Đề tài Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Chính sự ràng buộc này làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà chia tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề đang được xem xét và quan tâm đúng mức. Đây không phải là quy định mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nhưng trên cơ sở sự kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (Điều 18), quy định này đã dần có những bước thay đổi tích cực cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Kể từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong đó có quy định về “chia tài sản chung giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân”, là một quy định rất sáng tạo của nhà làm luật, đây được coi là giải pháp tối ưu trong nền kinh tế hiện nay và hậu quả pháp lý của nó sẽ ra sao? Còn gì chưa tốt ? Để tìm hiểu rõ về vấn đề này chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân”.

doc17 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Chính sự ràng buộc này làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà chia tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề đang được xem xét và quan tâm đúng mức. Đây không phải là quy định mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nhưng trên cơ sở sự kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (Điều 18), quy định này đã dần có những bước thay đổi tích cực cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Kể từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong đó có quy định về “chia tài sản chung giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân”, là một quy định rất sáng tạo của nhà làm luật, đây được coi là giải pháp tối ưu trong nền kinh tế hiện nay và hậu quả pháp lý của nó sẽ ra sao? Còn gì chưa tốt ? Để tìm hiểu rõ về vấn đề này chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân”. ĐẶT VẤN ĐỀ. Gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem là quan hệ nền tảng của mỗi gia đình. Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau không thể không quan tâm tới đời sống vật chất bởi đó là một nhu cầu không thể thiếu bảo đảm cuộc sống gia đình. Xác định được tầm quan trọng đó mà pháp luật nước ta đã có nhiều quy định cụ thể về chế độ tài sản của vợ chồng nói chung cũng như chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng. Việc pháp luật cho phép vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đang thực sự là một giải pháp hay và hậu quả pháp lý của nó cũng còn có nhiều điều phải bàn NỘI DUNG. 1. Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. 1. 1. Chế độ tài sản của vợ chồng. *. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng. Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh về sở hữu tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và các trường hợp, nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định. 1.2 .khái niệm về chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một điểm tiến bộ trong pháp luật Việt Nam nó được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tại Điều 29: “1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. 2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận”. Có thể hiểu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân như việc chuyển một hoặc nhiều tài sản vốn thuộc khối tài sản chung vào khối tài sản của vợ hoặc chồng. Khi tiến hành chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, vợ và chồng có thể thỏa thuận người này hoặc người kia được nhiều hay ít tài sản. Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, trong trường hợp có lý do chính đáng, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể được thực hiện thông qua thoả thuận bằng văn bản giữa vợ và chồng, hoặc bản án, quyết định của Toà án. Khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng không thay đổi. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất của chế định này so với chế định ly thân được quy định trong pháp luật của một số nước phương Tây. Tuy nhiên, quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng đối với tài sản đã có sự thay đổi rất nhiều. Theo Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình và theo Điều 8 Nghị định số 70, phần tài sản mà vợ, chồng được chia, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của mỗi bên trừ khi vợ chồng có thoả thuận khác. a. lý do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Quy định này xuất phát từ đời sống xã hội: có một số trường hợp vì lý do nào đó, vợ chồng dù có mô thuẫn sâu sắc, nhưng không muốn ly hôn mà chit muốn ra ở riêng và có yêu cầu chia tài sản chung (như vợ chồng đã già, dù có mô thuẫn sau sắc nhưng ly hôn sợ ảnh hưởng đến hòa khí trong gia đình con, cháu lo buồn, hàng xóm chê cười, họ chỉ yêu cầu chia tài sản chung…) Một số trường hợp vì công việc kinh doanh buôn, bán mà vợ chồng cần phải “chớp thời cơ” để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, liên quan tớ “vố liếng” mà người vợ hoặc người chồng không đủ để dùng vào việc đầu tư kinh doanh, buôn bán: khi sử dụng tài sản chung, phái người chồng hoặc người vợ kia lại không đồng ý sử dụng vào công việc kinh doanh, buôn bán đó do không nhân thức được “công việc làm ăn” của người vợ hoặc chồng mình hay vì lý do nào đó. Người vợ hoặc người chồng đã yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân với mục đích lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung để làm vốn đầu tư kinh doanh. Cũng có trường hợp do vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng (như trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, người vợ hoặc chồng đó đã vay nợ một khoản tiền hay một tài sản sử dụng cho nhu cầu riêng). Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ mà vợ chồng không thỏa thuận được về việc lấy tài sản chung để giả nợ riêng cho một bên thì vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để người vợ hoặc người chồng lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng nhằm thanh toán món nợ mà mình đã vay của người khác. Để có thể hiểu rõ hơn sao họ lại phải chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ta có thể làm rõ như sau; Theo Điều 29, luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lí do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết”. *. Đầu tư kinh doanh riêng. Trên thực tế tài sản chung vẫn có thể được đầu tư kinh doanh riêng đồng thời vẫn giữ nguyên quy chế tài sản chung: người đầu tư kinh doanh sẽ có độc quyền khai thác công dụng của tài sản, do áp dụng nguyên tắc theo đó, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc quản lý tài sản chung, đặc biệt là nguyên tắc quản lý riêng đối với tài sản chung dùng cho hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc chia tài sản chung để tài sản được đầu tư kinh doanh riêng hưởng quy chế tài sản riêng tỏ ra có ích trong trường hợp người đầu tư kinh doanh muốn định đoạt tài sản hoặc xác lập các giao dịch quan trọng có liên quan đến tài sản (như cầm cố, thế chấp) theo những thủ tục đơn giản mà không mất nhiều thời gian. Trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng xuất phát từ việc tôn trọng quyền tự do kinh doanh riêng của cá nhân, nếu một trong hai vợ chồng muốn đầu tư kinh doanh riêng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ, chồng có tài sản riêng làm vốn đầu tư kinh doanh. Mặt khác, quy định này còn nhằm bảo vệ lợi ích gia đình, bảo đảm cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động đầu tư kinh doanh gây ra. Như vậy, chia tài sản chung như một biện pháp hỗ trợ hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của vợ và chồng. *.Trường hợp vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng. Nếu vợ (chồng) phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng mà họ không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ thực hiện nghĩa vụ thì vợ chồng có thể chia tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ của mình. Nghĩa vụ đó có thể là trả nợ riêng, cấp dưỡng,…Tuy nhiên phải xác định rõ tầm quan trọng của nghĩa vụ, các nghĩa vụ phải có một tầm quan trọng nhất định. Không chỉ vì cần trả một món nợ riêng rất nhỏ mà phải chia một khối tài sản chung có giá trị rất lớn. Tính chất nhỏ hay lớn phụ thuộc trên sự so sánh giữa giá trị của món nợ phải trả và của khối tài sản riêng hiện hữu của người mắc nợ, nếu khối tài sản riêng hiện hữu bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì không có lý do gì phải chia tài sản chung. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khối tài sản riêng đủ thậm chí dư thừa nhưng việc chia tài sản chung vẫn tỏ ra cần thiết, do các tài sản riêng có giá trị đồng thời cũng là những tài sản có giá trị lớn hoặc hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình. Việc chia tài sản chung cũng cần xác định khi nào chia tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng. Thực ra, nếu vợ chồng đồng ý trả nợ thì họ có thể lấy bất cứ tài sản nào mà không cần biết nó là riêng hay chung. Vấn đề chia tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng chỉ được đặt ra trong trường hợp người mắc nợ muốn trả nợ nhưng không có đủ tài sản riêng để trả trong khi vợ hoặc chồng lại hoàn toàn thờ ơ, hoặc cả vợ và chồng đều không muốn trả nợ. Điều đó có nghĩa việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân để thực hiện nghĩa vụ riêng thường được thực hiện bằng con đường tư pháp, theo yêu cầu của người có nghĩa vụ riêng. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để thực hiện nghĩa vụ chính đáng riêng của vợ chồng được xem là một giải pháp tốt gìn giữ hạnh phúc gia đình bởi có nhiều trường hợp vợ hoặc chồng không muốn cho người vợ hoặc chồng kia thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung và gây cản trở cho việc thực hiện nghĩa vụ đó làm cho không khí gia đình không thoải mái và đôi khi nó cũng là một trong những lý do gây mâu thuẫn. Ví dụ như người vợ không muốn chồng mình thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ở cuộc hôn nhân trước,… * Trường hợp có lý do chính đáng khác. Về vấn đề này việc đưa ra tiêu chí chung để đánh giá sự chính đáng rất quan trọng. Xuất phát từ lợi ích gia đình, lợi ích của vợ chồng hoặc của người thứ ba để xác định lí do chính đáng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (có thể xuất phát từ mâu thuẫn giữa vợ chồng trong quản lý sử dụng, định đoạt tài sản chung xuất phát từ mâu thuẫn về tình cảm, song họ không muốn ly hôn nhưng muốn được độc lập về tài sản để tránh phát triển mâu thuẫn và được độc lập trong cuộc sống…). Xuất phát từ thực tế trên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trên cơ sở kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (Điều 18) tiếp tục quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29 và Điều 30), các quy định này được hướng dẫn từ Điều 6 đến Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sau đây gọi chung là Nghị định số 70). Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, trong trường hợp có lý do chính đáng, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể được thực hiện thông qua thoả thuận bằng văn bản giữa vợ và chồng, hoặc bản án, quyết định của Toà án. Việc pháp luật Hôn nhân và gia đình chỉ công nhận vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền khởi kiện của người thứ ba trong trường hợp này không được thừa nhận (Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000), là hoàn toàn phù hợp về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, nếu áp dụng quy định này vào thực tiễn vẫn còn vấn đề bất cập cần phải có sự vận dụng linh hoạt hơn. Theo luật hiện hành, khi vợ, chồng có nghĩa vụ tài sản riêng thì nghĩa vụ tài sản đó được thực hiện bằng tài sản riêng của họ, tài sản chung của vợ chồng không sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này trừ khi vợ chồng có thoả thuận (Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Vấn đề đặt ra là, rất có thể người có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản. Trong trường hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người có quyền (chủ nợ) về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán nợ, thì quyền lợi của họ được đảm bảo như thế nào? Trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ pháp luật nên quy định họ có quyền khởi kiện b. Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Về phương thức thực hiện việc chia sản chung, Điều 6 Nghị định của Chính phủ số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định cụ thể như sau: - Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung sau đây: lý do chia tài sản; phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản), trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia; phần tài sản còn lại không chia, nếu có; thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung. - Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thỏa thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Cũng theo Điều 7, Nghị định số 70-CP, thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung được xác định như sau: * Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản; * Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì hiệu lực được tính từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực; * Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực; * Trong trường hợp Toà án cho chia tài sản chung theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này, thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày quyết định cho chia tài sản chung của Toà án có hiệu lực pháp luật. 2. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 2.1 Về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng Quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại do vợ chồng chưa ly hôn. Vợ chồng có thể ở chung hoặc ở riêng, nhưng các quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo thực hiện. vợ , chồng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau không được kết hôn với người khác và cùng nhau nuôi dậy con cái. Đồng thời việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng không làm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng . 2.2 Về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng Hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng” Như vậy, vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án chia một phần hay toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể hóa vấn đề này, điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 còn quy định “1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mootix người, trừ trường hợp vợ chồng có tài sản khác. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. 2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Quy định này của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã cụ thể hóa vầ hậu quả pháp lý liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng, sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Nhằn bảo vệ chính đáng của Nhà nước và của những người khác về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, khoản 2 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dự liệu; “việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ dân sự về tài sản không được pháp luật công nhân” Cụ thể hóa vần đề này, Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định: “Theo yêu cầu của những người có thẩn quyền, lợi ích liên quan thì việc chia tài sản chung của vợ chồng nhắm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản sau đây bị tòa án tuyên bố là vô hiệu Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác theo quy định của pháp luật; Ngĩa vụ bồi thường thiệt hại; Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố là phá sản doanh nghiệp: Nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; Các nhĩa vụ trả nợ cho người khác; Các nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của pháp luật”. 3. Một số vướng mắc của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là trường hợp chia tài sản đặc biệt. Vì vậy, vợ chồng có thể thoả thuận hoặc yêu cầu toà án chia toàn bộ hoặc một phần tài sản chung. Nếu chia toàn bộ tài sản chung thì phần của mỗi người sau khi chia và hoa lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người. Nếu chia một phần tài sản trong khối tài sản chung thì chỉ có một phần tài sản đã được chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản mới được chia mới là tài sản riêng của mỗi người. Phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân thì những thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi bên vợ, chồng là tài sản riêng của vợ chồng. Pháp luật chỉ cho phép chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại trong trường hợp thật sự cần thiết vì lợi ích của gia đình, của các đương sự hoặc của người thứ ba. Nếu áp dụng việc chia tài sản khi hôn nhân tồn tại một cách rộng rãi dễ phá vỡ thể chế gia đình, ảnh hưởng không tốt tới tính cộng đồng trong quan hệ hôn nhân. Luật Hôn nhân và gia đình quy định việc chia tài sản trong thời kì hôn nhân không phải là gián tiếp việc quy định chế định ly thân. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam không quy định chế định ly thân. Quy định về việc chia tài sản chung của vợ chồng là một quy định rất hay. Tuy nhiên, theo nhóm chúng em việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân cần phải hoàn thiện hơn nữa để thực sự là một giải pháp tối ưu trong nền kinh tế hiện nay. Có một giải pháp đã được áp dụng ở một số quốc gia trên thế giới và thực tiễn chứng minh nó đã góp phần giải quyết vấn đề về tài sản của vợ chồng đó là việc lập hôn ước trước khi kết hôn. Theo hôn ước, vợ chồng sẽ kê khai tài sản của mình và quyết định tài sản nào sẽ được nhập vào khối tài sản chung còn tài sản nào là tài sản riêng cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên trong việc sử dụng tài sản đó, khi có tranh chấp thì tài sản được chia ra sao… Đây là giải pháp hay bởi việc phân định tài sản ngay từ đầu chính là cơ sở để vợ chồng tiến hành chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân cũng như giải quyết tốt các tranh chấp về sau. Trước đây, để căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh về tài sản giữa vợ chồng Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định: “Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 (nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn) của Luật này”. Tuy nhiên theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 hiện nay chưa có quy định cụ thể v
Luận văn liên quan