Đề tài Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư sông Đà - Việt Đức

Đất nước đang trên con đường đổi mới, đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hoá. Những năm qua nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo đúng hướng Xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại, phát triển và có được chỗ đứng vững chắc trong thị trường thì doanh nghiệp đó phải hết sức năng động và linh hoạt. Quản l‎ý sản xuất cũng như sự vận hành bộ máy của công ty đóng vai trò quan trọng hàng đầu, nó không chỉ giúp công ty khẳng định được vị thế của mình mà còn hướng phát triển công ty ngày một vươn xa. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sông Đà Việt Đức , em được sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô, chú, anh, chị trong công ty, cùng với sự chỉ bảo tận tâm của cô Ths. Nguyễn Thị Hà Đông để em hoàn thành bài viết này. Tuy nhiên do hiểu biết và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

doc33 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư sông Đà - Việt Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sông Đà-Việt Đức ” MôC LôC Lời nói đầu Đất nước đang trên con đường đổi mới, đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hoá. Những năm qua nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo đúng hướng Xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại, phát triển và có được chỗ đứng vững chắc trong thị trường thì doanh nghiệp đó phải hết sức năng động và linh hoạt. Quản l‎ý sản xuất cũng như sự vận hành bộ máy của công ty đóng vai trò quan trọng hàng đầu, nó không chỉ giúp công ty khẳng định được vị thế của mình mà còn hướng phát triển công ty ngày một vươn xa. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sông Đà Việt Đức , em được sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô, chú, anh, chị trong công ty, cùng với sự chỉ bảo tận tâm của cô Ths. Nguyễn Thị Hà Đông để em hoàn thành bài viết này. Tuy nhiên do hiểu biết và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Bài báo cáo gồm 2 phần: Phần I : Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà Việt Đức. Phần 2:Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm 2009- 2011. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ – VIỆT ĐỨC Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Sự hình thành và quá trình phát triển Tên Công ty: C«ng ty cæ phÇn ®Çu t­ s«ng ®µ - viÖt ®øc Tên giao dịch quốc tế song da - vietduc investment joint stock company Địa chỉ: Sè 78 B¹ch §»ng-Thanh L­¬ng-Hai Bµ Tr­ng-HN + §iÖn tho¹i giao dÞch: 043.9843 778 – 043.9843 779   + Fax: (04).33650819 - M· sè thuÕ: 0104437389 - C - Webside: www.songdavietduc.com Công ty cổ phần Đầu tư Sông Đà-Việt Đức được thành lập ngày 12 tháng 01 năm 2004 theo quyết định số 472/BKT của Bộ Kiến trúc và chuyển đổi kinh doanh lần thứ 4 vào ngày 23/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Công ty đạt nhiều thành tích cao, được Đảng và Nhà nước khen thưởng Huân chương lao động hạng I, hạng II, hạng III, được Bộ Xây dựng tặng cờ và bằng khen. Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề có trình độ khoa học kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, được trang bị đầy đủ những phương tiện thi công chuyên ngành tiên tiến, hiện đại, Sông Đà-Việt Đức đã không ngừng phát triển. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Đầu tư và xây dựng, Công ty đã và đang xây dựng nhiều công trình và dự án đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội và các địa phương khác. Công ty đang từng bước xây dựng cho mình truyền thống xây dựng vẻ vang, đảm bảo uy tín và chất lượng với bạn hàng trong nước và quốc tế. Sau hơn hai năm chuyển đổi từ mô hình kinh doanh Công ty đã gặp không ít khó khăn, thách thức. Song nhờ sức mạnh và sự đoàn kết, thống nhất từ Ban chấp hành Đảng uỷ, Hội đồng quản trị và vai trò của các cán bộ chủ chốt, Công ty đã vượt qua và đạt được kết quả đáng tự hào. Đó là sự hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận, tăng thu nhập, từng bước cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Trung thành với ý tưởng xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp và phồn thịnh. Công ty cổ phần Đầu tư Sông Đà Việt Đức đã không ngừng vươn lên, nâng cao trình độ của mình, đồng thời áp dụng những công nghệ tiên tiến và các thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Chức năng và nhiệm vụ - Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước, xây dựng công nghiệp và dân dụng, đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở kĩ thuật hạ tầng khu công nghiệp, cụm dân cư và khu đô thị. - Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, sửa chữa phương tiện, thiết bị thi công và gia công dầm cầu thép, cấu kiện thép, sản phẩm cơ khí khác, khai thác và chế biến vật liệu xây dựng (đất, đá, cát, sỏi) - Cung ứng xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị giao thông vận tải, xây dựng các công trình khác (thuỷ lợi, điện). - Đầu tư xây dựng kinh doanh nhà đất. - Đầu tư, khai thác, chế biến và sản xuất khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên. - Đầu tư, kinh doanh các sản phẩm dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông. - Kinh doanh dịch vụ, khách sạn, lữ hành nội địa và quốc tế, cho thuê văn phòng làm việc, kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch. Cơ cấu tổ chức của Công ty Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN PHÒNG KĨ THUẬT - CHẤT LƯỢNG PHÒNG KẾ HOẠCH DỰ ÁN – ĐẦU TƯ Chi nhánh Hoang Mai-HN Chi nhánh Đông Anh-HN Chi nhánh Xuân Mai-HN Xí nghiệp 1 Xí nghiệp 2 Xí nghiệp 3 Xí nghiệp 5 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Bộ máy quản lý điều hành Công ty bao gồm: 01 Giám đốc 03 Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc phụ trách công tác Quản lý kỹ thuật, chất lượng, an toàn lao động 1 Phó Giám đốc phụ trách công tác Kế hoạch tổng hợp và Hành chính Quản trị 1 Phó Giám đốc phụ trách công tác Dự án đầu tư. 4 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Tổ chức - Hành chính: Có chức năng xây dựng mô hình tổ chức quản lý của Công ty, tổ chức nhân sự, quản lý tốt việc sử dụng lao động cũng như giải quyết tốt các vấn đề về chế độ chính sách, bảo hộ an toàn lao động, đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo quy định hiện hành. Đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức tuyển dụng lao động hoặc tổ chức các quy trình đào tạo tại công ty hoặc cử đi đào tạo để nâng cao tay nghề chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển của đơn vị. Phòng Tài chính – Kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác tài chính hạch toán trong công ty, kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, từ đó hạch toán chi phí và tính giá thành các công trình dự án…Chịu trách nhiệm thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Giải quyết các vấn đề thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp, Ngân hàng cũng như thanh toán các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà nước. Lập các báo cáo tài chính của công ty theo quy định về chuẩn mực tài chính và quản lý tài chính của công ty. Phòng Kỹ thuật – Chất lượng: Quản lý lý lịch máy móc kỹ thuật sử dụng trong công tác quản lý cũng như trong thi công các công trình, dự án…Có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị và kế hoạch phát triển công nghệ tiên tiến theo kịp với xu thế phát triển chung. Kiểm tra, đánh giá và chịu trách nhiệm về kỹ thuật, chất lượng của các công trình, dự án,… nhằm đảm bảo kỹ thuật, chất lượng và tiến bộ thi công. Định hướng, xử lí các vướng mắc về kĩ thuật. Phòng Kế hoạch Dự án đầu tư: Nghiên cứu, biên tập các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Công ty nhằm định hướng phát triển trong tương lai, dự kiến sử dụng vốn trong kì kế hoạch. Quản lý, lưu trữ và theo dõi các hồ sơ như hợp đồng, bản vẽ, dự toán, nghiệm thu các công trình. Tìm kiếm dự án, lập dự toán cho các dự án đồng thời lập kế hoạch cụ thể cho việc thi công các công trình, dự án,… Các chi nhánh: Lập kế hoạch thực hiện và cung ứng vật tư, nguyên vật liệu cho các đội sản xuất, đội xây dựng, Các xí nghiệp: Công ty phân nhỏ ra thành xí nghiệp để mỗi xí nghiệp chịu trách nhiệm một vấn đề riêng. Các xí nghiệp này đều dưới sự quản lý của công ty. Đặc điểm các nguồn lực của Công ty Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngoài những đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất nói chung còn mang những đặc điểm riêng xuất phát từ những đặc điểm của sản phẩm xây lắp và đặc điểm tổ sản xuất xây lắp với công việc chủ yếu là lắp máy, tái tạo ra tài sản cố định. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công còn mang một số đặc điểm sau: - Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn, giá trị cao, kết cấu phức tạp, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao, giá trị cao, đơn chiếc, có tính cố định thời gian thi công dài chủ yếu ở ngoài trời và thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp lâu dài. - Sản phẩm sản xuất sản phẩm xây lắp rất phức tạp, không đồng nhất, việc hoàn thành kế hoạch sản xuất chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau như: tư tưởng tổ chức chỉ đạo thi công, lực lượng sản xuất của doanh nghiệp, điều kiện thời tiết. 3.2 Đặc điểm kĩ thuật công nghệ sản xuất Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã đặt Công ty đứng trước một thử thách mới là nếu không đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất thì sẽ bị tụt hậu do năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Chính vì vậy trong những năm qua, Công ty đã tiến hành đầu tư mua sắm hàng loạt máy móc thiết bị thi công tiên tiến hiện đại như hệ thống khoan cọc nhồi, máy khoan đá, trạm trộn bê tông, máy trải thảm, máy lu, xúc, ủi…Đồng thời hệ thống máy móc thiết bị văn phòng cũng được đầu tư trang bị đầy đủ như hệ thống thiết bị liên lạc, FAX, điện thoại, hệ thống máy tính, máy phô tô,…đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý điều hành sản xuất nhanh, kịp thời, đạt hiệu quả. Biểu 1: THỐNG KÊ MÁY MÓC TRANG THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY (Nguồn: Phòng kỹ thuật-chất lượng) STT Tên tài sản Số lượng Tình trạng chất lượng 1 Ô tô vận tải tự đổ 19 70% - 90% 2 Máy xúc ủi thủy lực 10 80% - 100% 3 Máy đóng cọc 06 50% - 80% 4 Máy khoan cọc nhồi 04 80% - 90% 5 Máy ép cọc thuỷ lực 01 70% 6 Máy trộn bê tông 10 60% - 80% 7 Máy dầm các loại 24 70% - 80% 8 Máy lu 04 80% - 90% 9 Cẩu tháp 03 70% - 80% 10 Vận thăng chở người 04 70% - 85% 11 Máy vận thăng 08 60% - 85% 12 Cẩu tự hành 04 70% - 85% 13 Thiết bị đo 15 75% - 90% Qua bảng thống kê trên, có thể thấy rằng việc cung ứng trang thiết bị trong Công ty là tương đối đầy đủ. Hệ số sử dụng trang thiết bị khá cao, chứng tỏ Công ty đã có sự đầu tư, quan tâm đến việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguyên vật liệu. Điều đó không chỉ làm giảm chi phí trang bị máy móc thiết bị, chi phí sửa chữa mà còn thể hiện ý thức bảo vệ, bảo quản tài sản của toàn bộ công nhân viên trong Công ty. Chi phí sửa chữa, chi phí trang bị máy móc thiết bị giảm sẽ tăng doanh thu, góp phần làm tăng quỹ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty. Đặc điểm quy trình công nghệ của Công ty: Hiện nay, công ty có các quy trình công nghệ như: Quy trình lắp đặt vận chuyển, cẩu lắp các thiết bị nặng, quy trình công nghệ chế tạo, lắp ráp kết cấu thép… Quy trình lắp đặt các trạm biến thế, cáp ngầm, cột điện thép 500KV, tháp truyền hình, ăng ten parabol, cột vi ba, cột đèn sân vận động,… Do sự đòi hỏi của quy trình công nghệ khác nhau, nên việc sắp xếp và quản lý lao động cho từng bộ phần cũng đòi hỏi khác nhau để phù hợp với công việc, chuyên ngành đào tạo và quy trình công nghệ. 3.3 Đặc điểm về vốn Công ty CP Đầu tư Sông Đà Việt Đức là doanh nghiệp cổ phần có quyền tự huy động vốn để họat động sản xuất kinh doanh. Đối với việc phát triển vốn là một trong những yêu cầu cần thiết để có thể tăng lượng vốn hiện có ngày một cao hơn nữa. Để có đủ vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh thì công ty đã huy động từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là 2 nguồn chính sau: Nguồn tự tích lũy bổ sung Nguồn vốn vay Biểu 2: CƠ CẤU VỐN CỦA CÔN TY QUA CÁC NĂM 2009 – 2011 Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 2010 2011 So sánh tăng giảm 2011/2010 Số lượng % Số lượng % Số tuyệt đối % Tổng vốn kinh doanh 79,456 83,246 100 83,372 100 126 0,000015 Vốn lưu động 62,963 56,389 67,73 53,781 64,5 -2,608 -4,62 Vốn cố định 16,492 26,857 32,27 29,591 35,5 2,653 0,001 (Nguồn: Phòng tài chính-kế toán) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng: Tổng vốn kinh doanh 2011 so với năm 2010 tăng không đáng kể từ 83,246 triệu đồng tăng lên 83,372 triệu đồng (tăng 0,000015%). Nhưng bên cạnh đó, vốn lưu động năm 2011 so với năm 2010 giảm đi (-4,62%) và vốn cố định tăng lên (0,001%), điều đó cho thấy rằng Công ty có khả năng tự chủ về nguồn vốn, hạn chế dòng vốn lưu động. Đó là quá trình bào toàn và phát triển vốn được trên giao, quá trình cố gắng của cả một tập thể công nhân viên trong công ty. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, tiết kiệm mọi chi phí trong sản suất, quản lý. 3.4 Đặc điểm về lao động Là một công ty xây lắp, lực lượng lao động là yếu tố quyết định thành công của họat động sản xuất kinh doanh. Với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, đội ngũ lao động cũng cần đào tạo về chuyên môn, kĩ thuật, năng lực lao động…Do đó, công ty luôn có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các cán bộ công nhân viên tham gia các lớp học nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn để tự hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của toàn công ty. Bên cạnh đó, lao động thuê ngoài cũng là lực lượng quan trọng, công ty có chủ trương lựa chọn những lao động có tay nghề cao và trả mức lương thỏa đáng để khuyến khích họ hoạt động năng suất và có hiệu quả. Công ty có hơn 200 cán bộ công nhân viên, đội ngũ cán bộ công nhân viên về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu của công ty giúp cho họat động quản trị và sản xuất trong những năm gần đây đạt hiệu quả ngày càng cao, thể hiện qua bảng cơ cấu lao động của công ty. Dưới đây là bảng cơ cấu lao động của công ty: (biểu 3) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010 / 2009 So sánh 2011/2010 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Chênh Lệch Tỷ lệ (%) Chênh Lệch Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 236 100 244 100 256 100 8 3.39 12 4.92 Phân theo tính chất - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp 205 31 87 13 212 32 87 13 228 28 89 11 7 1 3.4 3.2 16 -4 7.5 -12.5 Phân theo giới tính - Nam - Nữ 160 76 68 32 166 78 68 32 177 79 69 31 6 2 3.75 6.59 11 1 6.63 1.3 Phân theo trình độ - Đại học và trên đại học - Cao đẳng và trung cấp - PTTH 40 127 69 17 54 29 48 131 65 19.7 53.8 26.5 52 146 58 20.2 57 22.8 8 4 -4 20 3.15 -5.8 4 15 -7 8.3 11.5 -10.8 Phân theo độ tuổi - Trên 40 tuổi - Từ 30 tuổi đến 39 tuổi - Dưới 30 tuổi 30 55 151 12.9 23.4 63.7 32 57 155 13 23.5 63.5 34 59 163 13.2 23 63.8 2 2 4 6.67 3.6 2.6 2 2 8 6.25 3.5 5.2 Biểu 3: BẢNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2009 - 2011 Trong 3 năm 2009 – 2011 công ty đã có sự phát triển khi tổng số lao động tương ứng theo các năm lần lượt là: 3.39% trong năm 2010 so với năm 2009 và 4.92% trong năm 2011 so với năm 2010. Năm 2010 so với 2009 có sự biến động về tỉ lệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp khi lần lượt là 3.4% và 3.2%. Nhưng đến năm 2011 cho thấy sự thay đổi khá lớn khi lực lượng lao động trực tiếp tăng 7.5% trong khi đó lực lượng lao động gián tiếp giảm 12.5%. Công ty đã quyết định giảm lực lượng lao động gián tiếp có trình độ thấp tăng lực lượng lao động trực tiếp có trình độ cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của các chủ đầu tư. Điều này thể hiện rất rõ khi công ty đã tăng tỉ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học năm 2010/2009 là 20%, 2011/2010 là 8.3%. Lực lượng này có tỉ lệ tăng chậm hơn là lực lượng có trình độ cao đẳng và trung cấp năm 2009/2008 là 3.15% đến 2010/2009 là 11.5% và giảm hẳn tỉ lệ lao động có trình độ PTTH và THCS năm 2010/2009 giảm 5.8% đến 2011/2010 giảm 10.8%. Do đặc thù ngành nghề nên công ty chủ yếu là nam giới chiếm tỉ lệ 2/3 trong tổng số lao động của công ty, chiếm 68%. Về độ tuổi lao động ta thấy không có sự thay đổi nhiều lắm khi mức độ tăng so sánh giữa các năm là không đáng kể. chỉ có sự thay đổi đôi chút khi công ty giảm tỉ lệ lao động từ 30 – 39 tuổi, tăng tỉ lệ lao động có độ tuổi trên 40 và dưới 30 tuổi trong năm 2010. Điều này là do công ty muốn phát huy những người kinh nghiệm kết hợp và giúp đỡ những lao động trẻ, điều này thể hiện tầm nhìn của công ty. PHẦN II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ – VIỆT ĐỨC 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2009-2011. Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với tất các các đơn vị sản xuất kinh doanh. Để có được kết quả sản xuất kinh doanh tốt cần phải có một sự phối hợp đồng bộ ăn khớp, hiệu quả khoa học giữa tất cả các khâu, các bộ phận của công ty với nhau. Đặc biệt công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề cao để hoàn thành tốt các công trình lớn. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng vững bước đi lên. Ngoài nhiệm vụ chính là thi công xây lắp, Công ty còn mở rộng kinh doanh các lĩnh vực khác như: đầu tư xây dựng cụm dân cư và khu đô thị, kinh doanh địa ốc, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng công nghệ cao, và mới nhất là việc mạnh dạn đầu tư phát triển lĩnh vực sản xuất vật liệu mới sản phẩm Bê tông nhẹ. Đây là loại vật liệu mới ứng dụng trong xây dựng nhà cao tầng, sản phẩm hiện đang được Chính phủ khuyến khích phát triển thay thế vật liệu đất nung truyền thống. Đây là lĩnh vực mới nhưng Công ty đã cố gắng phát triển kinh doanh và đạt được những thành tích nhất định. Dưới đây là bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2009 – 2011 S T T Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010 / 2009 So sánh 2012/2010 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu Triệu đồng 55.312 82.153 85.460 25.841 54,1 3.307 4,0 2 Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 54.367 91.444 85.269 37.077 68,2 -6.175 -6,8 3 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 669 941 1.226 272 40,7 285 30,3 4 Tổng vốn kinh doanh 4a. vốn cố định 4b. vốn lưu động Triệu đồng 79.456 16.492 62.963 83.246 26.857 56.389 83.372 29.591 53.781 3.790 10.366 -6.577 4,77 62,8 -10,4 126 2.734 -2.608 0,15 10,2 -4,6 5 Tổng số lao động Người 236 244 256 8 3,39 12 4,92 6 Nộp ngân sách Triệu đồng 887 835 4.187 -52 (59) 3.352 401,4 7 Thu nhập bình quân Nghìn đồng / tháng 1.100 1.200 1.500 110 11,1 50 4,5 8 Tỷ suất lợi nhuận (3/1) % 1,19 1,14 1,43 -0,05 -4,20 0,29 25,4 9 Tỷ suất vốn kinh doanh (3/4) % 0,84 1,13 1,47 0,29 34,5 0,34 30,08 10 Số vòng quay vốn lưu động (1/4b) Vòng 0,88 1,46 1,59 0,58 65,9 0,13 8,90 Biểu 4 : BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Năm 2009 giá trị tổng sản lượng đạt 54.367 triệu đồng, năm 2010 là 91.444 triệu đồng, tăng 68,2% so với cùng kì năm trước. Cụ thể năm 2010/2009 doanh thu tăng 46,7%, năm 2011/2010 tăng 4%. Tuy nhiên tổng vốn kinh doanh tăng không nhiều, cụ thể: năm 2010/2009 tăng tuyệt đối 3.790 triệu đồng tương ứng tăng 4,77%. Năm 2011/2010 tăng tuyệt đối 125 triệu đồng tương ứng tăng 0,15% Doanh thu trong giai đoạn 2009 – 2011 tăng cao đồng thời lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng mạnh trong giai đoạn này. Năm 2010/2009 lợi nhuận sau thuế tăng tuyệt đối 272 triệu đồng tương ứng tăng 40,7% và năm 2011/2010 tăng tuyệt đối 285 triệu đồng tương ứng tăng 35,7%. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực khi Công ty chuyển đổi hình thức kinh doanh. Những kết quả mà Công ty đạt được trong sản xuất kinh doanh những năm qua là khá cao. Tuy nhiên, với tư cách là một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Công ty cần phải năng động hơn nữa trong sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó, công tác đào tạo và phát triển phải luôn bám sát mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, đào tạo sâu về kiến thức quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động trong doanh nghiệp. 2. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà-Việt Đức , được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong công ty em đã được tiếp cận và tìm hiểu mô hình tổ chức bộ máy quản ly của công ty. Tại đây em đã học hỏi và nắm bắt được những kiến thức thực tế về quản lý sản xuất. Em đã có cơ hội được quan sát, trao đổi, học tập về kĩ năng quản lý mà công ty áp dụng, giúp em nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của công tác quản lý cũng như thực tế vận dụng các kĩ năng quản l
Luận văn liên quan