Đề tài Giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành-Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Giám hộ là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam, các quy định trong chế định thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội ta đối với người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt và người mất năng lực hành vi dân. Chế định giám hộ được quy định ở phần thứ nhất mục 4, chương III của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 với 16 điều (từ điều 58 dến điều 73) với những sửa đổi, bổ sung quan trọng. Để nghiên cứu rõ hơn về quy định của pháp luật hiện hành về giám hộ cũng như tìm hiêu thực tiễn áp dụng việc giám hộ em xin chọn đề tài “ giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành-một số vấn đề lí luận và thực tiễn”

doc20 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7942 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành-Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề Giám hộ là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam, các quy định trong chế định thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội ta đối với người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt và người mất năng lực hành vi dân. Chế định giám hộ được quy định ở phần thứ nhất mục 4, chương III của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 với 16 điều (từ điều 58 dến điều 73) với những sửa đổi, bổ sung quan trọng. Để nghiên cứu rõ hơn về quy định của pháp luật hiện hành về giám hộ cũng như tìm hiêu thực tiễn áp dụng việc giám hộ em xin chọn đề tài “ giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành-một số vấn đề lí luận và thực tiễn” B. Giải quyết vấn đề I. Một số vấn đề lí luận về giám hộ 1. Khái niệm giám hộ Điểm 1 điều 58 BLDS định nghĩa về giám hộ: “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được nhà nước quy định hoặc được đề cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người đựơc giám hộ)” Giám hộ là chế định mang tính tổng hợp của nhiều ngành luật. Các quy định của giám hộ trước tiên được quy định như là một chế định của Luật hôn nhân và gia đình liên quan đến việc “chăm sóc, giám dục và bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên” (Điều 47 luật HNGD) mà vì nhiều nguyên nhân khách quan không có sự chăm sóc của cha, mẹ. Điều này được xác định lại ở điểm A khoản 2 điều 58 BLDS. * Đặc điểm của giám hộ - Giám hộ là một quan hệ pháp luật dân sự được xác lập giữa người giám hộ và người được giám hộ theo đó người giám hộ sẽ đại diện cho người được giám hộ trong các quan hệ với nhà nước và hầu hết các giao dịch dân sự khác. - Chủ thể của quan hệ giám hộ bao gồm người giám hộ và người được giám hộ. Trong đó người giám hộ có thể là cá nhân hoặc tổ chức xã hội. Cá nhân người giám hộ thường được xác định theo quan hệ hôn nhân, huyết thống người được giám hộ là người chưa thành niên, không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ; tuy còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không còn điều kiện chăm sóc… - Quan hệ giám hộ được phát sinh theo quy định của pháp luật (giám hộ đương nhiên) hoặc theo ý chí tự nguyện của người giám hộ (giám hộ được cử) tuy nhiên đều phải tuân theo quy định của pháp luật. - Mục đích của việc giám hộ là đảm bảo cho những người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự được chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp. * Ý nghĩa của chế định giám hộ - Về mặt pháp lý: chế định giám hộ tạo ra cơ sở để người được giám hộ có thể hiện thực hóa các quyền mà pháp luật quy định cho mình. Chế định này còn bảo đảm sự bình đẳng giữa các công dân trong xã hội trong việc được hưởng các quyền năng do luật định và việc thực thi các quyền đó trên thực tế. Mặt khác chế định tạo ra cơ sở pháp lý cho việc nâng cao trách nhiệm của người giám hộ đối với người được giám hộ. - Về mặt xã hội: chế định giám hộ góp phần phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta, truyền thống tương thân tương ái. Xây dựng và củng cố tình cảm gắn bó tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng xã hội. Chế định này còn thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của Nhà nước đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt nói trên. 2. Người được giám hộ Theo quy định tại khoản 2 điều 58 BLDS năm 2005 thì người được giám hộ bao gồm: - Người chưa thành niên: người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi (điều 18 BLDS). Người chưa thành niên được giám hộ khi ở vào một trong các hoàn cảnh sau: không còn cha, mẹ; không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ; hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên và nếu cha, mẹ có yêu cầu. - Người mất năng lực hành vi dân sự: người chưa đủ mười lăm tuổi không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó. Theo quy định này thì những người được giám hộ có thể phân chia thành các nhóm sau: + Những người bắt buộc phải có người giám hộ bao gồm: người mất năng lực hành vi dân sự; người dưới 15 tuổi không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ. + Người được giám hộ theo yêu cầu của cha, mẹ khi cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên. + Những người từ 15 đến dưới 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu họ phát triển bình thường về thể chất. 3. Người giám hộ Người giám hộ có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử làm người giám hộ để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Để trở thành người giám hộ cần có những điều kiện được quy định tại điều 60 BLDS: “Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ: 1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 2. Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác; 3. Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.” Về hình thức giám hộ, luật dân sự quy định 2 hình thức giám hộ đó là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử. - Giám hộ đương nhiên: là hình thức do pháp luật quy định, người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Người giám hộ đương nhiên đối với người được giám hộ là những người thân thiết, gần gũi nhất đối với người được giám hộ, được xác định theo quan hệ hôn nhân hoặc tùy trường hợp cụ thể. Đối với giám hộ đương nhiên pháp luật đã quy định trước ai sẽ thuộc đối tượng có quyền giám hộ. Cứ theo thứ tự luật định mà họ đương nhiên là người giám hộ đối với người được giám hộ không đòi hỏi bất cứ trình tự thủ tục nào để cử làm người giám hộ. + Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên. Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là giám hộ do pháp luật quy định mang tính bắt buộc được đặt ra đối với người thân thích của người chưa thành niên, với điều kiện họ có đủ các yêu cầu quy định tại điều 61 BLDS. Như vậy theo quy định tại điều này thì: trong trường hợp anh, chị ruột không có thỏa thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên, nếu anh cả khoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh cả, chị cả không có đủ điều kiện thì ông nội, bà nội ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ. Nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ. Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại có đủ điều kiện là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên khi cháu không còn cả cha và mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ không đủ điều kiện và cháu không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không đủ điều kiện làm người giám hộ. + Giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự. Khái niêm giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự cũng được quy định tại điều 62 BLDS đối với người chưa thành niên. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định theo thủ tục sau: Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ. Nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ. Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự còn người kia không có đủ điều kiện làm giám hộ thì người con cả là người làm giám hộ, nếu con cả không có đủ điều kiện thì người con tiếp theo có đủ điều kiện là người làm giám hộ. Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. - Giám hộ được cử. Là hình thức giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định. Nếu không có người giám hộ đương nhiên thì UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ có trách nhiệm đề nghị một cá nhân của tổ chức làm giám hộ đều có thể trở thành người giám hộ được cử.Việc cử người giám hộ được thực hiện theo 2 trường hợp cụ thể: không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại điều 61 và điều 62 BLDS năm 2005. Ngoài ra, trong chế định giám hộ không đề cập tư cách giám hộ của cha, mẹ với con chưa thành niên nhưng có thể suy đoán mặc nhiên vai trò của cha, mẹ đối với các con với tư cách là người đại diện đương nhiên cho con chưa thành niên. 4. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ a. Nghĩa vụ của người giám hộ Tại các điều 65, điều 66, điều 67 BLDS 2005 có quy định rõ về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ. - Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi. Người giám hộ của người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi có các nghĩa vụ sau đây: + Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ + Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ 15 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. + Quản lí tài sản của người được giám hộ. + Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. - Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi bao gồm các nghĩa vụ: đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, quản lí tài sản của người được giám hộ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. - Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây: + Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ. Đây là dấu hiệu rất quan trọng để phân biệt giám hộ với đại diện. + Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự. Mọi giao dịch dân sự có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ đều do người giám hộ thực hiện với tư cách là người dại diện theo pháp luật. + Quản lí tài sản của người được giám hộ: người giám hộ có trách nhiệm quản lí tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ tài sản, không làm hư hỏng, mất mát tài sản của người được giám hộ; không được cho, tặng tài sản của người được giám hộ; chỉ sử dụng định đoạt tài sản vì lợi ích của người được giám hộ. Đối với những giao dịch có giá trị lớn thì phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. + Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của người giám hộ, pháp luật quy định những giao dịch dân sự của người giám hộ đối với người được giám hộ liên quan đến tài sản đều vô hiệu. Bởi người giám hộ là người đại diện cho người được giám hộ cho nên những giao dịch dân sự này có sự “hỗn nhập” tư cách chủ thể trong một quan hệ. Ngoài ra, người giám hộ đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi có năng lực hành vi một phần, với tư cách là người đại diện kiểm soát việc thực hiện các giao dịch do người được giám hộ thực hiện dưới hình thức “đồng ý” – đồng ý việc thực hiện giao dịch cũng như nội dung của giao dịch đó. b. Quyền của người giám hộ Người giám hộ có các quyền được quy định tại điều 68 BLDS, ngoài ra còn có thể có các quyền khác được quy định trong văn bản cử giám hộ (điều 64 BLDS). Các quyền của người giám hộ nhằm thực hiện mục đích của việc giám hộ là chăm sóc, chữa bệnh và bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ. Bên cạnh nghĩa vụ đối với người được giám hộ thì người giám hộ có các quyền sau đây: - Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc,chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ: Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản thì người được giám hộ không chỉ có nghĩa vụ quản lí mà còn có quyền quản lí tài sản đó để chăm sóc chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu, hợp lí của người được giám hộ. Nhu cầu cần thiết của người được giám hộ cần xác định căn cứ vào người được giám hộ. - Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lí tài sản của người được giám hộ. Trong trường hợp người được giám hộ phải bỏ ra một chi phí cần thiết thì được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lí tài sản của người được giám hộ. - Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Người giám hộ có thể thực hiện việc mua bán trao đổi, cho mượn, cho thuê, cho vay, cầm cố thế chấp…tài sản của người được giám hộ. Tuy nhiên pháp luật quy định rõ khi người giám hộ thực hiện các giao dịch đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Như vậy các quyền mà pháp luật quy định cho người giám hộ tương ứng với nhũng nghĩa vụ mà họ phải làm. Các quy định về quyền và nghĩa vụ phải làm của người giám hộ xuất phát từ tình cảm thương yêu, sự tự nguyện cưu mang,đùm bọc người được giám hộ mà không đòi hỏi một lợi ích vật chất nào cho việc giám hộ của mình. 5. Giám sát việc giám hộ Giám sát việc giám hộ là quy định nhằm bảo đảm việc giám hộ được thực hiện theo đúng Pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Điều 59 BLDS hiện hành quy định: “Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị , kiến nghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ.” Vai trò của người giám sát được thể hiện trước hết là bảo đảm thực hiện một cách đúng đắn các hành vi sau đây: - Giám sát việc người giám hộ thực hiện định đoạt tài sản của người được giám hộ để chi dung cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ có đúng mục đích và trung thực hay không. - Giám sát một số giao dịch dân sự mà pháp luật quy định cần phải có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. 6. Đăng kí việc giám hộ Đăng kí việc giám hộ được hiểu là hành vi của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi nhận việc xác lập quan hệ giám hộ. Là cơ sở pháp lí làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ giám hộ. Chế định giám hộ có liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Bởi vậy việc giám hộ phải được đăng kí tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quy định về đăng kí giám hộ được quy định chi tiết tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng kí quản lí hộ tịch: - Về thẩm quyền đăng kí giám hộ: UBND cấp xã nơi cư trú của người giám hộ hoặc nơi có trụ sở của cơ quan, tổ chức đảm nhận việc giám hộ thực hiện việc đăng kí giám hộ. - Về thủ tục đăng kí việc giám hộ: + Người được cử làm giám hộ phải nộp Giấy cử giám hộ. Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một giám hộ thì tất cả phải cùng kí vào giấy cử giám hộ. + Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc giám hộ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì UBND xã đăng kí việc giám hộ.Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn trên kéo dài thêm không quá 5 ngày. + Khi đăng kí việc giám hộ, người giám hộ và người được làm cử giám hộ phải có mặt. Cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng kí giám hộ.Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã kí và cấp công nhận việc giám hộ và người cử giám hộ mỗi bên một bản chính quyết định công nhận việc giám hộ. Bản sao quyết định công nhạn việc giám hộ được cấp theo yêu cầu của người giám hộ và người được cử làm giám hộ. + Trong trường hợp người được cử làm giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ kí của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ. Như vậy đăng kí giám hộ là thủ tục pháp lí bắt buộc để việc nhận giám hộ phát sinh hiệu lực pháp lí. Thời điểm đăng kí giám hộ sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ. - Mục đích và ý nghĩa của việc đăng kí giám hộ + Để người giám hộ ý thức rõ vai trò của mình là người chăm sóc, bảo vệ quyền lợi cho người được giám hộ, biết rõ quyền và nghĩa vị của mình sẽ phải làm trong khi thực hiện việc giám hộ. + Để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giám sát việc giám hộ biết việc giám hộ xảy ra, có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đôn đốc người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ. Xem xét, giải quyết kịp thời các khiếu nại có liên quan đến giám hộ. + Là cơ sở để xác định tư cách của người giám hộ khi tham gia vào GDDS hoặc các tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được giám hộ. 7. Thay đổi và chấm dứt giám hộ a. Các trường hợp thay đổi giám hộ. Bộ luật dân sự 2005 quy định người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau đây: + Người giám hộ không còn đủ các quy định quy định tại Điều 60 của bộ luật này; + Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động; + Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vị giám hộ + Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ + Người giám hộ có quyền đề nghị thay đổi giám hộ khi họ không thể đảm bảo tốt cho việc giám hộ. Đề nghị của họ đưa ra đương nhiên được pháp luật chấp nhận, việc giám hộ được chuyển giao cho người khác có đủ điều kiện làm giám hộ. Khi thay đổi người giám hộ thì quan hệ giám hộ vẫn còn. Do đó những quyền và nghĩa vụ của người của người giám hộ đã chấm dứt còn người tiếp nhận việc giám hộ sẽ tiếp tục thực hiện việc giám hộ đó. Pháp luật hiện hành đã có sự quy định cụ thể phải có sự chuyển giao giám hộ của người giám hộ được cử. - Khi thay đổi người giám hộ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới, người đã thực hiện việc giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thay thế mình - Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản, ghi rõ lí do chuyển giao và tình trạng tài sản của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Người cử người giám hộ giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ. - Nếu bị thay đổi người giám hộ vì lí do người giám hộ là cá nhân chết,bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt dộng thì người cử người giám hộ lập biên bản, ghi rõ tình trạng tài sản của người đực giám hộ, quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện việc giám hộ để chuyển giao cho người giám hộ mới với sự chứng kiến của người giám sát việc giám hộ. b. Các trường hợp chấm dứt việc giám hộ Giám hộ là một chế định được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ nhưng khi người giám hộ đã có thể tự mình thực hiện được các quyền của mình, thì việc tiếp tục duy trì quan hệ giám hộ sẽ là sự ràng buộc không cần thiết, thậm chí là hạn chế với người đó. Chính vì thế vấn đề chấm dứt giám hộ được đặt ra. Bên cạnh đó vì lí do khách quan (người giám hộ chết) thì giám hộ không còn ý nghĩa. Các trường hợp chấm dứt giám hộ: + Người giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: nghĩa là người giám hộ mà chưa thành niên thì việc giám hộ chám dứt khi người đó đã thành niên (đủ từ 18 tuổi trở lên) nếu người giám hộ là người mất năng lực thì việc giám hộ sẽ chấm dứt khi người đó chữa khỏi bệnh, có năng lực đẻ nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. + Người giám hộ chết: hiện nay thì pháp luật chưa quy định trường hợp người giám hộ chết theo tự nhiên hay chết theo pháp luật(bị Tòa án tuyên bố chết) Trường hợp chết theo tự nhiên thì chấm dứt việc giám hộ là điều đương nhiên. Tuy nhiên trường hợp chết theo pháp luật thì có việc áp dung không thống nhất. Có quan điểm cho rằng trường hợp này cũng s
Luận văn liên quan