụng trọng tài, đó là việc các bên thỏa thuận chọn địa điểm trọng tài, ngôn ngữ trọng tài, thời gian trọng tài… 1.3.2. Nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập khách quan vô tư khi giải quyết tranh chấp Sự độc lập của trọng tài viên thể hiện ở việc trọng tài viên không có lợi ích trực tiếp hoặc lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp, không chịu sự chi phối của bất kì cơ quan, tổ chức cá nhân nào khi giải quyết tranh chấp. Sự khách quan được đảm bảo khi trọng tài viên thực hiện đúng vai trò của người thứ ba phân xử đúng sai dựa trên những chứng cứ tài liệu, tình tiết của vụ việc và ra quyết định theo quy định của pháp luật. Không thể coi trọng tài viên đã vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu họ có quyền lợi liên quan đến vụ tranh chấp, hay người thân thích của họ là một trong các bên tranh chấp… Nếu có căn cứ cho rằng trọng tài viên có thể hoặc không độc lập, vô tư khi thực hiện nhiệm vụ thì trọng tài viên đó có thể bị thay thế. Thậm chí khi quyết định trọng tài có hiệu lực, nếu có căn cứ chứng tỏ trọng tài viên đã vi phạm nguyên tắc này thì quyết định trọng tài sẽ bị tòa án tuyên hủy. Do vị trí quan trọng của các trọng tài viên trong quá trình giải quyết tranh chấp, một số tổ chức trọng tài còn yêu cầu các trọng tài viên xác nhận bằng văn bản rằng họ độc lập với các bên tranh chấp. Đây là vấn đề mà tòa án trọng tài quốc tế thuộc phòng thương mại quốc tế ICC rất quan tâm. Tuy nhiên, ngoài việc độc lập, khách quan, vô tư, căn cứ vào pháp luật để giải quyết tranh chấp thì trọng tài viên còn cần phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. 1.3.3. Nguyên tắc giữ bí mật nội dung vụ việc tranh chấp Đây là nghĩa vụ của trọng tài viên khi giải quyết vụ việc vì một trong các lý do để các bên đương sự lựa chọn trọng tài đó là bảo đảm tính bí mật của tranh chấp. Do vậy, các trọng tài viên không được phép tiết lộ nội dung của tranh chấp khi không được các bên đồng ý. Ngoài ra, nguyên tắc này còn được thể hiện ở việc sẽ không có người ngoài được tham dự vào phiên xét xử trọng tài nếu các đương sự không cho phép. 1.3.4. Nguyên tắc chung thẩm. Theo đó, nội dung cơ bản của nguyên tắc này là khi Hội đồng trọng tài công bố quyết định trọng tài, quyết định trọng tài có hiệu lực thi hành ngay, các bên không có quyền kháng cáo, cũng như không tổ chức nào có quyền kháng nghị. Khi xem xét yêu cầu hủy quyết định trọng tài, tòa án cũng không có quyền xét lại. Nguyên tắc này có nguồn gốc từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí tối cao và quyền tự định đoạt của các đương sự. Các đương sự đã tín nhiệm và lựa chọn người phán quyết, do vậy họ phải thực hiện phán quyết mà người này đưa ra. Hơn nữa, bản chất của tố tụng trọng tài là tố tụng một cấp, do vậy, nếu một bên không tự nguyện thi hành thì bên kia có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giúp đỡ. 1.4. Thỏa thuận Trọng tài 1.4.1. Khái niệm thỏa thuận Trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên bằng văn bản, trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên mong muốn đưa tranh chấp của mình ra giải quyết tại một trung tâm trọng tài. 1.4.2. Thời điểm lập và giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài Theo quy định của pháp luật các nước cũng như trong các điều ước quốc tế thì thỏa thuận Trọng tài có thể được lập vào thời điểm trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra. Trong trường hợp thỏa thuận Trọng tài được lập trước khi có tranh chấp thì nó có thể là một điều khoản hợp đồng hoặc cũng có thể là một điều khoản độc lập nằm ngoài hợp đồng. Nếu khi tranh chấp xảy ra mà các bên chưa có bất kỳ một thỏa thuận trọng tài nào thì các bên có thể lập một thỏa thuận trọng tài Giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài không phụ thuộc vào việc nó được lập trước hay sau khi có tranh chấp cũng như nó là một điều khoản của hợp đồng hay một điều khoản độc lập, mà quan trọng là thỏa thuận đó phải được lập bởi những chủ thể có thẩm quyền, phải là sự thống nhất ý chí của các bên, phải đáp ứng được các yêu cầu về hình thức và nội dung của thỏa thuận trọng tài. Và đặc biệt, giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài không phụ thuộc vào giá trị pháp lý của hợp đồng. 1.4.3. Hình thức của thỏa thuận Trọng tài Theo ý kiến của Giáo sư Philip Phusa, Trường đại học tổng hợp (Paawngteong Át xát Pari II) thì hình thức thỏa thuận trọng tài có thể tồn tại dưới một trong hai dạng sau: Hình thức thường dùng là điều khoản thỏa thuận Trọng tài, tức là một điều khoản thể hiện trong hợp đồng và qua các bên của hợp đồng quy định, với nhau nếu có một tranh chấp nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, nó sẽ được giải quyết bằng con đường trọng tài. Tất nhiên, tranh chấp có thể xảy ra, còn vào lúc này, nó không thể được xác định và điều khoản đó thông thường không chỉ định các trọng tài viên: như thế là quá sớm, vì các bên không biết trước có một tranh chấp đối lập một ngày nào đó, vào lúc nào, và vấn đề gì. Ngược lại sẽ là hợp thời nếu các bên, ngay tại điều khoản thỏa thuận trọng tài thống nhất với nhau về kiể
Luận văn liên quan