Đề tài Hệ thống thông tin vệ tinh IP Star

Dịch vụ thoại truyền thống dựa trên cơ sở chuyển mạch kênh đã và đang phục vụ rất đắc lực cho nhu cầu thông tin trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng cao của đời sống xã hội cũng như của khoa học kỹ thuật, rất nhiều dịch vụ mới đã được đưa vào phát triển song song cùng với dịch vụ thoại vốn đã xuất hiện từ lâu. Để đáp ứng yêu cầu đó các nhà phát triển viễn thông không ngừng không ngừng nghiên cứu các giải pháp mới có tính khả thi và đã đạt được một số kết quả khả quan. Cụ thể là với một số dịch vụ truyền thống vốn đòi hỏi khắt khe về thời gian thực cũng như chất lượng mà trước đây chỉ phù hợp với công nghệ chuyển mạch kênh thì bây giờ với sự hỗ trợ của các kỹ thuật mới cho phép chúng ta thực hiện chúng trên chuyển mạch gói bởi vì chỉ có chuyển mạch gói mới có thể đáp ứng được yêu cầu của đa dịch vụ. Một trong những giải pháp đó là việc truyền tín hiệu thoại qua giao thức internet (VoIP - Voice over IP). VoIP đã và đang được thực tế chứng minh là hiệu quả và đang dần thay thế cho các mạng thoại sử dụng chuyển mạch kênh truyền thống. Bài tiểu luận này sẽ giới thiệu sơ lược về công nghệ VoIP này.

doc32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2512 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống thông tin vệ tinh IP Star, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------- ( ( ( ----------------- ®Ò tµi HÖ thèng th«ng tin vÖ tinh IP star NHÓM 1: Trần Thượng Sơn Hoàng Mai Nam Nguyễn Tiến Dũng Đặng Quỳnh Anh Hà Nội tháng 6 năm 2007 LỜI NÓI ĐẦU Dịch vụ thoại truyền thống dựa trên cơ sở chuyển mạch kênh đã và đang phục vụ rất đắc lực cho nhu cầu thông tin trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng cao của đời sống xã hội cũng như của khoa học kỹ thuật, rất nhiều dịch vụ mới đã được đưa vào phát triển song song cùng với dịch vụ thoại vốn đã xuất hiện từ lâu. Để đáp ứng yêu cầu đó các nhà phát triển viễn thông không ngừng không ngừng nghiên cứu các giải pháp mới có tính khả thi và đã đạt được một số kết quả khả quan. Cụ thể là với một số dịch vụ truyền thống vốn đòi hỏi khắt khe về thời gian thực cũng như chất lượng mà trước đây chỉ phù hợp với công nghệ chuyển mạch kênh thì bây giờ với sự hỗ trợ của các kỹ thuật mới cho phép chúng ta thực hiện chúng trên chuyển mạch gói bởi vì chỉ có chuyển mạch gói mới có thể đáp ứng được yêu cầu của đa dịch vụ. Một trong những giải pháp đó là việc truyền tín hiệu thoại qua giao thức internet (VoIP - Voice over IP). VoIP đã và đang được thực tế chứng minh là hiệu quả và đang dần thay thế cho các mạng thoại sử dụng chuyển mạch kênh truyền thống. Bài tiểu luận này sẽ giới thiệu sơ lược về công nghệ VoIP này. Cuốn tài liệu này bao gồm 2 chương, chương I (Khái quát về VSAT IP), chương II (Tổng quan về công nghệ của hệ thống VSAT IP) MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC HÌNH VẼ 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 TỪ VIẾT TẮT 5 Chương I: Mở đầu Khái quát chung về VSAT IP 7 Công nghệ OFDM trong truyền dẫn vô tuyến băng rộng điểm – đa điểm tốc độ cao 7 Chương II: Tổng quan về công nghệ của hệ thống VSAT IP: Thành phần chính của hệ thống Vệ tinh iPSTAR 9 Trạm cổng (Gateway) 10 Các trạm đầu cuối thuê bao (User terminal – UT) 12 Dịch vụ VoIP: Giới thiệu về VoIP 13 IP qua vệ tinh 24 Dịch vụ VoIP trên hệ thống VSAT IP 24 Các ưu điểm và tồn tại 29 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Vùng phủ sóng của vệ tinh IPSTAR 9 Hình 2: Vùng phủ sóng vệ tinh IPSTAR tại Việt Nam 10 Hình 3: Sơ đồ khối chức năng trạm cổng IPSTAR 10 Hình 4: Cấu hình trạm thuê bao 12 Hình 5: Cách máy IP PBX tích hợp với mạng và cách nó sử dụng đường PSTN hoặc Internet để kết nối cuộc gọi 13 Hình 6: Khuôn dạng của IP DataGram .................................................................................14 Hình 7: Cấu trúc tiêu đề cố định RTSP..................................................................................17 Hình 8: Hệ thống chuẩn H .323 và các thành phần................................................................19 Hình 9: Cấu trúc thiết bị đầu cuối H.323................................................................................20 Hình 10: Các lớp của bộ giao thức H.323..............................................................................22 Hình 11: Cấu hình dịch vụ VoIP – VSAT IP . 25 Hình 12: Mô hình cuộc gọi trong mạng VSAT IP ............ . 27 Hình 13: Mô hình điều khiển cuộc gọi H.323 28 Hình 14: Mô hình điều khiển cuộc gọi H.323 ra ngoài mạng VSAT-IP 28 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Các chức năng của Gatekeeper 21 Bảng 2: Các chuẩn mã hoá thoại..............................................................................29 TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TĂT  NGHĨA TIẾNG ANH  NGHĨA TIẾNG VIÊT   IP  Internet Protocol  Giao thức Internet   STAR  SCPC TDMA Aloha Return Link  3 kỹ thuật truy nhập Slotted Aloha, Aloha, TDMA dùng cho hướng truyền từ trạm con về trạm chủ       UT  User Terminal  Trạm thuê bao   TDM  Time Division Multiplex  Ghép kênh phân chia theo thời gian   OFDM  Orthogonal Frequency-Division Multiplexing  Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao   LOS  Line Of Sight  Tầm nhìn thẳng   NLOS  None Line Of Sight  Không có tầm nhìn thẳng   OLOS  Obstructed Line Of Sight  Tầm nhìn bị che chắn   DMT  Discrete MultiTone modulation  Đa tần   DLA  Dynamic Link Allocation  Điều khiển công suất linh hoạt   HPA  High Power Amplifier  Máy khuếch đại năng lượng cao   LNA  Low Noise Amplifier  Bộ khuyếch đại tạp âm thấp   EIRP  Equivalent Isotropic Radiated Power  Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương       IPR  IP Router    TCP  Transport Protocol  Giao thức truyền tải. Giao thức này truyền tải các gói tin tới đích một cách tin cậy   TCPA  TCP Accelerator  Bộ tối ưu TCP qua kênh vệ tinh   FLP  Forward Link Processor  Bộ xử lý tuyến từ trạm chủ đến trạm con   QoS  Quality of Service  Chất lượng của dịch vụ   TOLL  TPC Orthogonal frequency division multiplexed L- code Link  Hướng từ trạm chủ đến trạm con dùng phương pháp ghép kênh phân chia tần số trực giao mã hoá TPC   TI  TOLL Interface  Giao tiếp TOLL   CoS  Class of Service  Phân loại dịch vụ   RRM  Radio Resources Management  Quản lý tài nguyên vô tuyến   SI  STAR Interface  Giao tiếp STAR   NCS  Network Control System  Hệ thống điều hành mạng   RRM  Radio Resources Management  Quản lý tài nguyên vô tuyến   NM  Network Management  Quản lý mạng   ODU  Out Door Unit  Khối trong nhà   IDU  In Door Unit  Khối ngoài trời   SCPC  Single Channel Per Carrier  Đơn kênh trên sóng mang   TDMA  Time Division Multiple Access  Đa truy nhập phân chia theo thời gian   RG  Receive Groundstation  Phía mặt đất phía thu   VSAT  Very Small Aperture Terminal  Trạm mặt đất dung lượng nhỏ       VoIP  Voice over IP  Truyền tải thoại qua giao thức internet   RTSP  Real Time Stream Protocol  Giao thức dòng thời gian thực   RTCP  Real Time Control Protocol  Giao thức điều khiển thời gian thực   UDP  User Datagram Protocol  Giao thức truyền tải đơn vị dữ liệu người dùng. Giao thức này truyền dữ liệu một cách không tin cậy   CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1. Khái quát chung về VSAT IP: VSAT IP là gì? VSAT IP là một mạng băng rộng thế hệ mới sử dụng hệ thống vệ tinh IPSTAR, cung cấp đa dịch vụ từ một thiết bị đầu cuối trên nền IP tốc độ cao. Nó gồm ba thành phần cơ bản là: trạm cổng (Gateway), vệ tinh IPSTAR và các trạm vệ tinh thuê bao (User Terminal-UT). Trạm cổng (Gateway) có chức năng truy nhập vào mạng công cộng (VSAT là mạng độc lập, phải thông qua cổng để vào mạng công cộng - mạng nội địa truy xuất tài nguyên). Sau đó, tài nguyên Internet và viễn thông từ trạm cổng sẽ được gửi dưới dạng các gói dữ liệu tới trạm vệ tinh thuê bao (UT). Các vệ tinh IP STAR sử dụng công nghệ nhân băng tần bằng việc dùng nhiều búp sóng nhỏ (spot beam) phủ chụp để truyền tải, tạo ra băng thông lớn hơn nhiều so với vệ tinh thông thường. Các máy trạm tại mặt đất nhận sóng của vệ tinh, chuyển tải để hoạt động như các máy trạm bình thường của mạng mặt đất. Phương thức truyền tải trên mạng VSAT sử dụng vệ tinh (truyền vô tuyến). Trạm VSAT thực chất như một tổng đài, chỉ khác về phương pháp truyền tải không qua cáp quang, dây nối như mạng mặt đất, mà dùng sóng vệ tinh nhưng vẫn đảm bảo được độ lớn băng thông và chất lượng truyền tải dữ liệu bằng các công nghệ tiên tiến. Các gói dữ liệu từ trạm Gateway gửi tới trạm UT theo phương thức ghép kênh phân chia thời gian (TDM) kết hợp với kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số trực giao (OFDM). 2. Công nghệ OFDM trong truyền dẫn vô tuyến băng rộng điểm - đa điểm tốc độ cao: Một trong những yêu cầu chính trong hệ thống vô tuyến băng rộng thế hệ thứ 2 là khả năng hoạt động trong các điều kiện tầm nhìn thẳng bị che chắn OLOS (Obstructed-Line-Of-sight) và điều kiện không có tầm nhìn thẳng NLOS (Non-Line-Of-Sight). Hoạt động trong các điều kiện như vậy là một vấn đề gây rất nhiều khó khăn và hạn chế đối với các nhà khai thác viễn thông khi cung cấp dịch vụ cho các khách hàng tiềm năng. Do các vấn đề về nhiễu và các vấn đề về đa đường, một số công nghệ trước đây cũng đã đưa ra giải pháp điều chế sóng mang đơn dùng cho các ứng dụng NLOS nhưng cũng chưa mang lại hiệu quả cao. Thay vào đó là sự ra đời của kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số trực giao – OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing). Đây chính là một bước đột phá trong thị trường truy cập vô tuyến băng rộng. Hiện nay, kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số trực giao (OFDM) được dùng làm chuẩn trong các hệ thống phát thanh số ở châu Âu. Kỹ thuật này đang được đề nghị đưa vào ứng dụng ở Mỹ cũng như nghiên cứu để phát triển trong lĩnh vực truyền hình số. Bài này sẽ giới thiệu về nguyên lý, mô hình toán học và những đặc điểm cơ bản trong kỹ thuật OFDM. Công nghệ OFDM nằm trong một lớp các kỹ thuật điều chế đa sóng mang trong thông tin vô tuyến. Còn trong các hệ thống thông tin hữu tuyến chẳng hạn như trong hệ thống ADSL, các kỹ thuật này thường đượcc nhắc đến dưới cái tên: đa tần (DMT - discrete multitone modulation). Ý tưởng chính trong kỹ thuật OFDM là việc chia lượng dữ liệu trước khi phát đi thành N luồng dữ liệu song song có tốc độ thấp hơn và phát mỗi luồng dữ liệu đó trên một sóng mang con khác nhau. Các sóng mang này là trực giao với nhau, điều này được thực hiện bằng cách chọn độ dãn cách tần số giữa chúng một cách hợp lý. Công nghệ OFDM hỗ trợ truyền số liệu tốc độ cao và tăng hiệu quả quang phổ. Điều này đạt được là do sự truyền dẫn song song của nhiều sóng mang phụ (sub-carrier) qua không trung, mỗi sub-carrier có khả năng mang số liệu điều biến. Các sub-carrier được đặt vào các tần số trực giao. Trực giao có nghĩa là tần số trung tâm của một sub-carrier nhất định sẽ rơi đúng vào các điểm bằng 0 (null) của các sub-carrier khác. Sử dụng các tần số trực giao sẽ tránh được sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sub-carrier khác nhau khi sắp xếp vị trí các sub-carrier với mật độ lớn trong miền tần số do đó sẽ đạt được hiệu quả quang phổ cao. CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CỦA HỆ THỐNG VSAT IP 1. Thành phần chính của hệ thống Vệ tinh IPSTAR Hệ thống VSAT-IP liên lạc qua vệ tinh IPSTAR-1 (Thaicom 4), là vệ tinh băng rộng đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương do tập đoàn Shin Satellite Plc của Thái Lan vận hành và khai thác. Vệ tinh này được chế tạo bởi Space Systems/Loral có 114 bộ phát đáp với tổng dung lượng lên tới 45Gbps, tuổi thọ hoạt động là 12 năm, vệ tinh mới được phóng vào ngày 11/8/2005 ở vị trí quỹ đạo 120 độ Đông. Vệ tinh IPSTAR sử dụng công nghệ phủ sóng nhiều búp hẹp (spot beams) để tăng khả năng tái sử dụng tần số, cho phép mở rộng phổ tần làm việc lớn hơn rất nhiều so với các vệ tinh thông thường, đồng thời nâng cao được công suất cho từng spot beam (mức EIRP có thể đạt tới 60 dBW) cho phép giảm kích thước anten trạm đầu cuối và tăng tốc độ chất lượng đường truyền. Ngoài ra, vệ tinh IPSTAR còn sử dụng kỹ thuật điều khiển công suất linh hoạt (DLA - Dynamic Link Allocation) cho từng beam phù hợp với các điều kiện thời tiết khác nhau ở từng vùng, đảm bảo không làm gián đoạn liên lạc ngay cả ở điều kiện thời tiết xấu nhất, đây cũng là kỹ thuật không được áp dụng ở những vệ tinh thông thường. Hình 1 : Vùng phủ sóng của vệ tinh IPSTAR Vệ tinh IPSTAR có 4 búp phủ hẹp bao phủ toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (Hình 2) và 1 búp phủ quảng bá, hoạt động ở băng tần Ka và Ku với dung lượng thiết kế khoảng 2 Gbps (cho cả 2 chiều lên, xuống). Dung lượng cụ thể được phân bổ như sau: Hình 2: Vùng phủ sóng vệ tinh IPSTAR tại Việt Nam Trạm cổng (Gateway): Trạm Gateway làm việc băng tần Ka, được thiết kế hoạt động theo cấu hình dự phòng (1+1) cho phần cao tần, anten chính và dự phòng được phân tập theo không gian, cách nhau từ 40 đến 60 km, để tránh ảnh hưởng của thời tiết lên đồng thời tới hai địa điểm. Trạm Gateway chính đặt tại Quế Dương - Hà Tây và trạm dự phòng tại Hoa Sen - Hà Nam. Hệ thống cao tần tại hai địa điểm được kết nối trực tiếp với nhau bằng cáp quang. - Antenna : đường kính 8,1m cho cả trạm chính và trạm dự phòng. - Khối thiết bị cao tần: bao gồm các thiết bị máy phát HPA, Up converter, LNA, Down converter, Khối điều khiển hoạt động của trạm Gateway chính và dự phòng cùng các thiết bị phụ trợ cao tần khác thu phát cao tần; - Core IP Router (IPR): Thực hiện trên một Router riêng biệt có năng lực chuyển mạch và định tuyến mạnh, Router này có nhiệm vụ định tuyến các gói tin IP vào và ra giữa các thiết bị trong mạng IPSTAR và các mạng bên ngoài. - TCP Accelerator (TCPA): Tối ưu hóa tốc độ truyền dẫn TCP qua vệ tinh bằng việc giảm thiểu các trễ và suy giảm chất lượng vốn có của giao thức TCP/IP qua vệ tinh. - Forward Link Processor (FLP): lọc và sắp xếp các gói tin IP theo thứ tự ưu tiên theo chất lượng dịch vụ (QoS) và phân loại dịch vụ (CoS) trước khi gửi tới TOLL Interface (TI). Ngoài ra FLP còn có chức năng giám sát hoạt động, lỗi, tương tác với thiết bị quản lý tài nguyên (RRM) cho mục đích phân bổ tài nguyên đường truyền cho các trạm UT. Bản tin cước từ TI và SI cũng sẽ được hợp nhất tại đây và chuyển tới NCS và máy chủ tính cước. Radio Resource Management (RRM): quản lý các nguồn tài nguyên đường truyền vệ tinh, phân bổ hay giải phóng dung lượng cho các trạm đầu cuối mỗi khi các trạm log-on hay log-off khỏi mạng và điều khiển các chức năng thực hiện trên TI, SI. Toll Interface (TI): gồm có thiết bị phần cứng và phần mềm giao tiếp với thiết bị phát TOLL (TOLL Tx). TI nhận các gói tin gửi từ FLP, sau đó sắp xếp và đóng gói, dưới sự điều khiển của RRM, theo định dạng khung của TOLL (TOLL Format) trước khi gửi tới TOLL-Tx (TOLL Transmitter). Mỗi TI làm việc với 1 TOLL-Tx. TOLL-Tx : nhận luồng bit đã được định dạng từ TI, mã hoá TPC, điều chế, ghép kênh OFDM và chuyển đổi tới tần số trung tâm 135MHz, sau đó chuyển đổi lên L-band (950-1450Mhz) và Ka-band để phát lên vệ tinh. Mỗi trạm Gateway có tối đa tới 12 khối TOLL-Tx làm việc và 2 khối dự phòng. Mỗi khối TOLL-Tx có thể cho phép tới 20.000 Terminal kết nối đồng thời, và có dung lượng truyền dẫn lên tới 186Mbps. STAR-Rx (STAR Receiver) : nhận tín hiệu băng Ka từ vệ tinh, chuyển đổi tới dải tần 950 -1450 MHz sau đó thực hiện tách kênh, giải điều chế, và giải mã tín hiệu. Mỗi khối STAR-Rx có dung lượng truyền dẫn tới 8Mbps. STAR Interface (SI): Nhận các gói tin từ STAR-Rx, sau đó xử lý và sắp xếp thành các gói tin IP rồi gửi tới IPR theo sự điểu khiển của RRM. Ngoài ra SI còn có các chức năng khác như là xử lý các bản tin báo hiệu giữa trạm cổng và trạm đầu cuối, giám sát sự hoạt động của kênh để kịp thời báo cáo cho RRM để đưa ra sự điều chỉnh phù hợp.. Mỗi SI làm việc được với 10 STAR-Rx. Mỗi Gateway có tối đa tới 10 SI. Mỗi SI có thể cho phép tới 20.000 Terminal kết nối đồng thời. Network Management (NM) : thực hiện các chức năng về quản trị mạng chung như : Quản lý lỗi, phát hiện và đưa ra các cảnh báo mỗi khi có sự cố về phần cứng hay phần mềm ; Quản lý cấu hình, cập nhật theo dõi các thay đổi về cấu hình hoạt động của các thiết bị ; Quản lý truy nhập mạng, cấp tên, passwords và quyền truy nhập cho từng người sử dụng ; Quản lý hệ thống tính cước… Acounting server/Call Record server nhận dữ liệu từ NMS và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ cho mục đích tính cước. Tuỳ thuộc vào ứng dụng cung cấp mà trạm Gateway được trang bị thêm: Các đường truyền kết nối băng rộng với mạng Internet, trụ sở khách hàng cho các mục đích cung cấp người sử dụng đầu cuối truy cập mạng Internet băng rộng, mạng dùng riêng... Content Server, VoD Server...: cho ứng dụng cung cấp thông tin, chương trình TV theo yêu cầu. Call Manager Server: cho ứng dụng thoại, fax.  Video Conferencing Server: cho truyền hình hội nghị Hệ thống trạm mặt đất được kết nối với các mạng viễn thông hiện tại của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) để cung cấp các dịch vụ truy nhập Internet băng rộng, dịch vụ thoại, dịch vụ Intranet/VPN, dịch vụ mạng thuê riêng và dịch vụ mobile GSM trunking Các trạm đầu cuối thuê bao (User terminal – UT) Các trạm UT bao gồm khối ODU và IDU: Khối ODU: bao gồm anten và các thiết bị cao tần như BUC, LNB, feedhorn: - BUC là khối đảo tần lên, thường dùng loại công suất 1 W hoặc 2 W, tần số phát từ 13,75 đến 14,5 GHz - LNB là khối khuếch đại tạp âm thấp, tần số thu từ 10,7 đến 12,75GHz Khối IDU (Modem) - Tốc độ download tối đa: 4Mbps - Tốc độ upload tối đa: 2Mbps - Sử dụng công suất phát và băng thông linh hoạt cho phép phân bổ băng thông hợp lý dựa trên đặc điểm lưu lượng từng khách hàng. - Sử dụng kỹ thuật điều chế QPSK, phương thức truy nhập SCPC, TDMA, Slotted ALOHA. - Giao diện mạng RJ45, USB - Nguồn điện cung cấp 100-240 VAC và 24DC - Công suất tiêu thụ:70W Thiết bị ODU và IDU được kết nối bằng cáp RG6 hoặc RG11, khoảng cách dùng cáp RG6 cho phép nhỏ hơn 35m, sử dụng cáp RG11 khoảng cách cho phép đạt tới 100m. Tần số IF thu từ LNB đến Modem từ 1550 đến 2050MHz hoặc từ 1650 đến 2150 MHz, tần số IF phát từ Modem đến ODU từ 950 đến 1450 MHz. Các trạm thuê bao cung cấp các dịch vụ tích hợp theu yêu cầu cụ thể của khách hàng 2. Dịch vụ VoIP: 2.1 Giới thiệu về VoIP (Voice over Internet Protocol): VoIP là công nghệ truyền tải các cuộc liên lạc thoại bằng cách sử dụng giao thức internet (Internet Protocol – IP). Điện thoại truyền thống được thực hiện dựa trên công nghệ chuyển mạch kênh mà ở đó cho phép giải quyết vấn đề thời gian thực. Giao thức IP dựa trên công nghệ chuyển mạch gói mà trước đây chỉ được dùng để truyền dữ liệu hoặc các ứng dụng mạng internet. Do đó việc truyền thoại dựa trên giao thức IP là giải pháp truyền thoại dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, điều này mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng cũng như cho các nhà cung cấp dịch vụ. Để thực hiện VoIP người ta phải sử dụng các kỹ thuật cho phép thực hiện các cuộc gọi với thời gian thực, đó là các giao thức Real Time Stream Protocol (RTSP), Real Time Control Protocol (RTCP), Secsion Initiation Protocol (SIP). Hệ thống điện thoại VoIP bao gồm một hoặc nhiều điện thoại chuẩn SIP / điện thoại VoIP. SIP mô tả những giao tiếp cần có để thiết lập một cuộc điện thoại. Chi tiết của những giao tiếp này được mô tả rõ hơn trong giao thức SDP. SIP đã chiếm lĩnh thế giới VoIP nhanh như vũ bão. Giao thức này giống như giao thức HTTP, là giao thức dạng văn bản, rất công khai và linh hoạt. Do vậy, nó đã thay thế rộng rãi cho chuẩn H323. Giao thức liên mạng IP Cấu trúc Mục đích của IP là cung cấp khả năng kết nối các mạng con thành liên mạng để truyền dữ liệu. Vai trò của IP tương tự vai trò của giao thức tầng mạng trong mô hình OSI. IP là một giao thức kiểu “không liên kết” (connectionless) có nghĩa là không cần có giai đoạn thiết lập trước khi truyền dữ liệu. Đơn vị dữ liệu dùng trong IP được gọi là datagram, có khuôn dạng như trong hình 6. 0 3 4 7 8 15 16 31 H×nh 6 : Khu«n d¹ng cña IP datagram Trong đó : VER (4 bit) : chỉ version hiện hành của IP được cài đặt. IHL (4 bit) : chỉ độ dài phần đầu (Internet Header Length) của datagram, tính theo đơn vị từ (32 bit). Độ dài tối thiểu là 5 từ (20 byte) . Type of service (8 bit) : đặc tả các tham số về dịch vụ, có dạng cụ thể như sau: 0 1 2 3 4 5 6 7 Precedence  D  T  R  Reserved   Precedence (3 bit) : chỉ thị về quyền ưu tiên gửi datagram. D: Delay (1 bit) : chỉ độ trễ yêu cầu. T: Throghput (1 bit) : chỉ thông lượng yêu cầu. R: Reliability (1 bit) : chỉ độ tin cậy yêu cầu. Total Length (16 bit) : chỉ độ dài toàn bộ datagram, kể cả phần header (tính theo đơn vị byte). Identification (16 bit) : cùng với các tham số khác (như Source Address và Destination Address) tham số này dùng để định danh duy nhất cho một datagram trong khoảng thời gian nó vẫn còn trên liên mạng. Flags (3 bit) : liên quan đến sự phân đoạn (fragment) các datagram. Fragment Offset (13 bit) : chỉ vị trí của đoạn (fragment) ở trong datagram, tính theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhom01_IPSTAR_.doc
  • pptNhom01_IPSTAR.ppt
Luận văn liên quan