Đề tài Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam

Kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước, khu vực kinh tế nhà nước đã có những thay đổi đáng kể. Đổi mới khu vực kinh tế nhà nước đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và yêu cầu cần phải được tiến hành với nhịp độ nhanh nhưng vững chắc và có hiệu quả. Việc tìm ra mô hình tổ chức mới nhằm phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên cần thiết, nhất là khi một loạt mô hình tổ chức như tổng công ty đã bộc lộ ngày càng rõ sự bất cập và không thích ứng của nó đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam hiện nay. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 24/9/2001 về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng ngày 3/2/2000 đã khẳng định: "Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hóa". Nghị quyết đã đưa ra một bước đột phá trong chính sách đổi mới và cải cách doanh nghiệp nhà nước đó là tiến hành cổ phần hóa "kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm. ". Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra theo phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, tại Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5/2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thực hiện thí điểm cổ phần hóa một số tổng công ty nhà nước lớn trong năm 2004. Theo quyết định này, ba tổng công ty lớn đầu tiên trong các ngành xây dựng, giao thông vận tải, công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm cổ phần hóa gồm: Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (sau đây gọi là VINACONEX) (Bộ Xây dựng), Tổng công ty Thương mại - Xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải); Tổng công ty Điện tử - Tin học (Bộ Công nghiệp). Ngoài ra, Thủ tướng cũng đã cho phép Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng quốc doanh đầu tiên trong hệ thống các ngân hàng được tiến hành thí điểm cổ phần hóa. Khác với việc cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước hoặc bộ phận doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện trong thời gian qua, cổ phần hóa tổng công ty nhà nước là một vấn đề hoàn toàn mới và chưa được thực hiện trên thực tế. Nhiều vấn đề như phương thức thực hiện cổ phần hóa, xác định giá trị của toàn tổng công ty, tên gọi, mô hình tổ chức và hoạt động của tổng công ty sau cổ phần hóa. chưa được xác định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Do vậy, việc nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam là một vấn đề rất cấp thiết, góp phần triển khai cổ phần hóa thành công các tổng công ty khác. Chính vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: " Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam " làm luận văn thạc sĩ của mình.

doc109 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1991 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van- chinh thuc.doc
  • docBia- ThS.doc
  • docMuc luc.doc