Đề tài Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Chính sách BHXH được Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm ban hành, thực hiện ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công và thường xuyên bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu thực tiễn đất nước; đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tạo thành sức mạnh toàn dân, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới: hoà bình, thống nhất, độc lập và vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện chính sách BHXH phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước, hoà nhập với xu thế phát triển của thời đại, thực hiện Hiến pháp năm 1992 và Bộ Luật lao động, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 kèm theo Điều lệ BHXH đối với cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 kèm theo Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Theo đó, ngày 16/02/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/ CP thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống LĐTB&XH và LĐLĐ Việt Nam. Thực hiện chủ trương cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ trong tình hình mới, từ ngày 01/01/2003, BHXH Việt Nam có thêm nhiệm vụ quản lý quỹ và tổ chức thực hiện chính sách BHYT theo Nghị định số 100/2002/NĐ-CP, ngày 06/12/2002 của Chính phủ. Đặc biệt, ngày 26/9/2006, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật BHXH, có hiệu lực từ ngày 01/ 01/2007, đây là cơ sở pháp lý vững chắc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia BHXH, nội dung của Luật thể hiện quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực BHXH. Cùng với sự hình thành của hệ thống BHXH, BHXH tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số 137/QĐ-TCCB ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Qua gần 13 năm tổ chức hoạt động, với những kết quả đạt được, BHXH Thanh Hóa đã góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách BHXH ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót, đặc biệt trong công tác quản lý thu BHXH, đã và đang đặt ra những vấn đề cần quan tâm giải quyết, đó là: - Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nhất là khu vực dân doanh. Đây là khu vực có nhiều lao động, nhưng tỷ lệ tham gia BHXH còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. - Vấn đề quản lý lao động trong độ tuổi có việc làm trong các thành phần kinh tế. Đây là cơ sở để phát triển đối tượng tham gia BHXH, nhưng cũng là khâu còn yếu, hoặc có thể đánh giá là chưa quản lý được. - Công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật BHXH đối với chủ doanh nghiệp cố tình không đóng, đóng không đúng, không kịp thời, đóng không đầy đủ BHXH cho người lao động; vấn đề giải quyết nợ tồn đọng BHXH đang là một trong những bức xúc hiện nay. - Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu BHXH bắt buộc. Những vấn đề trên, nếu không được quan tâm khắc phục sẽ tác động xấu đến toàn bộ hoạt động BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đây là sự tác động khách quan do quá trình hội nhập mang lại và do chính vị trí và vai trò của quản lý thu BHXH. Như chúng ta đều thấy rõ, sự hội nhập WTO của nước ta cũng đồng nghĩa với việc nước ta tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên sự phân công lao động lần này không phải là sự phân công lao động thuần tuý theo nghĩa của sự hợp tác kinh tế quốc tế giữa các quốc gia nhằm đảm bảo một cách cân đối và có kế hoạch mà là sự phân công thực hiện trên cơ sở của sự cạnh tranh gay gắt; nó kéo theo sự di chuyển nguồn lao động từ trong nước ra nước ngoài cũng như dòng lao động từ nước ngoài vào nước ta. Tương ứng như vậy, việc đóng BHXH cũng như quyền lợi về BHXH của người lao động Việt Nam tại nước ngoài cũng như người lao động nước ngoài tại Việt Nam cần phải được đảm bảo theo hướng phù hợp với chính sách BHXH của nước sở tại. Những thách thức đối với hoạt động BHXH rất lớn, đó là sự biến động của đối tượng lao động tham gia BHXH trong khu vực doanh nghiệp khi phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt hơn. Tất cả điều đó đang đặt ra những vấn đề bức xúc cần có những giải pháp mang tính khả thi cao, vì vậy thực hiện tốt việc quản lý thu BHXH có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Là người trực tiếp làm công tác quản lý thu BHXH ở địa phương, tác giả chọn vấn đề: " Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xó hội trờn địa bàn tỉnh Thanh Hóa " làm đề tài luận văn thạc sĩ để nghiên cứu.

doc112 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2608 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan Van.doc
  • docbia muc luc.doc
Luận văn liên quan