Đề tài Hiện tượng el nino và la nina (enso)

Hiện nay, sự nóng lên toàn cầu làm thay đổi chế độ thời tiết khó lường như băng tan mạnh và mực nước biển dâng cao. Trong khi nghiên cứu về những dị thường của khí hậu, thời tiết các nhà khoa học đã đặc biệt chú ý đến El Nino và La Nina. Mỗi khi hiện tượng El Nino và La Nina xảy ra, khí hậu và thời tiết lại có những diễn biến bất thường gây ra hạn hán, lũ lụt và thiên tai ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hiện tương El Nino và La Nina thể hiện sự biến động dị thường trong hệ thống khí quyển - đại dương với quy mô thời gian giữa các năm, có tính chu kỳ hoặc chuẩn chu kỳ. Trong tình hình biến đổi khí hậu - sự nóng lên toàn cầu, hiện tượng ENSO cũng có những biểu hiện dị thường về cường độ. Nghiên cứu hiện tượng ENSO để hiểu biết về cơ chế vật lý, đặc điểm và quy luật diễn biến cũng như những hậu quả tác động của chúng, chúng ta có thể cảnh báo trước sự xuất hiện của ENSO, những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với thời tiết, khí hậu và kinh tế - xã hội để có những biện pháp phòng, tránh hiệu quả, hạn chế và giảm nhẹ thiệt hại do ENSO gây ra.

doc21 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11193 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện tượng el nino và la nina (enso), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT KHOA MÔI TRƯỜNG Bộ môn: Địa sinh thái và công nghệ môi trường TIỂU LUẬN Môn Tài nguyên khí hậu Đề tài: Hiện tượng El Nino và La Nina (ENSO) Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kim Hà Sinh viên thực hiện Nguyễn Đức Mạnh MSSV: 1021020163 Lớp: Địa sinh thái k55 Hà Nội 4/2012 MỞ ĐẦU Hiện nay, sự nóng lên toàn cầu làm thay đổi chế độ thời tiết khó lường như băng tan mạnh và mực nước biển dâng cao. Trong khi nghiên cứu về những dị thường của khí hậu, thời tiết các nhà khoa học đã đặc biệt chú ý đến El Nino và La Nina. Mỗi khi hiện tượng El Nino và La Nina xảy ra, khí hậu và thời tiết lại có những diễn biến bất thường gây ra hạn hán, lũ lụt và thiên tai ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hiện tương El Nino và La Nina thể hiện sự biến động dị thường trong hệ thống khí quyển - đại dương với quy mô thời gian giữa các năm, có tính chu kỳ hoặc chuẩn chu kỳ. Trong tình hình biến đổi khí hậu - sự nóng lên toàn cầu, hiện tượng ENSO cũng có những biểu hiện dị thường về cường độ. Nghiên cứu hiện tượng ENSO để hiểu biết về cơ chế vật lý, đặc điểm và quy luật diễn biến cũng như những hậu quả tác động của chúng, chúng ta có thể cảnh báo trước sự xuất hiện của ENSO, những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với thời tiết, khí hậu và kinh tế - xã hội để có những biện pháp phòng, tránh hiệu quả, hạn chế và giảm nhẹ thiệt hại do ENSO gây ra. KHÁI NIỆM a) El Nino El Nino, trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là Chúa Hài đồng, hoặc chú bé con, do hiện tượng này hay xảy ra vào dịp lễ Giáng sinh, là hiện tượng phá vỡ điều kiện bình thường của hệ thống đại dương - khí quyển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương gây nên những ảnh hưởng đến thời tiết trên qui mô toàn cầu. Hay theo một định nghĩa khác El nino là hiện tượng vùng biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương ấm lên một cách bất thường. Ban đầu, mặt nước bờ Đông nóng thêm 4 – 5oC, gây mưa lớn, bão nhiệt đới mạnh, lũ quét, trượt đất, lũ bùn đá dữ dội. Trong khi đó, vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương lạnh đi, dòng khí giáng biến mất, khô hạn kéo dài. Hiện tượng El Nino xảy ra bắt đầu từ lễ Giáng Sinh, kéo dài vài tháng, thường lặp lại với chu kỳ 2 – 7 năm. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng hiện tượng El Nino có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và thuật ngữ El Nino dùng để chỉ hiện tượng nước biển nóng lên. b) La Nina La Nina, trong từ Tây Ban Nha có nghĩa là cô bé con (hay còn gọi là đối El nino, anti-Ninô). La Nina, hiện tượng đối lập với El nino là chỉ hiện tượng nhiệt độ mặt nước biển vùng xích đạo phía đông Thái Bình Dương lạnh đi so với điều kiện bình thường (hiện tượng lạnh hay pha lạnh) và cũng gây ra những dị thường về thời tiết và khí hậu nhiều nơi. Hiện tưởng El Nino và La Nina thường xảy ra kế tiếp nhau. c) ENSO ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation (El Nino - Dao động Nam) để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương - Đông Ấn Độ Dương (Được gọi là Dao động Nam) để phân biệt với dao động khí áp ở Bắc Đại Tây Dương). III. NGUYÊN NHÂN VÀ CHU KỲ CỦA EL NINO – LA NINA Nguyên nhân sinh ra El Nino và La Nina Nguyên nhân sinh ra El Nino El Nino không phải là hiện tượng do con người tạo ra, mà chính là thiên nhiên. Dòng nước ấm ở phía đông Thái Bình Dương chạy dọc theo các nước Chile, Peru... đã đẩy vào không khí một lượng hơi nước rất lớn. Vì vậy, các quốc gia ở Nam Mỹ phải hứng chịu một lượng mưa bất thường, có khi lượng mưa lên đến 15 cm mỗi ngày gây ra các hiện tượng mưa bão, lụt lội ở các nước này. Những cơn gió ở Thái Bình Dương vào thời điểm có El Nino tự dưng đổi hướng, chúng thổi ngược về phía đông thay vì phía tây như thời tiết mỗi năm. Những cơn gió này có khả năng đưa mây vượt qua Nam Mỹ, đến tận Romania, Bulgaria, hoặc bờ biển Đen của Nga. Như vậy, một vùng rộng lớn của tây bán cầu bị El Nino khống chế. Do mây tập trung vào một khu vực có mật độ quá cao, do đó, phần còn lại của thế giới-các quốc gia thuộc đông bán cầu-phải hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng. Vậy lí do xuất hiện dòng nước ấm đột ngột ở phía đông Thái Bình Dương để khởi đầu hiện tượng El Nino là sự thay đổi hướng gió, tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn thống nhất. Những nguyên nhân khác bao gồm sự thay đổi áp suất không khí, Trái Đất nóng dần lên, hay cả các cơn động đất dưới đáy biển. Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng : El Nino là tập hợp của các dòng nước ấm vùng nhiệt đới Thái Bình Dương dọc theo xích đạo, đẩy các dòng nước lạnh xuống dưới và trải dài từ các bờ biển vùng xích đạo của phía tây, nam và bắc Nam Mỹ đến Thái Bình Dương. Điều này đã gây ra những thay đổi rõ rệt đến biểu đồ khí hậu được tạo nên bởi những thay đổi tự nhiên của nhiệt độ đại dương.  Nguyên nhân sinh ra La Nina La Nina thường xuất hiện khi nhiệt độ mặt nước biển thấp hơn nhiệt độ chuẩn (khoảng 250C) từ 0,50C trở đi. Nếu nhiệt độ mặt nước biển chỉ thấp hơn nhiệt độ chuẩn trong phạm vi từ 0 - 0,50C thì đó là trạng thái trung gian. Ngược lại, nếu nhiệt độ mặt nước biển cao hơn nhiệt độ chuẩn thì đó là hiện tượng El Nino. Thông thường, sau một chu kỳ El Nino thì đến chu kỳ trung gian hoặc chu kỳ La Nina. Diễn biến của ENSO trong thời kỳ 1951 - 2005 Chỉ tiêu xác định các chu trình ENSO Trong nghiên cứu này quy định: Một chu trình El Nino là thời kỳ liên tục, kéo dài từ 6 tháng trở lên, có trị số trung bình trượt 5 tháng của chuẩn sai tháng nhiệt độ trung bình mặt nước biển ở vùng NINO.3 (50N - 50S, 1500W - 900W), lớn hơn hoặc bằng 0,50C. Một chu trình La Nina là thời kỳ liên tục, kéo dài từ 6 tháng trở lên có trị số trung bình trượt 5 tháng của chuẩn sai tháng nhiệt độ trung bình bề mặt nước biển ở vùng NINO.3 nhỏ hơn hoặc bằng 0,50C. Các chu trình El Nino và La Nina trong thời kỳ 1951 - 2005 Bảng 1: Các đợt El Nino Số TT Đợt El Nino Tháng bắt đầu Tháng kết thúc Thời gian kéo dài Cực đại SSTA (0C) và tháng xuất hiện 1 1951/1952 6/1951 1/1952 8 1.3 10/1951 2 1953 3/1953 11/1953 9 1.1 9/1953 3 1957/1958 4/1957 5/1958 14 1.8 12/1957 4 1963/1964 6/1963 2/1964 9 1.2 12/0963 5 1965/1966 5/1965 2/1966 10 1.8 12/1965 6 1968/69/70 9/1968 2/1970 18 1.4 12/1969 7 1972/1973 4/1972 3/1973 12 2.6 12/1972 8 1976/1977 6/1976 2/1977 9 1.2 9,10/1976 9 1979 7/1979 12/1979 6 1.2 9/1979 10 1982/1983 4/1982 9/1983 18 3.6 1/1983 11 1986/87/88 9/1986 1/1988 7 2.0 9/1987 12 1991/1992 4/1991 6/1992 15 1.7 1/1992 13 1993 2/1993 8/1993 7 1.5 5/1993 14 1997/1998 4/1997 6/1998 15 3.9 12/1997 15 2002/2003 7/2002 1/2003 7 1.4 11,12/2002 Bảng 2: Các đợt La Nina Số TT Đợt La Nina Tháng bắt đầu Tháng kết thúc Thời gian kéo dài Cực đại SSTA (0C) và tháng xuất hiện 1 1949/1950 Cuối 1949 4/1950 - -1.7 2/1950 2 1954/55/56 5/1954 2/1956 22 -2.0 11/1955 3 1964/1965 4/1964 1/1965 10 -1.2 12/1964 4 1967/1968 9/1967 4/1968 8 -1.3 2/1968 5 1970/1971 6/1970 12/1971 19 -1.5 12/1970 6 1973/1974 6/1973 3/1974 10 -1.4 1/1974 7 1975/1976 4/1975 3/1976 12 -1.5 12/1975, 1/1976 8 1984/1985 10/1984 12/1985 15 -1.2 12/1984 * Từ các bảng số liệu trên, ta có thể thấy: Trong 55 năm (1951 - 2005) đã xảy ra: 15 đợt El Nino, trong đó: Đợt dài nhất (1968 - 1970 và 1982 - 1983): 18 tháng. Đợt ngắn nhất (1979): 6 tháng. Trung bình một đợt: 12 tháng. 10 đợt La Nina, trong đó: Đợt dài nhất (1954 - 1956): 22 tháng. Đợt ngắn nhất (1967 - 1968): 8 tháng. Trung bình một đợt: 13 tháng. Có 6 lần 2 đợt El Nino kế tiếp nhau, nhưng chỉ có một lần 2 đợt La Nina kế tiếp nhau. Có 8 đợt El Nino mạnh (SSTA trung bình tháng ≥ 1,50C) Có 6 đợt La Nina mạnh (SSTA tháng lớn nhất ≤ -1,50C) Hầu hết các đợt ENSO bắt đầu vào mùa xuân (tháng 3 - tháng 5), trong đó nhiều nhất là tháng 4, kết thúc vào mùa đông hoặc mùa xuân (tháng 12 - tháng Chưa có đợt El Nino mạnh nào bắt đầu vào giữa mùa đông hay mùa hạ. Chưa có đợt La Nina mạnh nào bắt đầu vào giữa mùa đông. Thời kỳ mạnh nhất (cực đại) của mỗi đợt ENSO là giữa mùa đông (tháng 12 – tháng 1). Mỗi đợt ENSO đều thể hiện rõ 7 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 2 - 3 tháng Giai đoạn trước khi bắt đầu. Giai đoạn bắt đầu. Giai đoạn phát triển. Giai đoạn chuyển tiếp. Giai đoạn cực trị. Giai đoạn suy yếu. Giai đoạn tan rã. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA EL NINO VÀ LA NINA Đối với thế giới Ảnh hưởng của El Nino ở các khu vực trên thế giới (màu đỏ là ấm, vàng – khô, xanh - ẩm) 1.1 Ảnh hưởng đối với thời tiết khí hậu Khi El Nino xuất hiện, kéo theo sự biến đổi khác thường của nhiệt độ và lượng mưa của nhiều vùng. El Nino hạn chế sự phát triển trong các cơn bão nhiệt đới ở Đại Tây Dương nhưng lại làm tăng số cơn bão ở vùng phía Đông và trung tâm Thái Bình Dương. Mưa xảy ra nhiều hơn gây lũ lụt ở Nam Thái Bình Dương và Nam Mỹ nhưng lại gây hạn hán cho khu vực Đông Nam Á, Đông Nam Bắc Mỹ, Indonesia, gây nên nhiều hậu quả tai hại cho thiên nhiên môi trường và kinh tế xã hội toàn cầu. Dẫn đến: Khô hạn, cháy rừng Lũ lụt, mưa lớn El Nino xảy ra góp phần làm tăng nhiệt độ của trái đất. Trong hai năm 1997 – 1998, El Nino đã gây những thiệt hại nặng nề nhất từ trước đến nay trên khắp thế giới, làm thiệt mạng 24.000 người, ảnh hưởng đến đời sống của 110 triệu người khác và gây tổn thất đến 34 tỉ USD. Vì ở ngay vùng xích đạo, Indonesia là nước chịu ảnh hưởng đầu tiên của El Nino. Năm 1997 những trận cháy rừng lớn và liên tục làm nghẹt khói và ô nhiễm không khí không những ở các thành phố Indonesia mà ở các quốc gia lân cận nữa. Lũ lụt ở bang Queensland (Mỹ) do hiện tượng La Nina gây ra Ngoài El Nino, La Nina cũng đã gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan trên khắp thế giới như tuyết rơi kỷ lục vào mùa Đông, lũ lụt kỷ lục vào mùa Xuân và hạn hán kỷ lục vào mùa Hè ở nhiều bang nước Mỹ, mưa lớn gây lũ lụt ở Australia và một số nước Đông Nam Á, đồng thời gây hạn hán khủng khiếp ở Đông Phi.  Ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực El Nino và La Nina ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp đối với các nước xung quanh khu vực Thái Bình Dương. Đông Nam Á sản xuất hàng năm 25 phần trăm lúa gạo trên thế giới, và mùa màng đã bị thiệt hại nặng vì hạn hán. Trung Quốc, nước sản xuất gạo nhiều nhất thế giới đã kêu gọi các nông dân tiết kiệm nước. Nước xuất cảng gạo nhiều nhất thế giới, Thái Lan, cũng đã báo động vì hiểm họa hạn hán. Gần đây, Cơ Quan Thực Phẩm và Nông Nghiệp của Liên Hiệp Quốc (U.N. Food and Agriculture Organization viết tắt là FAO) đã kêu gọi các nước Á Châu nên bắt đầu tích trữ lúa gạo để đề phòng nạn đói. Nạn đói do hạn hán cũng đe dọa hàng triệu người dân ở Phi Châu và Nam Mỹ. Năm nay Liên Hiệp Quốc đã báo động 700,000 người có thể bị đói ở các nước Trung Mỹ. Ở Nam Phi, mùa màng đang bị đe dọa vì hạn hán. Ở Ba Tây, người ta đang lo ngại cho các ruộng mía làm đường và đồn điền trồng cà phê. Bảng 2: một số ước tính thiệt hại vật chất do El Nino 1982 – 1983 đối với nông nghiệp (triệu đô-la Mỹ) Thiệt hại Pê-ru Êcuado Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp 417 202,7 Thiệt hại về hạ tầng cơ sở sản xuất nông nghiệp 72 Thiệt hại về chăn nuôi 160 31,1 Thiệt hại về hạ tầng cơ sở đánh cá 7 Thiệt hại về đánh bắt cá 99 117,2 Hạn hán tại Thái Lan do hiện tượng El Nino Trong khi hạn hán xảy ra ở Châu Á, Châu Úc, Phi Châu và một phần Nam Mỹ, thì El Nino lại gây ra những trận bão lụt lớn tại nhiều nơi khác trên thế giới, nhất là dọc theo bờ biền Thái bình Dương thuộc Hoa Kỳ và Nam Mỹ và các nước ở Tây Âu. Năm 1998, những trận bão tuyết đã làm tê liệt miền Đông Bắc Mỹ, và miền nam California đã bị ngập lụt vì quá nhiều mưa. Trong lúc đó, các trận lụt lớn nhất từ trước đến nay đã xãy ra tại Đông Phi Châu, Ecuador và Peru. Ở Peru, lượng sản xuất cá biển đã bị giảm 50% vì dòng nước ấm El Nino. Ảnh hưởng của El Nino đến các hệ sinh thái Các hệ sinh thái biển vùng El nino + Khi El nino xuất hiện thì ở các vùng biển Pêru và Chilê : thức ăn cá giảm – cá giảm – chim biển giảm ( di cư xuống vùng biển khác của Nam Mỹ ) + El nino xảy ra vào các năm khác còn làm tôm hùm di cư về phía nam bờ biên Pêru, các loài nhuyễn thể, bào ngư cũng tập trung với mật độ không bình thường dọc theo bờ biển miền trung Pêru + Sóng thần xuất hiện do hậu quả của El nino còn phá hủy các vùng tảo biển, làm mất các loài nhuyễn thể ở vùng biển Êcuađo và Chilê Cháy rừng ở Indonesia do El Nino năm 1997 Các hệ sinh thái ven bờ + Vùng mưa lớn: Ở vùng đất thấp ngập nước: sinh vật cũ mất đi – sinh vật mới . Sinh vật đáy sông thay đổi do dòng chảy lớn. Mưa nhiều ở các vùng khô cằn : 1 số cây cỏ , dược liệu, cây bụi di chuyển về vùng thấp khi nước rút  + Ở vùng mưa ít : gây hạn hán và cháy rừng. 2. Đối với Việt Nam 2.1 Ảnh hưởng đến thời tiết khí hậu a) Bão Trong 47 năm gần đây có 331 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thời tiết nước ta. Tính chung những năm xảy ra El Nino, mỗi năm nước ta chịu ảnh hưởng của 6 đến 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,3 cơn. Bảng 3: Tần số XTNĐ trung bình tháng và năm ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam (1956 - 2000) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Tần số 0 0 0,1 0,1 0,1 0,7 0,7 1,2 1,4 1,3 1,0 0,3 6,9 Cùng thời gian trên có tổng số 150 tháng El Nino với 63 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp, trung bình mỗi tháng El Nino có 0,42 cơn, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 28%. Trong khi đó, trung bình mỗi tháng La Nina có 0,80 cơn (86 cơn/107 tháng), nhiều hơn trung bình nhiều năm khoảng 38%. Trong cả mùa bão (từ tháng 6 đến tháng 12), trung bình nhiều năm có 6,64 cơn, mỗi tháng mùa bão có 0,95. Trong điều kiện El Nino, trung bình cả mùa bão có 4,83 cơn, mỗi tháng mùa bão có 0,69 cơn, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 27%. Trái lại, trong điều kiện La Nina, trung bình mùa bão có 9,17 cơn, mỗi tháng mùa bão có 1,31 cơn, nhiều hơn trung bình nhiều năm khoảng 38%. Ngoài ra, trong điều kiện El Nino, xoáy thuận nhiệt đới thường tập trung vào giữa mùa bão (tháng 7, 8, 9), trong điều kiện La Nina, XTNĐ thường nhiều hơn vào nửa cuối mùa bão (tháng 9, 10, 11). Nhiệt độ Trong những năm El Nino, nhiệt độ trung bình cao hơn trung bình nhiều năm ở hầu hết các vùng (chuẩn sai dương) Trong những năm La Nina, nhiệt độ trung bình thấp hơn trung bình nhiều năm ở hầu hết các vùng (chuẩn sai âm) (Bảng 4) Bảng 4: Tỉ lệ giữa tổng số chuẩn sai dương và chuẩn sai aamcuar nhiệt độ trung bình tháng trong các đợt El Nino và La Nina ở một số địa điểm (1960 – 2000) Trạm Lạng Sơn Sơn La Hà Nội Vinh Đà Nẵng Pleiku Cần Thơ Tân Sơn Nhất Trung Bình El Nino 1.24 1.54 1.41 1.27 1.67 1.59 1.95 1.93 1.54 La Nina 0.73 0.59 0.79 0.75 0.67 0.74 0.75 0.81 0.73 Ngoài ra, hiện tượng El Nino, nhất là các đợt El Nino mạnh (1982 - 1983, 1997 - 1998) còn gây ra nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ở nhiều nơi. Ngược lại, hiện tượng La Nina lại gây ra những kỷ lục về nhiệt độ tối thấp tuyệt đối Bảng 5: Một số kỷ lục nhiệt độ cao nhất tuyệt (Tx) và thấp nhất tuyệt đối (Tm) trong các đợt El Nino và La Nina Trạm Lạng Sơn Hà Nội Vinh Đà Nẵng Pleiku Cần Thơ Tân Sơn Nhất El Nino TX (tháng/năm) 37.6 (7/83) 39.4 (6/83) 39.6 (6/98) 40.0 (5/98) 40.1 (6/98) 38.9 (5/98) 36.0 (4/98) 39.3 (5/98) Tm (tháng/năm) 5.4 (1/77) 10.6 (11/79) 13.1 (2/77) 8.6 (2/77) 16.5 (12/63) La Nina TX (tháng/năm) 40.0 (5/88) 37.3 (3/99) 39.7 (1/99) Tm (tháng/năm) -1.7 (2/68) -1.5 (12/75) 5.0 (2/68) 5.9 (1/74) 5.1 (12/99) 9.4 (12/99) 10.2 (1/74) 6.1 (12/75) 14.8 (1/63) Lượng mưa Hầu hết các đợt El Nino và La Nina đều cho chuẩn sai âm về lượng mưa, song El Nino gây thâm hụt lượng mưa ở hầu hết các vùng trong cả nước, trong đó rõ rệt nhất là Bắc Trung Bộ. Mức thâm hụt lượng mưa các tháng trong các đợt El Nino ở phần lớn các khu vực trong nước trung bình là 20 – 50%/đợt. Mức thâm hụt lớn nhất trong một đợt El Nino là 69% ở Buôn Ma Thuột. Khoảng một nửa số đợt La Nina gây ra thâm hụt lượng mưa trong các khu vực, chủ yếu ở Bắc Bộ và Tây Nguyên, với mức thâm hụt một đợt phổ biến 15 – 20%. Mức thâm hụt lớn nhất trong một đợt La Nina là 47,2% ở Nha Trang. Lũ lụt tại Việt Nam có phần tác động của La Nina Ảnh hưởng đến nông nghiệp Trong điều kiện El Nino, năng suất lúa bình quân của vụ Đông Xuân giảm so với vụ trước đó, nhất là ở vùng trung du Bắc Bộ, trái lại năng suất lúa vụ mùa tăng, nhất là ở vùng Bắc Trung Bộ. Trong điều kiện La Nina, năng suất lúa bình quân vụ Đông Xuân và vụ mùa đều tăng so với vụ trước đó, trong đó vụ Đông Xuân rõ nhất ở đồng bằng Bắc Bộ, vụ mùa rõ nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong điều kiện ENSO, diện tích cà phê cho thu hoạch và sản lượng cà phê đều tăng so với vụ trước: những năm La Nina, diện tích cà phê lớn hơn những năm El Nino, song sản lượng cà phê những năm El Nino cao hơn những năm La Nina. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái + Hạn hán dẫn đến các tình trạng Mất nơi sống của sinh vật đồng ruộng nước ngọt, mở rộng nơi sống của sinh vật nước lợ, mặn. Cản trở sự phát triển của quần thể ngập mặn tiên phong ra các cửa sông, và bãi bồi ven biển do rễ hô hấp bị ngập sâu thiếu oxi + Ảnh hưởng đến mùa sinh sản + Hệ sinh thái rừng ngập mặn bị tổn thương. Bảng 4: Tình hình thiệt hại về nông nghiệp do El Nino gây ra tại nước ta Khu vực Đối tượng Thiệt hại Tây nguyên Cafe 74.400 ha, trong đó 30 – 40 ha thiệt hại nghiêm trọng, 14 ha bị chết Lúa 52.000 ha Đông Nam Bộ Cafe 2.300 bị hại và chết, thiệt hại nghiêm trọng 13.000 ha Lúa 2.800 ha ĐB. Sông Cửu Long Lúa 15.900 ha lúa đông xuân bị hạn và bị nhiễm mặn, 7.777 ha mất trắng, 7.100 ha bị thiếu nước Bắc Bộ và Thanh Hóa Lúa 14.200 ha bị hạn Ảnh hưởng đến đến dòng chảy sông ngòi ở Việt Nam Trong những năm El Nino, phần lớn các trạm có dòng chảy năm nhỏ hơn trung bình nhiều năm từ 10% trở lên, những năm El Nino mạnh có thể giảm tới 50 - 60%. Trong những năm La Nina, dòng chảy năm các sông thường lớn hơn trung bình nhiều năm, có năm, ở một số sông, lớn hơn tới 80 - 100%. Đối với dòng chảy mùa lũ cũng có đặc điểm tương tự: trong những năm El Nino thường nhỏ hơn giá trị dòng chảy trung bình nhiều năm, tỷ lệ (%) giữa dòng chảy mùa lũ và dòng chảy trung bình nhiều năm đạt 65 - 95%, trái lại, trong những năm La Nina, tỷ lệ này thường là 101 - 110%, ở một số vùng lên tới 130 - 140% (vùng núi Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên). Tuy nhiên, tính biến động của đặc trưng này trong điều kiện ENSO rất lớn, không loại trừ có năm El Nino, dòng chảy mùa lũ lớn hơn dòng dảy trung bình nhiều năm, ngược lại, trong những năm La Nina, dòng chảy mùa lũ nhỏ hơn dòng chảy trung bình nhiều năm. Đối với dòng chảy mùa cạn, trong những năm El Nino, lượng dòng chảy 3 tháng liên tục nhỏ nhất ở hầu hết các trạm đều nhỏ hơn trị số trung bình nhiều năm của thời kỳ tương ứng và đạt khoảng 80 - 90%, trái lại, trong những năm La Nina - lớn hơn trị số trung bình nhiều năm và đạt 101 - 140%. Đối với dòng chảy tháng nhỏ nhất cũng có tình hình tương tự. Hạn hán do ảnh hưởng của El Nino tại Việt Nam Nhìn chung, 15 - 16 đợt El Nino đã xuất hiện trong hơn nửa thế kỷ qua trước hết làm nền nhiệt độ ở hầu hết các khu vực trong cả nước đều tăng hơn so với bình thường, các kỷ lục cao của nhiệt độ ở hầu hết các khu vực của nước ta thường gắn với hiện tượng El Nino. Nơi chịu tác động nhiều nhất là Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Nơi ảnh hưởng ít nhất là vùng Tây Bắc. El Nino làm giảm sút lượng mưa ở hầu hết các khu vực, nhất là khu vực Trung Bộ, bao gồm cả Tây Nguyên. Bởi đa phần lượng ẩm cung cấp cho khu vực Việt Nam do gió mùa mùa hè. El Nino xuất hiện thì cường độ gió mùa hè yếu, mùa mưa đến chậm hơn hoặc kết thúc sớm hơn, lượng mưa ít hơn. Số lượng bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam ít hơn so với bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý là trong các năm El Nino xuất hiện những cơn bão trái quy luật. Tần số không khí lạnh (gió mùa đông bắc) ít hơn và kết thúc sớm hơn mọi năm dẫn đến mùa đông ấm hơn bình thường ở các tỉnh phía Bắc. Ngoài quy luật này, đôi khi có El Nino tác đ