Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Đồng Nai chi nhánh Tân Biên

Trong nền kinh tếthịtrường ,hiệu quảhoạt đông của một doanh nghiệp quyết định sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Đối với ngân hàng thương mại, một tổchức tài chính trung gian, thì hiệu quảhoạt động không những quyết định sựtồn tại, phát triển của bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến hiệu quảcủa quá trình phân bổ, sửdụng vốn đầu tưvà an toàn xã hội. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp không tránh khỏi những rủi ro. Các tổchức tín dụng là loại hình kinh doanh đặc biệt, hoạt động trong cơchếthịtrường lại gặp phải rủi ro nhiều hơn bất kỳngành nghềnào, đặc biệt là rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng thì nguyên nhân thường phát sinh từhoạt động cho vay của ngân hàng, hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất . Đểhạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thểxảy ra, một nhiệm vụ không thểthiếu được và ngày càng trởnên thiết yếu trong hoạt động của các tổchức tín dụng là phải tổchức tốt công tác kiểm soát nội bộ(KSNB) trong bản thân từng đơn vị. Kiểm soát nội bộlà những phương pháp và chính sách được thiết kế đểngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động, và nhằm đạt được sựtuân thủcác chính sách và quy trình được thiết lập. Chính hoạt động kiểm soát nội bộsẽphát hiện nhanh chóng các vi phạm chế định của nhà nước tại tổchức tín dụng ,các khe hởtrong văn bản chỉ đạo nội bộtổchức tín dụng, các thiếu sót trong tổchức quy trình tác nghiệp và các biểu hiện gian lận, mất an toàn trong kinh doanh, giúp ban lãnh đạo tổchức tín dụng có biện pháp chấn chỉnh kịp thời . Thời gian qua bên cạnh những kết quảvà thành tích đáng khích lệtrong hoạt động của hệthống ngân hàng nói chung ngân hàng thương mại nói riêng thì vẫn còn có những biểu hiện lệch lạc, sai trái, kinh doanh giảm sút. Nhiều ngân hàng kinh doanh thua lỗ, mất khảnăng chi trả, Một trong những nguyên nhân rất căn bản của tình hình này là do các tổchức tín dụng chưa coi trọng đúng mức tầm quan trọng của công tác kiểm soát nôi bộ. Do đó, không phát hiện kịp thời các sơhởthiếu sót, lạm dụng, không đưa ra các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nên phải trảgiá.

pdf102 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4979 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Đồng Nai chi nhánh Tân Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 0 - - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường ,hiệu quả hoạt đông của một doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Đối với ngân hàng thương mại, một tổ chức tài chính trung gian, thì hiệu quả hoạt động không những quyết định sự tồn tại, phát triển của bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình phân bổ, sử dụng vốn đầu tư và an toàn xã hội. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp không tránh khỏi những rủi ro. Các tổ chức tín dụng là loại hình kinh doanh đặc biệt, hoạt động trong cơ chế thị trường lại gặp phải rủi ro nhiều hơn bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng, hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất . Để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra, một nhiệm vụ không thể thiếu được và ngày càng trở nên thiết yếu trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là phải tổ chức tốt công tác kiểm soát nội bộ (KSNB) trong bản thân từng đơn vị. Kiểm soát nội bộ là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động, và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập. Chính hoạt động kiểm soát nội bộ sẽ phát hiện nhanh chóng các vi phạm chế định của nhà nước tại tổ chức tín dụng ,các khe hở trong văn bản chỉ đạo nội bộ tổ chức tín dụng, các thiếu sót trong tổ chức quy trình tác - 2 - nghiệp và các biểu hiện gian lận, mất an toàn trong kinh doanh, giúp ban lãnh đạo tổ chức tín dụng có biện pháp chấn chỉnh kịp thời . Thời gian qua bên cạnh những kết quả và thành tích đáng khích lệ trong hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung ngân hàng thương mại nói riêng thì vẫn còn có những biểu hiện lệch lạc, sai trái, kinh doanh giảm sút. Nhiều ngân hàng kinh doanh thua lỗ, mất khả năng chi trả,…Một trong những nguyên nhân rất căn bản của tình hình này là do các tổ chức tín dụng chưa coi trọng đúng mức tầm quan trọng của công tác kiểm soát nôi bộ. Do đó, không phát hiện kịp thời các sơ hở thiếu sót, lạm dụng, không đưa ra các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nên phải trả giá. Rõ ràng, đổi mới,tìm ra các giải pháp mới trong hoạt động kiểm soát nội bộ tại các tổ chức tín dụng là việc làm hết sức cần thiết nhằm giúp các ngân hàng tự chấn chỉnh hoạt động thoát khỏi các bế tắc để khẳng định mình và vươn lên trong môi trường kinh doanh mới. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại NHNo & PTNT Đồng Nai – chi nhánh Tân Biên” để làm nội dung báo cáo nghiên cứu khoa học của mình 2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài Trong nhiều lĩnh vực kiểm soát của ngân hàng thương mại như: kiểm soát cho vay hộ sản xuất, kiểm soát quy trình cho vay xây dựng cơ bản, kiểm soát trong thanh toán L/C, kiểm soát hoạt động huy động vốn, kiểm soát dịch vụ kinh doanh ngoại hối, kiểm soát hoạt động quản trị, hành chính chung thì quy trình mà tác giả thấy cần thiết và tâm đắc nhất đó là: Kiểm soát hoạt động cho vay - 3 - NHNo &PTNT Đồng Nai Chi nhánh Tân Biên là đơn vị thực tế mà tác giả nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động kinh doanh, quy trình cho vay và đặc biệt là tìm hiểu về công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay. 3 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm sáng tỏ các vấn đề về kiểm soát nội bộ nói chung, kiểm soát nôi bộ trong hoạt đông cho vay tại ngân hàng thương mại nói riêng; tổng kết thực tiễn hoạt động kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Tân Biên ,phân tích ưu nhược điểm, từ đó tìm ra những giải pháp mới nhằm hoàn thiện và tăng cường công tác kiểm soát nội bộ của chi nhánh. Kiểm soát nội bộ là công cụ quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB là điều rất quan trọng đối với người kiểm toán, là nền tảng cho những đánh giá ban đầu của kiểm toán viên về mức độ rủi ro kiểm soát cũng như tính chính xác và độ tin cậy của hệ thống thông tin kế toán, hơn nữa còn thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán. Đồng thời nhờ vào tìm hiểu hệ thống KSNB, kiểm toán viên có thể đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của KSNB nói chung và từng bộ phân, quy trình trong hoạt động của đơn vị nói riêng . 4 Phương pháp nghiên cứu: Trong báo cáo nghiên cứu khoa học này tác giả sử dụng bao gồm các phương pháp: mô tả, so sánh, phân tích . - 4 - Tác giả thu thập tài liệu, số liệu có liên quan, kết hợp với quan sát các hoạt động tại đơn vị thực tập, từ đó phân tích mô tả quy trình cho vay, quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại chi nhánh . Bên cạnh đó từ sự tìm hiểu về cơ sở lý luận của Kiểm soát nội bộ, cùng với quá trình tìm hiểu thực tế tại đơn vị thực tập, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay của chi nhánh. 5 . Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian nghiên cứu: Từ 10/07/2009 đến 03/11/2010 + Không gian nghiên cứu: NHNo & PTNT Đồng Nai Chi nhánh Tân Biên, cùng số liệu tổng quát từ ngân hàng hội sở chính Đồng Nai Đối tượng nghiên cứu: Quy trình cho vay tại ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Tân Biên, phân tích quy trình kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay tại chi nhánh. 6 . Những đóng góp của đề tài: Về mặt khoa học, đề tài này đã vận dụng được những nguyên lý cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cho vay tại một đơn vị ngân hàng cụ thể Về mặt thực tiễn, khi nghiên cứu đề tài này đã giúp tác giả có kiến thức và nhận thức sâu hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ. Qua đó sẽ giúp ích cho tác giả rất nhiều trong công việc mà sau này tác giả được phân công. Đề tài còn giúp đơn vị nơi mà tác giả thực tập hoàn thiện hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cho vay, từ đó giúp cho công tác quản lý quy trình cho vay tại đơn vị được chặt chẽ và hữu hiệu hơn. 7 . Kết cấu của báo cáo: - 5 - Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại Agribank Đồng Nai – CN Tân Biên Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện qui trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại Agribank Đồng Nai – CN Tân Biên Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục - 6 - CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1 Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ 1.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ (KSNB) Việc xác lập và duy trì một hệ thống kế toán thích hợp, kết hợp với nhiều quy chế kiểm soát nội bộ khác để mở rộng quy mô kinh doanh và loại hình kinh doanh là bổn phận quản lý của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Mọi phương diện quan trọng thuộc trách nhiệm của bộ phận quản lý là cung cấp cho cổ đông, các bên liên quan (hoặc chính phủ ) một sự đảm bảo thích hợp rằng công việc kinh doanh được kiểm soát thích đáng. Đồng thời, bộ phận quản lý có trách nhiệm cung cấp cho các nhà đầu tư ,ngân hàng. những thông tin tài chính trên cơ sở hợp thức. Một hệ thống kiểm soát nội bộ là cần thiết để bộ phận quản lý thực thi bổn phận ấy. Quá trình nhận thức và nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đã có những định nghĩa khác nhau về kiểm soát nội bộ: Theo tác giả Alvin Arens& James K.Lcbbeck thì: “Hệ thống KSNB của một đơn vị có thể đĩnh nghĩa như là toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm điều hành các hoạt động của đơn vị. Các bước kiểm soát là các biện pháp được tiến hành để xem xét và khẳng định các biện pháp quản lý khác có được tiến hành và thích hợp hay không.”[1] Hoặc là có ý kiến khác như sau: “Kiểm soát nội bộ là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động, và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập”[4] - 7 - Tuy nhiên đến nay thì định nghĩa sau đây là được chấp nhận rộng rãi nhất “Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu chính sau: - Báo cáo tài chính tin cậy - Các luật lệ và quy định được tuân thủ - Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả” [5] 1.1.2 Mục đích của hệ thống kiểm soát nội bộ . [3] - Mục đích của hệ thống kiểm soát trong việc quản lý là: Điều khiển và quản lý kinh doanh một cách có hiệu quả Mang lại sự đảm bảo một cách chắc chắn là các quyết định và chế độ quản lý được thực hiện đúng thể thức và giám sát mức hiệu quả của các chế độ và quyết định đó Phát hiện kịp thời các rủi ro trong kinh doanh hoạch định và thực hiện các biện pháp đối phó Ngăn chặng, phát hiện các sai phạm trong kinh doanh Ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác và đúng thể thức về nghiệp vụ và hoạt động kinh doanh Lập báo cáo tài chính kịp thời, hợp lệ và tuân theo các yêu cầu pháp định có liên quan . - Kiểm soát xử lý được đặt ra để: - 8 - Kiểm tra việc xử lý các giao dịch, tức là kiểm tra lại những công việc mà nhân viên đã thực hiện và đã được công nhận, cho phép, phân loại, tính toán, ghi chép và tổng hợp trong báo cáo. - Kiểm soát để bảo vệ tài sản là: Các biện pháp, quy chế kiểm soát nhằm đảm bảo sự an toàn về an toàn tài sản và thông tin không bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích trong đơn vị Dễ dàng nhận thấy, kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự an toàn và khả năng phát triển trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Việc xây dựng và thực hiện được một cơ chế kiểm soát nội bộ phù hợp và hiệu quả sẽ cho phép các đơn vị chống đỡ tốt nhất với rủi ro . Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị bao gồm nhiều hệ thống con. Các hệ thống con được lập ra giúp nhà quản lý doanh nghiệp đạt được các mục đích cụ thể. Mỗi hệ thống bao gồm nhiều quy chế kiểm soát nội bộ và quy trình kiểm soát, trong đó một số có tác dụng tương hỗ nhau,một số lại có chức năng độc lập. Để phát huy tác dụng mỗi hệ thống phải được xây dựng khoa học, thiết thực và hoạt động tốt . 1.1.3 Yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của KSNB [3] Mọi rủi ro có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của tổ chức đơn vị đều phải được nhận dạng, đo lường, đánh giá một cách thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Mỗi khi có sự thay đổi về các mục tiêu kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động kinh doanh mới, đơn vị phải rà soát, nhận dạng các rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, quy trình, quy định kiểm tra, kiểm soát nội bộ phù hợp. - 9 - Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời của các hoạt động hàng ngày của đơn vị. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ, tại tất cả các đơn vị, bộ phận của tổ chức dưới nhiều hình thức như: - Cơ chế phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong đơn vị - Quy định về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện các giao dịch. - Quy trình và cơ chế thẩm định, kiểm tra, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện các công việc; đảm bảo một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 2 cán bộ tham gia, không có cá nhân nào có thể một mình tiến hành thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức được tổ chức tín dụng cho phép phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ chế phân cấp ủy quyền phải được thiết lập, thực hiện một cách hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh các xung đột lợi ích; đảm bảo một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau; đảm bảo mọi cán bộ trong đơn vị không có điều kiện để thao túng hoạt động, bưng bít thông tin phục vụ các mục đích cá nhân hoặc che dấu các hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ trong đơn vị . Đảm bảo chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệ thống thông tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tuân thủ và tình hình kinh tế, thị trường bên ngoài hợp lý, tin cậy, kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành có hiệu quả. - 10 - Hệ thống thông tin, tin học của đơn vị phải được giám sát, bảo vệ một cách hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dự phòng độc lập ,nhằm xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ như thiên tai, cháy, nổ... để đảm bảo hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục của đơn vị . Đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên đều phải quán triệt được tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ; vai trò của từng cá nhân trong quá trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của bản thân họ và phải tham gia thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả các quy định, quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ liên quan. Người điều hành các bộ phận, đơn vị nghiệp vụ, các cá nhân có liên quan phải thường xuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; mọi khiếm khuyết của hệ thống này phải được báo cáo kịp thời với cấp quản lý trực tiếp; những khiếm khuyết lớn có thể gây tổn thất hoặc nguy cơ rủi ro phải được báo cáo ngay cho Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát. Tất cả các cá nhân, các bộ phận ở mọi cấp phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ của mình Lãnh đạo tại các đơn vị, bộ phận trong đơn vị phải báo cáo, đánh giá về kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại đơn vị mình; đề xuất biện pháp xử lý đối với những tồn tại, bất cập (nếu có) gửi lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp. 1.2 Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ - 11 - Do có sự khác nhau về tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh mà mỗi loại hình doanh nghiệp có những hệ thống kiểm soát nội bộ khác nhau. Nhưng nhìn chung thì có 5 yếu tố chính cấu thành hệ thống KSNB như sau: Sơ đồ 1.1: Các bộ phận hợp thành KSNB (Nguồn: Hoàng Đình Thắng (08/2000), Hoàn thiện hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng VN, Đề tài nghiên cứu khoa học –Mã số KNH 99.17,Viện khoa học ngân hàng , Hà Nội. [4]) 1.2.1 Môi trường kiểm soát chung [6] Một khía cạnh quan trong của công tác kiểm soát là xem xét cung cách của bộ phận quản lý cao cấp nhất, kiểm tra và giám sát các nghiệp vụ, các hoạt động của đơn vị như thế nào. Bộ phận quản lý tạo ra môi trường chung, nhờ đó để xác định thái độ của toàn đơn vị đối với hệ thống kiểm soát. Môi trường kiểm soát chung cũng tạo ra các chính sách các trình tự các chỉ dẫn đảm bảo sự giám sát liên tục và có hiệu quả đối với các nghiệp vụ của doanh nghiệp. Sự nhận thức về môi trường kiểm soát rất quan trọng đối với kiểm Môi trường kiểm soát Đánh giá các rủi ro Hoạt động kiểm soát Thông tin & truyền thông Giám sát HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ - 12 - toán viên, trong việc xác định phạm vi của kiểm toán trên cơ sở nắm vững hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị . Sự đánh giá của kiểm toán viên về môi trường kiềm soát sẽ giải đáp thái độ và hành động của bộ phận quản lý cao nhất đối với hệ thống kiểm soát sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với tính hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp. Có thể khẳng định rằng không có sự chỉ dẫn chung và sự giám sát liên tục của bộ phận quản lý, sẽ không có một sự đảm bảo nào về các bước kiểm soát của các nhân viên được tiến hành một cách thích hợp và có hiệu quả . Môi trường kiểm soát mạnh không đảm bảo tính hiệu quả của những kỹ thuật kiểm soát cụ thể . Tuy nhiên, nếu thiếu vắng môi trường kiểm soát chung sẽ làm giảm tính hiệu quả tổng quát của kiểm soát cũng như độ tin cậy cuối cùng của số liệu được tạo ra bởi các hệ thống kiểm toán và thông tin. Như vậy, có thể nói rằng ,môi trường kiểm soát chung bao gồm toàn bộ các nhân tố có tính chất môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và sự hữu hiệu của các chính sách, thủ tục kiểm soát của đơn vị, các nhân tố này chủ yếu liên quan đến thái độ,nhân thức và hành động của người quản lý đơn vị. Hơn nữa nó còn là nền tảng cho sự hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và có ảnh hưởng tới các yếu tố còn lại trong hệ thống kiểm soát nội bộ . Dưới đây là các nhân tố chủ yếu: - Đặc thù vế quản lý (tính chính trực , giá trị đạo đức và quan điểm của nhà quản lý ) Là muốn nói đến các quan điểm khác nhau của người quản lý đơn vị đối với tình trạng báo cáo tài chính cũng như đối với rủi ro kinh doanh. Một số nhà quản lý chú ý quá mức đến việc báo cáo tình hình tài chính và nhấn mạnh đến việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Những người này có thể sẵn sàng - 13 - hành động mạo hiểm để đổi lấy một mức lợi nhuận cao,hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra .Ở một số nhà quản lý khác lại có thái độ hết sức dè dặt và thân trọng. Các quan điểm như vậy của nhà quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách và thủ tục kiểm soát của đơn vị cũng như độ tin cậy của báo cáo tài chính . Cơ cấu về quyền lực trong một đơn vị cũng là một vấn đề tiêu biểu của đặc thù quản lý, nếu việc quyết định quản lý chỉ tập trung vào một người thì phải chú trong đến nhân cách và năng lực của người đó. Nếu quyền quản lý được phân tán nhiều người trong bộ máy quản lý thì vấn đề quan trọng là kiểm tra, giám sát việc sử dụng quyền lực đã dược phân quyền nhằm đề phòng các trường hợp không sử dụng hết quyền được giao, hoặc lạm dụng quyền hạn này . - Cơ cấu tổ chức Một cớ cấu tổ chức hợp lý sẽ đảm bảo cho sự thông suốt trong việc ủy quyền và phân công trách nhiệm. Cơ cấu tổ chức được thiết kế sao cho có thể ngăn chừa được sự vi phạm chính sách, thủ tục, quy chế kiểm soát và loại bỏ được những hoạt động không phù hợp Để thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp và có hiệu quả phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Thiết lập được sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của đơn vị, không bỏ sót lĩnh vực nào đồng thời không có sự chồng chéo giữa các bộ phận Thực hiện sự phân chia 3 chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ và bảo quản tài sản Bảo đảm sự độc lập tương đối giữa các bộ phận - 14 - - Chính sách nhân sự Chính sách nhân sự bao gồm toàn bộ các phương pháp quản lý nhân sự và các chế độ của đơn vị đối với việc tuyển dụng ,huấn luyện ,đánh giá đề bạt, khen thưởng các nhân viên .Một chính sách nhân sự đúng đắn là chính sách nhằm vào việc tuyển dụng và sử dụng nhân viên có năng lực ,có đủ kỹ năng và hiểu biết cần thiết để thực hiện nhiệm vụ . - Công tác kế hoạch Bao gồm một hệ thống kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính cũng như phương án chiến lược của bộ phận cao nhất .Chiến lược sản xuất kinh doanh và các kế hoạch giúp cho đơn vị hoạt động đúng hướng và có hiệu quả .Công tác kế hoạch được tiến hành nghiên túc và khoa học cũng sẽ trở thành một công cụ kiểm soát hữu hiệu . - Bộ phân kiểm toán nội bộ Là một nhân tố cơ bản trong môi trường kiểm soát ,bộ phận hiểm toán nội bộ cung cấp một sự giám sát và đánh giá thường xuyên về toán bộ hoạt động của đơn vị ,trong đó có cả hệ thống kiểm soát nội bộ ,bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giúp cho đơn vị có những thông tin kịp thời và xác thực về hoạt động nói chung và chất lượng công tác kiểm soát nói riêng để diều chỉnh, bổ sung các quy chế kiểm soát thích hợp và có h
Luận văn liên quan