Đề tài Hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc của tổng công ty may Việt Tiến sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người , các sản phẩm về may mặc ngày càng hoàn thiện . Từ những nguyên liệu thô sơ , con người đã sáng tạo ra những nguyên liệu nhân tạo để phục vụ cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm may mặc càng phổ biến . Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cùng với những phát minh khoa học trong lĩnh vực công nghiệp đã giúp cho ngành dệt may có những phát triển vượt bậc . Quá trình phát triển của ngành dệt may trên thế giới gắn liền với sự phát triển của các nước công nghiệp . Do đó , các nước công nghiệp vẫn luôn thực hiện các biện pháp bảo vệ ngành dệt may nội địa trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước đang phát triển . Cùng với đó , dệt may cũng luôn là một lĩnh vực nhạy cảm khi đàm phán và giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Ở Việt Nam , dệt may cũng là một trong những ngành được chú trọng phát triển khi Việt Nam thực hiên công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước. Với những ưu thế về nguồn nhân lực dồi dào , lượng vốn đầu tư không lớn , khả năng thu hồi vốn nhanh , Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn , đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước , vừa giải quyết được vấn đề việc làm cho phần lớn người lao động .

doc28 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4645 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc của tổng công ty may Việt Tiến sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐH Hải Phòng Khoa KT & QTKD BÀI THIẾT KẾ Họ và tên : Phạm Đức Thịnh Tên đề tài : Hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc của Tổng công ty may Việt tiến sau khi gia nhập WTO : Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả. Phần 1 : Tìm hiểu chung Tổng quan về ngành may mặc Cùng với sự phát triển của xã hội loài người , các sản phẩm về may mặc ngày càng hoàn thiện . Từ những nguyên liệu thô sơ , con người đã sáng tạo ra những nguyên liệu nhân tạo để phục vụ cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm may mặc càng phổ biến . Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cùng với những phát minh khoa học trong lĩnh vực công nghiệp đã giúp cho ngành dệt may có những phát triển vượt bậc . Quá trình phát triển của ngành dệt may trên thế giới gắn liền với sự phát triển của các nước công nghiệp . Do đó , các nước công nghiệp vẫn luôn thực hiện các biện pháp bảo vệ ngành dệt may nội địa trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước đang phát triển . Cùng với đó , dệt may cũng luôn là một lĩnh vực nhạy cảm khi đàm phán và giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Ở Việt Nam , dệt may cũng là một trong những ngành được chú trọng phát triển khi Việt Nam thực hiên công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước. Với những ưu thế về nguồn nhân lực dồi dào , lượng vốn đầu tư không lớn , khả năng thu hồi vốn nhanh , Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn , đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước , vừa giải quyết được vấn đề việc làm cho phần lớn người lao động . 1.2 Tổng quan về doanh nghiệp Giới thiệu chung _Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty ” – tên giao dịch là Pacific Enterprise . Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bảo Tài – một doanh nhân người Hoa làm giám đốc . Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy bay gia đình và khoảng 100 công nhân. _ Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng , Nhà nước tiếp quản và quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý ( nay là Bộ Công Nghiệp). Tháng 5/1997 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí nghiệp May Việt Tiến. _ Ngày 13/11/1979 , xí nghiệp bị hỏa hoạn , thiệt hại hoàn toàn . Tuy nhiên , nhờ có sự giúp đỡ từ những đơn vị bạn cộng với long hăng say gắn bó với xí nghiệp , toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Và sau đó lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại câp giấy phép xuất khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là Viet Tien Garment Import – Export Companny viết tắt là VTEC ( theo giấy phép số 102570 ngày 08/01/1991). _Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ – CP ngày 28/05/2003 của Chính phủ quy định chức năng , nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Nghiệp , căn cứ vào Văn bản số 7599/VPCP- ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việ tổ chức lại Công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam- là trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô , tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường , cần có sự cụ thể hóa các chính sách pháp luật …quyết định : Thành lập Tổng Công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.Tổng Công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. _Vốn điều lệ : 230 tỷ đồng Nhà xưởng : 55.709.32m2 Thiết bị : 5.668 bộ Lao động : 20 .000 lao động Lĩnh vực kinh doanh _Sản xuất quần áo các loại : Áo Jacket , áo khoác , bộ thể thao Áo sơ mi , áo nữ Quần áo các loại Veston Các mặt hàng khác _ Dịch vụ xuất khẩu , vận chuyển giao nhận hàng hóa _Sản xuất cà kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may , máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành công nghiệp , thiết bị điện âm thanh , ánh sáng. _Kinh foanh máy in , photocopy , thiết bị máy tính ; các thiêt bị phần mềm trong lĩnh vực máy tính và chuyên giao công nghệ ; đienj thoại , máy fax .. _Kinh doanh cơ sỏ hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp _Đầu tư và kinh doanh tài chính _Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 1.2.3 Khả năng hoạt động của công ty 1.2.3.1 Nguồn lực  STT    ĐƠN VỊ    LAO    ĐỘNG   MMTBỊ CÁC LOẠI  D.TÍCH NHÀ XƯỞNG    MẶT HÀNG   NĂNG LỰC(SP/Năm)    1.  MAY 1       960       665    6.672 M2    Shirt   3.000.000    2.  MAY 2       990       655    6.672 M2    Shirt   3.000.000    3.  SIG-VTEC    1.010       861    5.700 M2    Jacket, sportwear   2.000.000    4.  DUONG LONG       510       512    2.133 M2    Dress pants   1.800.000    5.  VIỆT LONG       900    1.083    2.532 M2    Khaki, dress pants,..   3.000.000    6.  VIMIKY       500       395    2.780 M2    Suit   3.000.000   1.2.3.2 Liên doanh liên kết Hiện nay doanh nghiệp có 21 đơn vị sản xuất trực thuộc ; ngoài ra có các nhà máy liên doanh trong nước bao gồm các đơn vị sản xuất quần áo may mặc sẵn sau : Công ty CP Việt Thịnh Lao động : 2500 lao động Năng lực sản xuất : 2.880.000 sp/năm Mặt hàng : Quần áo thể thao , Jacket , Veston Địa chỉ : 58 Thoại Ngọc Hầu , Phường Hòa Thạnh , Quận Tân Phú Điện thoại : 9731063 – Fax : 9731062 Giám đốc : Ông Nguyễn Đình Chương Email : vtc@vietthinh.com.vn Công ty cổ phần Công Tiến Lao động : 1200 lao động Năng lực sản xuất : 1.200.000 sp/năm Mặt hàng : Quần áo thể thao , Jacket Giám đốc : Ông Nguyễn Ngọc Trung Email : congtien@viettien.com.vn Công ty CP may Vĩnh Tiến Lao động : 1500 lao động Năng lực sản xuất : 2.400.000 sp/năm Mặt hàng : Quần áo thể thao , Jacket , các mặt hàng khác Địa chỉ : 1A Hưng Đạo Vương , P1, TX Vĩnh Long Điện thoại : 070829824 – Fax : 070827129 Giám đốc : Ông Nguyễn Minh Tuệ Email : vitivtec@vnn.vn Công ty CP Đồng Tiến Lao động : 2800 lao động Năng lực sản xuất : 3.000.000 sp/năm Mặt hàng :Quần áo thể thao , Jacket , Underwear Địa chỉ : Số 10 Đường số 5 Phường Tân Tiến . Biên Hòa . Đồng Nai Điện thoại : 061 822248 – Fax : 061 823441 Tổng giám đốc : Ông Vũ Ngọc Thuần Email : dovitec@hcm.vn Công ty CP may Tiền Tiến Lao động : 2600 lao động Năng lực sản xuất : 6.500.000 sp/ năm Mặt hàng : Lady items Địa chỉ : Khu phố 6 P.9 Tp Mỹ Tho . Tỉnh Tiền Giang Điện thoại : 073 851201 – Fax : 073 851205 Giám đốc : Bà Phạm Thị Du Email : tientien@hcm.vnn.vn Công ty liên doanh với nước ngoài Việt Phát J.v Ltd Co Lao động : 70 lao động Năng lực sản xuất : 1.300.000 m vải/năm Địa chỉ : 259A Hoàng Văn Thụ P.2 Q. Tân Bình Điện thoại : 9974967 – Fax : 9974965 Giám đốc : Ông Lin Chun Hung Email : vf.co.ltd@hcm.fpt.vn VietTien – TUNGSHING Lao động : 40 lao động Mặt hàng : cung cấp máy móc thiêt bị phụ tùng cho ngành may Địa chỉ : 719 Trần Hưng Đạo P.9 Q.5 Điện thoại : 8381930 – Fax : 8380328 Giám đốc : Ông Nguyễn Quang Minh Website : http: //www.tsg.com.vn …………………………….. 1.2.4 Cơ cấu tổ chức  (1)  HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ   Vũ Đức Giang (Chủ tịch )   Nguyễn Đình Trường (Phó Chủ tịch)  Bùi Văn Tiến (Thành viên) Trần Minh Công (Thành viên) Phan Văn Kiệt (Thành viên) (2) TỔNG GIÁM ĐỐC  Bùi Văn Tiến (3) PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC  Trần Minh Công   Phan Văn Kiệt   Nguyễn Thị Tùng (4) GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH  Nguyễn Ngọc Trung   Phạm Đắc Lợi  Phạm Tuấn Kiên  Phạm Thanh Hoan  Trần Thị Liên (5) BAN KIỂM SOÁT   Thạch Thị Phong Huyền ( Trưởng ban)   Trần Phước Nhất (Thành viên)  Hồ Ngọc Huy (Thành viên) 1.2.5 Thị trường tiêu thụ ( Nguồn 10/2006) Stt  Khu vực  Tính theo giá trị   1  Nhật Bản  24.711%   2  Mỹ  36.778%   3  Tây âu ( EU)  17.199%   4  Các nước Asean  9.299%   5  Các nước khác  12.013%   1.2.6 Thương hiệu Hiện nay công ty có hơn 20 cửa hàng và 300 đại lý trong cả nước , kinh doanh các sản phẩm mang những thương hiệu sau : Việt Tiến Vee Sendy TT – up San Siaro Manhattan Smart Casual 1.2.7 Những thành tích đã đạt được _ Được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao 10 năm liền 1997- 2006 qua báo Sài Gòn tiếp thị.  _Các hệ thống quản lý chất lượng đã được cấp giấy chứng nhận : Chứng nhận SA 8000 ; Chứng nhận ISO 9001- 2000 ; Chứng nhận WRAP  _Các huân chương , bằng khen của Chính phủ , huy chương vàng , các giải thưởng : Tập thể Anh hùng lao động. Cờ thi đua của Chính phủ. Huân chương lao động hạng I - II - III. Danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam 2004-2005-2006.  Top 10 các doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam 2006. Doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt 2006. Doanh nghiệp có thương hiệu mạnh 2006. Doanh nghiệp chiếm thị trường nội địa tốt 2006. Doanh nghiệp xuất khẩu tốt 2006.  Doanh nghiệp có mối quan hệ lao đông tốt 2006. Doanh nghiệp phát triển được mặt hàng có tính khác biệt cao 2006. Doanh nghiệp có tăng trưởng kinh doanh tốt 2006. Doanh nghiệp quản lý môi trường tốt 2006 . Doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin tốt 2006. Được công nhận là sản phẩm chủ lực của thành phố Hồ Chí Minh. Đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003-2004-2005-2006.  Đạt danh hiệu thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn năm 2006.  Đạt cúp vàng Thương hiệu Công nghiệp hàng đầu Việt Nam năm 2005-2006.  Đạt giải WIPO "Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2004 về việc sử dụng sáng tạo và có quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh" do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới của Liên hiệp quốc trao tặng. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương của ngành may mặc 1.3.1 Tổng quan ngành Trong những năm gần đây , ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể với tốc độ trên dưới 20 %/ năm , kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của cả nước . Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may trong năm 2007 tăng 17,9% so với năm 2006 . Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11% ; vải lụa thành phẩm tăng 8,9% ; sản phẩm quần áo dệt kim tăng 8,8% ; quần áo may sẵn tăng 12,6% . Và chính điều này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 9 nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới . Các sản phẩm của ngành _Sản phẩm của ngành may mặc không chỉ được biết đến đơn thuần là các sản phẩm quần áo , mà còn bao gồm những sản phẩm dùng trong các ngành và sinh hoạt như : lều , buồm , chăn , màn , rèm…. _Với ngành may mặc Việt Nam , sản phẩm của ngành cũng rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu . Những sản phẩm may mặc phổ biến thường được xuất khẩu sang các thị trường chính của Việt Nam như Mĩ , EU, Nhật Bản là quần dài , quần short , áo Jacket , áo sơ mi , áo bông , áo thun … 1.3.1.2 Đặc thù của ngành _ Theo thống kê của Hiệp Hội Dệt May Việt Nam , nếu phân loại theo nguồn vốn sở hữu thì số doanh nghiệp dệt may ngoài quốc doanh tại Việt Nam la 1172 doanh nghiệp , doanh nghiệp nhà nước là 307 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài la 472 doanh nghiệp . Còn nếu phân loại theo số lao động thì có 1720 doanh nghiệp có dưới 500 lao động , 399 doanh nghiệp có từ 500 – 1000 lao động , 244 doanh nghiệp có từ 1000 – 5000 lao động và chỉ có 8 doanh nghiệp có từ 5000 lao động trở lên . Như vậy có thể thấy số lượng doanh nghiệp dệt may có quy mô nhỏ và doanh ghiệp quốc doanh chiếm đa số tại Việt Nam. _Với mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước , dệt may là một trong nhưnhx ngành được chú trọng và ưu tiên phát triển trên cơ sở tận dụng nguồn nhân công dồi dào , giải quyết vấn đề việc làm trong nước để thực hiện các đơn đặt hàng may xuất khẩu của nước ngoài . Đến nay, số lao động trong ngành may là gần 2 triệu lao động . Tuy ngành may cần và đã thu hút được nhiều lao động nhưng tính ổn định của nguồn lao động trong ngành lại không cao , trình độ còn hạn chế về ý thức , tác phong làm việc . Một phần nguyên nhân là do mức thu nhập của công nhân ngành may khá thấp so với các ngành khác . Do đó người lao động không mấy mặn mà với công việc này và sẵn sang chuyển đổi sang các ngành có thu nhập cao hơn. Mặc dù gần đây nhiều doanh nghiệp đã có những thay đổi trong chính sách tiền lương cho người lao động nhưng số lao động thôi việc vẫn không ngừng tăng lên so với lao động tuyển mới . Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương của ngành Nhân tố chính trị _Trong quyết định 36/QĐ – TTG ngày 14/03/2008 về phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015 , định hướng đến năm 2020 , Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm , mũi nhọn về xuất khẩu , đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước ; tạo việc làm cho xã hội ; nâng cao khả năng cạnh tranh , hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới . Do đó , ngành may Việt Nam trong thời gian tới sẽ được ưu tiên phát triển . _ Dệt may vốn la một lĩnh vực khá nhạy cảm trong quan hệ thương mại của các quốc gia . Hàng may mặc của Việt Nam với ưu thê giá thành thấp vừa là yếu tố cạnh tranh so với hàng xuất khẩu của các quôc gia khác , nhưng cũng là một hạn chế do dễ bị các nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá . Năm 2007 , hàng may mặc Việt Nam đã bị Mỹ thực hiện điêu tra và áp dụng thuế chống bán phá giá vào thị trường này . Mặc dù Mỹ đã kết luận Việt Nam không bán phá giá vào Mỹ , nheng hàng may mặc Việt Nam vẫn bị giám sát khi xuất khẩu vào Mỹ năm 2008 . Đây sẽ là một trong những khó khăn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong thời gian tới . 1.3.2.2 Nhân tố kinh tế _Phần lớn giá trị của ngành may Việt Nam là đến từ hoạt động xuất khẩu nên nhưng biến động về tỷ giá , lạm phát và sự ổn định hay suy thoái của nền kinh tế các nước lớn trên thế giới đặc biệt là Mỹ sẽ có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của ngành . _Hiện nay , Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam . Sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ khiến cho các nhà nhập khẩu Mỹ tìm đến những nguồn hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn . Việc này có thể sẽ khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn . Mặt khác , sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ khiến cho đồng USD bị mất giá so với đồng tiền của các nước khác . Sự giảm giá của đồng USD khiến cho doanh thu xuất khẩu – nguồn thu chính của các doanh nghiệp may mặc bị giảm sút . Trong khi đó , yếu tố đầu vào của ngành may hiện nay phần lớn vẫn phải nhập khẩu và chịu ảnh hưởng của sự biến động của giá dầu trên thế giới . Sự tăng giá của các yếu tố đầu vào sẽ khiến cho chi phí của doing nghiệp tăng lên và điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến lơi nhuận của các doanh nghiệp trong nước . _ Lạm phát cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doing nghiệp ngành may . Lạm phát tăng khiến cho giá cả tiêu dùng hàng hóa trong nước tăng lên . Để đản bảo cho cuộc sốn của người lao động , các doanh nghiệp may cũng sẽ phải thực hiện tăng lương để có thể giữ chân nhân viên . Hành động này sẽ góp phần làm tăng chi phí của doanh nghiệp và cũng sẽ làm cho giá thành của sản phẩm tăng lên . Tuy nhiên khi giá thành của sản phẩm tăng lên thì doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu . Nguyên nhân là vì sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu là rất lớn và gay gắt . Nếu giá hang may mặc của Việt Nam tăng lên thì các nước đối tác nhập khẩu sẽ ngay lập tức chuyên hướng sang các nước khác có giá thấp hơn , dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của ngành may mặc sẽ bị giảm sút . 1.3.2.3 Nhân tố xã hội _Kinh tế càng phát triển , đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng , trong đó có quần áo . Thêm vào đó , xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc ngày càng đa dạng và phong phú hơn . Nếu các doanh nghiệp may không chú trọng đầu tư đúng mực cho công tác thiêt kế , thay đổi mẫu mã sản phẩm sẽ nhanh chóng bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh với các nước khác . Tiêu biểu như hàng may mặc của Trung quốc với giá rẻ ,kiểu dáng mẫu mã đa dạng , thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường may mặc nội địa . Tuy nhiên với tâm lý “ ăn chắc mặc bền” nên nhẽng sản phẩm chất lượng tốt của các doanh nghiệp trong nước vẫn được người Viêt nam tin dùng . Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi muốn chiếm lại thị trường nội địa hiện đang bị Trung quốc tấn công và thống trị . _Bên cạnh đó , yếu tố môi trường cũng được các nước đặc biệt là EU chú ý và yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt khi nhập khẩu hàng may mặc . Những yêu cầu về môi trường đối với sản phẩm may mặc thường được EU sử dụng là các nhãn sinh thái , phương pháp sản xuất bảo vệ môi trường , các điều kiện về lao động … Nếu không đáp ứng được những yêu cầu này thì hàng may mặc muốn xuất khẩu vào EU sẽ gặp nhiêu khó khăn và có thể bị chịu phạt . Nhân tố công nghệ Năng lực sản xuất kém , công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của ngành may mặc Việt Nam hiện nay . Hoạt động của ngành may hiện nay phần lớn là thực hiên gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản , còn những sản phẩm đòi hỏi kĩ thuật cao mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được . Vì thế . nêu được đầu tư đúng mức về công nghệ thì ngành may Việt Nam có thể phát huy được hết tiềm năng về lao động và chất lượng . Cơ chế quản lý và chính sách của Nhà nước đối với ngành hàng Hiệp hội Dệt may Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã góp phần đưa tiếng nói của doanh nghiệp đến với các cơ quan quản lý, tham gia tích cực vào công tác xây dựng cơ chế chính sách phát triển dệt may, kiến nghị với Chính phủ các giải pháp phù hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngành  Dệt may Việt Nam phát triển và thực hiện tốt công tác tìm hiểu thị trường để phổ biến thông tin cho doanh nghiệp. Hiệp hội đã xây dựng cổng giao dịch thương mại điện tử riêng cho ngành, AFTEX, thông qua đó rút ngắn thời gian đưa các thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp. Hiệp hội cũng đóng vai trò tích cực trong công tác đào tạo cho nguồn nhân lực ngành. Đại diện cho Hội viên tham gia các hoạt động với các tổ chức Hiệp hội ngành nghề dệt may quốc tế và khu vực để đưa ngành dệt may Việt Nam hội nhập như Liên đoàn các nhà sản xuất dệt may Đông Nam Á (AFTEX), Liên đoàn dệt may các nước châu Á,  v.v. Qua đó trao đổi, học hỏi kinh nghiệm áp dụng kỹ thuật, quản lý và tăng năng suất lao động trong sản xuất, áp dụng kỹ thuật tiên tiến xúc tiến trao đổi thương mại trong nội bộ khu vực cũng như đẩy mạnh xuất khẩu, thống nhất lộ trình (road map) chung cho phát triển ngành dệt may ở tầm khu vực; Xây dựng chuỗi cung ứng dệt may ASEAN (SAFSA) để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam nói riêng và hàng dệt may của khu vực ASEAN nói chung. Gần đây nhất, Việt Nam mới gia nhập Liên đoàn Thời trang Châu Á (AFF) qua đó giúp cho các nhà thiết kế thời trang, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội trao đổi, học hỏi và góp phần tạo ra những bộ sưu tập riêng của Việt Nam, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của Dệt May Việt Nam. Hiệp hội không chỉ tập hợp các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà còn kết nạp thêm các doanh nghiệp hội viên liên kết (Amcharm, Kotra, hiệp hội dệt may Đài Loan...) để có tiếng nói chung của các doanh nghiệp trong ngành nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu phát triển ngành, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh.
Luận văn liên quan