Đề tài Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro hối đoái của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Trong nền kinh tế mở như hiện nay, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống như: tiết kiệm, cho vay thế chấp, cho vay cầm cố, bảo lãnh L/C, chiết khấu giấy tờ có giá, thanh toán bằng séc, chuyển khoản thì các ngân hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới, hiện đại, trong đó phải kể đến các giao dịch kinh doanh ngoại tệ. Đây là một hoạt động kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng thương mại, nhưng nó cũng chứa đầy những rủi ro. Khi tham gia hoạt đồng kinh doanh tiền tệ, ngân hàng sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro tỷ giá cho ngân hàng nếu tỷ giá trên thị trường biến động. Để có thể hạn chế được rủi ro này, ngân hàng sẽ phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa. Một trong những công cụ hữu hiệu phòng ngừa tỷ giá đó chính là các hợp đồng phái sinh tiền tệ. Các hợp đồng phái sinh tiền tệ bao gồm: hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, hợp đồng ngoại hối tương lai, hợp đồng ngoại hối hoán đổi, hợp đồng ngoại hối quyền chọn. Hiệu quả của từng hợp đồng như thế nào? Hạn chế ra sao? Chúng ta cùng nhóm 3 thảo luận vấn đề này thông qua đề tài “ Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro hối đoái của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam”

doc27 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro hối đoái của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-----š›&š›----- ĐỀ TÀI “ Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro hối đoái của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” Giáo viên hướng dẫn : Họ tên sinh viên : -----š›&š›----- Lời mở đầu Trong nền kinh tế mở như hiện nay, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống như: tiết kiệm, cho vay thế chấp, cho vay cầm cố, bảo lãnh L/C, chiết khấu giấy tờ có giá, thanh toán bằng séc, chuyển khoản… thì các ngân hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới, hiện đại, trong đó phải kể đến các giao dịch kinh doanh ngoại tệ. Đây là một hoạt động kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng thương mại, nhưng nó cũng chứa đầy những rủi ro. Khi tham gia hoạt đồng kinh doanh tiền tệ, ngân hàng sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro tỷ giá cho ngân hàng nếu tỷ giá trên thị trường biến động. Để có thể hạn chế được rủi ro này, ngân hàng sẽ phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa. Một trong những công cụ hữu hiệu phòng ngừa tỷ giá đó chính là các hợp đồng phái sinh tiền tệ. Các hợp đồng phái sinh tiền tệ bao gồm: hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, hợp đồng ngoại hối tương lai, hợp đồng ngoại hối hoán đổi, hợp đồng ngoại hối quyền chọn. Hiệu quả của từng hợp đồng như thế nào? Hạn chế ra sao? Chúng ta cùng nhóm 3 thảo luận vấn đề này thông qua đề tài “ Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro hối đoái của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” Đề cương A, Khái luận I, Rủi ro hối đoái là gì ? II, Các công cụ phái sinh tiền tệ phòng ngừa rủi ro hối đoái 1, Hợp đồng kỳ hạn 1.1 Khái niệm 1.2 Đặc điểm 1.3 Lợi ích chính 2, Hợp đồng tương lai 2.1 Khái niệm 2.2 Đặc điểm 2.3 Lợi ích chính 3, Hợp đồng hoán đổi 3.1 Khái niệm 3.2 Đặc điểm 3.3 Lợi ích chính 4, Hợp đồng quyền chọn 4.1 Khái niệm 4.2 Đặc điểm 4.3 Lợi ích chính B, Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ phòng ngừa rủi ro hối đoái tại ngân hàng công thương Việt Nam I, Diễn biến tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng , Ngân hàng công thương và một số ngân hàng lớn tại Việt Nam II, Hiệu quả các công cụ 1, Hiệu quả hợp đồng kỳ hạn 2, Hiệu quả hợp đồng tương lai 3, Hiệu quả hợp đồng quyền chọn 4, Hiệu quả hợp đồng hoán đổi III, Hạn chế sử dụng các công cụ và một số kiến nghị C, Kết luận A, Khái luận I, Rủi ro hối đoái là gì? Rủi ro hối đoái: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính II, Các công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro hối đoái 1, Hợp đồng kỳ hạn 1.1 Khái niệm: Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua bán ngoại hối với số lượng và mức giá xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai. 1.2 Đặc điểm: Được ký kết giữa hai tổ chức, hai nhà đầu tư hoặc giữa một tổ chức với một nhà đầu tư. Là công cụ hỗ trợ cho người mua và người bán phòng chống lại các nguyên nhân gây nên sự không chắc chắn về giá cả trong tương lai. Ràng buộc trách nhiệm của hai chủ thể là bên mua và bên bán của hợp đồng. Cả hai bên đều có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp bất khả kháng, một bên của hợp đồng không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì việc giao dịch để bán lại hợp đồng này cho bên thứ ba gặp rất nhiều khó khăn do các điều kiện của hợp đồng do người mua và người bán tự thỏa thuận với nhau. Được sử dụng khá rộng rãi trong việc giao dịch các hàng hóa thông thường, giao dịch vàng, ngoại tệ hay chứng khoán Tỷ giá kỳ hạn: Đối với giao dịch giữa VNĐ với USD là tỷ giá được xác định vào ngày giao dịch trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của VNĐ (tính theo năm) do NHNNVN công bố và lãi suất mục tiêu của USD do Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố. Đối với giao dịch giữa VNĐ với các ngoại tệ khác USD và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa NHCT và khách hàng. Thời gian thanh toán: Đối với giao dịch giữa VNĐ với các ngoại tệ kỳ hạn thanh toán tối thiểu là 03 ngày, tối đa là 365 ngày kề từ ngày giao dịch. Đối với giao dịch giữa hai loại ngoại tệ với nhau kỳ hạn thanh toán dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa NHCT và khách hàng. 1.3 Lợi ích chính Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền ra nước ngoài hoặc đầu tư... Phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ảnh hưởng xấu tới thu nhập và chi phí trong tương lai khách hàng. 2, Hợp đồng tương lai 2.1 Khái niệm: Hợp đồng tương lai là hợp đồng mua bán ngoại hối với số lượng và mức giá ngày đáo hạn đã xác định; chủ hợp đồng có thể giao dịch tất toán bất cứ lúc nào trong chuỗi ngày giá trị của hợp đồng. 2.2 Đặc điểm Hợp đồng được giao dịch tại Sở giao dịch thông qua trung gian là các nhà môi giới. Hàng hóa giao dịch trên hợp đồng tương lai phải là các hàng hóa được lựa chọn và là các hàng hóa có tính thanh khoản cao. Hợp đồng tương lai quy định khối lượng giao dịch theo hợp đồng. Thời gian và địa điểm giao hàng: được Sở Giao dịch xác định cụ thể (thường thì các hợp đồng được thực hiện chuyển giao vào một thời điểm xác định trong các tháng). Giá cả thực hiện: giá thực hiện tại một thời điểm phản ánh các kỳ vọng về giá của người mua và người bán Lợi ích chính Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền ra nước ngoài hoặc đầu tư... Phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ảnh hưởng xấu tới thu nhập và chi phí trong tương lai khách hàng. 3, Hợp dồng hoán đổi 3.1 Khái niệm: Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là hợp đồng mà các bên thỏa thuận hoán đổi một đồng tiền thông qua một hợp đồng và cam kết sẽ mua hoặc bán lại bằng một hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ Đặc điểm Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng mua vào hoặc bán ra một đồng tiền được ký kết tại thời điểm hôm nay Số lượng đồng tiền vào và bán ra là như nhau Ngày giá trị của hợp đồng theo chiều mua vào và bán ra là khác nhau Hợp đồng hoán đổi tạo ra sự không cân xứng về thời gian Hợp đồng hoán đổi gồm hai loại: hợp đồng hoán đổi giao ngay – kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi kỳ hạn- kỳ hạn Hợp đồng hoán đổi được giao dịch trên thị trường phi tập trung 3.3 Lợi ích chính Giúp doanh nghiệp XNK quản l‎ý‎ dòng tiền hiệu quả. Sử dụng ngay được nguồn ngoại tệ sẽ có trong tương lai. Có thể hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền. Phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ảnh hưởng xấu tới thu nhập và chi phí trong tương lai. 4, Hợp đồng quyền chọn 4.1 Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là hợp đồng về quyền chứ không phải là nghĩa vụ mua hoặc bán một số lượng tiền tệ nhất định với mức giá, khối lượng và ngày giao dịch đã xác định. 4.2 Đặc điểm Có 2 kiểu quyền chọn: Quyền chọn kiểu Châu âu, là loại quyền chọn mà bên mua chỉ được thực hiện quyền vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Quyền chọn kiểu Mỹ, là loại quyền chọn mà bên mua có thể thực hiện quyền vào bất kỳ ngày nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Kỳ hạn của hợp đồng: từ 3 – 365 ngày. Tỷ giá thực hiện: Tỷ giá mà người mua quyền được mua hoặc bán ngoại tệ. Tỷ giá này do khách hàng tự lựa chọn. Phí quyền chọn: là số tiền mà người mua phải trả cho người bán để có được quyền mua hoặc quyền bán ngoại tệ. 4.3 Lợi ích chính Bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khách hàng, đồng thời có thể giúp khách hàng thu thêm được lợi nhuận khi tỷ giá biến động theo chiều có lợi. Xác định trước được mức chi phí tối đa (quyền chọn mua) hay mức lãi tối thiểu (quyền chọn bán) trong các giao dịch ngoại tệ tương lai. Giúp khách hàng lựa chọn được mức tỷ giá mong muốn B, Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ của Ngân hàng công thương I, Diễn biến tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng , Ngân hàng Công thương và một số ngân hàng lớn tại Việt Nam 1. Diễn biến tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do 11/2 16/2 22/2 26/2 1/3 5/3 11/3 16/3 26/3 4/4 8/4 Thị trường tự do 21.600 21.900 22.150 22.050 21.820 21.850 - - - - - Liên ngân hàng 20.693 20.698 20.678 20.673 20.693 20.658 20.663 20.658 20.900 20.703 20.718 Nguồn VDT.VN (Báo doanh nhân Việt Nam toàn cầu) Đồ thị biểu diễn tỷ giá USD / VNĐ trên thị trường tự do và trên liên ngân hàng từ ngày 11/2/2011 dến ngày 8/4/2011 Tỷ giá USD liên ngân hàng trong 2 tháng gần đây có sự thay đổi khó đoán trước. Hầu hết tỷ giá USD trên liên ngân hàng có xu hướng tăng, tuy nhiên tuần 28/3 – 2/4 tỷ giá lại có xu hướng giảm và rồi tuần 4/4 – 9/4 tỷ giá USD trên liên ngân hàng tăng cao nhất từ trước đến nay đỉnh điểm tăng là ngày 8/4 với giá USD là: 20.718 So sánh với tỷ giá USD trên thị trường tự do thì liên ngân hàng thấp hơn. Tỷ giá trên thị trường tự do luôn giữ trên mức 21.000 trong khi đỉnh của liên ngân hàng mới có 20.718.Ngày 7/3 theo nghị định mới của chính phủ cấm giao dịch USD trên thị trường tự do thì theo đó từ 7/3 đến nay thị trường tự do ngừng giao dịch 2. Diễn biến tỷ giá Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương và một số ngân hàng lớn tại Việt Nam Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.  Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.  Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 800 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.  Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.  Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.  Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn thế giới.  Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.  Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.  Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.  Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.. Sologan: Nâng giá trị cuộc sống. Trong hoạt động kinh doanh của mình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng. Việc áp dụng tỷ giá được ngân hàng quy định giá trần chính là tỷ giá bán ra của các ngân hàng thương mại. Sau đây là diễn biến tỷ giá các ngân hàng thương mại trong một số ngày gần đây Bảng 1: Tỷ giá VND/USD tại một số ngân hàng ngày 4/4 Ngân hàng Mua vào Bán ra Sacombank 20.880 20.910 Vietcombank 20.905 20.910 Vietinbank 20.905 20.910 ACB 20.900 20.910 Eximbank 20.890 20.910 BIDV 20.905 20.910 (Nguồn VDT.VN ngày 4/4/2011) Bảng 2: Tỷ giá VND/USD tại một số ngân hàng ngày 5/4 Ngân hàng Mua vào Bán ra Sacombank 20.890 20.920 Vietcombank 20.915 20.920 Vietinbank 20.915 20.920 ACB 20.910 20.920 Eximbank 20.900 20.920 BIDV 20.915 20.920 (Nguồn VDT.VN ngày 5/4/2011) Bảng 3: Tỷ giá VND/USD tại một số ngân hàng ngày 6/4 Ngân hàng Mua vào Bán ra Sacombank 20.885 20.915 Vietcombank 20.910 20.915 Vietinbank 20.910 20.915 ACB 20.900 20.915 Eximbank 20.895 20.915 BIDV 20.910 20.915 (Nguồn VDT.VN ngày 6/4/2011) Bảng 4: Tỷ giá VND/USD tại một số ngân hàng ngày 7/4 Ngân hàng Mua vào Bán ra Sacombank 20.890 20.920 Vietcombank 20.915 20.920 Vietinbank 20.915 20.920 ACB 20.910 20.920 Eximbank 20.900 20.920 BIDV 20.915 20.920 (Nguồn VDT.VN ngày 7/4/2011) Bảng 5: Tỷ giá VND/USD tại một số ngân hàng ngày 8/4 Ngân hàng Mua vào Bán ra Sacombank 20.895 20.925 Vietcombank 20.920 20.925 Vietinbank 20.920 20.925 ACB 20.910 20.925 Eximbank 20.905 20.925 BIDV 20.920 20.925 (Nguồn VDT.VN ngày 8/4/2011) Bảng 6: Tỷ giá VND/USD tại một số ngân hàng ngày 9/4 Ngân hàng Mua vào Bán ra Sacombank 20.890 20.920 Vietcombank 20.915 20.920 Vietinbank 20.915 20.920 ACB 20.910 20.920 Eximbank 20.900 20.920 BIDV 20.915 20.920 (Nguồn VDT.VN ngày 9/4/2011) Kinh doanh ngoại hối tuy mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy là một chủ thể kinh doanh ngân hàng công thương cũng chọn cho mình một số công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá gồm: hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, hợp đồng ngoại hối tương lai, hợp đồng ngoại hối hoán đổi, hợp đồng ngoại hối quyền chọn. Tuy nhiên, giữa lúc nghiệp vụ “quyền chọn Đô - Đồng” đang nhộn nhịp thì đến ngày 18/3/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành Văn bản số 1820/NHNN - QLNH, yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại kể từ 23/3/2009 phải dừng thực hiện nghiệp vụ này. II. Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro hối đoái 1. Hợp đồng kỳ hạn Bài toán 1: Bảo hiểm khoản đầu tư bằng ngoại tệ Ngày 11/2/2011 Ngân hàng Vietinbank huy động được 100.000 triệu VNĐ,nhưng nhu cầu đầu tư của ngân hàng lại là đồng USD trong một tháng. Do vậy ngân hàng quyết định bán đồng việt để lấy đô đi đầu tư và sau một tháng đổi lại đồng việt, nhưng do diễn biến tỷ giá đô khó đoán nên ngân hàng quyết định phòng ngừa rủi ro hối đoái bằng một hợp đồng kỳ hạn Ngân hàng mua hợp đồng kỳ hạn 1 tháng với các thông số thị trường như sau: Theo diễn biến tỷ giá trên liên ngân hàng tỷ giá giao ngay ngày 11/2 là S(USD/ VNĐ) = 20685 -20701 Mức lãi suất kỳ hạn một tháng của VNĐ là: 13.5% - 14% Mức lãi suất kỳ hạn một tháng của USD là: 4.2% - 5.8% Áp dụng công thức tính tỷ giá kỳ hạn ta có: F0 = So + So* = 20701 + 20701 * = 20869 FB = Sb + Sb* = 20685 + 20685 * = 20817 => F= 20817 - 20869 Quy trình thực hiện hợp đồng như sau Khách hàng Ngân hàng Vietinbank Interbank B1:Vietinbank với vai trò là khách hàng, bán giao ngay VNĐ( mua USD) trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được thị trường áp dụng tỷ giá bán So= 20850 => Số USD ngân hàng thu được là: 100.000/20701 = 4,8307 (triệu USD) Ngân hàng dùng USD này đầu tư trên thị trường tiền tệ, nên thị trường áp dụng lãi suất bid 4.2%/ năm Sau một tháng cả gốc và lãi nhận được là IUSD = 4,8307 * ( 1 + 4,2%* 1/12) = 4,8476 (tr USD) B2: Như đã nói ở trên, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá khi vừa mua USD ngân hàng ký ngay một hợp đồng kỳ hạn 1 tháng bán cả gốc và lãi USD thu được từ hoạt động đầu tư. Thị trường áp dụng tỷ giá kỳ hạn mua vào là Fb = 20817 (H) I = 4,8476 * 20817 = 100912 (Tr VNĐ) (1) Tỷ giá giao ngay ngày 11/3/2011 (tức là ngày đáo hạn của hợp đồng kỳ hạn mà ngân hàng đã ký một tháng trước) là S (USD/ VNĐ) = 20660 – 20666 Nếu Vietinbank không ký hợp đồng kỳ hạn mà chọn thi trường giao ngay thì ngày 11/3/2011 bán spot USD lấy đồng VNĐ thì số VNĐ thu được là: (Vì ngân hàng ở vị trí khách hàng bán nên thị trường áp dụng giá mua Sb = 20660) (U) I = 4,8476 * 20660 = 100151 (Tr VNĐ) (2) => Từ 1 và 2 ta thấy việc chọn hợp đồng kỳ hạn đã giúp ngân hàng Vietinbank tránh được rủi ro giá đô ngày 11/3 giảm và thu được lãi là 912 tr VNĐ Đặt bài toán trong trường hợp giá đô ngày 11/3 tăng lên mức 20700 thì ngân hàng có lợi hơn khi giao dich trên thị trường giao ngay. Tuy nhiên, việc lãi lỗ là khó lường trước được vì vậy việc phòng ngừa là biện pháp khôn ngoan và cần thiết trong bất cứ ngân hàng nào. Nó giúp cho hoạch định chi phí và ổn định trong kinh doanh Bài toán 2: Bảo hiểm khoản tiền vay bằng ngoại tệ Ngày 26/2/2011 ngân hàng nhận được một khoản tiền gửi từ khách hàng là 25 tr USD kỳ hạn là 1 tháng sau đó bán USD để lấy VNĐ tại liên ngân hàng. Ngân hàng đã tự bảo hiểm khoản tiền vay này bằng hợp đồng kỳ hạn 1 tháng với thông số như sau Tỷ giá giao ngay ngày 26/2 là S (USD/ VNĐ) = 20670 - 20676 lãi suất như trên Áp dụng công thức tính tỷ giá kỳ hạn ta có: F0 = So + So* = 20676 + 20676 * = 20844 FB = Sb + Sb* = 20670 + 20670 * = 20802 F= 20802 - 20844 B1:Vietinbank với vai trò là khách hàng, bán giao ngay USD trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được thị trường áp dụng tỷ giá bán Sb= 20670 Số VNĐ ngân hàng thu được là: 25 *20670 = 516.750 (triệu VNĐ) Ngân hàng dùng VNĐ này đầu tư trên thị trường tiền tệ, nên thị trường áp dụng lãi suất bid 13,5%/ năm Sau một tháng cả gốc và lãi nhận được là IVNĐ = 516.750 * ( 1 + 13,5%* 1/12) = 522.563,4375 (tr VNĐ) B2: Như đã nói ở trên, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, khi vừa bán USD ngân hàng ký ngay một hợp đồng kỳ hạn 1 tháng bán cả gốc và lãi VNĐ thu được từ hoạt động đầu tư mua USD thanh toán cho khách gửi. Thị trường áp dụng tỷ giá kỳ hạn bán ra là Fo = 20844 (H) I = 522563,44 / 20844 = 25,0702 (Tr USD) (1) Tỷ giá giao ngay ngày 26/3/2011 (tức là ngày đáo hạn của hợp đồng kỳ hạn mà ngân hàng đã ký một tháng trước) là S (USD/ VNĐ) = 20897 - 20903 Nếu Vietinbank không ký hợp đồng kỳ hạn mà chọn thị trường giao ngay thì ngày 26/3/2011 mua spot USD bằng đồng VNĐ thì số USD thu được là: (Vì ngân hàng ở vị trí khách hàng mua nên thị trường áp dụng giá bán So = 20903) (U) I = 522.563,4375 / 20903 = 24,9994 (Tr USD) (2) =>Từ 1 và 2 ta thấy chính nhờ hợp đồng kỳ hạn mà ngân hàng tránh phải khoản lỗ từ việc giá đô tăng Đặt bài toán trong trường hợp giá đô ngày 26/3 giảm xuống mức 20650 thì ngân hàng mua được đô rẻ hơn. Tuy nhiên, việc lãi lỗ là khó lường trước được vì vậy việc phòng ngừa là biện pháp khôn ngoan và cần thiết trong bất cứ ngân hàng nào. Nó giúp cho hoạch định chi phí và ổn định trong kinh doanh => Đánh giá tổng quan ngân hàng công thương trong việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo về tình hình hoạt động ngân hàng trong tuần từ 5 - 11/3/2011. Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ đến ngày 9/3/2011 đạt xấp xỉ 114.722 tỷ VND và 3.426 triệu USD, bình quân đạt khoảng 22.944 tỷ VND và 685 triệu USD/ngày. Thống kê lại số giá trị giao dịch trên thị trường liên ngân hàng của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam như sau Ngân hàng Tỷ trọng giao dịch BIDV 15,3% VCB 13,2% VIETINBANK 10,8% ACB 10,8% SACOMBANK 8% TECHCOMBANK 6,8% Theo VnEconomy Điểm đáng chú ý là trong tuần nói trên, các giao dịch VND tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần), đặc biệt là giao dịch qua đêm, với tổng doanh số giao dịch 2 kỳ hạn  này chiếm 74,7% tổng doanh số. Giao dịch bằng USD qua đêm đạt 2.462 triệu USD, tương đương 72% tổng doanh số. Tỷ trọng của doanh số giao dịch qua đêm bằng VND và USD theo đó đã có tuần tăng đột biến, khi trong thời gian qua phổ biến chỉ xoay quanh 50% tổng doanh số. Đi cùng với doanh số cao, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng ở kỳ hạn này tiếp tục có xu hướng tăng và ở mức cao. Cụ thể, lãi suất bình quân liên ngân hàng bằng VND đến ngày 9/3/2011 tăng nhẹ đối với các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 1 tháng và không kỳ hạn; giảm nhẹ đối với các kỳ hạn còn lại (2 tuần, 3 tháng, 6 tháng); riêng lãi suất kỳ hạn 12 tháng không thay đổi vẫn ở mức 13,43%/năm. Lãi suất bình quân qua đêm và 1 tuần tiếp tục tăng và vẫn đứng ở mức cao (đây là 2 kỳ hạn có doanh số lớn nhất). Lãi suất bình quân qua đêm tuần nói trên ở mức 13,38%/năm, tăng 0,90% so với tuần trước; lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tuần ở mức 13,28%/năm, tăng 0,05% so với tuần trước. Lãi suất các kỳ hạn đều trên 13%/năm. Diễn biến lãi suất này được gắn với tuần đầu tiên thị trường đón nhận quyết định tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước. Đối với các giao dịch bằng USD, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ có xu hướng tăng đối với các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống; trong đó lãi suất kỳ hạn 2 tuần và 1 tháng tăng tương đối với các mức tăng lần lượt là 0,61% và 0,76%. Riêng lãi suất bình quân 1 tuần và lãi suất các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên giảm so với mức bình quân tuần trước; trong đó lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng giảm mạnh. Lãi suất bình quân qua đêm bằng USD ở mức 0,38%/năm, tăng 0,02
Luận văn liên quan