Đề tài Hoàn thiện chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kỹ thuật Vinaconex

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kỹ thuật VINACONEX được Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng và Vinaconex thành lập ngày 16/05/2007. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là lĩnh vực xây lắp trong đó đấu thầu là một công tác then chốt để tìm kiếm công việc đầu vào. Kể từ khi thành lập, công tác đấu thầu của Công ty chủ yếu dựa trên kế hoạch kinh doanh hàng năm hoặc ứng biến theo tình huống cụ thể, mà ít có chiến lược dài hạn. Vì vậy doanh nghiệp phát triển không ổng định, không bền vững và luôn đối mặt với những khó khăn về vốn, về việc làm, về thị trường . Hoàn thiện chiến lược đấu thầu xây lắp trên cơ sở nghiên cứu, phân tích Luật đấu thầu, Luật Xây dựng và các văn bản pháp lý có liên quan; nghiên cứu, phân tích môi trường xây dựng tại Việt Nam là nhu cầu cấp bách đối với doanh nghiệp, vì vậy tác chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kỹ thuật Vinaconex”

pdf89 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kỹ thuật Vinaconex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Thạc sĩ 1 Học viên : Vũ Tiến Vượng Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thế Hoà MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................1  Danh mục các hình vẽ .............................................................................................4  MỞ ĐẦU...................................................................................................................5  1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................5  2. Mục đích của Đề tài...........................................................................................5  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................5  4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.....................................................6  CHƯƠNG 1..............................................................................................................7  MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU XÂY LẮP ..............................................................................7  1.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP........7  1.1.1. Mục đích nghiên cứu công tác đấu thầu xây lắp .......................................7  1.1.2. Trình tự và nội dung của công tác đấu thầu.............................................8  1.2. HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN TỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP.....................................................11  1.2.1. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu .............................................................................11  1.2.2. Chuẩn bị nội dung về kỹ thuật ..................................................................11  1.2.3. Chuẩn bị nội dung về tài chính.................................................................13  1.2.4. Chuẩn bị nội dung về pháp lý ...................................................................17  1.2.5. Nộp hồ sơ dự thầu......................................................................................17  1.2.6. Hoàn thiện và kí kết hợp đồng ..................................................................18  1.3. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG XÂY LẮP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 ...........................................................................................................18  1.4. KHÁI NIỆM, YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CHO DOANH NGHIỆP....................................19  1.4.1. Khái niệm, yêu cầu chiến lược đấu thầu xây lắp .....................................19  1.4.2. Nội dung các bước xây dựng chiến lược:.................................................20  1.4.3. Sứ mạng, mục tiêu và chiến lược hiện tại ...............................................20  1.4.4. Phân tích các yếu tố bên trong..................................................................21  1.4.5. Phân tích môi trường ngành theo Michael Porter...................................24  CHƯƠNG 2............................................................................................................29  PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CỦA ...............................................29  Luận văn Thạc sĩ 2 Học viên : Vũ Tiến Vượng Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thế Hoà CÔNG TY VINACONEX E&C...........................................................................29  2.1. GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ...........29  2.1.1. Một số thông tin cơ bản về công ty. ..........................................................29  2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ..........................................................29  2.1.3. Lĩnh vực và nghành nghề kinh doanh ....................................................29  2.1.4. Thông tin về cấu trúc công ty....................................................................30  2.1.5. Sơ đồ tổ chức quản lý ................................................................................30  2.2. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.............................................................................................................37  2.2.1. Thuận lợi ....................................................................................................37  2.2.2. Khó khăn ....................................................................................................38  2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA............................................................39  2.3.1. Thời cơ - Thách thức .................................................................................39  2.3.2. Những kết quả đạt được của công ty trong đấu thầu xây lắp .................40  2.4. PHÂN TÍCH MỐI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY. .............41  2.4.1. Phân tích môi trường vĩ mô của công ty...................................................41  2.4.2. Phân tích các yếu tố trong môi trường công ty. .......................................43  2.5. NHỮNG TỒN TẠI CƠ BẢN TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY.............................................49  2.5.1. Những tồn tại cơ bản.................................................................................49  2.5.2. Nguyên nhân..............................................................................................49  CHƯƠNG 3............................................................................................................52  HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI CÔNG TY VINACONEX E&C ..............................................................................................52  3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬT LIỆU XÂY LẮP THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG.................................................................52  3.2. SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU TRONG NHỮNG NĂM MỚI CỦA CÔNG TY..........................................................................................................................56  3.2.1. Định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty........................................56  3.2.2. Định hướng trong công tác đấu thầu của Công ty ..................................58  3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY BẰNG MA TRẬN EFE ................................................................................60  Luận văn Thạc sĩ 3 Học viên : Vũ Tiến Vượng Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thế Hoà 3.3.1. Cách thức xây dựng ma trận EFE............................................................60  3.3.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài ................................................................62  3.4. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNG TY BẰNG MA TRẬN IFE........................................................................................68  3.5. HÌNH THÀNH CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU XÂY LẮP ĐỂ LỰA CHỌN .........................................................................................................71  3.5.1. Chiến lược kết hợp về phía trước..............................................................71  3.5.2. Chiến lược kết hợp về phía sau.................................................................71  3.5.3. Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng thâm nhập thị trường....71  3.5.4. Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển thị trường......72  3.5.5. Chiến lược đa dạng hoạt động đồng tâm..................................................72  3.6. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC .......................................................................73  3.7. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC ...................................74  3.7.1. Tăng cường Marketing..............................................................................74  3.7.2. Phân loại tìm kiếm thị trường ...................................................................74  3.7.3. Hoàn thiện công tác thu thập và xử lý thông tin......................................75  3.7.4. Công tác dự báo thị trường .......................................................................77  3.7.5. Nâng cao năng lực lập hồ sơ dự thầu.......................................................77  3.7.6. Thực hiện chuyên môn hóa công tác lập hồ sơ dự thầu..........................77  3.7.7. Hoàn thiện công tác xác định giá bỏ thầu................................................79  3.7.8. Nâng cao năng lực thực hiện thầu ...........................................................80  3.7.9. Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị ............................................................80  3.7.10. Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình.............................83  3.8. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỚI TỔNG CÔNG TY VINACONEX VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP .......................................................................................................................85  3.8.1. Đối với Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam .....................85  3.8.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ....................................................86  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................87  I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC............................................................87  II. NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN VĂN...87  III. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .........88  TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................89  Luận văn Thạc sĩ 4 Học viên : Vũ Tiến Vượng Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thế Hoà Danh mục các hình vẽ Trang Hình 2.1.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty Hình 3.1.1. Ngôi nhà sử dụng kính tiết kiệm năng lượng Hình 3.3.1. Biểu đồ chỉ số GDP, lạm phát qua các năm Hình 3.3.2. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tín dụng Hình 3.3.3. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa Hình 3.3.4. Biểu đồ cơ cấu dân số theo khu vực 29 52 61 63 64 66 Danh mục các bảng biểu Bảng 1.2.1: Máy móc huy động cho thi công Bảng 1.2.2. Bảng phân chia nhóm lương Bảng 1.2.3. Đơn giá chi tiết công trình Bảng 1.2.4. Bảng giá dự thầu công trình Bảng 2.4.2.4. Kết cấu lao động biến đổi qua các năm Bảng 3.2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu được xây dựng năm 2009 Bảng 3.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Công ty Bảng 3.4.1. Ma trận đánh giá nội bộ Công ty 12 15 16 17 44 56 60 68 Luận văn Thạc sĩ 5 Học viên : Vũ Tiến Vượng Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thế Hoà MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kỹ thuật VINACONEX được Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng và Vinaconex thành lập ngày 16/05/2007. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là lĩnh vực xây lắp trong đó đấu thầu là một công tác then chốt để tìm kiếm công việc đầu vào. Kể từ khi thành lập, công tác đấu thầu của Công ty chủ yếu dựa trên kế hoạch kinh doanh hàng năm hoặc ứng biến theo tình huống cụ thể, mà ít có chiến lược dài hạn. Vì vậy doanh nghiệp phát triển không ổng định, không bền vững và luôn đối mặt với những khó khăn về vốn, về việc làm, về thị trường . Hoàn thiện chiến lược đấu thầu xây lắp trên cơ sở nghiên cứu, phân tích Luật đấu thầu, Luật Xây dựng và các văn bản pháp lý có liên quan; nghiên cứu, phân tích môi trường xây dựng tại Việt Nam là nhu cầu cấp bách đối với doanh nghiệp, vì vậy tác chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kỹ thuật Vinaconex”. 2. Mục đích của Đề tài Nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thiện chiến lược đấu thầu xây lắp, hiểu rõ hơn về Luật đấu thầu, Luật Xây dựng và các văn bản pháp lý liên quan để tháo gỡ những vướng mắc, mâu thuẫn, gây lãng phí về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong công tác đấu thầu; 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu nội bộ Công ty Vinaconex E&C trong lĩnh vực xây lắp đặc biệt là công tác đấu thầu; Nghiên cứu các nhân tố thuộc môi trường ngành, môi trường trong nước và ngoài nước có ảnh hưởng đến Công ty. Luận văn Thạc sĩ 6 Học viên : Vũ Tiến Vượng Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thế Hoà Cơ sở lấy dữ liệu từ khi Công ty Vinaconex E&C thành lập đến tháng 06/2011. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Tìm hiểu Luật đấu thầu, Luật Xây dựng, tình hình đấu thầu của Công ty Vinaconex E&C và phân tích, đánh giá thông tin thu thập được. - Lập các ma trận để đánh giá yếu tố bên trong và bên ngoài để thấy được mức độ phản ứng của Công ty Vinaconex E&C với các yếu tố bên ngoài, các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường hoạt động của mình, xem xét các yếu tố nội bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, khắc phục những hạn chế, phát huy khả năng và thế mạnh của Công ty đồng thời đề ra và tiếp tục thực hiện các chiến lược ứng phó tốt hơn nữa để tận dụng các cơ hội có được và tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của mối đe họa bên ngoài. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế, Khoa sau đại học trường đại học Thuỷ Lợi, các cán bộ trong Công ty Vinaconex E&C và thầy giáo Nguyễn Thế Hòa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành bài luận văn của mình. Qua đây tác giả cũng được xin cảm ơn gia đình, vợ con và các đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, công việc cũng như động viên tinh thần cho tác giả hoàn thành tốt bài luận văn. Do hạn chế về lý luận, thời gian nghiên cứu nên đề tài còn những thiếu sót, tác rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô trong Bộ môn và tất cả các bạn đọc để bài viết của tác giả được hoàn thành tốt hơn. Hà Nội, tháng 9 năm 2011 Học Viên : Vũ Tiến Vượng Luận văn Thạc sĩ 7 Học viên : Vũ Tiến Vượng Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thế Hoà CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU XÂY LẮP 1.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP 1.1.1. Mục đích nghiên cứu công tác đấu thầu xây lắp Trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành xây dựng đang là một trong những lĩnh vực sôi động nhất. Theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị về công tác xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 2010: “Công tác đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010 sẽ tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Năm 2009 ước thực hiện tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 704.200 tỷ đồng, bằng 42,8% GDP (Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Nhiều công trình xây dựng quan trọng được đưa vào sử dụng đã tháo gỡ những “điểm nghẽn” của nền kinh tế, giúp Việt Nam cải thiện môi trường, là một trong số ít các nước giữ vững kết quả tăng trưởng dương. Nhưng để tham gia vào thị trường xây dựng trong nước và tiến tới các thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp xây dựng cần có năng lực đáp ứng đủ những yêu cầu khắt khe của hồ sơ chào thầu và được đánh giá tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó các văn bản pháp lý trong đấu thầu thường xuyên điều chỉnh, được ban hành bổ sung và thay thế nhau trong thời gian ngắn, thậm chí cùng một nội dung nhưng các văn bản khác nhau quy định không giống nhau. Trong khi đó các nhà quản lý doanh nghiệp xây lắp thường điều hành doanh nghiệp dựa vào kế hoạch hàng năm hoặc ứng biến theo tình huống cụ thể, mà ít có chiến lược dài hạn. Vì vậy các doanh nghiệp xây lắp phát triển không ổng định, không bền vững và luôn đối mặt với những khó khăn về vốn, về việc làm, về thị trường . Là một doanh nghiệp xây lắp, Công ty Vinaconex E&C cũng không nằm ngoại lệ. Để có việc làm ổn định và từng bước phát triển vững mạnh, Luận văn Thạc sĩ 8 Học viên : Vũ Tiến Vượng Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thế Hoà Công ty cần trúng thầu các công trình và có lãi sau khi bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Một trong những nhu cầu cấp bách, yếu tố quan trọng hàng đầu của Công ty Vinaconex E&C là hoàn thiện chiến lược đấu thầu xây lắp trên cơ sở nghiên cứu, phân tích Luật đấu thầu, Luật Xây dựng và các văn bản pháp lý có liên quan; nghiên cứu, phân tích môi trường xây dựng tại Việt Nam. 1.1.2. Trình tự và nội dung của công tác đấu thầu Việc tổ chức đấu thầu được tổ chức thực hiện theo trình tự sau: Chuẩn bị đấu thầu → Sơ tuyển (nếu có) → Nộp và nhận Hồ sơ dự thầu → Mở thầu → Đánh giá và xếp hạng nhà thầu → Trình duyệt kết quả đấu thầu → Công bố trúng thầu và thương thảo hoàn thiện hợp đồng → Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng. 1.1.2.1. Chuẩn bị đấu thầu Kế hoạch đấu thầu của dự án do bên mời thầu lập và phải được người có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung kế hoạch đấu thầu của dự án bao gồm: phân chia dự án thành các gói thầu; Giá gói thầu và nguồn tài chính; Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu; Thời gian tổ chức đấu thầu cho; Loại hợp đồng; Thời gian thực hiện hợp đồng. Bên mời thầu phải đăng tải kế hoạch đấu thầu, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu trên báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu. 1.1.2.2. Sơ tuyển Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọn được các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu; đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá, gói thầu EPC có giá gói thầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên, gói thầu xây lắp có giá gói thầu từ hai trăm tỷ đồng trở lên phải được tiến hành sơ tuyển. Luận văn Thạc sĩ 9 Học viên : Vũ Tiến Vượng Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thế Hoà 1.1.2.3. Mời thầu Mời thầu được tiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trực tiếp tùy theo loại hình đấu thầu được áp dụng (trường hợp có sơ tuyển chỉ những nhà thầu nào lọt qua sơ tuyển mới được mua hồ sơ mời thầu). Đối với một gói thầu mỗi nhà thầu (hoặc liên doanh) được mua 01 bộ hồ sơ. 1.1.2.4. Nộp và nhận hồ sơ dự thầu Nhà thầu tham gia đấu thầu nộp (hoặc gửi) hồ sơ dự thầu đến cho bên mời thầu theo thời gian và địa điểm ghi trên thông báo mời thầu hay thư mời thầu. Hồ sơ dự thầu gửi đi được niêm phong. Bên mời thầu có trách nhiệm bảo quản các hồ sơ dự thầu, không được mở trước giờ quy định. 1.1.2.5. Mở thầu Những hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn sẽ được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ mật. Việc mở thầu được tiến hành công khai theo ngày giờ, địa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu và không được quá 48 giờ kể từ thời điểm đóng thầu. Đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu được mời tham dự phải ký vào biên bản mở thầu. Bản gốc hồ sơ dự thầu sau khi mở thầu phải được bên mời thầu ký xác nhận từng trang trước khi tiến hành đánh giá và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ mật để làm cơ sở pháp lý cho việc đánh giá và xem xét. 1.1.2.6. Đánh giá, xếp hạng nhà thầu Bên mời thầu tến hành nghiên cứu, đánh giá chi tiết và xếp hạng các Hồ sơ dự thầu đã được mở căn cứ theo yêu cầu Hồ sơ mời thầu. Hồ sơ dự thầu hợp lệ, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu, có giá đánh giá thấp nhất và có giá đề nghị trúng thầu không vượt quá giá gói thầu hoặc dự toán, tổng dự toán được phê duyệt sẽ được xem xét trúng thầu. Luận văn Thạc sĩ 10 Học viên : Vũ Tiến Vượng Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thế Hoà 1.1.2.7. Trình duyệt kết quả đấu thầu Kết quả đấu thầu phải được người (hoặc cấp) có thẩm quyền xem xét phê duyệt. 1.1.2.8. Công bố trúng thầu và thương thảo hoàn thiện hợp đồng Chủ đầu tư chỉ được phép công bố kết quả đấu thầu sau khi đã được người (hoặc cấp) có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư sẽ mời nhà thầu trúng thầu đến thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Nếu không thành công, sẽ mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo đến thương thảo hợp đồng nhưng phải được người (hoặc cấp) có thẩm quyền chấp nhận. 1.1.2.9. Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng Chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu phải ký kết hợp đồng bằng văn bản khi nội dung h
Luận văn liên quan