Đề tài Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai - Tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Thanh tra, kiểm tra là một trong những hoạt động hết sức quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quảsản xuất, kinh doanh trong nền sản xuất hàng hoá, vận hành theo cơchếthịtrường. Trong đó, thanh tra, kiểm tra thuếlà một trong những hoạt động mang tính chất đặc thù. Thanh tra, kiểm tra thuếtrong thời gian qua không chỉcó những đóng góp đáng kểvào chống thất thu thuếmà còn nhằm đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủthểkinh tếphát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, thanh tra, kiểm tra thuếvẫn còn có những hạn chế đòi hỏi phải được nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Với sự đòi hỏi cấp thiết đó, chúng tôi chọn đềtài: “ HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾTHEO CƠCHẾTỰKHAI -TỰNỘP THUẾTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN ”làm luận văn thạc sỹkinh tế.

pdf91 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai - Tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài : HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thanh tra, kiểm tra là một trong những hoạt động hết sức quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong nền sản xuất hàng hoá, vận hành theo cơ chế thị trường. Trong đó, thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những hoạt động mang tính chất đặc thù. Thanh tra, kiểm tra thuế trong thời gian qua không chỉ có những đóng góp đáng kể vào chống thất thu thuế mà còn nhằm đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn có những hạn chế đòi hỏi phải được nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Với sự đòi hỏi cấp thiết đó, chúng tôi chọn đề tài: “ HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN ” làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. - Góp phần làm rõ lý luận về thanh tra, kiểm tra nói chung và trong ngành thuế nói riêng. - Khẳng định sự cần thiết khách quan của việc tăng cường đổi mới, hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên. - Nghiên cứu thực trạng thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2003-2007, trên cơ sở đó rút ra những thành tựu và những nguyên nhân hạn chế của thanh tra, kiểm tra thuế tại tỉnh Phú Yên. - Trên cơ sở định hướng đổi mới, hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp và những nguyên nhân hạn chế, luận văn đề xuất giải pháp đẩy nhanh vững chắc thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu lý luận về thanh tra, kiểm tra thuế. - 2 - - Phạm vi nghiên cứu là thực trạng thanh tra, kiểm tra thuế tại tỉnh Phú Yên thời gian qua. Trên cơ sở đó tìm kiếm, đề xuất giải pháp đẩy nhanh vững chắc thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Các vấn đề khác được đề cập trong luận văn chỉ nhằm phục vụ cho việc làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài có nhiều giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở Phú Yên hiện tại và trong thời gian tới. Tạo cơ sở khoa học cho Cục thuế tỉnh Phú Yên có những định hướng và quyết định trong quản lý thuế mang lại hiệu quả cao. Mặt khác đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những người quan tâm đến lĩnh vực thuế, chống thất thu thuế nhằm đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. 5. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có 3 Chương: Chương I: Lý luận tổng quan về cơ chế tự khai tự nộp thuế. Chương II: Thực trạng thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Chương III: Giải pháp hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp trên địa bàn tỉnh Phú yên. Nội dung cụ thể từng chương của luận văn như sau: - 3 - Chương I LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ TỰ KHAI TỰ NỘP THUẾ 1.1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ TỰ KHAI TỰ NỘP THUẾ 1.1.1. Khái niệm cơ chế TKTN: - Tự khai - tự nộp (Self assessment): tự xác định (lượng giá) căn bản thuế nhằm mục đích tính thuế. - Tự khai - tự nộp: nghĩa hẹp, đối tượng nộp thuế tự xác định căn bản thuế, tự tính thuế, tự xác định số thuế phải nộp và tự nộp thuế theo đúng thời hạn qui định. - Tự khai - tự nộp: nghĩa rộng, đang được sử dụng: là một phương thức quản lý thuế được xây dựng trên nền tảng sự tuân thủ của ĐTNT được cụ thể bằng việc ĐTNT tự thực hiện các nghĩa vụ mà Luật qui định và cơ quan thuế được tổ chức và thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp với nguyên tắc đó. Từ đó ta có khái niệm về cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế: Tự kê khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó người nộp thuế tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ thuế: người nộp thuế căn cứ các qui định tại các Luật thuế để xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai chính xác, nộp tờ khai thuế và nộp thuế đúng thời hạn. Cơ quan thuế không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế nếu người nộp thuế tự giác tuân thủ nghĩa vụ. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và thông qua công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của người nộp thuế. Việc giám sát, kiểm tra của cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở có đầy đủ thông tin về người nộp thuế và thực hiện phân tích thông tin, đánh giá những rủi ro để lựa chọn chính xác những trường hợp có vi phạm cần thanh tra, kiểm tra. Điều này sẽ giúp khắc phục được việc thanh tra, kiểm tra tràn lan, gây lãng phí nguồn lực cho cơ quan thuế và phiền hà cho người nộp thuế. [20] - 4 - 1.1.2. Các điều kiện để thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế: Để thực hiện tốt cơ chế tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải có đầy đủ và đồng bộ nhiều yếu tố như: trình độ và sự nhận thức của người dân về nghĩa vụ thuế, chính sách thuế, tổ chức quản lý thuế, nghiệp vụ quản lý thuế, trình độ của công chức thuế và các thẩm quyền cần thiết của cơ quan thuế trong quản lý thuế: - Người dân phải có được hiểu biết cơ bản về nghĩa vụ thuế, ĐTNT có ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế, cộng đồng lên án những hành vi gian lận trốn thuế. - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế những thông tin về ĐTNT có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của ĐTNT. - Chính sách thuế phải rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện như : thuế GTGT chỉ có 1 mức thuế suất, ít miễn giảm trong thuế thu nhập doanh nghiệp…, các qui định về kê khai, nộp thuế thuận lợi, phù hợp với điều kiện kinh doanh của đối tượng nộp thuế. - Bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp phải tổ chức tập trung theo các chức năng: tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT; theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; thanh tra, kiểm tra thuế để nhằm chuyên môn hóa, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng. Trên cơ sở đó có: + Hệ thống dịch vụ hỗ trợ ĐTNT toàn diện, có chất lượng. + Hệ thống cưỡng chế thuế, thu nợ có hiệu quả. + Hệ thống thanh tra, kiểm tra có mục tiêu rõ ràng. - Hệ thống xử phạt nghiêm khắc. Cơ quan thuế có đủ thẩm quyền về điều tra, đủ điều kiện về cưỡng chế thuế để phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời những trường hợp gian lận, trốn thuế, chây ỳ nợ thuế, thu hồi đủ tiền thuế cho NSNN và đảm bảo sự công bằng trong quản lý thuế. - Hệ thống giải quyết khiếu nại hoạt động có hiệu quả. - Quản lý thuế phải dựa trên kỹ thuật quản lý hiện đại- kỹ thuật quản lý rủi ro, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả quản lý thông qua việc tập trung phân bổ nguồn lực - 5 - quản lý đối với các đối tượng nộp thuế không tuân thủ nghĩa vụ thuế gây rủi ro cao, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN. Để thực hiện được quản lý thuế theo kỹ thuật quản lý rủi ro, cơ quan thuế cần phải có: + Thông tin đầy đủ và liên tục về ĐTNT trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất là 5 năm). Trên cở các thông tin đó cơ quan thuế phân tích, phân loại ĐTNT để xác định biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng. + Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tập hợp, khai thác, sử dụng thông tin về ĐTNT và ở tất cả các hoạt động quản lý của cơ quan thuế. - Quy trình quản lý của cơ quan thuế tốt và được hỗ trợ tin học hoá - Công chức thuế được đào tạo có đủ kiến thức, năng lực để thực hiện quản lý thuế chuyên sâu, chuyên nghiệp theo từng chức năng quản lý. [20] 1.1.3. Các đặc trưng về quản lý: - Trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn, nhất là trách nhiệm về hành vi, được qui định rõ ràng cho từng phía: chủ thể quản lý - cơ quan thuế và đối tượng quản lý - ĐTNT. - Dân chủ trong quan hệ giữa cơ quan quyền lực Nhà nước và ĐTNT. - Nhà nước (cơ quan thuế) không can thiệp và không làm thay trách nhiệm của ĐTNT. - Nhà nước (cơ quan thuế) chuyển đổi từ việc chủ yếu dùng quyền lực để quản lý chuyển sang lấy hỗ trợ là chính. Đây là nền tảng cho một cuộc cải cách toàn diện hệ thống quản lý thuế (cải cách thể chế, cải cách bộ máy, cải cách phương pháp quản lý, cải cách các thủ tục hành chính…) . - Chế độ kiểm tra thuế của cơ quan thuế được chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. [20] 1.1.4. Sự cần thiết phải chuyển đổi theo cơ chế tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế: - 6 - Thứ nhất: Đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế - Được quyền tự thực hiện các nghĩa vụ của mình. - Ngoài các trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn được qui định một cách rõ ràng, các quyền của người nộp thuế được xác lập và có xu hướng tăng (đối lại đối với cơ quan thuế là giảm). - Tăng cơ hội bảo vệ các lợi ích cho chính doanh nghiệp ( tự mình hoặc có sự trợ giúp từ bên ngoài, nhất là đối với các quyết định đưa ra từ phía cơ quan thuế mà doanh nghiệp cho rằng quyết định đó xâm phạm đến quyền lợi của doanh nghiệp). - Được cơ quan thuế, các công chức thừa hành trong hệ thống ngành thuế tôn trọng. - Được hưởng các dịch vụ thuế ngày càng có chất lượng hơn do thành quả thu được từ công cuộc cải cách hành chính từ phía cơ quan thuế, tiết kiệm được chi phí, các phiền hà trong hành chính được giảm thiểu. - Được hưởng sự hỗ trợ tối đa của cơ quan thuế trong việc cung cấp các thông tin, phương tiện, các trợ giúp để kê khai thuế, nộp thuế vì đây là nhiệm vụ chính của cơ quan thuế. [20] Thứ hai: Đối với cơ quan thuế - Cơ quan thuế có điều kiện để cải tiến cơ cấu tổ chức nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có, công tác quản lý thuế được tổ chức theo hướng ngày càng hiện đại và chuyên môn hóa. - Cơ quan thuế có điều kiện tập trung nguồn lực vào công tác phục vụ, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh hiểu và tự giác thực hiện các nghĩa vụ thuế của mình đối với NSNN. - Cơ quan thuế có điều kiện để tăng cường thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế thuế có hiệu quả hơn đối với người nộp thuế có khả năng rủi ro cao trong việc không tuân thủ thực hiện nghĩa vụ thuế. - 7 - - Triển khai thực hiện cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho ngành thuế đẩy mạnh hiện đại hoá quản lý thuế mà cụ thể là đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế. [20] 1.2.SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN NÂNG CAO VAI TRÒ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP THUẾ 1.2.1. Mục đích, yêu cầu của thanh tra, kiểm tra thuế: 1.2.1.1. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra thuế: a. Khái niệm về thanh tra thuế: Thanh tra ( tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ nguồn gốc La tinh (Inspectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một số đối tượng nhất định. Theo Từ điển pháp luật Anh-Việt, thanh tra “là sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra”.Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích thanh tra “là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định -sự tác động có tính trực thuộc”. Theo Từ điển tiếng Việt “ thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”. Với nghĩa này, Thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm: “ xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định”. Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định: “ người làm nhiệm vụ thanh tra”, “đoàn thanh tra của Bộ” và “đặt trong phạm vi quyền hạn của chủ thể nhất định. Như vậy Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra, xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân”. [23] - 8 - Từ phân tích trên ta có khái niệm thanh tra thuế: là một chức năng thiết yếu trong quản lý thuế, kiểm tra, xem xét việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế thực hiện theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật về thuế, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý thuế, chính sách thuế, pháp luật thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. b. Khái niệm về kiểm tra thuế: Theo Từ điển tiếng Việt thì “ kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”. Xét về chủ thể thì phạm vi chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra đa dạng hơn thanh tra rất nhiều. Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc cũng có thể là một chủ thể phi nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…), hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp: kiểm tra của Giám đốc đối với các phòng, ban, kiểm tra của Quản đốc đối với nguời lao động. Trên một bình diện rộng hơn nữa, kiểm tra có thể là sự xem xét thực tế để đánh giá, nhận xét của bất kỳ một cá nhân nào trong xã hội trong bất cứ hoạt động nào.Theo nghĩa hẹp kiểm tra là hoạt động của chủ thể nhằm tiến hành xem xét, xác minh việc gì đó của đối tượng bị quản lý xem có phù hợp hay không phù hợp trạng thái đã quy định trước. Chủ thể kiểm tra có thể áp dụng một chế tài pháp lý nhất định như áp dụng xử phạt vi phạm hành chính hoặc buộc phải thực hiện một số biện pháp ngăn chặn hành chính. Khái niệm kiểm tra nằm trong khái niệm thanh tra “ tổ chức thanh tra là công cụ đắc lực của Đảng, của chính quyền trong việc kiểm tra sự chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà nước, Pháp lệnh thanh tra năm 1990 cũng quy định: “Thanh tra Bộ, Ủy ban Nhà nước hướng dẫn, kiểm tra thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý (Điều 14). [23] - 9 - Từ sự phân tích trên, ta có khái niệm kiểm tra thuế là hoạt động xem xét tình hình thực tế của đối tượng được kiểm tra để đánh giá, nhận xét và xử lý của cơ quan thuế đối với việc thực hiện pháp luật thuế của người nộp thuế và công tác quản lý, hành thu, kiểm tra của cán bộ thuế. c. Sự đồng nhất và khác biệt giữa thanh tra và kiểm tra thuế Thanh tra, kiểm tra là chức năng chung của quản lý nhà nước, là hoạt động mang tính chức năng của quản lý nhà nước, là hoạt động mang tính phản hồi (rà soát, nhiều khi là phản ứng lại) đối với chu trình quản lý nhằm phân tích, đánh giá, theo dõi mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đề ra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế có sự đồng nhất là về bản chất và đều có mục đích, yêu cầu chung là xem xét, đánh giá việc tuân thủ, chấp hành chính sách, pháp luật thuế (là đối tượng của kiểm tra, thanh tra) từ đó rút ra kết luận đúng, sai để có biện pháp phát huy hoặc chấn chỉnh. Tuy nhiên hoạt động thanh tra và kiểm tra thuế có sự khác biệt: - Khác nhau về nội dung: Nội dung kiểm tra thuế thường dễ dàng nhận thấy, ngược lại nội dung thanh tra thuế thường đa dạng, phức tạp hơn (phân biệt này có tính tương đối). - Khác nhau về trình độ nghiệp vụ: hoạt động thanh tra thuế đòi hỏi thanh tra viên thuế phải có nghiệp vụ giỏi, am hiểu rộng về kinh tế xã hội, có khả năng chuyên sâu vào một lĩnh vực. Hoạt động kiểm tra thuế ít phức tạp và chủ thể lại gồm đối tượng rộng, có tính quần chúng, phổ biến nên trình độ công chức kiểm tra thuế không nhất thiết phải đòi hỏi có nghiệp vụ cao. - Khác nhau về phạm vi hoạt động: phạm vi hoạt động kiểm tra thuế thường theo bề rộng, mang tính thường xuyên với nhiều hình thức phong phú. Phạm vi hoạt động của thanh tra thuế thường có sự chọn lọc, đôi khi thông qua kiểm tra thuế thấy dấu hiệu phức tạp cần chọn ra những vấn đề để thanh tra. - 10 - - Khác nhau về thời gian tiến hành: hoạt động thanh tra thuế thường phải sử dụng dài hơn. - Thanh tra thuế mang tính pháp lý cao hơn, thể hiện quyền lực của Nhà nước mạnh hơn được quy định trong các văn bản pháp lý, việc thanh tra phải tiến hành theo thẩm định, trình tự, thủ tục chặt chẽ theo pháp luật (luật thanh tra). [23] 1.2.1.2. Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế TKTN: - Trong chính sách thuế, mỗi ĐTNT phải tự xác định số thuế mà họ phải nộp. Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế là nhằm chắc chắn rằng tiền thuế được tính toán đúng, phát hiện và ngăn ngừa những hành vi gian lận, trốn thuế. - Thanh tra, kiểm tra thuế đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của cơ quan thuế là thu đủ các loại thuế qui định trong luật trên cơ sở khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế và duy trì sự tin tưởng của công chúng vào tính thống nhất của chính sách thuế. - Thanh tra, kiểm tra thuế là việc kiểm tra sổ sách và các chứng từ của người nộp thuế để xác định một cách chính xác số tiền thuế, tiền phạt phải nộp theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó cơ quan thuế phải cung cấp thông tin, tài liệu hướng dẫn và tuyên truyền hướng dẫn người nộp thuế. - Tự kê khai, tự nộp thuế chỉ có thể được duy trì thông qua việc kiểm tra hồ sơ khai thuế của người nộp thuế một cách thận trọng và thường xuyên. Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế là giám sát và duy trì sự vận hành chính sách tự khai, tự nộp thuế. - Thanh tra, kiểm tra thuế là một yếu tố tác động mạnh đến ý thức tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, sự liên hệ giữa người nộp thuế và công chức thuế trong quá trình thanh tra thúc đẩy môi trường mà người nộp thuế nhận thấy cả người nộp thuế và công chức thuế phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo pháp luật thuế. [20] - 11 - 1.2.1.3. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế: Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế là nhằm phát huy nhân tố tích cực, ngăn ngừa, xử lý những sai phạm gây tổn thất tới lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, của các doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện chính sách thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục đích trên, công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ những nguyên tắc sau: Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Pháp luật thể hiện ý chí của Nhà nước, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Thanh tra, kiểm tra thuế là việc thực hiện pháp luật nên thanh tra, kiểm tra thuế cũng phải tuân theo pháp luật. Đây cũng là nguyên tắc cần thiết để đề cao trách nhiệm của chủ thể thanh tra, kiểm tra; nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra thuế; ngăn ngừa tình trạng làm trái pháp luật, vô hiệu hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan và công chức thanh tra, kiểm tra thuế phải thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm, quyền hạn mà pháp luật qui định; xem xét đúng sai của đối tượng kiểm tra phải căn cứ vào qui định của pháp luật mà không tuân theo ý kiến tác động của bất cứ một cơ quan hoặc một cá nhân nào. Thứ hai, nguyên tắc chính xác, khách quan: Đảm bảo chính xác, khách quan là vấn đề có tính nguyên tắc cao trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Có chính xác trong công tác thanh tra, kiểm tra mới cho phép đánh giá đúng thực trạng của đối tượng kiểm tra, giúp cho việc xử lý đúng người, đúng việc, đúng pháp luật. Nguyên tắc khách quan đòi hỏi trong hoạt động thanh tra, kiểm tra phải tôn trọng sự thật, đánh giá sự vật, hiện tượng đúng như nó vốn có, không suy diễn hay qui chụp một cách tùy tiện chủ quan. Tính khách quan v
Luận văn liên quan