Đề tài Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học

Xã hội học là một môn khoa học cụ thể, nó nằm trong hệ thống các môn khoa học về xã hội và nhân văn. Xã hội học đã ra đời muộn hơn nhiều môn khoa học khác nhưng đã nhanh chóng phát triển, trở thành một môn khoa học độc lập. Kiến thức về xã hội học liên quan mật thiết với nhiều ngành khoa học, nhất là trong lĩnh vực các khoa học xã hội: dân tộc học, văn hóa học, chính trị học, giáo dục học, tâm lí học Giống như các khoa học nghiên cứu về con người, xã hội học là lĩnh vực nghiên cứu một cách khoa học những con người trong mối tương quan với người khác nhưng đi sâu hơn trong việc nghiên cứu các hoạt động xã hội, các hành vi xã hội của con người.

doc41 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2380 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
–&— ĐỀ TÀI “Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học” Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : –&— PHỤ LỤC LỜI NÓI ĐẦU:………………………………………………………………………. 3 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CỦA Xà HỘI HỌC ........................................................ 4 1. Xã hội học ……………………………………………………………………….. 4 2. Quan hệ xã hội…………………………………………………………………... 4 3. Tương tác xã hội………………………………………………………………… 5 4. Vị thế xã hội……………………………………………………………………… 5 5. Địa vị xã hội……………………………………………………………………… 6 6. Vai trò xã hội…………………………………………………………………….. 6 7. Hành động xã hội………………………………………………………………... 7 8. Thiết chế xã hội………………………………………………………………….. 8 9. Bất bình đẳng xã hội…………………………………………………………….. 9 10. Phân tầng xã hội……………………………………………………………….. 10 11. Di động xã hội………………………………………………………………….. 11 II. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA Xà HỘI HỌC………………….. 12 1. Lịch sử ra đời của xã hội học…………………………………………………. 12 2. Điều kiện và tiền đề của sự ra đời của xã hội học…………………………. 13 2.1. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội………………………………… 13 2.2. Những tiền đề về tư tưởng, lí luận khoa học……………………... 14 2.3. Một số đóng góp của các nhà sáng lập ra xã hội học……………. 15 III. ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA Xà HỘI HỌC…………... 18 1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học………………………………………… 18 2. Chức năng của xã hội học……………………………………………………... 19 2.1. Chức năng nhận thức…………………………………………………. 20 2.2. Chức năng tư tưởng…………………………………………………… 20 2.3. Chức năng thực tiễn…………………………………………………… 21 2.4. Chức năng dự báo……………………………………………………… 22 2.5 Chức năng quản lý………………………………………………………. 22 2.6. Chức năng công cụ……………………………………………………… 22 3. Nhiệm vụ của xã hội học…………………………………………………. 23 IV. MỘT SỐ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA Xà HỘI HỌC…………………… 23 1. Xã hội học nông thôn…………………………………………………………….. 23 2. Xã hội học đô thị………………………………………………………………….. 24 3. Xã hội học gia đình……………………………………………………………….. 24 4. Xã hội học về chính sách xã hội………………………………………………... 25 5. Xã hội học về pháp luật và tội phạm………………………………………….. 26 6. Xã hội học về dư luận xã hội và thông tin đại chúng……………………….. 26 7. Xã hội học giáo dục................................................................................................. 28 V. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xà HỘI HỌC……………………. 29 1. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………. 29 2. Phương pháp phân tích các nguồn tài liệu……………………………………. 30 3. Phương pháp phỏng vấn…………………………………………………………. 31 4. Phương pháp qua sát……………………………………………………………... 32 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………….. 33 LỜI NÓI ĐẦU Xã hội học là một môn khoa học cụ thể, nó nằm trong hệ thống các môn khoa học về xã hội và nhân văn. Xã hội học đã ra đời muộn hơn nhiều môn khoa học khác nhưng đã nhanh chóng phát triển, trở thành một môn khoa học độc lập. Kiến thức về xã hội học liên quan mật thiết với nhiều ngành khoa học, nhất là trong lĩnh vực các khoa học xã hội: dân tộc học, văn hóa học, chính trị học, giáo dục học, tâm lí học… Giống như các khoa học nghiên cứu về con người, xã hội học là lĩnh vực nghiên cứu một cách khoa học những con người trong mối tương quan với người khác nhưng đi sâu hơn trong việc nghiên cứu các hoạt động xã hội, các hành vi xã hội của con người. Để hiểu rõ hơn về xã hội học nên em xin chọn đề tài “Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học” làm bài tiểu luận của môn học. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CỦA Xà HỘI HỌC. 1. Xã hội học. Muốn hiểu đúng nội dung và tính chất của xã hội học chúng ta bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc của thuật ngữ này. Người đưa thuật ngữ “xã hội học” vào ngôn ngữ khoa học là Auguste Comte lần đầu tiên vào năm 1839. Thuật ngữ này được ghép từ hai chữ Societas (xã hội) gốc latinh và logos (học thuyết) gốc Hy lạp có hàm nghĩa là một khoa học nghiên cứu về xã hội, mặt xã hội của xã hội loài người. Xã hội học mà Auguste Comte đưa ra là khoa học nghiên cứu vừa trên cơ sở định tính, vừa trên cơ sở định lượng đối với các quá trình xã hội. Theo đó, xã hội được mô tả như một hệ thống hoàn chỉnh có cấu trúc xác định (các tập hợp, nhóm, tầng lớp, các cộng đồng) được cấu trúc và vận hành theo các thiết chế, luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển có tính qui luật. Ngoài các phương pháp thông thường, theo ông, cần nghiên cứu bằng phương pháp thực nghiệm xã hội, xem đó như là cơ sở thực tế của lí luận xã hội học. Nối tiếp Auguste Comte là Emile Durkheim (1858 – 1879), Max Weber (1864 – 1920) và đặc biệt là sự cống hiến của Karl Marx, các tác giả từ góc nhìn khác nhau đã phát hiện các khía cạnh mới, vấn đề mới trong đời sống xã hội, làm cho xã hội ngày càng phát triển và phong phú thêm. Mặc dù ngày nay có rất nhiều trường phái xã hội học có quan điểm nghiên cứu khác nhau, nghiên cứu từ thực tiễn xã hội khác nhau, nhưng các định nghĩa về xã hội học mà họ nêu lên cũng có nhiều điểm tương đồng, những khái quát lí luận giống nhau. Nói một cách khái quát, xã hội học là một khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc biệt đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan xã hội và hành vi, hoạt động của con người trong các tổ chức nhóm xã hội. Mối tương tác này liên hệ với nền văn hóa rộng lớn cũng như toàn bộ cơ cấu xã hội. => Định nghĩa chung xã hội học: Xã hội học là một lĩnh vực khoa học xã hội nghiên cứu quy luật, tính quy luật của sự hình thành, vận động, biến đổi mối quan hệ, tương tác qua lại giữa con người và xã hội. 2. Quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa người và người trong cơ cấu xã hội (nhóm, tập hợp, hội, đoàn), trong các hoạt động và các tương quan xã hội. Quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình hoạt động chung trong đời sống xã hội hàng ngày. Người ta có thể phân biệt quan hệ xã hội thành các lĩnh vực khác nhau: quan hệ vật chất và quan hệ tư tưởng. 3. Tương tác xã hội. Tương tác xã hội là khái niệm chỉ mối quan hệ tương hỗ, lệ thuộc vào nhau của những con người trong xã hội. Phản ánh tương hỗ và sự thông đạt hỗ tương (tác động, ảnh hưởng qua lại) đối với từng cá nhân và các đoàn thể, cộng đồng… là điều kiện vô cùng thiết yếu, nhờ nó, thông qua nó mà các đoàn thể, cả xã hội mới có thể tồn tại và hoạt động. Con người cũng như các tập hợp, các đoàn thể luôn luôn có những mối tương quan, tác động ảnh hưởng lẫn nhau với nhiều cách, nhiều dạng vẻ, và đời sống xã hội vì thế, luôn luôn là một hệ thống tương quan xã hội mà trong đó chúng ta ảnh hưởng, tác động với nhau trong môi trường rộng lớn và phức tạp. Thông qua các quan hệ xã hội, mối tương quan xã hội hình thành và thông qua các hoạt động chúng ta ảnh hưởng, tác động đến nhau (với các vai trò, các chức năng, nhiệm vụ cụ thể). Sự tương tác nào cũng có mối liên hệ với các khuôn mẫu, tác phong, chúng luôn luôn hiện hữu, có thể phân biệt được, lặp đi lặp lại và có ảnh hưởng tương hỗ, trong đó hai hoặc nhiều người cùng thực hiện các nhiệm vụ xã hội của họ. Tương tác xã hội không tách rời quá trình xã hội hóa của cá nhân và được nhìn nhận như là một quá trình tất yếu, kéo dài suốt cuộc đời. 4. Vị thế xã hội. Vị thế xã hội là một dạng biểu hiện địa vị của con người, được hình thành trong cơ cấu của xã hội, phụ thuộc vào sự thẩm định và sự đánh giá của xã hội trong một điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Nói cách khác, có thể hiểu vị thế xã hội của một người nào đó chính là địa vị hay thứ bậc mà những người sống cùng thời dành cho cho trong bối cảnh anh ta sinh sống, lao động và phát triển. Do vậy, vị thế là sản phẩm của đời sống tinh thần, là thái độ và mức độ tôn trọng hay khinh rẻ của xã hội bày tỏ, biểu lộ ra đối với các cá nhân. Như vậy, những yếu tố tạo nên vị thế tồn tại khách quan ngoài cá nhân, thể hiện ra ở các tiêu chuẩn có tính phổ biến (trong xã hội) về sự tán thành (khẳng định) hay chê bai (phủ định) của xã hội. Đó cũng chính là các chuẩn mực, các giá trị xã hội nghĩa là những điều người ta cho là quan trọng nhất, đáng tôn trọng nhất. Xã hội luôn luôn biến chuyển và phát triển, do đó vị thế xã hội cũng luôn luôn di chuyển, bởi vì con người và vị thế xã hội của họ luôn luôn có mối tương quan mật thiết với nhau. Trong đời sống xã hội, vị thế xã hội thường tương quan với quyền lực. Nếu ta hiểu rằng quyền lực xã hội có ý nghĩa là ảnh hưởng của một người có thể có đối với người khác trong xã hội (đó cũng là biểu hiện vị thế của người ấy). Xét về mặt tâm lí xã hội, người ta thường tin tưởng, tín nhiệm vào những người có vị thế xã hội cao hơn vì họ có ảnh hưởng lớn, rộng rãi đối với toàn xã hội nghĩa là hơn hẳn người bình thường. 5. Địa vị xã hội. Địa vị xã hội là sự phản ánh vị thế xã hội của cá nhân, do cá nhận đạt được ở trong một nhóm hoặc là một thứ bậc xã hội trong nhóm này khi so sánh với thành viên khác của nhóm khác. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng địa vị xã hội của một người là cái mà xã hội công nhận về người này một cách tương đối tổng quát xét trong bậc thang xã hội. Cũng có nhiều người thì cho rằng địa vị xã hội là sự kết tinh vị thế xã hội của một người. Trong trường hợp này địa vị xã hội của người đó là ổn định được mọi người thừa nhận Một số tác giả trong quá trình nghiên cứu cho thấy một địa vị của cá nhân thường phản ánh những quyền lực và quyền lợi mà cá nhân đó được hưởng. Trong đời sống xã hội có nhiều biểu hiện khác nhau về địa vị xã hội của mỗi người. Thông thường có: - Địa vị gán: Là loại địa vị mà cá nhân sinh ra được thừa hưởng (gần như tự nhiên) do đặc điểm của quan hệ xã hội của mình như từ tôn giáo, chủng tộc, sắc tộc, giòng dõi, gia thế… - Địa vị giành được: Là loại địa vị mà con người nhờ sự phấn đấu, nỗ lực trong các hoạt động sản xuất, đấu tranh, nghiên cứu khoa học… đạt được và được xã hội thừa nhận. 6. Vai trò xã hội. Khái niệm về vai trò xã hội dùng để chỉ vai diễn hoặc trách nhiệm mà cá nhân đảm đương thực hiện trong một thời gian nhất định do mọi người tín nhiệm giao phó và mong đợi. Những vai trò này do cá nhân học hỏi, rèn luyện trong quá trình xã hội hóa cá nhân tạo nên. Tất nhiên trong một tổ chức xã hội bao gồm nhiều vai trò xã hội “phân công”, có người tùy năng lực, điều kiện chủ quan và khách quan có thể có vai trò là người thừa hành, thực hiện. Trong xã hội học khi nghiên cứu vai trò xã hội của cá nhân chúng ta phải nghiên cứu mô tả các đặc điểm của vai trò và các cách thức ảnh hưởng của chúng đối với hành vi của mỗi các nhân. Người ta thường chú ý đến vai trò định chế tức là loại vai trò mà mỗi cá nhân khi sắm vai phải hành động theo khuôn mẫu, cách thức nhất định mà định chế đã chế tài, quy định sẵn. Ngày nay trong xã hội, tất cả các lĩnh vực hoạt động từ chuyên môn khoa học, nghiệp vụ… đều đã được chuẩn hóa dần dần. Do đó muốn tham gia vào bất cứ công việc gì mỗi cá nhân đều phải được chuẩn bị: học hỏi, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn. Và khi đã chính thức hoạt động phải tuân thủ các nội quy, quy chế… nhằm đáp ứng đòi hỏi của xã hội, nhằm đạt hiệu quả cao theo đúng chuẩn mực của các vai trò xã hội mong đợi. 7. Hành động xã hội. Trong ngành xã hội học, hành động xã hội (Social actions) là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn hay các vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị, v.v... Thực chất, hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân với nhau cũng như các khuôn mẫu quan hệ đã được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội. Một thực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày là hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sự bất biến tương đối. Hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người với xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Hành động xã hội mang một ý nghĩa bao trùm tổng thể các mối quan hệ xã hội. Định nghĩa hành động xã hội: Định nghĩa của nhà xã hội học người Đức Max Weber về hành động xã hội được cho là hoàn chỉnh nhất; ông cho rằng, hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định, một hành động xã hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó. Weber đã nhấn mạnh đến động cơ bên trong chủ thể như nguyên nhân của hành động. Một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó thì không thể là một hành động xã hội. Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì không phải là hành động xã hội. Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã hội. Các kiểu của hành động xã hội: - Kiểu hành động truyền thống được thực hiện bởi vì nó vẫn được làm như thế từ xưa đến nay. - Kiểu hành động cảm tính bị dẫn dắt bởi cảm xúc. - Kiểu hành động duy lý với giá trị hướng tới các giá trị tối hậu. - Kiểu hành động duy lý có mục đích hay còn gọi là kiểu hành động mang tính công cụ. 8. Thiết chế xã hội. Thiết chế xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng. Khái niệm thiết chế xã hội là khái niệm quan trọng và được dùng rộng rãi trong xã hội học. Cũng giống như nhiều khái niệm khác của xã hội học, nội hàm của thiết chế xã hội cũng chưa được xác định một cách rõ ràng. Sự nhầm lẫn phổ biến nhất là việc đồng nhất thiết chế xã hội với một nhóm thực, tổ chức thực nào đó. Lý do của sự nhầm lẫn này là mặc dù khái niệm thiết chế xã hội rất trừu tượng, nhưng bản thân thiết chế lại hữu hình. Nhà xã hội học người Mỹ J. Fichter cho rằng, thiết chế xã hội chính là một đoạn của văn hóa đã được khuôn mẫu hóa. Những khuôn mẫu tác phong của nền văn hóa đó được xã hội đồng tình, khuyến khích sẽ có xu hướng trở thành các mô hình hành vi được mong đợi - các vai trò. Do đó, thiết chế xã hội là một tập hợp các khuôn mẫu tác phong được đa số chấp nhận (các vai trò) nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của nhóm xã hội. Một số đặc điểm của thiết chế xã hội: - Mỗi thiết chế đều có đối tượng, có mục đích nhằm thỏa mãn các nhu cầu xã hội, trong đó bao hàm những lề lối, tác phong mà những người liên kết với nhau (trong thiết chế) đều theo đó mà hoạt động. - Nội dung của thiết chế thường có tính ổn định, vĩnh cửu. - Các thiết chế đều được tổ chức thành cơ cấu, trong đó các yếu tố tạo thành thiết chế có xu hướng kết lại với nhau, tăng cường cho nhau nhờ các vai trò xã hội và những tương quan xã hội. - Mỗi thiết chế là một cơ cấu tổ chức thống nhất, điều hành như một đơn vị, không một thiết chế nào tách biệt, cô lập, với các định chế khác nhưng mỗi định chế điều hành như một giai đoạn vì thế có thể nhận định riêng biệt trong tác phong của con người. - Thiết chế phản ánh hệ thống các giá trị, trong đời sống hiện thực được lặp đi lặp lại trở thành các quy phạm, các luật lệ, tạo nên áp lực xã hội trong tiềm thức của mọi người và mọi người cùng chia sẻ với nhau. 9. Bất bình đẳng xã hội. Bất bình đẳng xã hội là sự không bình đẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội. Tất cả các xã hội, cả quá khứ hay hiện tại đều được đặc trưng bởi sự khác biệt xã hội. Đó là một quá trình trong đó con người tạo nên khoảng cách do cách ứng xử khác nhau bởi các địa vị, vai trò và những đặc điểm khác nhau. Quá trình của sự khác biệt xã hội không đòi hỏi con người đánh giá các vai trò và các hoạt động cụ thể tồn tại như là quan trọng hơn những cái khác. Tuy nhiên, sự khác biệt xã hội chuẩn bị cho sự bất bình đẳng xã hội, là một điều kiện trong đó con người có cơ hội không ngang bằng về sử dụng của cải, quyền lực và uy tín. Nhà xã hội học Daniel Rossides cho rằng: ngay trong các xã hội đơn giản nhất "người già thường có uy quyền đối với người trẻ, cha mẹ có uy quyền với con cái, và đàn ông có uy quyền đối với đàn bà." Bất bình đẳng xã hội không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội. Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác. Qua những xã hội khác nhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng xã hội khác nhau. Bất bình đẳng xã hội là một vấn đề trung tâm của xã hội học, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự phân tầng trong tổ chức xã hội. Nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội Ở những xã hội khác nhau, bất bình đẳng cũng có những nét khác biệt. Trong xã hội có quy mô lớn và hoàn thiện hơn thì bất bình đẳng xã hội gay gắt hơn so với trong các xã hội giản đơn. Bất bình bình đẳng thường xuyên tồn tại với những nguyên nhân và kết quả, cụ thể liên quan đến giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ, v.v... Những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội có đa dạng và khác nhau giữa các xã hội và nền văn hóa, và các nhà xã hội học đưa về ba loại căn bản đó là: - Cơ hội trong cuộc sống: bao gồm tất cả những thuận lợi vật chất có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Nó không chỉ bao gồm những thuận lợi về vật chất, của cải, tài sản và thu nhập mà cả những điều kiện như lợi ích bảo vệ sức khỏe hay an ninh xã hội. Cơ hội là những thực tế và những thực tế này cho thấy những lợi ích vật chất và sự lựa chọn thực tế của một nhóm xã hội, bất kể những thành viên của nhóm có nhận thức được điều đó hay không. Trong một xã hội cụ thể, một nhóm người có thể có cơ hội, trong khi các nhóm khác thì không và đó là nguyên nhân khách quan của bất bình đẳng xã hội. - Địa vị xã hội: trái lại, với nguyên nhân khách quan trên, bất bình đẳng xã hội về địa vị xã hội là do những thành viên của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận chúng. Cơ sở địa vị xã hội có thể khác nhau, có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm xã hội cho là ưu việt và được các nhóm xã hội khác thừa nhận. Bất kể với nguyên nhân như thế nào, địa vị xã hội chỉ có thể được giữ vững bởi những nhóm xã hội nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận tính ưu việt của những nhóm đó; - Ảnh hưởng chính trị: bất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận như là có được từ những ưu thế vật chất hoặc địa vị cao. Thực tế, bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống. Có thể gọi đó là những bất bình đẳng dựa trên cơ sở chính trị. 10. Phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội (Social Strafication) là sự phân chia nhỏ xã hội thành các tầng lớp khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, học vấn, kiểu dáng nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, sở thích nghệ thuật. Đây là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. Đó là một khái niệm để chỉ sự phân chia các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các tầng lớp khác nhau. Mỗi tầng bao gồm các cá nhân, các nhóm xã hội có địa vị kinh tế, chính trị, uy tín giống nhau. Phân tầng xã hội diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa… Khi nói đến phân tầng xã hội, các nhà xã hội học đề cập đến bất bình đẳng xã hội, coi đó như một yếu tố cơ bản cho việc hình thành nên sự phân tầng xã hội. Một số tác giả lưu tâm đến sự biến đổi hình thức của phân tầng xã hội, và cho rằng điều đó phụ thuộc vào tính chất "mở" của hệ thống xã hội. Một số tác giả khác quan tâm đến sự phân phối không đồng đều các lợi ích giữa các thành viên trong xã hội, coi đó là nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội có mối quan hệ mật thiết. Bất bình đẳng là nguyên nhân, phân tầng xã hội là kết quả. Sự không ngang nhau về mọi lĩnh vực giữa các cá nhân trong xã hội dẫn đến cơ hội và lợi ích của các các nhân là không như nhau, từ đó dẫn đến việc các cá nhân hay các nhóm xã hội có cùng chung lợi ích sẽ tập hợp lại thành một nhóm. Nhiều nhóm có cơ hội và lợi ích khác nhau ra đời. Có nhóm lợi ích và cơ hội nhiều, có nhóm thì ít, từ đó dẫn đến phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội không có ý nghĩa tuyệt đối. Do vị thế xã hội của các nhân có thể thay đổi, từng ngày, từng giờ, có cá nhân hôm nay thuộc tầng lớp này, mai lại thuộc tầng lớp khác. Bởi vì cơ hội và lợi ích của họ khô