Đề tài Hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm tăng cường hiệu quả phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em giai đoạn 2005 - 2008

Từ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đến nay, đất nước bước vào quá trình đổi mới và phát triển. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội đất nước có nhiều chuyển biến tích cức. Nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, bên cạnh những mặt mạnh, mặt tích cực, thì cơ chế thị trường và điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi cũng đã bộc lộ những tồn tại và làm nảy sinh một số tệ nạn xã hội – trong đó có tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em. Ở Việt Nam hiện nay tình hình tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em đang ở mức báo động, với diển biến phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Theo số liệu ước tính sơ bộ của Cục phòng chống tệ nạn xã hội – Bộ lao động thương binh xã hội, tính từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2008, cả nước có khoảng 1100 vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em, trong đó có hơn 2800 nạn nhân bị mua bán. Mua bán phụ nữ và trẻ em là một tệ nạn xã hội phức tạp, liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội, làm xói mòn về đạo đức, chà đạp lên nhân phẩm và quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gắn liền sau đó là sự gia tăng của căn bện HIV/AISD, nạn rửa tiền, tham nhũng, di cư bất hợp pháp Từ thực trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiến hành nhiều biện pháp đấu tranh kiên quyết từng bước tiến tới đẩy lùi tệ nạn này khỏi đời sống xã hội. Nhưng trên thực tế, kết quả thu được vẫn còn hạn chế.

doc58 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm tăng cường hiệu quả phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em giai đoạn 2005 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM (GIAI ĐOẠN 2005-2008) PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Từ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đến nay, đất nước bước vào quá trình đổi mới và phát triển. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội đất nước có nhiều chuyển biến tích cức. Nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, bên cạnh những mặt mạnh, mặt tích cực, thì cơ chế thị trường và điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi cũng đã bộc lộ những tồn tại và làm nảy sinh một số tệ nạn xã hội – trong đó có tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em. Ở Việt Nam hiện nay tình hình tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em đang ở mức báo động, với diển biến phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Theo số liệu ước tính sơ bộ của Cục phòng chống tệ nạn xã hội – Bộ lao động thương binh xã hội, tính từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2008, cả nước có khoảng 1100 vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em, trong đó có hơn 2800 nạn nhân bị mua bán. Mua bán phụ nữ và trẻ em là một tệ nạn xã hội phức tạp, liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội, làm xói mòn về đạo đức, chà đạp lên nhân phẩm và quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gắn liền sau đó là sự gia tăng của căn bện HIV/AISD, nạn rửa tiền, tham nhũng, di cư bất hợp pháp… Từ thực trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiến hành nhiều biện pháp đấu tranh kiên quyết từng bước tiến tới đẩy lùi tệ nạn này khỏi đời sống xã hội. Nhưng trên thực tế, kết quả thu được vẫn còn hạn chế. Tình hình nghiên cứu đề tài: Ở Việt Nam đã có một số công trình gián tiếp nghiên cứu về tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em. Nhưng đa số mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh tình hình hay nghiên cứu ở mức độ khái quát hoặc một số khía cạnh nhất định của tệ nạn này. Chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện, theo cách tiếp cận của tội phạm học để từ đó đánh giá một cách đầy đủ tình hình mua bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam, phân tích tìm ra nguyên nhân điều kiện và giải pháp phòng chống loại tệ nạn này nói chung và tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em nói riêng một cách triệt để nhất. Trong khi đó, việc đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em đang là vấn đề nóng bỏng mang tính cấp bách hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài:”Hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm tăng cường hiệu quả phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em (giai đoạn 2005-2008)” là rất cần thiết để góp phần hoàn thiện lý luận về vấn đề này, góp phần hỗ trợ cho việc đấu tranh phòng chống loại tệ nạn này một cách có hiệu quả. Mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là cung cấp một cách nhìn tổng quát về tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam trong những năm gần đây thong qua các tài liệu, số liệu thực tế (từ năm 2005 đến năm 2008), tìm ra những vướng mắc, khó khăn trong quá trình phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em, cũng như đề xuất những giải pháp nhằm phòng chống loại tội phạm này ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ mục đích và phạm vi nghiên cứu nêu trên, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu: Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của loại tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em. Đưa ra các kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao kết quả công tác phòng, chống tội mua bán phụ nữ và trẻ em. Cơ cấu đề tài: Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đề tại được cơ cấu như sau: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày gồm 3 chương: Chương I: Tội mua bán phụ nữ và tội mua bán trẻ em trong Bộ luật hình sự hiện hành. Chương II: Những hạn chế về mặt pháp lý hình sự trong đấu tranh chống buôn bán phụ nữ, trẻ em. Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: TỘI MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH 1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý đặc trưng (khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan) của tôi mua bán phụ nữ và tội mua bán trẻ em: Trong BLHS của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được bạn hành lần đầu tiên vào năm 1985 và được sửa đổi nhiều lần cùng với quá trình đổi mới của đất nước đã có những quy định về hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em. Cụ thể: Điều 115 về tội phạm mua bán phụ nữ quy định: “1. Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm; 2. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm: a. Có tổ chức; b. Để đưa ra nước ngoài; c. Mua bán nhiều người.” Về “Tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em” (Điều 149) quy định: “1. Người nào có hành vi bắt trộm mua bán hoặc đánh tráo trẻ em thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm; 2. Phạm tội thuộc một trong các tội sau đây thì bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm: a. Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp; b. Để đưa ra nước ngoài; c. Bắt trộm mua bán hoặc đánh tráo nhiều trẻ em gây hậu quả nghiêm trọng khác; d. Tái phạm nguy hiểm.” Bên cạnh đó, BLHS còn quy định các tội danh khác, có liên quan đến việc mua bán phụ nữ và trẻ em, đó là tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112a); tội cưỡng dâm (Điều 113); tội cưỡng dâm người chưa thành niên (Điều 113a); tội giao cấu với người dưới 16 tuổi (Điều 114); tội dâm ô với trẻ em (Điều 202b). Trên thực tế, không chỉ đơn thuần là mua bán phụ nữ và trẻ em, mà còn có những tình tiết khác như tội hiệp dâm hoặc cưỡng dâm… Do đó, khi xét xử, Tòa án sẽ căn cứ vào các chứng cứ cụ thể mà quy kết hành vi phạm tội để đưa ra bản án nghiêm minh, đúng pháp luật. Để đáp ứng hơn nữa yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, ngày 21/12/1999 Quốc hội khóa X kỳ họp thứ VI nhất trí thông qua BLHS năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2000. Trong đó quy định tội mua bán phụ nữ và trẻ em và các tội phạm khác có liên quan đến tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ em. Hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em được quy định tại các Điều 119 và Điều 120 BLHS như sau: Tội mua bán phụ nữ: (Điều 119 BLHS) “1. Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. 2. Phạm tội thuộc trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm: Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm; Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Để đưa ra nước ngoài; đ. Mua bán nhiều người; Mua bán nhiều lần. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn xét xử cho thấy tội mua bán phụ nữ được hiểu là biểu hiện hành vi dùng tiền (hoặc phương tiện thanh toán khác như vàng, ngoại tệ…) để trao đồi, mua bán người phụ nữ như một thứ hàng hóa nhằm mục đích bất chính. Đối với người phạm tội Người phạm tội có thể là người thực hiện hành vi bán hoặc dùng người phụ nữ để trao đổi, thanh toán, có thể là người thực hiện hành vi mua (trao đổi, thanh toán) với mục đích khác nhau như: sử dụng họ làm mại dâm, làm trò tiêu khiển khác, để làm vợ, để bóc lột sức lao động, làm những công việc nặng nhọc quá sức…, hoặc có thể họ vừa là người mua, vừa là người bán phụ nữ. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm này trong những năm qua cho thấy: khi thực hiện tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em người phạm tội dùng những thủ đoạn khác nhau như: dụ dỗ, lừa gạt, cưỡng ép để đưa người phụ nữ đi bán, trao đổi, thanh toán cho người khác hoặc có hành vi tham gia tổ chức các dịch vụ, môi giới hôn nhân, du lịch, tìm kiếm việc làm, chữa bệnh…để thúc đẩy người phụ nữ đến chỗ bị mua, bán, trao đổi. Đối với những cá nhân trong tổ chức chuyên đứng ra làm trung gian môi giới cho người phụ nữ lấy chồng là những người nước ngoài (bao gồm người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch, người Việt Nam và nước ngoài) nếu chứng minh được giữa cá nhân đại diện cho tổ chức trung gian và người nước ngoài có sự mặc cả thỏa thuận về giá (tiền, vàng, hiện vật khác…) mà người nước ngoài phải trả dưới bất kỳ hình thức nào thì cá nhân đó cũng phạm tội mua bán phụ nữ và trẻ em theo Điều 119 BLHS. Người tổ chức, người xúi dục, người giúp sức cho người khác thực hiện một trong những hành vi nêu trên đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán phụ nữ. Trường hợp có nhiều người tham gia thực hiện hành vi mua bán phụ nữ nhưng mỗi người thực hiện những hành vi khác nhau: người thì dụ dỗ, lội kéo, lừa gạt nạn nhân, người thì đưa nạn nhân đi, người thì trực tiếp bán…Trong trường hợp này chỉ cần xác định mục đích chung của những người này là đưa phụ nữ đi mau bán, trao đổi, thanh toán nhằm mục tiêu lợi nhuận, Cũng bị coi là phạm tội mua bán phụ nữ khi người đó có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dũng vũ lực, lợi dụng vị trí nghề nghiệp, quyền hạn của mình hoặc bất kỳ một hình thức nào khác có tính chất cưỡng ép để đưa người phụ nữ đi nơi khác nhằm mục đích trên. Như vậy, trong mọi trường hợp người phạm tội phải nhận thức được hành vi của mình là hành vi mua bán phụ nữ, còn nếu họ không nhận thức được là hành vi mua bán phụ nữ thì không phạm tội. Vì là mua bán nên dấu hiệu thu lợi bất chính cũng là dấu hiệu quan trọng nhưng nó không phải là dấu hiệu bắt buộc. Việc người phạm tội có thu lợi hay không điều đó không có ý nghĩa về mặt định tội, nếu có ý nghĩa thì cũng chỉ có ý nghĩa về mặt áp dụng hình phạt. Hậu quả của hành vi mua bán phụ nữ là người phụ nữ đã bị mua, bị bán, nhưng nếu người phạm tội đã thực hiện các hành vi nhằm mua, bán nhưng việc mua bán chưa xảy ra cũng không vì thế mà cho rằng chưa phạm tội mua bán phụ nữ mà trường hợp này là phạm tội chưa đạt. Đối với người bị hại Người bị hại trong vụ án mua bán phụ nữa là những người phụ nữ từ đủ 16 tuổi trở lên bị mua, bán. Nếu người bị hại là nữ giới chưa đủ 16 tuổi thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trẻ em ( Điều 120 BLHS). Người phụ nữ bị đem bán có thể nhận thức rõ là mình bị mua, bị bán nhưng cũng có khi không biết mình bị mua, bị bán. Thậm chí có người phụ nữ còn tự nguyện để người khác mua bán, trong trường hợp này người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán phụ nữ theo Điều 119 BLHS. Các trường hợp phạm tội cụ thể Người nào thực hiện hành vi mua bán phụ nữ nếu không có các tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 119BLHS áp dụng khung hình phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 119 BLHS với mức hinnhf phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Người thực hiện hành vi mua bán phụ nữ bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm nếu thuộc một trong các tình tiết sau đây: Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm (điểm a khoản 2 Điều 119 BLHS) Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm là trường hợp sử dụng người phụ nữ bị mua, bị bán vào việc hoạt động mại dâm. Đây là tình tiết thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội, do đó các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải có căn cứ xác định người phạm tội biết người phụ nữ mà họ mua bán là để sử dụng vào mục đích mại dâm, nếu không có căn cứ xác định người phạm tội biết mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm thì không thuộc trường hợp phạm tội này. Ví dụ: Vũ Đình Phúc là sinh viên năm thứ 3 Đại học Bách Khoa, do ham chơi không có khả năng chi trả đã bị đuổi học. Phúc đã về quê (Ninh Bình) rủ rê lôi kéo được 2 cô gái (20 tuổi) tên là M.K là người cùng làng ra Hà Nội nhưng nói dối là có công việc với mức lương 500.000 đồng/tháng, có nơi ở ổn định. Khi đến Hà Nội, Phúc đã bán 2 cô gái trên cho nhà hàng karaoke Lệ Thu (Quận Thanh Xuân – Hà Nội) làm gái bán dâm với giá 2.400.000 đồng. Đây là tình tiết mới được quy định tại khoản 2 Điều 119 BLHS năm 1999, do đó những hành vi phạm tội mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm được thực hiện 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mới phát hiện xử lý thì người phạm tội chỉ bị truy cứu TNHS theo khoản 1 Điều 119 BLHS. Mua bán phụ nữ có tổ chức (điểm b khoản 2 Điều 119) Cũng giống như phạm tội có tổ chức, phạm tội mua bán phụ nữ có tổ chức là trường hợp có nhiều người tham gia, trong đó có người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, có người trực tiếp thực hiện tội phạm, có người xúi giục hoặc giúp sức, nhưng tất cả đều chung một múc đích là làm thế nào để mua được, bán được phụ nữ. Mua bán phụ nữ có tổ chức là trường hợp phạm tội nguy hiểm hơn trường hợp phạm tội không có tổ chức, vì chúng có sự phân công vai trò, có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, nên chúng dễ dàng thực hiện mua bán phụ nữ và cũng dễ dàng che dấu hành vi phạm tội của mình. Ví dụ: Ngày 11/9/1998 phòng CSHS Công an thành phố Hà Nội khám phá ổ chuyên lừa đảo phụ nữ về Hà Nội buôn bán, sau đó chúng đưa đến tỉnh Lạng Sơn để đưa sang Trung Quốc bán, bắt 5 đối tượng do tên Nguyễn Việt Hùng (1961) cầm đầu. Chúng phân công Nguyễn Thị Mai (1968), Bùi Thị Lệ (1956)đều ở quận Hai Bà Trưng- Hà Nội về các vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn đẻ lừa đảo, rủ rê phụ nữ ra Hà Nội làm ăn với thu nhập khá, sau đó chúng đưa những người phụ nữ này đến Lạng Sơn giao cho Cao Quốc Phú và Nguyễn Minh Tâm (quê ở Lạng Sơn) có nhiệm vụ đưa các cô gái sang Trung Quốc. Chúng đã khai nhận gây ra 5 vụ lừa phụ nữ với 16 phụ nữ và bán với giá từ 2 – 3 triệu đồng/ người. TAND thành phố Hà Nội áp dụng điểm b khoản 2 Điều 119 BLHS tuyên phạt Hùng 12 năm tù và các đồng bọn khác từ 6 đến 8 năm tù. Mua bán phụ nữ có tính chất chuyên nghiệp (điểm c khoản 2 Điều 119) Mua bán phụ nữ có tính chất chuyên nghiệp là người phạm tội lấy việc mua bán phụ nữ là nguồn sống cho chính mình. BLHS 1985 chưa coi tình tiết này là tình tiết tăng nặng hoặc là tình tiết định khung hình phạt, nhưng quan thực tiễn xét xử cho thấy có một số tội phạm, trong đó có tội mua bán phụ nữ, người phạm tội đã lấy việc phạm tội làm nguồn thu nhập chính của bản thân, nên Quốc hội đã sung tình tiết “phạm tội có tính chuyên nghiệp” là tình tiết định khung tăng nặng của một số tội phạm, trong đó có tôi mua bán phụ nữ. Đây là một yêu cầu cần thiết do thực tiễn xét xử đặt ra. Khi áp dụng tình tiết này, cần lưu ý rằng khái niệm chuyên nghiệp ở đây được hiểu không đồng nghĩa với khái niệm nghề nghiệp của một người, vì không thể coi phạm tội là một nghề kiếm sống. Tính chất chuyên nghiệp của một hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ tội phạm đó được lặp đi lặp lại nhiều lần mà người phạm tội coi việc đó là phương tiện kiếm sống. Ví dụ: Đỗ Ngọc Tú (1958) quê ở tỉnh Lâm Đồng, là một kẻ sống lang thang không nghề nghiệp, thường tụ tập một số người cùng cảnh ngộ như mình chuyên tìm phụ nữ đưa sang Campuchia bán để lấy tiền. Khi bị bắt, Tú đã khai là đã 8 lần cùng đồng bọn đưa 14 cô gái sang Campuchia bán với giá từ 1,5 triệu đồng đến 4 triệu đồng/người. Tuy nhiên không phải mọi hành vi phạm tội cứ lặp đi lặp lại nhiều lần đều coi là có tính chất chuyên nghiệp, mà chỉ những hành vi mà người phạm tội coi đó là phương tiện kiếm sống chủ yếu mới có tính chất chuyên nghiệp. Đây là tình tiết mới được quy định tại khoản 2 Điều 119 BLHS năm 1999, do đó những hành vi phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mới bị phát hiện thì người phạm tội chỉ bị truy cứu TNHS theo khoản 1 Điều 119 BLHS. Mua bán phụ nữ để đưa ra nước ngoài (điểm d khoản 2 Điều 119) Thực tiễn xét xử trong những năm qua cho thấy hầu hết các vụ mua bán phụ nữ là để đưa ra nước ngoài và trong thời gian gần đây là đưa sang: Trung Quốc, Campuchia, Malaysia. Vì vậy, hành vi mua bán phụ nữ để đưa ra nước ngoài được coi là hành vi mua bán phụ nữ để đưa ra nước ngoài được coi là tình tiết tăng nặng. Chỉ cần chứng minh người phạm tội có ý định đưa người phụ nữ bị mua bán ra nước ngoài là thuộc trường hợp phạm tội này rồi, chứ không cần phải đưa người phạm tội bị mua bán ra được nước ngoài trót lọt mới thuộc trường hợp phạm tội này. Mua bán nhiều phụ nữ (điểm đ khoản 2 Điều 119) Đây là trường có từ 2 người phụ nữ trở lên bị người phạm tội mua bán, trong đó có thể có người bị đưa ra nước ngoài, có người không bị đưa ra nước ngoài, hoặc tất cả bị đưa ra nước ngoài. Mua bán nhiều phụ nữ là trường hợp một lần người phạm tội mua bán nhiều phụ nữ, nếu người phạm tội mua bán nhiều phụ nữ nhưng mỗi lần chỉ mua bán 1 người thì không thuộc trường hợp này. Mua bán nhiều lần (điểm e khoản 2 Điều 119) Mua bán nhiều lần là trường hợp người phạm tội nhiều lần thực hiện hành vi mua bán phụ nữ và mỗi lần hành vi mua bán đã cấu thành tội mua bán phụ nữ. Thực tiễn xét xử cho thấy, có thể mỗi lần mua bán 1 người phụ nữ, nhưng cũng có thể trong các lần mua bán đó có lần mua bán nhiều người thì người phạm tội phảhi chịu TNHS theo điểm đ và e khoản 2 điều luật này. Trường hợp người phạm tội đã mua bán nhiều lần đối với cùng một phụ nữ thì cũng bị coi là mua bán nhiều lần. Như vậy, người phạm tội mua bán phụ nữ trong các trường hợp mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm; phạm tội có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; để đưa ra nước ngoài; mua bán nhiều người hoặc mua bán nhiều lần thì bị truy cứu TNHS theo khoản 2 Điều 119 BLHS có khung hình phạt tù từ 5 năm đến 20 năm. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú từ 1 năm đến 5 năm theo quy định tại khoản 3 Điều 119 BLHS. Tội mua bán trẻ em (Điều 120 BLHS) “1. Người nào mua bán, đánh trao hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Vì động cơ đê hèn; Mua bán, đánh trao hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em; Để đưa ra nước ngoài; Để sử dụng mục đích vô nhân đạo; Để sử dụng vào mục đích mại dâm; Tái phạm nguy hiểm; Gây hậu quả nghiêm trọng; Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm…” Đối với tội mua bán trẻ em được hiểu là hành vi dùng tiền (hoặc phương tiện thanh toán khác như vàng, ngoại tệ…) để trao đổi, mua bán trẻ em như một thứ hàng hóa nhằm mục đích thu lợi bất chính hoặc xuất phát từ tình cảm… Đối với người phạm tội Cũng giống như tội mua bán phụ nữ, ở tội mua bán trẻ em người phạm tội có thể là người thực hiện hành vi bán, có thể là người thực hiện hành vi mua hoặc có thể họ vừa là người mua, vừa là người bán trẻ em với những mục đích khác nhau như: Để làm mại dâm, bóc lột sức lao động, để lấy các bộ phận cơ thể…Thực tiễn đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm này cho thấy người phạm tội còn thực hiện các hành vi như: Nhận con nuôi trái phép, nhận con nuôi nhằm mục đích lợi nhuận hoặc dùng trẻ em để trao đổi, thanh toán và khi thực hiện các hành vi trên, người phạm tội có thể biết hoặc không biết nguồn gốc xuất xứ của đứa trẻ, có thể do chính bố mẹ các em đem bán, cũng có thể mua bán của người đã đánh tráo, chiếm đoạt. Đối với trường hợp cha mẹ mang bán con mình cho người khác để người đó nuôi dưỡng, nếu thực chất vì khó khăn về kinh tế hoặc về lý do gì đó không thể nuôi dưỡng được thì không xử lý hình sự nếu như họ không vì mục đích vụ lợi, trường hợp có cơ sở xác định rõ cha mẹ bán con mình nhằm thu lợi thì họ vận bị truy cứu TNHS theo Điều 120 BLHS. Cũng bị coi là phạm tội mua bán trẻ em đối với hành vi của người trực tiếp làm các thủ tục cho người nhận con nuôi không đúng theo quy định của pháp luật về thủ tục nhận con nuôi, tìm mọi cách để đưa đứa trẻ đó trở thành con nuôi để thu lợi nhuận. Đối với người làm trung gian cho việc nhận con nuôi mà biết rõ họ nhận con nuôi nhằm mục đích vụ lợi thì cũng bị truy cứu TNHS về tội này. Cũng bị coi là phạm tội mua bán trẻ em (Điều 120), đối với người không phải là cha mẹ, nhưng theo quy định của pháp luật có trách nhiệm chăm sóc, quản lý, giáo dục đứa trẻ (người giám hộ, người đỡ đầu) mà tự ý đem đứa trẻ mà mình có trách nhiệm chăm sóc, quản lý, giáo dục cho người khác làm con nuôi nhằm thu lợi. Không truy cứu TNHS theo quy ddinnhj Điều 120 BLHS đối với người vì hoàn cảnh túng thiếu không có khả năng nuôi con do mình đẻ ra mà phải cho làm con nuôi và nhận một số tiền giúp đỡ của