Đề tài Hệ thống tồn kho tại công ty TNHH một thành viên Tín Kim Chi

Tồn kho – một yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Toàn bộ quy trình sản xuất như hàng cung ứng, nguyên vật liệu, phụ tùng mà công ty dùng trong hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn bao gồm cả công việc đang được thực hiện, hàng hóa đang trong nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau, cũng như thành phẩm đang chờ xuất kho đem bán hoặc vận chuyển đến khách hàng. Đối với nhiều công ty, hàng tồn kho được xem là tài sản lưu động quan trọng, vì vậy các nhà quản trị tài chính muốn giữ mức tồn kho thấp và sản xuất mềm dẻo để doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu nhưng sẽ hạ thấp mức đầu tư vào hàng tồn kho. Thực tế, tồn kho như một lớp đệm lót giữa nhu cầu và khả năng sản xuất. Thông qua việc phân tích và nhận định xu hướng phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Chính vì vậy nhóm HPT đã tiến hành nghiên cứu “Hệ thống tồn kho tại công ty TNHH – MTV Tín Kim Chi” bao gồm các nội dung sau: Phần I: Cơ sở lý luận về hệ thống tồn kho Phần II: Hệ thống tồn kho tại công ty TNHH – MTV Tín Kim Chi Phần III: Những ý kiến nhận xét.

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống tồn kho tại công ty TNHH một thành viên Tín Kim Chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tồn kho – một yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Toàn bộ quy trình sản xuất như hàng cung ứng, nguyên vật liệu, phụ tùng… mà công ty dùng trong hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn bao gồm cả công việc đang được thực hiện, hàng hóa đang trong nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau, cũng như thành phẩm đang chờ xuất kho đem bán hoặc vận chuyển đến khách hàng. Đối với nhiều công ty, hàng tồn kho được xem là tài sản lưu động quan trọng, vì vậy các nhà quản trị tài chính muốn giữ mức tồn kho thấp và sản xuất mềm dẻo để doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu nhưng sẽ hạ thấp mức đầu tư vào hàng tồn kho. Thực tế, tồn kho như một lớp đệm lót giữa nhu cầu và khả năng sản xuất. Thông qua việc phân tích và nhận định xu hướng phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Chính vì vậy nhóm HPT đã tiến hành nghiên cứu “Hệ thống tồn kho tại công ty TNHH – MTV Tín Kim Chi” bao gồm các nội dung sau: Phần I: Cơ sở lý luận về hệ thống tồn kho Phần II: Hệ thống tồn kho tại công ty TNHH – MTV Tín Kim Chi Phần III: Những ý kiến nhận xét. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình làm bài nhưng không tránh khỏi những sai sót nhóm HPT rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Nhóm thực hiện HPT! PHẦN I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG TỒN KHO I/ TỒN KHO. 1, Khái niệm và nguyên nhân gây ra tồn kho: 1.1, Khái niệm: Chính sách tồn kho rất quan trọng buộc các nhà quản lý sản xuất, quản lý marketing và quản lý tài chính phải làm việc cùng nhau để đạt được sự thống nhất. Có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách tồn kho, để có sự cân bằng các mục tiêu khác nhau như: giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tồn kho và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Tồn kho là bất kỳ nguồn nhàn rỗi nào được giữ để sử dụng trong tương lai. Bất kỳ lúc nào mà ở đầu vào hay đầu ra của công ty các nguồn không sử dụng ngay khi nó sẵn sàng, tồn kho sẽ xuất hiện. Một hệ thống tồn kho có là một tập hợp các thủ thục xác định lượng hàng hoá tồn kho sẽ được bổ sung mỗi lần bao nhiêu, thời điểm nào, các máy móc thiết bị, nhân sự thực hiện các thủ tục một cách có hiệu quả. Mỗi hệ thống tồn kho bao giờ cũng yêu cầu những phí tổn để vận hành nó. Phí tổn đó phụ thuộc vào: - Phương pháp kiểm soát hàng hoá tồn kho. - Qui mô của việc phục vụ khách hàng hay khả năng chống lại sự cạn lượng dự trữ trong thời gian đặt hàng. - Số lượng hàng tồn kho bổ sung mỗi lần đặt. Hệ thống tồn kho hiệu quả sẽ làm giảm tối thiểu các khoản chi phí thông qua việc lựa chọn phương pháp kiểm soát tồn kho và tính toán hợp lý các thông số cơ bản của hệ thống tồn kho. Đối với nhiều công ty, hàng tồn kho được xem là tài sản lưu động quan trọng. Tồn kho có hai khía cạnh đáng lưu ý. Thứ nhất, phải xác định chi phí hàng tồn được thu mua hay sản xuất. Chi phí này sau đó được đưa vào tài khoản tồn kho cho đến khi sản phẩm được xuất kho đem bán. Khi sản phẩm đã được vận chuyển hoặc phân phối đến tay khách hàng, chi phí này được ghi thành tiêu phí trong báo cáo thu nhập như một phần của giá vốn hàng bán. ** Nguyên nhân gây ra tồn kho: - Rút ngắn thời gian cần thiết để hệ thống sản xuất đáp ứng yêu cầu. - Phân bố chi phí cố định cho các đơn hàng hay lô sản xuất khối lượng lớn. - Đảm bảo sản xuất và số lượng công nhân khi nhu cầu thay đổi. - Bảo vệ công ty trước các sự kiện làm đình trệ sản xuất. - Đảm bảo sự mềm dẻo trong hệ thống sản xuất. - Tồn kho củng có thể tồn tại trong các kho của công ty và cũng có thể tồn tại trên các chuyến vận chuyển với tu cách là tồn kho trong vận chuyển. 2, Các khuynh hướng sản xuất với mức tồn kho thấp: Tồn kho là cần thiết trên các phương diện sau: - Tồn kho để giảm thời gian cần thiết đáp ứng nhu cầu; - Làm ổn định mức sản xuất của đơn vị trong khi nhu cầu biến đổi; - Bảo vệ đơn vị trước những dự báo thấp về nhu cầu. Tồn kho với bất kỳ lý do nào đó củng thể hiện một nguồn tạm thời nhàn rỗi. Sự tích lũy quá mức tồn kho có thể dẫn đến việc giảm hiệu quả sản xuất. Do đo khi tồn kho càng cao thì càng gây ra sự lãng phí. Vậy bao nhiêu tồn kho là hợp lý? Vậy một công ty muốn sử dụng các nguồn lực của nó hợp lý sẽ tìm cách triệt tiêu dần các lý do để lưu dữ tồn kho. + Giảm thời gian đặt hàng và giảm thời gian sản xuất làm cho một công ty có thể phục vụ tốt khách hàng vẫn có mức tồn kho thấp. + Giảm chi phí đặt hàng, chi phí cho các thủ tục giấy tờ, có thể giảm quy mô cho các đơn hàng và giảm tồn kho. + Giữ quan hệ tốt với ngưới cung cấp, xây dựng các nguồn nguyên liệu có chất lượng cao không cần giữ tồn kho chống lại các gián đoạn trong cung cấp. Khi nhu cầu biến đổi mà hệ thống sản xuất có điều chỉnh khả năng sản xuất của mình, hệ thống sản xuất sẽ cần đến lớp đệm lót tồn kho. Với cách nhìn nhận như vậy các nỗ lực đầu tư sẽ hướng vào một hệ thống sản xuất linh hoạt, điều chỉnh sản xuất nhanh, thiết lập quan hệ rất tốt với nhà cung ứng để có thể đặt hàng sản xuất và mua sắm thật nhanh với qui mô nhỏ, thời gian vận hành sản xuất dài để sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, lao động. Hiệu quả sản xuất, đặt hàng qui mô lớn có thể bù đắp những lãng phí mà tồn kho cao gây ra. Điều này dẫn đến tồn kho cao.Mặc dù cùng mục tiêu giảm thấp các phí tổn liên quan đến tồn kho, song cách nhìn nhận về vấn đề có thể theo những chiều hướng khác nhau. Rõ ràng, trong những điều kiện nhất định lượng tồn kho hợp lý cần được xét một cách toàn diện. Như vậy, giữ mức tồn kho không chỉ bằng một cách, việc lựa chọn phương pháp kiểm soát tồn kho phụ thuộc vào thời gian mà công ty có ý định lưu giữ tồn kho, kiểu nhu cầu mà nó phục vụ, chi phí của món hàng, mức độ kiểm soát mong muốn. 3, Phân loại tồn kho và các chi phí: Tồn kho trong các công ty có thể duy trì liên tục và cũng có thể tồn tại trong thời gian ngắn không lặp lại. Trên cơ sở đó người ta có thể chia tồn kho thành hai loại: Tồn kho một kỳ: bao gồm các mặt hàng mà nó chỉ dự trữ một lần trong một thời kỳ nhất định (thường là thời gian ngắn) mà không có ý định tái dự trữ sau thời ký đó. Tồn kho nhiều kỳ: gồm các mặt hàng duy trì tồn kho đủ dài, các đơn vị tồn kho đã tiêu dùng sẽ được bổ sung. Giá trị và thời hạn bổ sung sẽ được điều chỉnh phù hợp với mức tồn kho đáp ứng nhu cầu. Tồn kho nhiều kỳ phổ biến hơn tồn kho một kỳ. ** Chi phí tồn kho. Trong điều kiện nhất định, tồn kho quá cao sẽ làm tăng chi phí đầu tư vào tồn kho, tồn kho thấp sẽ tốn kém chi phí trong việc đặt hàng, chuyển đổi lô sản xuất, bỏ lỡ có hội thu lợi nhuận. Khi gia tăng tồn kho sẽ có hai khuynh hướng chi phí trái ngược nhau: một số chi phí này thì tăng, còn một số khoản chi phí khác thì giảm. Do đó cần phân tích kỹ lưỡng chi phí trước khi đến một phương thức hợp lý nhằm cực tiểu chi phí liên quan đến hàng tồn kho. - Các chi phí tăng lên khi tăng tồn kho: Chi phí tồn trữ: Là những chi phí phát sinh có liên quan đến việc tồn trữ. Chi phí về vốn: đầu tư vào tồn kho phải được xét như tất cả cơ hội đầu tư ngắn hạn khác. Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, đầu tư vào hàng tồn kho phải chấp nhận phí tổn cơ hội về vốn. Phí tổn cơ hội của vốn đầu tư vào tồn kho là tỷ suất sinh lợi của dự án đầu tư có lợi nhất đã bị bỏ qua. Sự gia tăng tồn kho làm tăng vốn cho tồn kho, và chấp nhận phí tổn cơ hội cao. Chi phí kho: bao gồm chi phí lưu giữ tồn kho: chi phí kho bãi, tiền lương nhân viên quản lý kho, chi phí sử dụng các thiết bị phương tiện trong kho (giữ nóng, chống ẩm, làm lạnh,...) Thuế và bảo hiểm: chi phí chống lại các rủi ro gắn với quản lý hàng tồn kho, đơn vị có thể phải tốn chi phí bảo hiểm, chi phí này sẽ tăng khi tồn kho tăng. Tồn kho là một tài sản, nó có thể bị đánh thuế, nên tồn kho tăng chi phí thuế sẽ tăng. Hao hụt, hư hỏng: tồn kho càng tăng, thời giải toả tồn kho dài, nguy cơ hư hỏng, hao hụt, mất mát hàng hoá càng lớn. Đây cũng là một khoản chi phí liên quan đến tất cả các tồn kho ở mức độ khác nhau. Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng: Nếu lượng bán thành phẩm tồn kho quá lớn thì nó làm cản trở hệ thống sản xuất.Thời gian cần để sản xuất, phân phối các đơn hàng của khách hàng gia tăng thì khả năng đáp ứng những thay đổi các đơn hàng của khách hàng yếu đi. Chi phí cho sự phối hợp sản xuất: Do lượng tồn kho quá lớn làm cản trở qui trình sản xuất nên nhiều lao động được cần đến để giải toả sự tắc nghẽn, giải quyết những vấn đề tắc nghẽn liên quan đến sản xuất và lịch trình phối hợp. Chi phí về chất lượng của lô hàng lớn: Khi sản xuất những lô hàng có kích thước lớn sẽ tạo nên tồn kho lớn. Trong vài trường hợp, một số sẽ bị hỏng và một số lượng chi tiết của lô sản xuất sẽ có nhược điểm. Nếu kích thước lô hàng nhỏ hơn có thể giảm được lượng kém phẩm chất. - Các chi phí giảm khi tồn kho tăng: Chi phí đặt hàng: Bao gồm những phí tổn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu từ nhà cung cấp, các hình thức đặt hàng. Khi chúng ta sản xuất một lô hàng sẽ phát sinh một chi phí cho việc chuyển đổi qui trình do sự thay đổi sản phẩm từ giai đoạn trước sang giai đoạn tiếp theo. Kích thước lô hàng càng lớn thì tồn kho vật tư càng lớn, nhưng chúng ta đặt hàng ít lần trong năm thì chi phí đặt hàng hàng năm sẽ thấp hơn. Chi phí thiếu hụt tồn kho: Mỗi khi chúng ta thiếu hàng tồn kho NVL cho sản xuất hoặc thành phẩm cho khách hàng, có thể chịu một khoản chi phí như là sự giảm sút về doanh số bán hàng và gây mất lòng tin đối với khách hàng. Nếu thiếu hụt nguyên vật liệu cho sản xuất có thể bao gồm những chi phí của sự phá vỡ qui trình sản xuất này và dẫn đến mất doanh thu. Để khắc phục tình trạng này, người ta phải có dự trữ bổ sung hay gọi là dự trữ an toàn. Chi phí mua hàng: Khi mua nguyên vật liệu với kích thước lô hàng lớn sẽ làm tăng chi phí tồn trữ nhưng chi phí mua hàng thấp hơn do chiết khấu theo số lượng và cước phí vận chuyển cũng giảm. Chi phí chất lượng khởi động: Khi chúng ta bắt đầu sản xuất một lô hàng thì sẽ có nhiều nhược điểm trong giai đoạn đầu, như công nhân có thể đang học cách thức sản xuất, vật liệu không đạt đặc tính, máy móc lắp đặt cần có sự điều chỉnh. Kích thước lô hàng càng lớn thì có ít thay đổi trong năm và ít phế liệu hơn. II/ PHÂN TÍCH BIÊN TẾ TỒN KHO. 1, Tồn kho một kỳ: Tồn kho chỉ duy trì tồn kho một lần không lặp lại, trong trường hợp phải đáp ứng nhu cầu có ít nhiều sự không chắc chắn có thể đẫn đến sự không đáp ứng nhu cầu hoặc dư thừa. Việc tiêu dùng một mặt hàng nào đó được ước lượng bằng một dãy phân bố xác suất. Công ty sẽ không thể mua thêm mặt hàng này nếu trong lần đầu tiên dự trữ không đủ. Nếu dự trữ không đầy đủ, khi có nhu cầu công ty sẽ mất một lượng lợi nhuận Co bằng giá bán đi trừ đi chi phí sản phẩm. Có thể coi đây là chi phí cơ hội cho việc không lưu giữ cho sản phẩm này. Nếu dự trữ quá mức, sản phẩm không bán được có thể phải thanh lý và giá thu hồi có thể nhỏ hơn chi phí. Có thể coi đây là phí tổn của việc giự trữ quá mức Cu, bằng chi phí trừ đi giá trị thu hồi. Nếu gọi PD là xác suất nhu cầu vượt quá một số đơn vị nhất định. PD sẽ là giá trị phân bổ xác suất tư nhu cầu cao nhất có thể. Lượng dự trữ được phép tăng lên từng nào mà PDCo > (1- PD)Cu Khi tăng D thì PD giảm dần và hai vế sẽ cân bằng tại giá trị PD* ở mức giá trị xác suất tích lũy này sẻ có mức dự trữ hiệu quả. PD*Co = (1-PD*)Cu PD* = Cu/( Cu + Co) 2, Tồn kho nhiều kỳ: Tồn kho nhiều kỳ có thể tiến hành trên cơ sở xem xét tồn kho này phục vụ cho nhu cầu độc lập hay nhu cầu phụ thuộc. 2.1, Các nhu cầu độc lập: Nhu cầu độc lập là nhu cầu về một mặt hàng xuất phát từ người sử dụng bên ngoài tổ chức có tồn kho. Tính độc lập được nói đến ở đây là nhu cầu mà tồn kho dự định cung cấp phát sinh một cách độc lập với việc lưu giữ tồn kho. - Nhu cầu độc lập có thể là sản phẩm hoàn thành được bán để dùng vào sửa chữa hay lắp ráp cho các dịch vụ khác hay tiêu dùng. - Nhu cầu độc lập thường là nhu cầu ở đầu ra của hệ thống. - Nhu cầu độc lập thường xuất phát từ bên ngoài, nó không thể biết chắc và phải dự đoán. 2.2, Các nhu cầu phụ thuộc: Là nhu cầu liên quan trực tiếp với sản xuất mặt hàng khác hoặc cho mặt hàng khác, bao gồm: - Nhu cầu NVL, chi tiết cần thiết cho các mặt hàng khác. Thay vì phải dự đoán như nhu cầu độc lập, các nhu cầu phụ thuộc được tính từ bộ phận lắp ráp. - Nói chung biểu hiện nhu cầu từ các mũi tên vào trong sơ đồ dòng vật liệu các liên kết trong phạm vi hệ thống. - Mức độ ở các đầu ra của hệ thống phụ thuộc vào mức sử dụng các yếu tố đầu vào. Ngược lại nhu cầu ở đầu vào phụ thuộc vào nhu càu đầu ra. Vì vậy tồn kho mang tính phụ thuộc. 2.3, Sự khác nhau của hệ thống tồn kho phục vụ nhu cầu độc lập và phụ thuộc: Hệ thống tồ kho độc lập cung cấp cho các nhu cầu bên ngoài, còn hệ thống tồn kho phụ thuộc cung cấp nhu cầu bên trong.Có thể có các mặt hàng vừa phục vụ nhu cầu độc lập, vùa phục vụ nhu cầu phụ thuộc, nhu những chi tiết để lắp ráp thành phẩm vừa bán ra như một phụ tùng thay thế. Trong trường hợp này người ta coi như đó là tồn kho nhu cầu độc lập. 3. Các hệ thống tồn kho phục vụ nhu cầu độc lập: 3.1, Hệ thống số lượng cố định: Là hệ thống tồn kho mà nó sẽ thêm cùng giá trị được thiết lập trước vào tồn kho của một mặt hàng mỗi lần nó được bổ sung. Số lượng cố định cho mỗi lần bổ sung sẽ được đề cập việc xác định quy mô đặt hàng tối ưu EOQ nhằm cực tiểu hoá chi phí. Các đơn hàng sẽ được đặt tới khi tồn kho giảm tới mức đặt hàng lại (Lr). Mức đặt hàng này xác định tuỳ thuộc vào thời gian đặt hàng (Lt) và mức sử dụng bình quân ngày đêm, ngoài ra còn có thể cộng thêm mức tồn kho bảo hiểm. Hệ thống tồn kho số lượng cố định thích hợp với các mặt hàng có mức tiêu dùng tương đối cố định. Trong quản trị hệ thống tồn kho này, vấn đề cơ bản còn lại là làm sao để biết rằng tồn kho đã giảm tới mức đặt hàng lại chưa và thực hiện đặt hàng. Việc này có thể làm bằng hai cách: + Một là, cập nhật liên tục các số liệu nhập, xuất, tồn kho, có thể thực hiện bằng tay hay bằng máy. + Hai là, sử dụng hệ thống tồn kho “ hai túi”. Toàn bộ tồn kho chia làm hai phần, phần dự trữ cho thời kỳ đặt hàng sắp xếp và có đánh dấu, phần “làm việc” là phần còn lại. Đơn đặt hàng được thiết đặt khi sử dụng hết phần “làm việc” bước sang phần dự trữ đã đánh dấu. 3.2, Hệ thống tồn kho thời gian định trước Hàng tồn kho sẽ được bổ sung sau các khoảng thời gian xác định trước. Mức tồn kho sẽ được kiểm tra theo khoảng thời gian định trước một cách thường xuyên. Số lượng tồn kho mỗi kỳ sẽ là giá trị cần để nâng tồn kho lên giá trị lớn nhất. Như vậy số lượng sẽ biến đổi tuỳ theo mức sử dụng. Hệ thống sử dụng tốt với các mặt hàng cùng bổ sung một lấn, thường là những mặt hàng mua sắm cùng thời gian và cùng một nguồn. Tần suất các đơn đặt hàng của mỗi mặt hàng, nhóm hàng có thể thiết lập, do đó có thể xác định đơn hàng bình quân cho mỗi nhóm hàng theo giá trị hiệu quả. đặt hàng theo nhóm hàng giảm chi phí vận chuyển, giảm các thủ tục và tăng khối lượng mua để hưởng chiết khấu giảm giá khối lượng lớn. 3.3, Hệ thống Min – Max Hệ thống Min- Max còn gọi là hệ thống S (system) tránh đặt hàng với số lượng nhỏ so với mức hiệu quả. Hệ thống này có những đặc điểm của hai hệ thống trước. Hệ thống tồn kho xác định trước giá trị tối đa và tối thiểu. Tồn kho sẽ đựoc kiểm tra sau một khoảng thời gian định trước. Đơn hàng sẽ được đặt nếu mức tồn kho xuống thấp hơn mức tối thiểu. Nếu mức tồn kho cao hơn mức tối thiểu, không thực hiện đặt hàng và chờ đến kỳ kiểm tra sau. Hệ thống tồn kho thích hợp với những mặt hàng không đắt tiền, do đó giữ tồn kho có thể ít tốn kém hơn các thủ tục kiểm soát chặt chẽ tồn kho để biết sẵn có bao nhiêu. 3.4, Hệ thống phân bổ ngân sách Trong phạm vi ngân sách phân bổ cho tồn kho, người mua hàng của công ty có thể quyết định mua các mặt hàng tồn kho thích hợp. Một số công ty có thể hợp đồng với người cung cấp, nhờ đó đại diện của người cung cấp định kỳ thăm kho và kiểm tra tồn kho đang lưu giữ và bổ sung đén mức cần thiết. Hệ thống phân bổ ngân sách có thể sử dụng ở các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng thực phẩm. 4, Phân loại ABC: Kỹ thuật phân tích ABC thường được sử dụng trong phân loại hàng hóa tồn kho, nhằm xác định mức độ quan trọng của hàng hóa tồn kho khác nhau. Từ đó xây dựng các phương pháp dự báo, chuẩn bị nguồn lực và kiểm soát tồn kho cho từng nhóm hàng khác nhau. Trong kỹ thuật phân tích ABC phân loại toàn bộ hàng hóa dự trữ của đơn vị thành 3 nhóm hàng: Nhóm A, nhóm B và nhóm C. Căn cứ vào mối quan hệ giá trị hàng năm với số lượng chủng loại hàng. Giá trị hàng hoá dự trữ hàng năm được xác định bằng tích số giữa giá bán một đơn vị hàng hoá với lượng dự trữ hàng hoá đó trong năm. Số lượng chủng loại hàng là số lượng từng loại hàng hoá dự trữ trong năm. Nhóm A: Bao gồm những hàng hóa dự trữ có giá trị( 80% so với tổng giá trị hàng hoá sự trữ, nhưng về(hàng năm cao nhất, chiếm từ 70 15% lượng hàng dự trữ.(mặt số lượng, chủng loại thì chỉ chiếm khoảng 10 Nhóm B: Bao gồm những loại hàng hoá dự trữ có( 25% so với tổng giá trị hàng dự(giá trị hàng năm ở mức trung bình, chiếm từ 15 trữ, nhưng về số lượng, chủng loại chúng chỉ chiếm khoảng 30% tổng số hàng dự trữ. Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị thấp, giá( trị dự trữ chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng số lượng 55% tổng số lượng hàng dự trữ.(chiếm khoảng 50    Sơ đồ: Phân loại hàng hóa tồn kho 5.Thành công, thất bại trong việc dự trữ hàng tồn kho: Tình trạng doanh số tiêu thụ ô tô trên toàn thế giới lao dốc đang buộc các nhà sản xuất phải bố trí xe tồn kho ở bất cứ nơi nào có thể, như Nissan sử dụng cả đường thử xe của nhà máy ở Anh. Land Rover và Jaguar đang phải xếp xe kín bên ngoài nhà máy ở Liverpool, Anh quốc. Trong khi đó, các xe Ford F-150 vây kín khu vực gần nhà máy lắp ráp của Ford ở Detroit, Mỹ. Không chỉ xe Mỹ, ô tô nhập khẩu, chủ yếu từ Nhật, cũng đang gây chật chỗ tại cảng Long Beach, đợi ngày được các đại lý “rước” đi. Tình hình tương tự diễn ra tại các bãi hàng và bến cảng ở Valencia, Tây Ban Nha và Anh quốc. Honda sẽ tạm dừng sản xuất tại nhà máy ở Swindon, Anh quốc, trong tháng 4 và 5 tới, kéo dài kế hoạch đóng cửa nhà máy đã công bố trước Giáng sinh ra thành 4 tháng. Honda và đồng hương Nhật Bản Toyota đều đang thực hiện kế hoạch cắt giảm mạnh sản lượng ở Nhật Bản và một số nước khác, các xe tồn kho của Honda nằm phủ bụi chờ ngày xuất khẩu. Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, khi doanh nghiệp ngành đường tồn kho gần 100.000 tấn. Tồn kho lớn đã kéo theo những ảnh hưởng về giá. Sau một thời gian tăng giá mạnh, từ giữa tháng 12.2009, giá đường đã bắt đầu giảm. Hiện giá đường trắng loại I tại kho chỉ còn 14.300-15.100 đồng/kg so với mức 18.000-19.000 đồng/kg trước đó. Tình trạng hàng tồn kho quá lâu cũng làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp như chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hàng tồn kho hay chi phí hao hụt, cải tiến sản phẩm lỗi thời… 6, Đánh giá lý luận về: Từ lý luận ta thấy cần cân bằng giữa chi phí và rủi ro trong việc dự trữ lượng hàng tồn kho, vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tồn kho, và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp. Dự trữ hàng: tiềm ẩn rủi ro. Trong khi chi phí cho việc dự trữ hàng hóa có thể diễn đạt dễ dàng bằng những con số cụ thể, thì mức độ rủi ro tương xứng với từng mức dự trữ lại rất khó xác định chính xác. Dự trữ ít hoặc không có hàng dự trữ: cũng rủi ro như: mất sự tín nhiệm của khách hàng. Không cung cấp được lượng hàng hóa khi cần thiết không chỉ làm mất khách hàng tại thời điểm điểm hiện tại , mà còn có thể mất luôn những đơn đặt hàng trong tương lai. Làm hỏng kế hoạch sản xuất, mất sự linh hoạt. Việc quản lý và đưa ra các quyết định về lượng dự trữ hàng tồn kho cũng đòi hỏi thẩm quyền ở cấp độ thích hợp. Yêu cầu này nhằm đảm bảo tính bảo mật và khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong một môi trường đầy cạnh tranh. + Các bạn nói về cơ sở lí luận của hệ thống tồn kho quá nhiều nhưng chưa tập trung nhiều về hệ thống tồn kho, các bạn nên xem lại phần này . Lý thuyết cung cấp để cho các bạn hiểu , từ đó vận dụng rút ra cái khái
Luận văn liên quan