Đề tài Hoạt động công chứng của nhân dân địa phương tại phòng công chứng số 2 tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp

Chí Linh là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Hải Dương, có dân số 15 vạn người, là mảnh đất địa linh nhân kiệt có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng Quốc gia. Với diện tích rộng 300 km2 , có vị trí đặc biệt nằm giữa vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là cửa ngõ của vùng rừng núi Đông Bắc Bộ và vùng Đồng bằng Sông Hồng, với 3/4 diện tích là núi rừng. Có hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt huyết mạch như quốc lộ 18 kéo dài từ đông sang tây nối Hà Nội tới Quảng Ninh, đường 183 nối liền trung tâm huyện tới thành phố Hải Dương- tâm điểm của 3 thành phố Hà Nội, Hạ Long và Hải Dương. Là vùng đất có nhiều nguồn tài nguyên quý giá phục vụ tốt cho phát triển ngành công nghiệp, khu vực có nền kinh tế phát triển toàn diện, đây là khu công nghiệp trọng điểm của địa phương và của cả Quốc gia với rất nhiều nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn. Dân số đông, nhiều thuận lợi về mặt tiềm năng kinh tế, nhiều nhà máy, xí nghiệp, ngoài ra trên địa bàn huyện Chí Linh còn có rất nhiều trường học, trường dậy nghề thu hút rất nhiều người ở nơi khác đến kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, xã hội. Cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, xã hội nhu cầu công chứng, chứng thực của nhân dân ở địa phương cũng tăng lên, đặc biệt là trong những năm gần đây nhu cầu công chứng, chứng thực của nhân dân ngày càng tăng rõ rệt. Trước năm 2001 tỉnh Hải Dương chỉ có một Phòng Công Chứng nằm ở Thành Phố Hải Dương, nhu cầu công chứng, chứng thực của nhân dân chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống các Phòng Tư Pháp cấp huyện. Do những quy định về thẩm quyền chứng thực của các Phòng Tư Pháp còn nhiều hạn hẹp dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu công chứng của nhân dân trên địa bàn, Phòng Tư Pháp chủ yếu thực hiện chức năng chứng thực bản sao giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ còn công chứng các loại hợp đồng, giao dịch khác hầu như không thực hiện. Đối với địa phương có nền kinh tế phát triển với nhiều trường trạm, nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn như huyện Chí Linh thì Phòng Tư Pháp cấp huyện không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi phải có Phòng Công Chứng hoạt động chuyên nghiệp. Đáp ứng nhu cầu đó thì Phòng Công Chứng số 2 được thành lập và hoạt động tại Thị Trấn Sao Đỏ Huyện Chí Linh với 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng đồng thời là Công Chứng Viên, 1 Công Chứng Viên, 1 Kế toán và 5 cán bộ chuyên viên giúp việc. Ngay từ khi đi vào hoạt động, Phòng Công Chứng số 2 đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình, không chỉ đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân địa phương mà còn phục vụ cả các huyện, các tỉnh lân cận. Với đà phát triển ngày càng cao về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội Phòng Công Chứng số 2 Tỉnh Hải Dương đã, đang và sẽ hoạt động ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó thì Phòng Công Chứng số 2 còn gặp rất nhiều bất cập cần phải khắc phục để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu công chứng của nhân dân.

doc20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoạt động công chứng của nhân dân địa phương tại phòng công chứng số 2 tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan