Đề tài Hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền - Thiên đường thuế

Hoạt động rửa tiền đã và đang trở thành một mối nguy cơ lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Theo ước tính của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và thống kê của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), hàng năm số tiền được bọn tội phạm tẩy rửa khoảng 400-500 tỷ USD, trong đó khoảng 60-70% là tiền mặt. Một trong những thủ đoạn rửa tiền phổ biến là thông qua hệ thống ngân hàng, điều đó có nghĩa là những quốc gia có hệ thống tài chính ngân hàng sơ khai, lỏng lẻo luôn là điểm đến tiềm năng của bọn tội phạm rửa tiền. Tác hại của việc rửa tiền không chỉ làm mất sự kiểm soát của các chính sách kinh tế, mà còn làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân, lũng đoạn hệ thống tài chính, bóp méo hoạt động ngoại thương, ngăn cản hội nhập quốc tế. Chính tác hại to lớn của việc rửa tiền như trên, rất nhiều các tổ chức chính phủ và phi chính phủ được phân công thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền như: Ngân Hàng Thế Giới (WB), Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ủy Ban Giám Sát Ngân Hàng Basel, Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính (FATF), v.v Ở các nước phát triển như : Mỹ, Anh, Nga, Úc, Pháp, Luật Phòng, chống rửa tiền đã được hình thành và triển khai một cách hiệu qủa. Tại Việt Nam, vấn đề phòng, chống rửa tiền là một trong những vấn đề tương đối mới mẻ. Trước đây phòng, chống rửa tiền được đề cập đầu tiên thông qua Công Ước Viên (Công ước của Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và chất hướng thần năm 1988) mà Việt Nam tham gia. Và sau này là Nghị Định số 74/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 6 năm 2005 của Chính Phủ về phòng, chống rửa tiền. Ngày 18/06/2012, Quốc Hội đã thông qua Luật Phòng chống rửa tiền số 07/2012/QH13, góp phần xây dựng khung pháp lý cho công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam

pdf48 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2893 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền - Thiên đường thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LỚP CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K 21 ----------*--------- ĐỀ TÀI: * Hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền * Thiên đường thuế Giảng viên: PGS.TS. Trương Thị Hồng Nhóm thực hiện: 1. Trần Phương Linh 2. Trần Văn Lợi 3. Nguyễn Thị Kim Ngọc 4. Lê Nguyễn Quốc Trung Lớp - Khóa: NH Đêm 4 – K21 TP.Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2013 Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ......................................................................................... 1 I. Tổng quan về hoạt động rửa tiền và phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng trên thế giới ....................................................................................................................................... 1 1.1. Tổng quan về hoạt động rửa tiền ......................................................................................................... 1 1.1.1 Định nghĩa hoạt động rửa tiền .............................................................................................. 1 1.1.2 Các giai đoạn của rửa tiền ...................................................................................................... 2 1.1.3 Các phương thức rửa tiền ....................................................................................................... 3 1.1.4 Tác động của rửa tiền ............................................................................................................. 4 1.2. Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ....................................................................................................... 4 1.2.1. Các dấu hiệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ................................................... 4 1.2.2. Điều kiện phát sinh rửa tiền qua hệ thống ngân hàng.......................................................... 6 1.3. Phòng, chống rửa tiền ở một số nước trên thế giới ........................................................................... 9 1.3.1. Hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền ......................................................... 9 1.3.2. Phòng, chống rửa tiền tại một số nước trên thế giới ............................................................. 11 1.3.2.1. Phòng, chống rửa tiền tại Mỹ .................................................................................................. 11 1.3.2.2. Phòng, chống rửa tiền tại Singapore........................................................................................ 12 II. Thực trạng rửa tiền và phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam............................ 13 2.1 Thực trạng rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam .................................................................. 13 2.1.1. Các biểu hiện rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam ....................................................... 13 2.1.2. Những phương thức rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam ............................................ 14 2.2 Thực trạng phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam ........................................... 16 2.2.1. Các phương thức phòng, chống rửa tiền trong thời gian qua ................................................... 16 Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21 2.2.2. Đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua .............................................................................. 20 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NÉT TỔNG QUAN VỀ THIÊN ĐƯỜNG THUẾ ........................................... 25 I. Tổng quan về thiên đường thuế ............................................................................................................ 25 1.1 Định nghĩa............................................................................................................................................ 25 1.2 Các nhân tố cần xem xét trong việc xác định một khu vực là “thiên đường thuế” hay không? .... 26 II. Một số thiên đường thuế trên thế giới hiện nay .................................................................................. 26 1. Tiểu bang Delaware, Mỹ ............................................................................................................ 27 2. Quần đảo Virgin (British Virgin Islands)................................................................................. 29 3. Bermuda ...................................................................................................................................... 33 4. Cayman Islands........................................................................................................................... 34 5. Thụy Sỹ - Thiên đường của các ngân hàng .............................................................................. 35 6. Singapore .................................................................................................................................... 43 7. Luxembourg ............................................................................................................................... 43 8. Hồng Kông .................................................................................................................................. 43 KẾT LUẬN Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động rửa tiền Hoạt động rửa tiền đã và đang trở thành một mối nguy cơ lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Theo ước tính của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và thống kê của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), hàng năm số tiền được bọn tội phạm tẩy rửa khoảng 400-500 tỷ USD, trong đó khoảng 60-70% là tiền mặt. Một trong những thủ đoạn rửa tiền phổ biến là thông qua hệ thống ngân hàng, điều đó có nghĩa là những quốc gia có hệ thống tài chính ngân hàng sơ khai, lỏng lẻo luôn là điểm đến tiềm năng của bọn tội phạm rửa tiền. Tác hại của việc rửa tiền không chỉ làm mất sự kiểm soát của các chính sách kinh tế, mà còn làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân, lũng đoạn hệ thống tài chính, bóp méo hoạt động ngoại thương, ngăn cản hội nhập quốc tế. Chính tác hại to lớn của việc rửa tiền như trên, rất nhiều các tổ chức chính phủ và phi chính phủ được phân công thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền như: Ngân Hàng Thế Giới (WB), Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ủy Ban Giám Sát Ngân Hàng Basel, Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính (FATF), v.v… Ở các nước phát triển như : Mỹ, Anh, Nga, Úc, Pháp, … Luật Phòng, chống rửa tiền đã được hình thành và triển khai một cách hiệu qủa. Tại Việt Nam, vấn đề phòng, chống rửa tiền là một trong những vấn đề tương đối mới mẻ. Trước đây phòng, chống rửa tiền được đề cập đầu tiên thông qua Công Ước Viên (Công ước của Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và chất hướng thần năm 1988) mà Việt Nam tham gia. Và sau này là Nghị Định số 74/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 6 năm 2005 của Chính Phủ về phòng, chống rửa tiền. Ngày 18/06/2012, Quốc Hội đã thông qua Luật Phòng chống rửa tiền số 07/2012/QH13, góp phần xây dựng khung pháp lý cho công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam “Thiên đường thuế” “Thiên đường thuế” là nơi có mức thuế suất thấp và mức độ bảo mật thông tin tài sản của các doanh nghiệp và cá nhân rất cao. Ngoài ra, thủ tục thành lập doanh nghiệp lại dễ dàng với lệ phí thành lập và duy trì doanh nghiệp thấp.Nhờ những lợi thế trên mà các “thiên đường thuế” thu hút được dòng vốn đầu tư khổng lồ. Rất nhiều doanh nghiệp đã được thành lập tại các quốc gia và vùng lãnh thổ này để đầu tư sang các quốc gia khác.Và cũng bởi các quy định quá thông thoáng nên những các quốc gia và vùng lãnh thổ trên được xem là nơi dung túng cho việc trốn thuế và dẫn đến mối lo ngại về hoạt động không hợp lệ của các doanh nghiệp như lừa đảo, rửa tiền, chuyển giá, thao túng hoặc tài trợ khủng bố. Hoạt động rửa tiền và Thiên đường thuế là hai chủ đề hay cần nghiên cứu trong môn học Ngân hàng quốc tế này. Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG I. Tổng quan về hoạt động rửa tiền và phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng trên thế giới 1.1. Tổng quan về hoạt động rửa tiền 1.1.1 Định nghĩa hoạt động rửa tiền Rửa tiền là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong những hoạt động phạm pháp nhằm đem lại những tài khoản kếch xù. Lần đầu tiên xuất hiện trên báo chí Mỹ vào năm 1973 trong vụ bê bối tài chính Watergate nổi tiếng nước Mỹ nhưng phải đợi 5 năm sau đó thuật ngữ “rửa tiền” mới chính thức được sử dụng trong một số văn bản pháp lý của tòa án Mỹ. Thuật ngữ này trở nên phổ biến trong những thập kỉ gần đây bởi tính phổ biến và ảnh hưởng của chúng.  Theo Tổ chức chống rửa tiền quốc tế - FATF (Finance Action Task Force): Rửa tiền là việc giúp đỡ đối tượng phạm pháp lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật; việc cố ý che giấu nguồn gốc, bản chất, việc cất giấu, di chuyển hay chuyển quyền sở hữu tài sản phạm pháp; việc cố ý mua, sở hữu hay sử dụng tài sản phạm pháp.  Theo Công ước Vienna (1988) và Công ước Palermo (2000) của Liên Hợp Quốc: Rửa tiền là các hoạt động:  Hoán chuyển hoặc chuyển nhượng tài sản khi biết tài sản đó có nguồn gốc từ các hành vi phạm tội, hoặc  Tham gia vào hành vi nhằm mục đích giấu giếm hoặc che đậy nguồn gốc phi pháp của tài sản hoặc tiếp tay cho bất kỳ cá nhân nào tham gia vào hành vi này, hoặc  Giấu giếm hoặc che đậy bản chất thực, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, sự chuyển dịch, các quyền liên quan đến tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản khi biết rằng tài sản đó có được từ hành vi phạm tội, hoặc  Có được, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản khi tại thời điểm tiếp nhận nó đã biết rằng tài sản này có được từ hành vi phạm tội.  Theo Nghị định số 74/2005/NĐ-CP Ngày 07/06/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền: rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động: Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21 2  Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có;  thu nhận, chiếm dữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;  đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có”. Như vậy, một cách khái quát thì rửa tiền là toàn bộ các hoạt động được tiến hành một cách cố ý nhằm hợp pháp hóa tiền và tài sản có nguồn gốc từ tội phạm. 1.1.2 Các giai đoạn của rửa tiền  Giai đoạn sắp xếp (placement): Đưa tiền bẩn vào hệ thống kinh tế tài chính Tội phạm tìm cách đưa các khoản tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội vào hệ thống tài chính để chuẩn bị thực hiện bước tiếp theo. Giai đoạn này là giai đoạn dễ bị phát hiện nhất trong quy trình rửa tiền. Mục đích của bước này là biến đổi hình thái ban đầu của các khoản thu nhập phạm pháp và tách chúng khỏi tổ chức tội phạm nhằm tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Một số thủ đoạn phổ biến là chia nhỏ tiền bất chính để gửi vào các ngân hàng nhiều lần để số lượng mỗi lần không đến mức phải khai báo, mua các công cụ tiền tệ hay hàng hóa xa xỉ đắt tiền, chuyển lậu tiền ra nước ngoài...  Giai đoạn phân tán (layering): Quay vòng tiền Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21 3 Trong giai đoạn này, những kẻ rửa tiền sử dụng tiền bẩn để thực hiện càng nhiều giao dịch tài chính càng tốt, đặc biệt là các giao dịch xuyên quốc gia, như chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản ngân hàng, các quốc gia, đầu tư dự án, chuyển đổi thành chứng khoán, séc du lịch...nhằm tạo ra một mạng lưới giao dịch chằng chịt, phức tạp và khó lần dấu vết, che dấu nguồn gốc của tài sản.  Giai đoạn quy tụ (integration): Hội nhập tiền đã rửa vào hệ thống kinh tế tài chính Dù tiền bẩn có được quay vòng qua bao nhiêu giao dịch thì đích đến cuối cùng vẫn là tổ chức tội phạm ban đầu. Một số thủ đoạn tiêu biểu là làm sai lệch hóa đơn trong giao dịch XNK, chuyển tiền qua một ngân hàng hợp pháp thông qua một ngân hàng trá hình hay công ty ma ở nước ngoài... Sau đó những kẻ rửa tiền sẽ đầu tư t iền này vào các hoạt động kinh tế hợp pháp và có thể sử dụng cho tất cả các mục đích. Yêu cầu cơ bản để việc rửa tiền được thành công là phải khéo léo xóa được mọi dấu vết giấy tờ giao dịch. Tránh khai báo hải quan, xâm nhập cài người vào hệ thống ngân hàng, trì hoãn cung cấp chứng từ là những thủ đoạn phổ biến giúp bọn tội phạm đạt mục đích này. 1.1.3 Các phương thức rửa tiền Theo phạm vi thực hiện, thì có 5 trường hợp rửa tiền cơ bản:  Trường hợp 1: “tiền bẩn” được tẩy rửa và sử dụng ngay trong nước. Đây là quá trình mà số tiền bất hợp pháp được hình thành, được tẩy rửa cũng như được tái đầu tư qua hệ thống tài chính của nước đó.  Trường hợp 2: “tiền bẩn” được hình thành ở trong nước, sau đó chuyển ra nước ngoài để tẩy rửa trong hệ thống tài chính khác và cuối cùng đem trở lại lưu thông trên thị trường trong nước.  Trường hợp 3: “tiền bẩn” được hình thành ở nước ngoài, được tẩy rửa ở nước đó hay nước khác và cuối cùng được đầu tư cho các nước đang phát triển.  Trường hợp 4: “tiền bẩn” được rửa và rút khỏi hệ thống tài chính của một nước đang phát triển để sử dụng ở nước khác, không quay lại đầu tư cho nước đó.  Trường hợp 5: “tiền bẩn” sau khi rửa được chuyển vào một nước đang phát triển nhưng không phải để đầu tư mà được lưu thông tản mạn, tiêu thụ khắp nơi. Theo nội dung hoạt động, rửa tiền biểu hiện theo một số phương thức như:  Rửa tiền thông qua đầu tư nước ngoài.  Rửa tiền thông qua các công ty bảo hiểm.  Rửa tiền bằng cách sử dụng hóa đơn, chứng từ giả. Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21 4  Rửa tiền tại các sòng bạc.  Rửa tiền thông qua xổ số và cá cược hợp pháp.  Rửa tiền thông qua đầu tư chứng khoán.  Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 1.1.4 Tác động của rửa tiền Ảnh hưởng của rửa tiền đến nền kinh tế vĩ mô:  Sự lưu chuyển các luồng tiền trong thế giới ngầm gây ra những đột biến trong cầu tiền tệ và bất ổn định lãi suất cũng như tỷ giá hối đoái.  Hoạt động kinh tế ngầm tác động xấu đến hướng đầu tư, chuyển từ các khoản đầu tư cẩn trọng sang đầu tư rủi ro cao làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.  Hoạt động rửa tiền làm giảm tính hiệu quả của các công cụ tiền tệ của chính phủ, kích thích các hành vi tội phạm kinh tế như trốn thuế, tham ô, mua bán nội gián, gian lận thương mại, tăng tính bất ổn của nền kinh tế.  Các giao dịch ngầm làm suy giảm hiệu quả kinh tế của các giao dịch hợp pháp, gây mất lòng tin đối với thị trường.  Hệ thống ngân hàng tài chính bị suy yếu, thậm chí có thể bị thao túng bởi các băng nhóm tội phạm.  Các con số thống kê bị bóp méo, gây khó khăn cho việc hoạch định chính sách và giảm hiệu quả điều tiết của chính phủ. Rửa tiền không chỉ là vấn đề của các thị trường tài chính hàng đầu thế giới mà ngay cả các quốc gia đang trong quá trình hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế cũng không tránh khỏi. Đặc biệt khi các thị trường mới nổi mở cửa nền kinh tế và lĩnh vực tài chính thì họ dể dàng trở thành mục tiêu của các hoạt động rửa tiền. Nói cách khác rửa tiền đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế vĩ mô nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng. 1.2. Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 1.2.1. Các dấu hiệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Có thể phân loại, định dạng và nhận biết một số dấu hiệu đáng ngờ ở các giao dịch mà bọn tội phạm lợi dụng để rửa tiền như sau:  Thứ nhất, thông qua thông tin về khách hàng Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21 5 Ngân hàng hoàn toàn có đủ cơ sở để nghi ngờ bất cứ một khách hàng nào có thái độ miễn cưỡng khi cung cấp các thông tin, chứng từ thông thường theo quy định của ngân hàng trong quan hệ giao dịch với khách hàng. Đặc biệt là những khách hàng cung cấp ít thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật, hoặc khi nộp đơn xin mở tài khoản tại ngân hàng, những khách hàng này đã cung cấp những thông tin mà nếu muốn xác minh được những thông tin đó thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn hoặc phải trả chi phí rất cao.  Thứ hai, các tài khoản giao dịch đang bị điều tra hoặc bị khởi kiện. Nhân viên ngân hàng thường chú ý đến các chủ tài khoản đang bị điều tra, khởi kiện hoặc liên quan đến các vụ án đang được xét xử tại tòa án, hoặc nằm trong danh sách cảnh báo rửa tiền.  Thứ ba, thông qua tính chất, đặc điểm của giao dịch  Các giao dịch không mang lợi ích về mặt kinh tế Các giao dịch này có đặc điểm không phù hợp với các hoạt động thông thường của khách hàng. Ví dụ như việc sử dụng thư t ín dụng và một số biện pháp tài chính thương mại để chuyển tiền từ quốc gia này sang quốc gia khác. Tuy nhiên, việc chuyển tiền này lại không phù hợp với các hoạt động kinh doanh thông thường của khách hàng. Một trường hợp điển hình khác là các giao dịch qua các tài khoản mà trước đó hầu như không có giao dịch nào, nhưng hiện tại lại có rất nhiều giao dịch một cách bất thường mà chủ tài khoản này không đưa ra được sự giải thích hợp lý cho việc liên tục sử dụng tài khoản ở mức độ cao.  Các giao dịch gồm nhiều khoản tiền mặt giá trị lớn Một là, mua hoặc bán ngoại tệ bằng tiền mặt với số lượng lớn cho dù khách hàng có tài khoản trong ngân hàng. Hai là, thường rút tiền mặt từ tài khoản với số lượng lớn, mà số tiền này dường như không phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ba là, rút tiền mặt với số lượng lớn từ tài khoản vừa mới bất ngờ nhận được một khoản chuyển tiền vô cùng lớn từ nước ngoài. Bốn là, gửi tiền mặt với số lượng lớn vào tài khoản bằng cách chia nhỏ số tiền mặt muốn gửi thành nhiều khoản khác nhau. Tuy nhiên, nếu tính tổng số tất cả các khoản tiền gửi đã chia nhỏ thì giá trị rất lớn. Năm là, các khách hàng thường xuyên gửi tiền mặt với số lượng lớn vào ngân hàng, nhưng t iền rút ra khỏi tài khoản thường bằng séc chi trả cho các cá nhân, hay công ty không có quan hệ kinh doanh với khách hàng.  Các giao dịch liên quan đến các tài khoản trong ngân hàng có một số đặc điểm bất thường Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21 6 Một là, tài khoản có tốc độ chu chuyển tiền trong ngày rất cao. Điều này thể hiện ở việc thay đổi đột biến doanh số giao dịch trên tài khoản. Doanh số giao dịch lớn trong một thời gian ngắn nhưng số dư tài khoản nhỏ. Hai là, các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản thành một khoản tiền lớn và ngược lại. Trong một thời gian rất ngắn, tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản khác nhau.  Các giao dịch liên quan đến các cuộc chuyển tiền ra nước ngoài Trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, các giao dịch liên quan đến chuyển tiền ra nước ngoài là phổ biến. Tuy nhiên trong số các giao dịch đó, cũng có những giao dịch với mục đích bất thường. Nhân viên ngân hàng có thể nhận biết được qua mục đích, tính chất của việc chuyển tiền. Sau đây là một số dấu hiệu điển hình mà ngân hàng cần quan tâm, lưu ý: o Việc một khách hàng vãng lai chuyển tiền ra nước ngoài mà không đưa ra lý do hợp pháp. o Một khách hàng chuyển tiền tới chi nhánh nước ngoài, công ty con, hoặc ngân hàng có trụ sở tại một quốc gia nơi mà buôn lậu, tham nhũng, sản xuất và buôn bán ma túy thường xuyên diễn ra.  Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư M
Luận văn liên quan