Đề tài Hoàn thiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

Hoạt động bảo hiểm đã có từ xa xưa và nó được xã hội đánh giá là có vai trò vô cùng to lớn trong việc ổn định cuộc sống của con người và góp phần tích cực vào việc đảm bảo tính liên tục, sự ổn định và hiệu quả của quá trình sản xuất, lưu thông cũng như tiêu dùng xã hội. Bảo hiểm đã hỗ trợ về mặt tài chính qua công tác bồi thường hoặc chi trả cho các đơn vị và các cá nhân tham gia bảo hiểm khi có những tổn thất hoặc thiệt hại hay thương tật thân thể phát sinh từ những rủi ro được bảo hiểm. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường tài chính thông qua hoạt động đầu tư vốn và các quỹ nhàn rỗi được hình thành trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong số những nghiệp vụ mà các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ triển khai, bảo hiểm kết hợp xe cơ giới (chủ yếu là bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới với người thứ ba) là một nghiệp vụ chủ yếu. Ở Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), nghiệp vụ này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng doanh thu. Tuy nhiên, công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ ở PJICO vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Với mục tiêu phát triển bền vững và hiệu quả, PJICO không thể không chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng vì chỉ có giải quyết tốt nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp mới có đủ uy tín để tồn tại trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vì lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex” để nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Chương 2: Thực trạng công tác giám định, bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba tại PJICO Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác giám định, bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO

doc91 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động bảo hiểm đã có từ xa xưa và nó được xã hội đánh giá là có vai trò vô cùng to lớn trong việc ổn định cuộc sống của con người và góp phần tích cực vào việc đảm bảo tính liên tục, sự ổn định và hiệu quả của quá trình sản xuất, lưu thông cũng như tiêu dùng xã hội. Bảo hiểm đã hỗ trợ về mặt tài chính qua công tác bồi thường hoặc chi trả cho các đơn vị và các cá nhân tham gia bảo hiểm khi có những tổn thất hoặc thiệt hại hay thương tật thân thể phát sinh từ những rủi ro được bảo hiểm. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường tài chính thông qua hoạt động đầu tư vốn và các quỹ nhàn rỗi được hình thành trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong số những nghiệp vụ mà các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ triển khai, bảo hiểm kết hợp xe cơ giới (chủ yếu là bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới với người thứ ba) là một nghiệp vụ chủ yếu. Ở Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), nghiệp vụ này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng doanh thu. Tuy nhiên, công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ ở PJICO vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Với mục tiêu phát triển bền vững và hiệu quả, PJICO không thể không chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng vì chỉ có giải quyết tốt nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp mới có đủ uy tín để tồn tại trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vì lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex” để nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Chương 2: Thực trạng công tác giám định, bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba tại PJICO Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác giám định, bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE VÀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất kinh doanh, con người luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp con người kiểm soát và hạn chế được phần nào rủi ro, song chính bàn tay con người lại gây ra nhiều loại rủi ro khác và không ít rủi ro trong xã hội hiện đại đang đe doạ cuộc sống loài người với mức độ nguy hiểm khôn lường. Để bù đắp những thiệt hại, tổn thất có thể gặp phải, từ trước đến nay, loài người đã có nhiều biện pháp, và bảo hiểm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Có nhiều định nghĩa về bảo hiểm, nhưng ở một tầm nhìn khái quát, bảo hiểm được hiểu là phương thức xử lý rủi ro, nhờ đó việc chuyển giao và phân tán rủi ro trong từng nhóm người được thực hiện thông qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm. Trong nền kinh tế, giao thông vận tải luôn là ngành kinh tế kỹ thuật có vị trí then chốt, là huyết mạch và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành khác. Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn thì nhu cầu đi lại cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Hình thức vận chuyển rất đa dạng bằng đường thuỷ, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Số lượng và chất lượng phương tiện vận chuyển ngày càng tăng. Ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, giao thông đường bộ phổ biến hơn cả. Bởi vì, xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ có đặc điểm linh hoạt và được sử dụng trên mọi địa hình khác nhau, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hành khách và hàng hoá. Do vậy, chính phủ các nước luôn quan tâm đến công tác nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, xe cơ giới được vận hành bằng một lực do động cơ tạo ra nên được coi là một nguồn nguy hiểm cao độ. Do vậy, rủi ro tai nạn giao thông đường bộ rất dễ xảy ra. Sự phát triển của xe cơ giới luôn gắn với sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Nếu hạ tầng giao thông chưa phát triển mà số lượng phương tiện giao thông lại tăng lên quá nhanh thì sự không đồng bộ này sẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho tai nạn giao thông nhiều thêm. Ở Việt Nam, số lượng phương tiện giao thông đường bộ trong những năm qua tăng lên khá nhanh. (Xem Bảng 1.1). Bảng 1.1: Số xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ ở Việt Nam (1990-2006) Năm  Ô tô  So sánh với năm trước  Mô tô  So sánh với năm trước  Tổng số     Tăng (giảm) tuyệt đối  Tăng (giảm) tương đối (%)   Tăng (giảm) tuyệt đối  Tăng (giảm) tương đối (%)    1990  246 194  -  -  1 209 463  -  -  1 455 657   1991  256 898  10 704  4,30  1 522 184  312 721  25,90  1 779 082   1992  268 000  11 102  4,30  2 039 000  516 816  34,00  2 307 000   1993  292 899  24 899  9,30  2 427 163  388 163  19,00  2 720 062   1994  330 000  37 101  12,70  3 000 000  572 837  23,60  3 330 000   1995  340 779  10 779  3,30  3 578 156  578 156  19,30  3 918 935   1996  386 979  46 200  13,60  4 208 274  630 118  17,60  4 595 253   1997  418 768  31 789  8,20  4 827 219  618 945  14,70  5 245 987   1998  443 000  24 232  5,80  5 200 000  372 781  7,70  5 643 000   1999  465 000  22 000  5,00  5 585 000  385 000  7,40  6 050 000   2000  483 917  18 917  4,10  6 210 823  625 823  11,20  6 694 740   2001  557 092  73 175  15,10  8 359 042  2 148 219  34,60  8 916 134   2002  607 401  50 309  9,00  10 273 000  1 913 958  22,90  10 880 401   2003  675 000  67 599  11,10  11 379 000  1 106 000  10,80  12 054 000   2004  774 824  99 824  14,80  13 375 992  1 996 992  17,50  14 150 816   2005  891 104  116 280  15,00  16 086 644  2 710 652  20,30  16 977 748   2006  1 026 512  135 408  15,20  18 901 206  2 814 562  17,50  19 927 718   (Nguồn: Báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông)   Nếu năm 1990, cả nước chỉ có 246.194 xe ô tô thì đến năm 2006 đã có 1.026.512 xe (tăng 4,17 lần). Số lượng xe máy tăng lên nhiều hơn với 15,6 lần từ năm 1990 đến năm 2006. Trong khi đó tốc độ phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước ta hiện nay không đáp ứng được nhu cầu tham gia giao thông. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam khá cao. Bên cạnh đó, ý thức cũng như sự hiểu biết và tôn trọng luật an toàn giao thông của một số chủ phương tiện (phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá tải …..) làm cho rủi ro tai nạn giao thông ngày càng tăng. Ngoài ra, còn phải kể đến nguyên nhân là các phương tiện giao thông đường bộ cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Bởi vậy, tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta trong những năm qua là rất khủng khiếp. Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam (1990 - 2006) Năm  Số vụ  Số người chết  Số người bị thương    Số vụ  So sánh với năm trước  Số người chết  So sánh với năm trước  Số người bị thương  So sánh với năm trước     Tăng (giảm) tuyệt đối  Tăng (giảm) tương đối (%)   Tăng (giảm) tuyệt đối  Tăng (giảm) tương đối (%)   Tăng (giảm) tuyệt đối  Tăng (giảm) tương đối (%)   1990  5 565  -  -  2 087  -  -  4 468  -  -   1991  6 864  1 299  23,30  2 395  308  14,80  6 846  2 378  53,20   1992  8 165  1 301  19,00  2 755  360  15,00  9 040  2 194  32,00   1993  11 678  3 513  43,00  4 350  1 595  57,90  12 590  3 550  39,30   1994  13 118  1 440  12,30  4 533  183  4,20  13 056  466  3,70   1995  15 376  2 258  17,20  5 430  897  19,80  16 920  3 864  29,60   1996  19 075  3 699  24,10  5 581  151  2,80  21 556  4 636  27,40   1997  19 162  87  0,46  5 324  -257  -4,60  20 465  -1 091  5,06   1998  20 725  1 563  8,16  5 518  194  3,64  21 869  1 404  6,86   1999  21 512  787  3,80  5 682  164  2,97  22 897  1 028  4,70   2000  23 115  1 603  7,45  6 131  449  7,90  24 264  1 367  5,97   2001  24 324  1 209  5,23  7 526  1 395  22,75  25 689  1 425  5,87   2002  25 998  1 674  6,88  8 312  786  10,44  25 955  266  1,04   2003  27 121  1 123  4,32  8 851  539  6,48  26 256  301  1,16   2004  29 135  2 014  7,43  9 103  252  2,85  27 102  846  3,22   2005  29 083  -52  -0,18  11 214  2 111  23,19  28 326  1 224  4,52   2006  30 125  1 042  3,58  12 111  897  8,00  28 965  639  2,26   (Nguồn: Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông )   Theo số liệu ra ở bảng trên, số vụ tai nạn giao thông ở nước ta đã tăng lên 5,4 lần, số người chết tăng lên 5,8 lần và số người bị thương tăng lên 6,5 lần trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2006. Khi tai nạn giao thông xảy ra, các chủ xe không chỉ bị thiệt hại về vật chất , thiệt hại về con người mà còn có thể phải đền bù thiệt hại cho các nạn nhân trong vụ tai nạn. Thực tế này đã tạo ra cả sức ép tài chính lẫn tinh thần đối với các chủ phương tiện giao thông đường bộ. Chính vì vậy, bảo hiểm xe cơ giới đã được triển khai ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam nhằm đáp ứng cho nhu cầu được bảo vệ của chủ xe khi có rủi ro tai nạn giao thông xảy ra. Bảo hiểm xe cơ giới là tập hợp các nghiệp vụ bảo hiểm gắn với các rủi ro tai nạn giao thông đường bộ, bao gồm: bảo hiểm vật chất xe cơ giới, bảo hiểm TNDS chủ xe đối với người thứ ba, bảo hiểm TNDS chủ xe đối với hang hoá chuyên chở trên xe, bảo hiểm TNDS chủ xe đối với hành khách, bảo hiểm tai nạn lái phụ xe, bảo hiểm người ngồi trên xe,… Trong số đó, bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm TNDS chủ xe đối với người thứ ba là hai nghiệp vụ chủ yếu. Trước thực trạng tai nạn giao thông đường bộ ngày càng nhiều, cho nên sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xe cơ giới là một tất yếu khách quan. 1.2 Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 1.2.1 Góp phần ổn định tài chính cho chủ phương tiện khi gặp rủi ro tai nạn giao thông Nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những chuyển biến to lớn cả về chất và về lượng, Nhà nước không ngừng khuyến khích mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh nhằm tận dụng nguồn tài chính nằm trong dân, nguồn vốn nhàn rỗi vào kinh doanh để sinh lời. Đối với một doanh nghiệp thì nguồn vốn quyết định sức mạnh, vị thế, vì vậy mà trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp dự trữ một khoản tiền tương đối lớn để đề phòng khi rủi ro xảy ra bất ngờ thì quả là lãng phí. Đặc biệt đối với doanh nghiệp có nhiều đầu xe thì quỹ dự trữ chiếm tỷ lệ lớn và rất khó xác định. Khó khăn này sẽ được giải quyết thông qua hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới, công ty bảo hiểm sẽ lập quỹ bảo hiểm và quỹ này hoạt động trên nguyên tắc “số đông bù số ít’’. Lúc này thay vì phải lập một quỹ riêng cho doanh nghiệp, chủ phương tiện có thể yên tâm hoạt động nhờ một quỹ lớn hơn rất nhiều do các thành viên khác cùng đóng góp. Khi tham gia bảo hiểm, không ai muốn rủi ro xảy ra để được bảo hiểm. Tuy nhiên, rủi ro không loại trừ bất kỳ ai và có thể xảy ra bất cứ khi nào. Hậu quả là có thể gây thiệt hại cả về người và của cho chủ phương tiện và người thứ ba. Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường trong hạn mức đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự và số tiền bảo hiểm đối với vật chất xe. Số tiền bồi thường của công ty cho chủ phương tiện giúp họ ổn định tình hình tài chính, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Có thể nói, bảo hiểm xe cơ giới đã góp phần tạo ra một tâm lý yên tâm, thoải mái cho các chủ xe, lái xe khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông. 1.2.2 Bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba, góp phần xoa dịu căng thẳng giữa chủ xe và người bị nạn. Khi tai nạn giao thông xảy ra, những người thứ ba bị thiệt hại trong vụ tai nạn có thể không được đền bù hoặc không được đền bù kịp thời thoả đáng do khả năng tài chính hạn chế của chủ xe, nhất là trong những trường hợp có tổn thất lớn. Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba sẽ thay mặt chủ xe bồi thường cho nạn nhân một cách nhanh chóng kịp thời, không lệ thuộc vào tài chính của chủ xe. Rõ ràng, bảo hiểm là người đảm bảo quyền được nhận bồi thường của người thứ ba bị thiệt hại khi có rủi ro tai nạn giao thông xảy ra, mặc dù số tiền bồi thường của bảo hiểm có thể chỉ là một phần nhỏ trong thiệt hại khôn lường mà nạn nhân phải gánh chịu. Không chỉ là người bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba, bảo hiểm còn là một người thương thuyết giỏi, có nhiều kinh nghiệm qua nhiều lần tham gia giải quyết bồi thường cho các nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Mối quan hệ vốn dễ bị căng thẳng, thậm chí là xung đột giữa chủ xe và phía bên nạn nhân nhờ vậy có thể được xoa dịu, được giải quyết theo hướng ôn hoà hơn. 1.2.3 Góp phần ngăn ngừa và đề phòng hạn chế tổn thất do tai nạn giao thông. Số phí thu được từ người tham gia bảo hiểm sẽ hình thành nên một quỹ rất lớn, quỹ này ngoài việc sử dụng bồi thường cho xe cơ giới khi rủi ro xảy ra, còn sử dụng để đề phòng hạn chế tổn thất. Những nguy cơ tai nạn do hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém đã được các DNBH hỗ trợ đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng đường lánh nạn, đường phụ, làm thêm các biển báo chỉ đường, v.v… từ đó đã làm giảm nguy cơ gây tai nạn. Đồng thời, DNBH cũng khuyến khích các chủ xe nâng cao ý thức đề phòng hạn chế rủi ro và tổn thất. Chẳng hạn, các DNBH có thể phối hợp với các ban ngành chức năng có liên quan để thực hiện tuyên truyền luật an toàn giao thông. Các DNBH cũng có thể áp dụng mức phí ưu đãi dành cho các chủ xe, lái xe ít gặp tai nạn giao thông, thực hiện đề phòng hạn chế tổn thất tốt. 1.2.4 Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước và tạo thêm việc làm cho người lao động Đời sống của con người ngày càng được nâng lên, số lượng xe cơ giới cũng tăng theo. Hơn nữa, khi điều kiện sống đầy đủ, trình độ nhận thức cao hơn thì nhu cầu bảo vệ cho bản thân, gia đình và tài sản lại càng được quan tâm đặc biệt. Vì thế, nhu cầu tham gia các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ngày càng nhiều. Đây là cơ hội để tăng doanh thu phí cho các DNBH và tăng ngân sách nhà nước thông qua các hình thức thuế . Ngược lại, chính phủ có thể sử dụng ngân sách phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Cùng với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm xe cơ giới ra đời còn tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. 1.3 Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 1.3.2 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới a. Đối tượng bảo hiểm Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản, chủ xe tham gia trên nguyên tắc tự nguyện. Đối tượng bảo hiểm chính là bản thân chiếc xe với đầy đủ các yếu tố như xe cơ giới phải có giá trị cụ thể (có thể lượng hoá bằng tiền); xe có giá trị sử dụng; xe có đầy đủ các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp lý để được lưu hành; và xe cơ giới phải là một chỉnh thể thống nhất với đầy đủ các bộ phận cấu thành. Đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới có thể là ôtô hoặc mô tô. Nếu đối tượng bảo hiểm là mô tô thì các chủ xe phải tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe. Nếu đối tượng bảo hiểm là ô tô thì khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới, các chủ xe có thể tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe hoặc chỉ tham gia bảo hiểm theo từng tổng thành riêng biệt. Xét về mặt kỹ thuật xe cơ giới, người ta chia ô tô thành 7 tổng thành cơ bản: - Tổng thành thân vỏ bao gồm: cabin toàn bộ, calang, cabô, chắn bùn, toàn bộ cửa và kinh, toàn bộ đèn và gương, toàn bộ phần vỏ kim loại, các cần gạt và bàn đạp ga, cần số, phanh chân, phanh tay...; - Tổng thành hệ thống lái bao gồm : vô lăng lái, trục tay lái, thanh kéo ngang, thanh kéo dọc, phi de; - Tổng thành hộp số: hộp số chính, hộp số phụ (nếu có); - Tổng thành động cơ; - Tổng thành trục trước (cần trước) bao gồm: dầm cầu trục lắp hệ thống treo nhíp, may ơ nhíp, cơ cấu phanh, nếu là cần chủ động thì có thêm một cần vi sai với vỏ cần; - Tổng thành trục sau bao gồm: vỏ cầu toàn bộ, một cầu, vi sai, cụm may ơ sau, cơ cấu phanh, xi lanh phanh, trục lắp ngang, hệ thống treo cầu sau, nhíp...; - Tổng thành bánh xe: lốp săm (kể cả săm lốp dự phòng); Ngoài ra, đối với các xe chuyên dụng như xe cứu thương, xe cứu hoả, xe chở container….. thì có them tổng thành chuyên dụng. Trong tất cả các tổng thành trên, tổng thành thân vỏ thường là phần dễ bị tổn thất nhất khi rủi ro tai nạn giao thông xẩy ra. Do đó, đây cũng chính là phần tổng thành được các chủ xe lựa chọn tham gia bảo hiểm nhiều nhất. Hiện nay, ở nước ta có trên 60% khách hàng mua bảo hiểm cho tổng thành này. b. Phạm vi bảo hiểm Trong hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới, các rủi ro bảo hiểm thường bao gồm: Tai nạn do đâm va, lật đổ, do cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá, mất cắp toàn bộ xe, do rủi ro bất ngờ gây nên. Ngoài ra công ty bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chí phí cần thiết và hợp lý nhằm: - Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm; - Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất; - Chi phí giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm bảo hiểm; Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường không vượt quá mức quy định trong hợp đồng khi tham gia bảo hiểm. Đồng thời, công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại vật chất của xe gây ra bởi: - Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng hay hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa. Hao mòn tự nhiên đựơc tính dưới hình thức khấu hao và tính theo tháng; - Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra, mất cắp bộ phận xe, hành động cố ý của chủ xe, lái xe, xe không đủ điều kiện và thiết bị kỹ thuật để lưu hành theo quy định của luật an toàn giao thông đường bộ; - Chủ xe vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông đường bộ như: xe không có giấy phép lưu hành, lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ, lái xe bị ảnh hưởng của chất rượu bia, ma tuý hoặc chất kích thích khác trong khi điều khiển xe, xe chở chất cháy, nổ trái phép, xe chở quá trọng tải hay hành khách quy định, xe đi vào đường cấm, xe đi đêm không đèn, xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa; - Những thiệt hại gián tiếp: giảm giá trị thương mại làm đình trệ sản xuất kinh doanh; - Thiệt hại do chiến tranh; Trường hợp chủ xe chuyển quyền sở hữu cho chủ xe khác trong thời hạn bảo hiểm thì quyền lợi bảo hiểm vẫn còn hiệu lực với chủ xe mới. Song chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì công ty bảo hiểm hoàn lại phí bảo hiểm cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ yêu cầu. c. Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là số tiền được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc giấy yêu cầu bảo hiểm do chủ xe yêu cầu và được công ty bảo hiểm chấp nhận. Vì đây là loại hình bảo hiểm tài sản cho nên về nguyên tắc số tiền bảo hiểm phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên, trong thực tế chủ xe có thể tham gia bảo hiểm với số tiền lớn hơn theo điều kiện bảo hiểm giá trị thay thế mới. S
Luận văn liên quan