Đề tài Hoạt động chi trả chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội với người có công ở quận đống đa, thành phố hà nội- Thực trạng và giải pháp

Dân tộc Việt nam trải qua bao thăng trầm lịch sử với liên tiếp những cuộc đấu tranh cam go, quyết liệt để giành lại và giữ vững Tổ quốc. Thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là sự hy sinh bằng xương máu, mồ hôi và nước mắt của các thế hệ người Việt nam. Hàng triệu đồng bào, đồng chí đã hy sinh, hàng triệu người suốt đời mang trên mình thương tật, hoặc di chứng của chiến tranh; hàng triệu người con ưu tú đã ngã xuống và vĩnh viễn yên nghỉ trên mọi miền của đất nước, để lại cho người thân, gia đình và xã hội những mất mát đau thương không gì bù đắp nổi. Sự hy sinh vì đất nước của đồng bào và chiến sĩ ta là vô giá, không gì sánh nổi, đó là biểu thị lòng yêu nước oanh liệt của dân tộc ta trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Chứng kiến những hi sinh cao cả, những mất mát vô cùng to lớn đó và thấm nhuần lời dạy của Hổ Chủ Tịch: "Máu đào của các liệt sỹ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn liệt sỹ". . . "Anh em thương binh đã hy sinh một phần xương máu đề giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, tận trung với nước, tận hiếu với dân, anh em đã làm tròn nhiệm vụ anh em không đòi hỏi gì cả. Song đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng". . ."Thương binh, bệnh binh, gia đình bộ đội, gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc. Bởi vậy, bổn phận của chúng ta là phải: Biết ơn, thương yêu và giúp đỡ họ. . ." Cùng với tinh thần nhân văn cao cả và tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc, suốt mấy chục năm qua Đảng, Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, chế độ đối với đối tượng NCC và thường xuyên có sự điều chỉnh bổ sung phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Đến nay đã hình thành hệ thống chính sách gắn liền với thực hiện chính sách KTXH và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu người có công. Đó là chủ trương đúng đắn, là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta. Chính sách đã góp phần làm giảm đi phần nào những đau đớn, mất mát thể chất; đồng thời cổ vũ động viên tinh thần giúp họ vượt lên trên những mất mát đau thương ấy, khắc phục những khó khăn cản trở tiếp tục khẳng định mình, xây dựng cuộc sống mới cho bản thân, gia đình, đóng góp công sức, trí tuệ vào công việc đổi mới và phát triển quê hương đất nước. Với số lượng NCC rất lớn, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, các chế độ cũng rất khác nhau. Do đó, thực hiện chính sách như thế nào cho đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo công bằng là một việc làm không đơn giản. Là một sinh viên theo học chuyên ngành quản lý chính sách và các vấn đề xã hội, nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề ƯĐ với NCC. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại phòng LĐTB&XH quận Đống Đa tôi chọn đề tài " Hoạt động chi trả chế độ trợ cấp Ưu đãi xã hội với người có công ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp" để có điều kiện tìm hiểu sâu hơn việc thực hiện chính sách này trên địa bàn quận và làm báo cáo thực tập của mình.

doc48 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3029 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động chi trả chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội với người có công ở quận đống đa, thành phố hà nội- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Nhằm giúp cho sinh viên có điều kiện hội nhập với môi trường làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế,... vận dụng những kiến thức đã học vào công việc cụ thể, học hỏi, rèn luyện và biết cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội; vừa qua với sự giúp đỡ của Khoa Khoa học quản lý trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, tôi đã được chấp nhận thực tập tại Phòng lao LĐTBXH quận Đống Đa. Trong thời gian thực tập một tháng được sự giúp đỡ của các bác, cô, và anh chị trong Phòng lao LĐTBXH quận Đống Đa, tôi đã cố gắng tham gia và tìm hiểu về tổ chức hoạt động của Phòng. Tôi đã có nhiều cơ hội áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tế và có cái nhìn tổng quan về tình hình tổ chức và hoạt động của đơn vị. Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ của các bác,cô và anh chị trong Phòng tôi đã có cơ hội áp dụng những lý thuyết được học vào thực tế. Qua đó tôi đã bước đầu đánh giá và nhìn nhận tổng quan hơn về ngành học và công việc của mình sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Chiều, bác Nguyễn Cát Linh, (Trưởng phòng), chú Bùi Văn Minh và các anh chị đã giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành đợt thực tập một cách hiệu quả nhất. Do thời gian thực tập có hạn và trình độ còn hạn chế nên bản báo cáo thực tập của tôi không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Thầy, Cô để báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSXH: Chính sách xã hội ƯĐXH: Ưu đãi xã hội NCC: Người có công VNAH: Việt nam anh hùng CM: Cách mạng AHLLVTND: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. UBND: Uỷ ban nhân dân TW: Trung ương BTXH: Bảo trợ xã hội QL: Quản lý NL: Nhân lực CBCC: Cán bộ công chức CNTT: Công nghệ thông tin CĐHH: Chất độc hoá học KTXH: Kinh tế xã hội UBMTTQ: Ủy ban mặt trận tổ quốc HCTĐ: Hội chữ thập đỏ HLHPN: Hội liên hiệp phị nữ XĐGN: Xóa đói giảm nghèo TNXH: Tệ nạn xã hội A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt nam trải qua bao thăng trầm lịch sử với liên tiếp những cuộc đấu tranh cam go, quyết liệt để giành lại và giữ vững Tổ quốc. Thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là sự hy sinh bằng xương máu, mồ hôi và nước mắt của các thế hệ người Việt nam. Hàng triệu đồng bào, đồng chí đã hy sinh, hàng triệu người suốt đời mang trên mình thương tật, hoặc di chứng của chiến tranh; hàng triệu người con ưu tú đã ngã xuống và vĩnh viễn yên nghỉ trên mọi miền của đất nước, để lại cho người thân, gia đình và xã hội những mất mát đau thương không gì bù đắp nổi. Sự hy sinh vì đất nước của đồng bào và chiến sĩ ta là vô giá, không gì sánh nổi, đó là biểu thị lòng yêu nước oanh liệt của dân tộc ta trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Chứng kiến những hi sinh cao cả, những mất mát vô cùng to lớn đó và thấm nhuần lời dạy của Hổ Chủ Tịch: "Máu đào của các liệt sỹ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn liệt sỹ". . . "Anh em thương binh đã hy sinh một phần xương máu đề giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, tận trung với nước, tận hiếu với dân, anh em đã làm tròn nhiệm vụ anh em không đòi hỏi gì cả. Song đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng". . ."Thương binh, bệnh binh, gia đình bộ đội, gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc. Bởi vậy, bổn phận của chúng ta là phải: Biết ơn, thương yêu và giúp đỡ họ. . ." Cùng với tinh thần nhân văn cao cả và tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc, suốt mấy chục năm qua Đảng, Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, chế độ đối với đối tượng NCC và thường xuyên có sự điều chỉnh bổ sung phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Đến nay đã hình thành hệ thống chính sách gắn liền với thực hiện chính sách KTXH và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu người có công. Đó là chủ trương đúng đắn, là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta. Chính sách đã góp phần làm giảm đi phần nào những đau đớn, mất mát thể chất; đồng thời cổ vũ động viên tinh thần giúp họ vượt lên trên những mất mát đau thương ấy, khắc phục những khó khăn cản trở tiếp tục khẳng định mình, xây dựng cuộc sống mới cho bản thân, gia đình, đóng góp công sức, trí tuệ vào công việc đổi mới và phát triển quê hương đất nước. Với số lượng NCC rất lớn, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, các chế độ cũng rất khác nhau. Do đó, thực hiện chính sách như thế nào cho đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo công bằng là một việc làm không đơn giản. Là một sinh viên theo học chuyên ngành quản lý chính sách và các vấn đề xã hội, nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề ƯĐ với NCC. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại phòng LĐTB&XH quận Đống Đa tôi chọn đề tài " Hoạt động chi trả chế độ trợ cấp Ưu đãi xã hội với người có công ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp" để có điều kiện tìm hiểu sâu hơn việc thực hiện chính sách này trên địa bàn quận và làm báo cáo thực tập của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về ưu đãi người có công, tôi chọn đề tài nay với mục đích tìm hiểu hoạt động công tác thực hiện chế độ chi trả trợ cấp ƯĐXH với NCC trên địa bàn quận. Từ đó, có những đề xuất, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động này, đem lại cho đối tượng NCC những niềm vui, những sự giúp đỡ thiết thực nhất. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ khái niệm: NCC, CSƯĐNCC và các khái niệm liên quan. - Tìm hiểu thực tế thực hiện chế độ ƯĐ với NCC trên địa bàn quận . - Tìm hiểu những kết quả đã đạt được, những tồn tại cũng như những nguyên nhân của kết quả và hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị khắc phục. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình hoạt động cụ thể việc thực hiện chế độ ƯĐXH với NCC trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Năm 2010 - Không gian: Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. - Nội Dung: Các chế độ ưu đãi với người có công đã được thực hiện và kết quả đã đạt được. 4. Mẫu khảo sát Người có công trên địa bàn quận hưởng các chế độ qua báo cáo của phòng LĐTB&XH. 5. Vấn đề nghiên cứu CSƯĐXH với người có công trên địa bàn quận được thực hiện với các chế độ như thế nào? Cần phải làm thế nào để công tác này ngày càng đạt kết quả cao? 6. Giả thuyết nghiên cứu CSƯĐXH với NCC trên địa bàn quận được thực hiện hiệu quả với đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước.Tuy nhiên vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định cần được khắc phục trong thời gian tới. 7. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin, tài liệu liên quan. - Phân tích, tổng hợp số liệu. - Quan sát thực tế. - So sánh đối chiếu. - Phỏng vấn sơ bộ cán bộ phụ trách mảng NCC của phòng LĐTB&XH quận Đống Đa. 8. Kết cấu báo cáo Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Báo cáo gồm hai chương: Chương I: Hệ thống chính sách quy định chế độ và hoạt động chi trả chế độ cho người có công ở Việt Nam hiện nay . Chương II: Thực trạng công tác chi trả chế độ trợ cấp ƯĐXH với người có công trên địa bàn quận Đống Đa và một số giải pháp. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ VÀ HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ CHO NGƯỜI CÓ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Trong sự nghiệp cách mạng lâu dài và gian khổ của nhân dân ta, thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, liệt sỹ, người và gia đình có công giúp đỡ cách mạng đã có nhiều công lao to lớn, đã hy sinh xương máu, tính mạng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Đảng, Nhà nước đánh giá cao những cống hiến đó. Đồng thời để tỏ lòng biết ơn sâu sắc Đảng, Nhà nước đã có chính sách ƯĐXH với NCC. Đó là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và có ý nghĩa chính trị xã hội quan trọng. 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm về chính sách xã hội Chính sách xã hội theo nhiều cách nhìn và tiếp cận khác nhau. Sau đây là một vài cách tiếp cận tôi cho là hợp lý nhất. Theo PGS – TS Bùi Thế Cường - Viện trưởng viện Xã hội học Việt nam chính sách xã hội là nhằm để giải quyết các vấn đề xã hội. Giáo sư Bùi Đình Thanh, “Chính sách xã hội là cụ thể hóa và thể chế hóa bằng pháp luật những chủ trương, biện pháp để giải quyết các vấn đề xã hội dựa trên những tư tưởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất chế độ xã hội – chính trị, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm xã hội nói riêng nhằm mục đích cao nhất là thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân”. Tại Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt nam (12/1986) đã khẳng định: “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt cuộc sống của con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc. . .coi nhẹ chính sách xã hội tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Tóm lại có thể thấy, CSXH là sự thể hiện quan điểm chủ trương của chủ thể quản lý, mà cao nhất là Nhà nước nhằm tác động vào các quan hệ xã hội, giải quyết những vấn đề xã hội, góp phần thực hiện công bằng xã hội, tiến bộ và phát triển con người. Đối tượng của CSXH là con người. 1.1.2. Khái niệm về người có công Theo tập bài giảng ƯĐXH, người có công với nước"là người có cống hiến đặc biệt hoặc hy sinh cáo cả cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước bảo vệ hạnh phúc cuộc sống bình yên của nhân dân". Cũng theo tài liệu này, người có công với cách mạng là "người có đóng góp công lao hoặc hy sinh tính mạng, hy sinh một phần thân thể trong thời kỳ trước CM tháng 8 năm 1945, trong các cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và nghĩa vụ quốc tế được cơ quan tổ chức có thẩm quyền công nhận". Theo pháp lệnh ưu đãi người có công với cánh mạng của UBTVQH số 26/2005/PL - UBTVQH 11 ngày 29/ 6/ 2005 thì người có công với CM (tại điều 2 quy định) gồm: 1. Người hoạt động CM trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được cơ quan tổ chức có thẩm quyền công nhận. (Gọi là lão thành cách mạng). 2. Người hoạt động CM từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 được cơ quan tổ chức có thẩm quyền công nhận. (Gọi là cán bộ tiền khởi nghĩa). 3. Liệt sỹ. 4. Bà mẹ VNAH 5. AHLLVTND các thời kỳ, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến. 6. Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh. 7. Bệnh binh 8. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học. 9. Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày. 10. Người hoạt động kháng chiến và làm nghĩa vụ Quốc tế. 11. Người và gia đình người có công giúp đỡ CM và kháng chiến. Những người làm công tác chính sách NCC sử dụng khái niệm này để làm căn cứ khi thực hiện chi trả các chế độ cho đối tượng có công với CM. 1.1.3. Khái niệm về chính sách trợ cấp ƯĐXH với NCC Cùng với việc phát triển kinh tế đất nước, chăm lo cho đời sống người có công là trách nhiệm, là bổn phận của Nhà nước và toàn xã hội với tinh thần “đền ơn đáp nghĩa”, ưu tiên ưu đãi với những người đã cống hiến cho Tổ quốc. ƯĐXH được hiểu là "sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nước và cộng đồng xã hội, là sự đãi ngộ đặc biệt ưu tiên hơn mức bình thường về mọi mặt trong đời sống vật chất văn hoá, tinh thần với người có công lao đặc biệt với đất nước". Chính sách ƯĐXH là những quy định chung của Nhà nước bao gồm mục tiêu, phương hướng, giải pháp về ghi nhận công lao, sự đóng góp, hy sinh cao cả của người có công, tạo mọi điều kiện và khả năng góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần đối với người có công với CM. Chính sách ƯĐXH gồm các chế độ chăm sóc về các mặt như sau: Y tế, giáo dục đào tạo, sản xuất, đời sống sinh hoạt với mục tiêu: "Đảm bảo cho NCC luôn luôn được yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, có cuộc sống không thấp hơn mức trung bình của nhân dân địa phương. Tạo điều kiện cho người có công sử dụng được khả năng lao động của mình vào những hoạt động có ích cho xã hội, tiếp tục duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của mình, phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước". Như vậy có thể khẳng định, vấn đề NCC không chỉ là vấn đề xã hội rộng lớn mà còn là vấn đề chính trị, tư tưởng tình cảm sâu sắc. Có ảnh hưởng lớn tới quốc phòng và an ninh, đến sự an toàn của xã hội và việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.2. Hoạt động chi trả chế độ ƯĐXH với NC ở nước ta hiện nay Theo pháp lệnh ưu đãi người có công với CM và nghị định số 28/CP ngày 29 /4/ 1995 của Chính phủ. Chính sách ƯĐXH với NCC là những quy định chung của Nhà nước về mục tiêu, phương hướng và các giải pháp để thực hiện. Và nội dung cơ bản của chính sách này là: -Xác định rõ phạm vi đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn được hưởng chính sách. - Xác định rõ mục tiêu là đảm bảo về đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng NCC. - Việc huy động nguồn lực của chính sách được cụ thể hoá bằng những chế dộ cụ thể. Chính sách ƯĐXH đối với người có công với CM còn xác định rõ chủ thể thực hiện chính sách. - Nhà nước dành phần ngân sách đảm bảo thực hiện chính sách ƯĐXH với NCC và nghiêm cấm sử dụng các nguồn kinh phí này cho mục đích khác. - Thực hiện chính sách ƯĐXH với NCC là góp phần thực hiện chính sách vì con người của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước. Hoạt động chi trả trợ cấp cho NCC với cách mạng chủ yếu là dưới hai hình thức sau: a/. Chi trả trợ cấp một lần Là đối tượng hoặc thân nhân đối tượng làm bản khai theo mẫu qui định và nộp bản khai và các giấy tờ gốc hoặc giấy tờ được coi là giấy tờ gốc; giấy tờ có liên quan (nếu có) cho UBND xã (phường). UBND xã (phường): - Tiến hành phân loại hồ sơ theo 3 nhóm: nhóm có giấy tờ gốc, nhóm có giấy tờ liên quan và nhóm không có giấy tờ. Triển khai các thôn xét duyệt theo 3 bước: Bước 1 xét duyệt nhóm có giấy tờ gốc; Bước 2 xét duyệt nhóm có giấy tờ liên quan và bước 3 xét duyệt nhóm không có giấy tờ gì. - Chỉ đạo Trưởng thôn tổ chức hội nghị tập thể để xem xét, xác nhận và đề nghị chế độ một lần. - Ban chỉ huy quân sự xã (phường) tổng hợp danh sách và hồ sơ đối tượng của các thôn và đề nghị Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh họp xem xét, xác nhận đối tượng. - Tổ chức hội nghị Hội đồng chính sách công khai xét duyệt đối với các đối tượng do thôn và Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh báo cáo. - Niêm yết danh sách đối tượng đã xét duyệt, sau 15 ngày nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân thì tổng hợp, lập hồ sơ báo cáo UBND huyện, quận.  - Theo dõi việc nhận và tổ chức chi trả cho đối tượng. UBND huyện (quận): - Chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự huyện (quận) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xét duyệt thẩm định, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh, thành phố (qua Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố). - Chỉ đạo tiến hành chi trả chế độ cho đối tượng. UBND tỉnh (thành phố): Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xét duyệt thẩm định, tổng hợp danh sách báo cáo Quân khu (qua Cục Chính trị). Bộ Tư lệnh Quân khu: - Tổ chức xét duyệt, tổng hợp danh sách của các tỉnh (thành phố), báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách) để thẩm định, tổng hợp. - Sau khi có kết quả thẩm định của Cục Chính sách, Bộ Tư lệnh Quân khu ra quyết định hưởng chế độ cho đối tượng. Cục Chính  sách-Tổng cục Chính trị: - Thẩm định, kiểm tra kết quả xét duyệt, quyết định (kèm theo danh sách) của các quân khu.  - Tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng Tổng cục Chính trị đề nghị Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí. b. Hoạt động chi trả theo hàng tháng Áp dụng ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước và sau ngày 01 tháng 01 năm 1945 gồm: - Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng kể từ ngày có quyết định công nhận. - Được cấp báo Nhân dân hàng ngày, sinh hoạt văn hoá tinh thần phù hợp với điều kiện nơi cư trú. - Khi người hoạt động cách mạng chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; thân nhân người hoạt động cách mạng được hưởng: + Trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp mà người hoạt động cách mạng được hưởng trước khi chết. + Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng; con từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng. + Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đang sống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con mồ côi bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp mà vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng. 1.3. Hoạt động và công tác thực hiện đối với NCC ở Việt Nam hiện nay Trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang do Đảng ta lãnh đạo hàng triệu người ưu tú của nhân dân đã cống hiến, cho độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Đảng và nhân dân ta tôn vinh, ghi nhớ công lao của các liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng’. 1.3.1. Công tác tuyên truyền Tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức trong cán bộ, Đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác chăm lo đối với các gia đình liệt sỹ, thương binh và người có công với cách mạng; giáo dục chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng đối với thế hệ trẻ, tự hào ghi nhớ và tôn vinh những cống hiến hy sinh của các thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với đất nước; nâng cao trách nhiệm trong công tác chăm lo thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công tại các địa phương. Tiếp tục khơi dậy các nguồn lực trong nhân dân đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” với những hoạt động thiết thực, hiệu quả, nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động lồng ghép tuyên truyền ở các cấp chính quyền, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp từ huyện đến các xã, thị trấn bằng nhiều hình thức: tin, hội thảo, sinh hoạt chính trị, văn hóa, văn nghệ… nhằm tuyên truyền ý nghĩa chính trị của ngày Thương binh – Liệt sỹ trong các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ. Tuyên tuyền, biểu dương những địa phương, những cá nhân tiêu biểu làm tốt công tác Thương binh – Liệt sỹ, chính sách hậu phương quân đội; phổ biến những kinh nghiệm hay trong phong trào chăm sóc Thương binh, gia đình liệt sỹ, biểu dương những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và ngưới có công tiếp tục phát huy truyền thống, gương mẫu vượt khó vươn lên tạo dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp. 1.3.2. Đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 14/12/2006 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác Thương binh – Liệt sỹ, người có công và phòng trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chính sách hậu phương quân đội. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” như: Tặng “sổ tiết kiệm tình nghĩa”, “nhà tình nghĩa”, “hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, giảm nghèo” cho đối tượng người có công tại địa phương Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn rà soát và xây dựng kế hoạch xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng chính sách còn gặp khó khăn. Lồng ghép chương trình giảm nghèo và các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương mình chú ý ưu tiên hỗ trợ cho các hộ chính sách có công đang thuộc diện hộ nghèo để phấn đấu đến giữa năm 2010 không còn hộ chi
Luận văn liên quan