Đề tài Hoạt động xây dựng hương ước ở huyện An Dương

Trong lịch sử, hương ước từng tồn tại song song với pháp luật, từng giữ vai trò là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng và để quản lý làng xã. Nó là phương tiện để chuyển tải pháp luật và tư tưởng Nho giáo vào làng xã, hỗ trợ và bổ sung cho pháp luật. Hiện nay, thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang xây dựng và hoàn thiện hương ước, quy ước làng văn hóa trên cơ sở kế thừa những mặt tích cực của hương ước cũ, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Hương ước, quy ước mới không những góp phần phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống của dân tộc mà còn góp phần hỗ trợ không nhỏ trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nước, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính tự quản tại cộng đồng dân cư ở cơ sở. Trên địa bàn huyện An Dương, trong những năm qua Phòng văn hoá & Thông tin đã phối hợp với Phòng Tư pháp, hướng dẫn các thôn làng xây dựng hương ước, quy ước làng dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy những tinh hoa của hương ước cổ, loại bỏ những nếp nghĩ, thói quen bảo thủ. Hoạt động xây dựng hương uớc ở huyện An Dương đã đạt được rất nhiều kết quả thiết thực, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những vướng mắc, bất cập cần được khắc phục. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài cho báo cáo thực tập của mình là: “Hoạt động xây dựng hương ước ở huyện An Dương”. Trong phạm vi chuyên đề thực tập với những hiểu biết còn hạn chế nên báo cáo thực tập này của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của các thầy cô để báo cáo này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Phòng Tư pháp và Phòng Văn hoá & thông tin huyện An Dương đã tận tình giúp tôi trong quá trình thực tập và giúp tôi hoàn thành chuyên đề này. Cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô quản lý đoàn thực tập đã tạo điều kiện cho tôi có được địa điểm thực tập phù hợp. PHẦN 2: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THÔNG TIN I. Thời gian thu thập thông tin Sau thời gian hơn 3 tháng thực tập (từ ngày 06/01/2010 đến ngày 22/4/2010) tại Phòng Tư pháp huyện An Dương – thành phố Hải Phòng, tôi đã thu thập được những thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài của mình là “Hoạt động xây dựng hương ước ở huyện An Dương”. Cụ thể, thời gian thu thập thông tin như sau: - 02 ngày liên hệ với Phòng Văn hóa & Thông tin (ngày 24/02/2010 và ngày 01/03/2010): để nắm được những thông tin chung nhất về tình hình hoạt động xây dựng hương ước các làng trên địa bàn huyện An Dương; đồng thời sao chép một số mẫu hương ước và các công văn liên quan để làm báo cáo thực tập. - 04 ngày trực tiếp đến các làng xã để thu thập thông tin về việc xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước ở các làng này. - Các ngày còn lại thì vừa kết hợp với việc thực tập tại Phòng Tư pháp vừa tìm hiểu thu thập thông tin qua văn bản pháp luật, các sách báo liên quan và các bài viết trên một số trang web.

doc23 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xây dựng hương ước ở huyện An Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ Trong lịch sử, hương ước từng tồn tại song song với pháp luật, từng giữ vai trò là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng và để quản lý làng xã. Nó là phương tiện để chuyển tải pháp luật và tư tưởng Nho giáo vào làng xã, hỗ trợ và bổ sung cho pháp luật. Hiện nay, thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang xây dựng và hoàn thiện hương ước, quy ước làng văn hóa trên cơ sở kế thừa những mặt tích cực của hương ước cũ, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Hương ước, quy ước mới không những góp phần phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống của dân tộc mà còn góp phần hỗ trợ không nhỏ trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nước, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính tự quản tại cộng đồng dân cư ở cơ sở. Trên địa bàn huyện An Dương, trong những năm qua Phòng văn hoá & Thông tin đã phối hợp với Phòng Tư pháp, hướng dẫn các thôn làng xây dựng hương ước, quy ước làng dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy những tinh hoa của hương ước cổ, loại bỏ những nếp nghĩ, thói quen bảo thủ. Hoạt động xây dựng hương uớc ở huyện An Dương đã đạt được rất nhiều kết quả thiết thực, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những vướng mắc, bất cập cần được khắc phục. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài cho báo cáo thực tập của mình là: “Hoạt động xây dựng hương ước ở huyện An Dương”. Trong phạm vi chuyên đề thực tập với những hiểu biết còn hạn chế nên báo cáo thực tập này của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của các thầy cô để báo cáo này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Phòng Tư pháp và Phòng Văn hoá & thông tin huyện An Dương đã tận tình giúp tôi trong quá trình thực tập và giúp tôi hoàn thành chuyên đề này. Cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô quản lý đoàn thực tập đã tạo điều kiện cho tôi có được địa điểm thực tập phù hợp. PHẦN 2: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THÔNG TIN I. Thời gian thu thập thông tin Sau thời gian hơn 3 tháng thực tập (từ ngày 06/01/2010 đến ngày 22/4/2010) tại Phòng Tư pháp huyện An Dương – thành phố Hải Phòng, tôi đã thu thập được những thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài của mình là “Hoạt động xây dựng hương ước ở huyện An Dương”. Cụ thể, thời gian thu thập thông tin như sau: - 02 ngày liên hệ với Phòng Văn hóa & Thông tin (ngày 24/02/2010 và ngày 01/03/2010): để nắm được những thông tin chung nhất về tình hình hoạt động xây dựng hương ước các làng trên địa bàn huyện An Dương; đồng thời sao chép một số mẫu hương ước và các công văn liên quan để làm báo cáo thực tập. - 04 ngày trực tiếp đến các làng xã để thu thập thông tin về việc xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước ở các làng này. - Các ngày còn lại thì vừa kết hợp với việc thực tập tại Phòng Tư pháp vừa tìm hiểu thu thập thông tin qua văn bản pháp luật, các sách báo liên quan và các bài viết trên một số trang web. II. Phương pháp thu thập thông tin Những phương pháp mà tôi đã sử dụng để thu thập và xử lý thông tin trong phạm vi chuyên đề của mình. Bao gồm các phương pháp sau: 1. Phương pháp thống kê Thông qua các số liệu được thống kê tại Phòng Văn hóa & thông tin huyện về hoạt động xây dựng hương ước làng trên địa bàn huyện những năm gần đây cũng như sổ quản lý công văn đến, đi lưu tại Phòng Tư pháp và Phòng Văn hóa & Thông tin thì việc sử dụng phương pháp thống kê để thu thập các thông tin là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với phạm vi chuyên đề yêu cầu. 2. Phương pháp so sánh Do số lượng các bản hương ước được xây dựng trên địa bàn huyện trên địa bàn huyện trong thời gian qua là khá nhiều và năm 2009 huyện đã tiến hành kế hoạch sửa đổi hương ước một số làng nên việc sử dụng phương pháp so sánh trong trường hợp này nhằm mục đích đưa ra được những kết luận chính xác về thực trạng hoạt động xây dựng hương ước ở huyện. Mặt khác, sử dụng phương pháp so sánh để thấy được những điểm giống và khác nhau giữa cách thức xây dựng, tổ chức thực hiện hương ước ở huyện An Dương so với quy định của pháp luật và so với các địa phương khác. 3. Phương pháp xã hội học (như theo dõi, phỏng vấn, thăm dò dư luận xã hội….) Sử dụng phương pháp này để nắm được những thông tin, tư liệu thực tiễn, thể hiện những quan niệm, quan điểm trong xã hội về vẫn đề xây dựng hương ước ở địa phương, từ đó kiểm nghiệm lại những quy định của pháp luật và cách thức thực hiện trên thực tế. III. Nguồn thu thập thông tin chủ yếu 1. Văn bản pháp luật Nghị định của Chính phủ số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bảm, thôn, ấp, cụm dân cư. Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp – Bộ Văn hóa Thông tin – Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31/3/2000 hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn ấp, cụm dân cư. Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp – Bộ Văn hóa thông tin – Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ủy ban Quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình số 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN-UBQGDS-KHHGĐ ngày 09/7/2001 hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn ấp, cụm dân cư về việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Thông tư liên tịch của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Bộ Văn hóa thông tin số 01/2006/TTLT-MTTQVN-BVHTT. Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu “gia đình văn hóa”, làng văn hóa”, “tổ dân phố văn hóa”. Các văn bản pháp luật trên được lấy từ trang Web: thuvienphapluat.com.vn 2. Kế hoạch số 275/KH-SVHTT&DL ngày 10/4/2009 của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng về việc “Rà soát, chỉnh lý hương ước của các Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa năm 2009” 3. Sổ công văn đến, đi lưu tại Phòng Văn hóa & Thông tin Bao gồm các công văn của Phòng Văn hóa & Thông tin gửi đi và các công văn đến Phòng Văn & Thông tin hóa liên quan đến việc xây dựng hương ước các làng trên địa bàn huyện. 4. Bản mẫu hương ước do Phòng Văn hóa & thông tin soạn thảo và hương ước cụ thể của một số làng Thông qua những văn bản và tài liệu trên đã giúp tôi thu thập được những thông tin bổ ích để phục vụ cho chuyên đề của mình. Tuy nhiên công việc tìm kiếm các nguồn thông tin đó cũng gặp không ít những khó khăn, mất nhiều thời gian và công sức. Song với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ công tác tại Phòng Tư pháp, Phòng Văn hóa & thông tin và Ban văn hóa các xã đã giúp tôi tìm kiếm được tài liệu và hoàn thành tốt bài viết của mình. IV. Những thông tin thu thập được về hoạt động xây dựng hương ước 1. Những quy định của pháp luật về việc xây dựng hương ước Văn bản có tính chất pháp lý cao nhất về vấn đề này là Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Tiếp đến là Chỉ thị số 24/1998/TC-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Và đặc biệt là Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31/3/2000 của Liên Bộ Tư pháp, Văn hóa – Thông tin, Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư đã cụ thể hóa một cách khá chi tiết sự điều chỉnh pháp luật đối với công tác này. Đến năm 2001 có thêm Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BTP-VHTT-BTTUBTƯMTTQVN-UBQGDS hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-VHTT-BTTUBTƯMTTQVN xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn ấp, cụm dân cư về việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình. Theo đó quy trình ban hành và nội dung của các hương ước được quy định như sau: Nội dung của hương ước được quy định tại Mục 1 Chỉ thị số 24/1998/TC-TTg, và được cụ thể hoá tại Mục 1 Phần I Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN. Theo đó thì nội dung của Hương ước tập trung vào 08 nội dung chính. Và đến năm 2001 thì tại Mục 1 Phần I Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN-UBQGDS quy định nội dung hương ước, quy ước, cần bổ sung một số điểm cụ thể để thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình. Hình thức thể hiện của hương ước được quy định tại Mục 2 Phần I Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN, trong đó quy định về tên gọi và cơ cấu của hương ước. Thủ tục soạn thảo, thông qua phê duyệt, tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước được quy định tại Chỉ thị số 24/1998/TC-TTg, cụ thể hoá tại Mục 2 Phần II Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN. Theo đó quy định Hương ước phải được xây dựng một cách dân chủ, công khai, phù hợp với pháp luật, được chia thành 4 bước: - Bước 1: Thành lập các nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước; - Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân vào Dự thảo Hương ước; - Bước 3: Thảo luận và thông qua Hương ước; - Bước 4: Phê duyệt Hương ước. Ngoài ra, các văn bản pháp luật trên cũng quy định cụ thể về trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và nhân dân trong việc xây dựng hương ước. Như vậy, pháp luật điều chỉnh việc xây dựng hương ước cho đến nay đã khá đầy đủ và chi tiết. 2. Hoạt động xây dựng hương ước tại huyện An Dương Huyện An Dương là một huyện nằm ở phía Tây thành phố Hải Phòng, được tách ra từ huyện An Hải cũ vào năm 2002; là một khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ quan trọng của Hải Phòng. Huyện An Dương giáp với tỉnh Hải Dương ở phía Tây và Tây Bắc, giáp với huyện An Lão ở phía Tây Nam, giáp với quận Kiến An ở phía Nam, huyện Thủy Nguyên ở phía Bắc, quận Hồng Bàng và quận Lê Chân ở phía Đông Nam. Phía Bắc có sông Kinh Môn, phía Tây có sông Lạch Tray, phía Đông có sông Cấm chảy qua, sông Hàn làm ranh giới giữa An Dương và Kiến An. Quốc lộ 5A và quốc lộ 10 là hai tuyến giao thông quan trọng nhất của huyện; ngoài ra còn có tỉnh lộ 188 và 351. Diện tích của huyện là 98,3196 km2 với khoảng 150.000 dân (năm 2009). Huyện có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn An Dương và 15 xã chia thành 92 làng, khu dân cư. Đến năm 2007, tất cả các làng, khu dân cư này đều đã xây dựng hước ước với tên gọi thống nhất là hương ước làng văn hoá hoá hoặc quy ước khu dân cư văn hoá. Cụ thể danh sách các làng và thời gian xây dựng hương ước của từng làng như sau: Xã An Đồng có 06 làng: Trang Quan: 12/2002 An Dương: 03/2001 Văn Cú: 03/2001 Vĩnh Khê: 02/2001 Cái Tắt: 10/2001 Vân Tra: 03/1997 Xã Đồng Thái có 06 làng: Bạch Mai: 10/2000 Hoàng Mai: 9/2002 Tê Chử: 5/2003 Kiến Phong: 11/2002 Minh Kha: 12/2002 Văn Phong: 1/1997 Xã Hồng Thái có 6 làng: Hy Tái: 12/2002 Kiều Trung: 9/2001 Đào Yêu: 10/2003 Kiều Đông: 10/2003 Xích Thổ: 10/2003 Tiên Sa: 12/2002 Xã Quốc Tuấn có 4 làng: Văn Xá: 5/2001 Nhu Kiều: 01/2002 Kiều Hạ: 12/2002 Kiều Thượng: 10/2001 Xã Đặng Cương có 2 làng: Tri Yếu: 3/1997 Đồng Dụ: 10/2000 TT An Dương có 3 làng và 5 Tổ dân phố (Khu dân cư): Đồng Giới I: 8/1998 Đồng giới II: 11/2002 KDC số 1: 9/2004 Đồng Lâu: 12/2002 KDC Số 5: 9/2003 KDC số 4: 11/2004 TDP số 2: 12/2007 TDS số 3: 11/2006 Xã Lê Lợi có 3 làng: Lương Quy: 9/2001 Tràng Duệ: 9/2001 Trạm Bạc: 10/2002 Xã Hồng Phong có 5 làng: Đình Ngọ: 9/2001 Đồng Xuân: 12/2002 Hà Đỗ: 8/2003 Hoàng Lâu: 4/2003 Hỗ Đông: 12/2003 Xã An Hoà có 5 làng: Ngọ Dương: 10/2001 Dưỡng Phú: 12/2002 Phú La: 10/2001 Tỉnh Thuỷ: 10/2001 Hà Nhuận:8/2002 Xã Nam Sơn có 6 làng: Cách Thượng: 10/2000 Cách Hạ: 9/2000 Mỹ Tranh: 11/2002 Quỳnh Hoàng: 12/2002 Lương Quán: 12/2002 Cống Mỹ: 12/2001 Xã Bắc Sơn có 6 làng: Đồng Hà: 10/2000 Tây Hà: 10/2002 Nam Hà: 10/2000 Quỳnh Minh: 10/2001 Bắc Hà: 9/2003 Hà Liên: 10/2002 Xã An Hồng có 9 làng: Khánh Thịnh: 12/2002 Lê Lác I: 10/2001 Lê Lác II: 10/2003 Thuần Ty: 10/2001 Tất Xứng: 5/2003 Lê Sáng: 5/2001 Ngô Hùng: 01/2002 Phạm Dùng: 12/2003 Ngô Yến: 12/2002 Xã An Hưng có 9 làng: Thắng Lợi: 10/2001 Làng Thượng: 5/2003 Làng Bắc: 5/2003 Nam Bình: 8/2003 Nam Hoà: 12/2003 Xóm Đoài: 8/2003 Làng Hạ: 12/2003 Đồng Hải: 8/2002 An Phong: 8/2002 Xã Tân Tiến có 4 làng: Nông Xá: 4/1997 Vụ Bản: 9/2000 Do Nha: 12/2002 Kinh Giao: 11/2003 Xã Đại Bản có 9 làng: Đại Đồng: 12/2000 Lực Nông: 12/2000 Trại Kênh: 9/2003 Tiên Nông: 12/1998 Xuyên Đông: 12/2003 Văn Tiến:12/2003 An Phú: 9/2004 Vụ Nông: 6/2004 Lê Xá: 10/2003 Xã Lê Thiện có 4 làng: Phí Xá: 02/2002 Kim Sơn: 9/2002 Cữ: 8/2004 Dụ Nghĩa: 11/2004 Năm 2009 vừa qua, thực hiện Kế hoạch số 275/KH-SVHTT&DL ngày 10/4/2009 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng về việc “Rà soát, chỉnh lý hương ước của các Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa năm 2009”, Phòng Văn hoá Thông tin huyện An Dương đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện việc chỉnh lý Hương uớc các làng văn hoá năm 2009. Theo bản Kế hoạch số 11/KH-VH&TT ngày 20/6/2009 thì có 30 làng văn hoá trên địa bàn huyện được chọn tiến hành chỉnh lý Hương ước, bao gồm: STT Làng văn hoá Xã, thị trấn Năm tổ chức phát động 1 Trang Quan An Đồng 12/2002 2 Hoàng Mai Đồng Thái 9/2002 3 Kiến Phong Đồng Thái 11/2002 4 Minh Kha Đồng Thái 12/2002 5 Tê Chử Đồng Thái 5/2003 6 Hy Tái Hồng thái 12/2002 7 Tiên Sa Hồng Thái 12/2002 8 Nhu Kiều Quốc Tuấn 01/2002 9 Kiều Hạ Quốc Tuấn 12/2002 10 Đồng Giới Đông TT An Dương 11/2002 11 Đồng Lâu TT An Dương 12/2002 12 Khu dân cư số 5 TT An Dương 9/2003 13 Trạm Bạc Lê Lợi 12/2002 14 Đồng Xuân Hồng Phong 12/2002 15 Hoàng Lâu Hồng Phong 4/2003 16 Hà Nhuận An Hoà 8/2002 17 Dưỡng Phú An Hoà 12/2002 18 Mỹ Tranh Nam Sơn 11/2002 19 Lương Quán Nam Sơn 12/2002 20 Quỳnh Hoàng Nam Sơn 12/2002 21 Tây Hà Bắc Sơn 10/2002 22 Hà Liên Bắc Sơn 10/2002 23 Bắc Hà Bắc Sơn 9/2003 24 Khánh Thịnh An Hồng 12/2002 25 Ngô Hùng An Hồng 01/2002 26 Ngô Yến An Hồng 12/2002 27 Tất Xứng An Hồng 5/2003 28 Đồng Hải An Hưng 8/2002 29 An Phong An Hưng 8/2002 30 Kim Sơn Lê Thiện 9/2002 Hương ước, quy ước của các làng trên được chỉnh sửa theo hướng dẫn của bản Đề Cương số 01/ĐC-TTVHTT của Trung tâm Văn hoá Thông tin huyện An Dương. Đến cuối năm 2009 thì việc chỉnh sửa hương ước của 30 làng văn hoá nêu trên đã hoàn tất. Uỷ ban nhân dân huyện đã phê duyệt Hương ước của 29 làng, và những bản Hương ước này đã được đưa vào tổ chức thực hiện trên thực tế. Riêng đối với Dự thảo Hương ước của làng Nhu Kiều – xã Quốc Tuấn thì chưa được phê duyệt ngay mà phải tiến hành Dự thảo lại Hương ước vì: Nội dung của Dự thảo chủ yếu là trình bày về quá trình lịch sử phát triển; các Chương, Điều mang tính chất báo cáo thành tích, kết quả thực hiện, chưa thể hiện rõ các quy định quy phạm xã hội cụ thể để thực hiện. Sau đó, làng Nhu Kiều đã tiến hành lại Dự thảo và đã được phê duyệt. Trong những năm tiếp theo, huyện sẽ tiếp tục chỉnh lý hương ước của những làng còn lại nhằm rà soát lại nội dung, hình thức văn bản xã hội phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật, phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hoá xã hội, phong tục tập quán, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trình độ phát triển dân trí của địa phương. PHẦN 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN THU THẬP ĐƯỢC I. Cách thức xây dựng hương ước ở huyện An Dương Qua các thông tin thu được ở trên, tôi nhận thấy ngoài các văn bản pháp luật điều chỉnh về việc xây dựng hương ước thống nhất trên cả nước, thành phố Hải Phòng nói chung và huyện An Dương nói riêng đã có sự quan tâm chỉ đạo, ra những văn bản hướng dẫn chi tiết hơn vấn đề này phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Thủ tục soạn thảo, thông qua phê duyệt, tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước ở các làng thuộc huyện An Dương về cơ bản là giống với quy định của pháp luật. Các bản Hương ước đều được xây dựng một cách dân chủ, công khai, phù hợp với pháp luật, được chia theo các bước sau: Bước 1: Thành lập các Nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước. Trưởng làng, trưởng Khu dân cư chủ trì cùng Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận thống nhất các nội dung cơ bản cần soạn thảo, đồng thời chỉ định các thành viên Nhóm soạn thảo… Trưởng làng, trưởng khu dân cư chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng ở cơ sở chỉ đạo nhóm soạn thảo xây dựng hương ước. Các Dự thảo Hương ước của 30 làng trong đợt chỉnh sửa hương ước ở huyện An Dương năm 2009 được soạn thảo dựa theo bản mẫu mà Phòng Văn hoá Thông tin xây dựng. Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân vào Dự thảo hương ước. Dự thảo được gửi đến cơ quan chính quyền, cấp ủy, lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã; một số làng còn gửi đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến đóng góp. Cũng có một số làng tiến hành thảo luận ở các tổ chức đoàn thể ở thôn, làng, cụm dân cư, niêm yết, phát thanh trên đài truyền thanh, mở hộp thư để góp ý kiến. Hầu hết các Dự thảo đều được Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thảo luận, tham gia ý kiến. Bước 3: Thảo luận và thông qua hương ước. Trên cơ sở những đóng góp, Nhóm soạn thảo chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo và gửi tới các thành phần sẽ được dự kiến mời tham gia Hội nghị thông qua hương ước. Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, thôn, bản, ấp, cụm dân cư được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành phần cử tri hoặc đại diện hộ gia đình tham dự. Hương ước được thông qua khi có quá nửa số người tham dự tán thành. Hình thức biểu quyết do Hội nghị quyết định có thể bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu. Hương ước chính thức thông qua trình phê duyệt có chữ ký của Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận kèm theo biên bản Hội nghị thông qua hương ước. Bước 4: Phê duyệt hương ước. Sau khi hương ước được thông qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cùng Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã xem xét nội dung của hương ước bảo đảm phù hợp với pháp luật, thuần phong mỹ tục và trao đổi thống nhất với Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã về nội dung của hương ước trước khi trình lên cấp huyện phê duyệt. Hương ước gửi lên Ủy ban nhân dân cấp huyện duyệt kèm công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong đợt chỉnh lý hương ước ở huyện An Dương năm 2009, Phòng Văn hoá & Thông tin thay mặt Uỷ ban Nhân dân huyện nhận các bản hương ước từ các xã để xem xét. Sau đó, Phòng văn hoá & Thông tin đã gửi công văn cùng bản sao các dự thảo hương ước này cho Phòng Tư pháp (Công văn số 25/VH&TT ngày 02/12/2009) và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của huyện An Dương (Công văn số 26/VH&TT ngày 02/12/2009) để đề nghị các cơ quan này cho ý kiến. Sau khi nhận được công văn trả lời của hai cơ quan trên (Công văn trả lời của Phòng Tư pháp là Công văn số 73/PTP ngày 04/12/2009), hương ước được trình lên cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt bằng một quyết định phê duyệt hương ước. Theo ý kiến của Phòng Văn hoá & Thông Tin và Phòng Tư pháp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện An Dương đã ký quyết định phê duyệt hương ước cho 29/30 làng. Riêng Hương ước của làng Nhu Kiều – xã Quốc Tuấn chưa được phê duyệt ngay. Trường hợp này đã được Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa & Thông tin hướng dẫn cơ sở chỉnh lý, hoàn thiện hương ước đó để trình lại. Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hương ước đã được phê duyệt để trưởng thôn tổ chức thực hiện; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội ở cơ sở chỉ đạo, đôn đốc thực hiện hương ước; kiểm tra, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai trái, lệch lạc, tiêu cực trong việc thực hiện hương ước; định kỳ báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện hương ước. II. Nội dung của các Hương ước trên địa bàn huyện An Dương Các Hương ước đều có 02 phần lớn: Phần thứ I: đặc điểm, lịch sử truyền thống của làng. Ở phần này, đầu tiên nêu lên ngắn ng
Luận văn liên quan