Đề tài Học sinh phổ thông với môn học lịch sử

Đất nước ta, dân tộc Việt nam đã trãi qua hàng nghàn năm lịch sử, với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng, rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình. Như chính Chủ tịch Hồ Chí minh đã dạy: Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Đã là người việt nam thì dù ở đâu củng phải biết lịch sử nước mình vì đó là đạo lí muôn đời của dân tộc « uống nước nhớ nguồn ». Nhưng học và dạy lịch sử giờ đây không phải là chỉ ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hoặc chỉ ghi nhớ công ơn của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lí làm người Việt Nam ; vì đó chính là cái gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay. Lịch sử đóng một vai trò rất lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ và không thể thiếu được trong việc học tập của học sinh ngày nay là chủ nhân tương lai của đất nước . Chính vì thế môn học Lịch sử là một môn học đã được đưa vào giãng dạy ở các bậc học, nhưng đối với học sinh phổ thông hiện nay đặc biệt là giới trẻ, đều xem môn học lịch sử là một môn học nhàm chán và không thiết thực. Đa số học sinh hiện nay đặc biệt là học sinh phổ thông đều có một câu hỏi là “ Học lịch sử để làm gì .? và tại sao phải học môn học lịch sử .?” lịch sử là môn học rắc rối với quá nhiều sự kiện khó nhớ, dài dòng .Học lịch sử là không cần thiêt và học là chỉ lấy điểm cho qua thôi.

doc35 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 11583 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Học sinh phổ thông với môn học lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ˜& KHOA LỊCH SỬ &™ BÀI TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÍ ĐỀ TÀI Sinhviên thực hiện: Lê Bá Tân Lê Quang Kháng Giáo viên hứơng dẫn: Ths Huỳnh Lâm Anh Chương Lớp sử quốc phòng 2a Thành phố Hồ Chí Minh thang 12 năm 2009 mỤc lỤc PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta, dân tộc Việt nam đã trãi qua hàng nghàn năm lịch sử, với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng, rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình. Như chính Chủ tịch Hồ Chí minh đã dạy: Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Đã là người việt nam thì dù ở đâu củng phải biết lịch sử nước mình vì đó là đạo lí muôn đời của dân tộc « uống nước nhớ nguồn ». Nhưng học và dạy lịch sử giờ đây không phải là chỉ ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hoặc chỉ ghi nhớ công ơn của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lí làm người Việt Nam ; vì đó chính là cái gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay. Lịch sử đóng một vai trò rất lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ và không thể thiếu được trong việc học tập của học sinh ngày nay là chủ nhân tương lai của đất nước . Chính vì thế môn học Lịch sử là một môn học đã được đưa vào giãng dạy ở các bậc học, nhưng đối với học sinh phổ thông hiện nay đặc biệt là giới trẻ, đều xem môn học lịch sử là một môn học nhàm chán và không thiết thực. Đa số học sinh hiện nay đặc biệt là học sinh phổ thông đều có một câu hỏi là “ Học lịch sử để làm gì ..? và tại sao phải học môn học lịch sử .?” lịch sử là môn học rắc rối với quá nhiều sự kiện khó nhớ, dài dòng .Học lịch sử là không cần thiêt và học là chỉ lấy điểm cho qua thôi. Như vậy do đâu mà mà học sinh lại đưa ra ý kiến như vậy ? Có phải là do học sinh phổ thông hiện nay chưa nhận thức được ý nghĩa của môn học lich sử , lịch sử nghiên cứu cái gì? Do đó không xác định được mục đích học tập, không có phương pháp học tập đúng , từ đó nảy sinh quan niệm sai lầm về vai trò ý nghĩa môn học lịch sử. Hay là do tình trạng xem thường môn lịch sử như là môn phụ, ở phổ thông đã dẫn đến việc hạ thấp chất lượng dạy học môn lịch sử, làm ảnh hưởng đến việc giáo dục thế hệ trẻ, Hiểu không đúng ý nghĩa môn học lịch sử, hay là một phần nửa là do phương pháp dạy học môn lịch sử , không đem lại hứng thú cho học sinh có đam mê để học Để đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này và và để tìm hiểu do đâu mà môn học lịch sử là ít được giới trẻ quan tâm. Đứng trước thực trạng đó, là một sinh viên khoa sử, là giáo viên dạy sử tương lai, chúng tôi luôn có những băn khoăn, trăn trơ mong muốn tìm hiểu sâu vấn đề này để làm sao để học sinh phổ thông , có thể nhìn nhận và hiểu rõ hơn nôn học lịch sử , bên cạnh đó chúng tôi mong muốn đưa ra những ý kiến đánh giá của những nhà chuyên môn, những giáo viên giảng dạy môn lịch sử do đâu mà có tình trạng như vậy, bên cạnh đó chúng tôi muốn đi thăm dò thực tế qua những học sinh đang học tập ở một số trường phổ thông , để lấy ý kiến về việc học lịch sử của học sinh như thế nào và lịch sử có vai trò gì và ý nghĩa của môn học đem lại điều gí cho học sinh,.Qua đó chúng tôi muốn tìm hiểu rỏ hơn nửa về thực trạng dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông như thế nào ? Tốt hay không tốt, chất lượng giảng dạy của giáo viên có đem lại hiệu quả cao cho học sinh học hay không. Học sinh có hứng thú học tập hay không, chúng tôi mong muốn đưa ra những giải pháp hay biện pháp, của những giáo viên đang trưc tiếp giảng dạy ở trường phổ thông hay của những giảng viên day môn lịch sử ở trường Đại học . Để có thể giúp cho học sinh học tập tốt hơn môn lịch sử và những biện pháp gây hứng thú cho học sinh, học môn lịch sử được tốt hơn và có hiệu quả hơn. Ý NGHĨA CHỌN ĐỀ TÀI Trong sự phát triển như vũ bão, ngày nay của cách mạng khoa học công nghệ, công cuộc công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước việc học môn lịch sử có ích lợi gì , vì sao phải học, học như thế nào … ? Với việc nghiên cứu đề tài này chúng tôi sẽ giúp cho giới trẻ, hiểu được chức năng nhiệm vụ của môn học lịch sử ở phổ thông,và giúp cho các bạn thấy được vai trò, ý nghĩa của việc dạy học môn lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ, làm cho mổi học sinh có những hiểu biết chính xác, cơ bản và nhận thức được lịch sử là môn học hết sức quan trọng. Bên cạnh đó chúng tôi đưa ra ý kiến đánh giá của các nhà chuyên môn,về sử học, nhìn nhận của giới trẻ về sử học , và phương pháp để học tốt môn lịch sử , cùng với việc đánh giá của học sinh phổ thông, giới trẻ hiện nay về việc thích hay không thích học môn lịch sử. Chọn đề tài này chúng tôi sẽ nêu lên tình trạng học môn lịch sử của học sinh như thế nào, đã tốt hay chưa ? Nghiên cứu đề tài này chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên nhân , tình trạng, học môn lịch sử và những giải pháp để gúp cho học sinh phổ thông và giới trẻ ngày nay, hiểu rỏ hơn tầm quan trọng của môn học có những cái nhìn đúng đắn nhất về Sử học, bên canh đó chúng tôi nêu lên tình trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông như thế nào, để có thể gúp cho những giáo viên hay những nhà sử học đánh gia, về chất lượng và phương pháp giảng day của mình đã tốt hay chưa học sinh đánh giá như thế nào về giờ dạy của giáo viên ỏ trên lớp . Từ đó giáo viên có thể đưa ra những biện pháp hay phương pháp đôỉ mới có thể giúp học sinh học tốt hơn môn lịch sử. Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nêu lên những biện pháp , hay phương pháp học lịch sử, có hiệu quả hơn có hiệu quả hơn nhằm giúp cho học sinh có những kinh nghiệm về phương pháp học . Từ những cuộc trao đổi , phỏng vấn thực tế để thực hiện đề tài chúng tôi củng đã trao đổi và giúp cho các bạn học sinh nhìn nhận và đánh giá về việc học môn lịch sử có một cái nhìn và suy nghĩ mới hơn,về ý nghĩa việc học môn lịch sử và một phần chúng tôi chuyễn tãi những ý kiến của học sinh đề nghị và đánh giá về chất lượng giảng dạy và tiếp thu kiến thức lịch sử qua những giờ dạy trên lớp của giáo viên như thế nào. Nội dung của sách giáo khoa đã phù hợp hay chưa…Thông qua ý kiến của học sinh từ thực tế chúng ta có những đánh giá khách quan hơn phản ánh hiện trạng thực tế, đánh giá đúng chất lượng giáo dục học tập môn sử học. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Môn lịch sử ở phổ thông đặc biệt là ở lớp 12 là một môn ít tiết nhất( vì được xem là môn phụ) nên sự quan tâm đầu tư cho môn này ở trường phổ thông còn hạn chếvà yêu cầu đối với giáo viên là khong cao. Các Sở Giáo Dục có ngày dành riêng cho bộ môn ở mỗi tuần hay mỗi tháng, thì giáo viên không tận dụng hết để phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ. hoặc có nơi dùng giáo viên mô lịch sử để dạy địa lí, môn Giáo dục công dân hay môn khác,hoặc ngược lại. Thực tế trên đã dẫn đến tình trạng dạy Lịch sử dừng lại ở chổ cần thuộc bài để đạt trong kì thi Tú tài là được, Tỉ lệ tốt nghiệp tú tài thường cao ( Có nhiều nguyên nhân) Nhưng thi Đại học thì lại quá thấp, đây không phải là nghịch lí mà là kết quả chung của nhiều yếu tố dạy và học, kiểm tra đánh giá đến vị trí thấp ở trường phổ thông . .. Vì thế mà vấn đề học tập môn lịch sử của học sinh ở trường phổ thông hiện nay đang được nhiều người quan tâm. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu làm về vấn đề này, qua các hội nghị nghiên cứu khoa học về bộ môn khoa học lịch sử đã đưa vấn đề học lịch sử của học sinh phổ thông hiện nay nghiên cứu, thảo luận , nhiều tạp chí cũ ng như báo chí đã phản ánh tình hình học tập của học sinh phổ thông với môn học lịch sử.ví dụ như: Hội thảo khoa học về "Thực trạng việc dạy và học lịch sử trong trường phổ thông - nguyên nhân và giải pháp" do Hội Khoa học lịch sử, Bộ GD-ĐT, Bảo tàng Cách mạng VN, Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn (ĐHQG TP.HCM), ĐH Hồng Bàng phối hợp tổ chức ngày 27-3-2008; hàng chục diễn đàn trẻ trên internet; các trường đại học và phổ thông cũng tổ chức nhũng buổi chuyên đề nhằm tìm ra giải pháp…. Trong những năm gần đây việc dạy học lịch sử đã được nhiều soạn dã làm đệ tài nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Về phương pháp dạy học hay đổi mới phương pháp dạy học., hiện trạng học tập lịch sử của học sinh phổ thông…bên cạnh đó trên diễn đàn lịch sử nhiều website đăng tải nhũng diển đàn của nhiều độc giả nghiên cứu về học tập lịch sử, những trang đăng tải ý kiến của bạn đọc về đánh gia thực trạng dạy học ở trường phổ thông. Đây là một đề tài cũ nhưng hiện nay đang được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu , là một vấn đề nóng bỏng về tình trạng học sinh phổ thông cũng như giới trẻ đang dần xem thường cũng như không chú tâm học môn học Lịch sử. Vấn đề này đã trở thành nóng bỏng nhưng hiện trạng đó vẫn không thay đổi Phương pháp nghiên cỨu Để tìm hiểu rõ vấn đề chúng thì phương pháp nghiên cứu là một vấn đề vô cùng quan trọng. xác định đây là một vấn đề mang tính xã hội và có liên quan đến tâm lý con người, bởi vậy mà chúng tôi đã sử dụng phương pháp trắc đạc xã hội để tìm hiểu về quan hệ trong học tập của học sinh trung học phổ thông, kết hợp với việc nghiên cứu tâm lí học lứa tuổi theo phương pháp logic. cụ thể trong bài tiểu luận này chúng tôi đã phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp học sinh và giáo viên, lên các diễn đàn trên mạng điện tử để trao đổi…tất cả những cách đó cũng nhằm đánh giá vấn đề một cách chính xác nhất NguỒn tư liỆu Nguồn tư liệu mà chúng sử dụng trong bài nghiên cứu này bao gồm: sách báo viết về tâm lí học của học sinh phổ thông, tư liệu trên mạng internet cũng là một nguồn phông phú và khá khách quan, quan trọng nhất là những “tư liệu sống” mà chúng tôi thu hoạch được từ quá trình điều tra thực tế. PHẦN NỘI DUNG TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN HỌC LỊCH SỬ LỊCH SỬ LÀ GÌ ? ĐỐI TƯỢNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA SỬ HỌC a. Giới thiệu chung môn học lịch sử Lịch sử dùng để chỉ quá trình khách quan xảy ra trong xã hội loài người. Đó là hiện thực lịch sử, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Lịch sử là sự hiểu biết của con người về những gì sảy ra , được ghi bằng lời nói , qua các câu chuyện dân gian hay được ghi bằng văn tự và đạt tới sự ra đời của khoa học lịch sử. Đó là khoa học nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra trong quá khứ xã hội loài người và phát hiện ra quy luật Phát sinh và phát triển của nó . b. Đối tượng của môn học lịch sử Lịch sử là lịch sử của quần chúng của nhân dân lao động – chủ nhân thực sự của lịch sử, người sáng tạo ra mọi tinh thần vật chất và tinh thần của xã hội. Đối tượng cuả khoa học lịch sử là quá trình phát triển thực tiễn của xã hội loài người, cũng như của từng nước, từng dân tộc, từng địa phương với tính thống nhất, tính phức tạp muôn màu muôn vẻ của nó trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống ; là sự chuyễn biến cụ thể, phong phú về cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử, sự thể hiện sinh động vai trò sáng tạo quyết định của nhân dân lao động đối với sự phát triển của xã hội Lịch sử là lịch sử của nhân dân lao động , chủ nhân thực sự của lịch sử, người sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần và vật chất của xã hội Các phương thức sản xuất kế tiếp nhau một cách hợp quy luật, trong quá trình phát triển của xã hội loài người : Công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ , phong kiến , tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Nghiên cứu lịch sử từ khi xã hội và con người xuất hiện đến nay phải nêu rỏ các quy luật của xã hội : có những quy luật tác động tới toàn bộ sự phát triển của xã hội loài người, có quy luật tác động trong một số phương thức sản xuất. Trong lịch sử chúng ta phân ra lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới có mối quan hệ qua lại với nhau Cần nghiên cứu lịch sử một cáh toàn diện, nghĩa là tìm hiểu những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, kinh tế , chính trị, van hóa, tư tưởng.. một cách cân đối có trọng tâm 2.Chức năng của khoa học lịch sử Hiện nay còn không ít người băn khoăn, thắc mắc «  học lịch sử để làm gí ? » và vì sao phải học lịch sử ? » sống, qua sách báo sẽ tìm ra những câu trả lời cho mình. Để gi. Trong sự phát triển mạnh mẻ của khoa học kỉ thuật như ngày nay vói quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước việc học lịch sử có lợi gì .. ? Mỗi người bằng thực tiễn cuộc úp trả lời cho câu hỏi chúng ta cần nghiên cứu hai vấn đề lớn . Chức năng và nhiệm vụ của môn lịch sử Vai trò, ý nghĩa của dạy học lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Bất cứ một khoa học môn học nào cũng đều hình thành, phát triển từ thực tế cuộc sống và khoa học chỉ thực sự chân chính khi chinh phục lợi ích của con người. a.Chức năng Là khôi phục, miêu tả , giải thích, hiện tượng lịch sử một cách chính xác, và đúng đắn để phục vụ xã hội, con người. Trên cơ sở thực hiện thức năng của mình, sử học góp phần giáo gục tình cảm, thẩm mỉ tư tưởng, đạo đức cho nhân dân, phục vụ lợi ích chính trị lâu dài Khôi phục và miêu tả hiện thực đúng như nó đã tồn tại trong quá khứ . Trên cơ sở xây dựng biểu tượng ấy , giải thích lịch sử .Đúng với sự phát triển hợp quy luật của xã hội đây là chức năng khoa học Phục vụ xã hội , phục vụ con người là chức năng xã hội, quy định nhiệm vụ của sử học b. Nhiệm vụ của sử học Nghiên cứu , học tập lịch sử để phục vụ con người trên các mặt nhận thức, giáo dục thực tiễn . Đó là nhiệm vụ thực tiễn chủ yếu của sử học xuất phát từ nội dung, đặc điểm chức năng của mình. Trong một tình hình nhất định , các khoa học và các hoạt động của xã hội đều phải phục vụ chung của đất nước, của dân tộc, của giai cấp và của nhân loại Thứ nhất nhiệm vụ giáo dưỡng , tức là cung cấp kiến thức lịch sử khoa học làm cho mỗi người hiểu biết chính xác, cơ bản, tương đối đầy đủ về sự kiện con người quá khứ . Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói  «  chúng ta nên nhìn lại những đoạn đường đã qua, rút ra những kinh nghiệm quý báu » Tri thức lịch sử còn tác dụng đến hiểu biết của con người về những vấn đề về van hóa, những vấn đề về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ có liên quan Thứ hai- nhiệm vụ giáo dục sử học. Sử học là một ngành của khoa học xã hội và nhân văn «  nó tham gia tích cực vào đời sống xã hội, bồi dưỡng sự phát triển về tình cảm, tư duy về biện chứng khoa học , lich sử còn giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc vói đất nước » Thứ ba- nhiệm vụ phục vụ cuộc đấu tranh xã hội, lao động sản xuất . Lich sử là quá trình thống nhất, đi lên xã hội loài người, từ quá khứ đến hiện tại và vươn tới tương lai Thứ tư- Sử học có tác dụng trong nhiều mặt của xã hội, trước hết là giáo dục tình cảm, đạo đức thẩm mỉ .. cho thế hệ trẻ Xác định chức năng nhiệm vụ của khoa học lịch sử giúp cho chúng ta hiểu rỏ vì sao phải học lịch sử. Đó không chỉ là sự hiểu biết đúng đắn quá khứ mà còn giúp chúng ta hành động tốt hơn hiện tại và tương lai Tình hình hỌc tẬp môn lỊch sỬ của hỌc sinh trung hỌc phỔ thông Qua điều tra thực tế, việc đánh giá thực trạng học tập môn lịch sử của học sinh trung học phổ thông như sau: Số phiếu phát ra 129 gồm những trường: THPT thực hành sư phạm TP Hồ Chí Minh, trường THPT Lý Thương Kiệt huyện Củ Chi Tp Hồ Chí Minh, trường THPT YÊN ĐỊNH II, huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa. Số học sinh trả lời thích môn lịch sử là: 90 em chiếm 67,77 % Số học sinh trả lời là không thích môn lịch sử là: 39 em, chiếm 30,23 % Với câu hỏi: bạn học môn lịch sử với thái độ như thế nào thì kết quả như sau Thích thú học: 74 em, chiếm 57,4 % Học chỉ để đối phó : 35 em, chiếm 27,1% Không chú tâm:20 em, chiếm 15,5% Qua hai kì thi đại học năm 2005 và 2007, kết quả như sau: Kì thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng năm 2005, môn lịch sử đã làm bàng hoàng không chỉ đối với thầy cô giáo, các em học sinh mà đối với toàn xã hội. sau đây là số liệu thống kê kết quả thi môn lịch sử ở một số trường đại học trong đơt xét tuyển năm 2005 Khoa lịch sử trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, những công trình khoa học tiêu biểu (1976-2006), nhà xuất bản giáo dục 2007 Trường đại học sư phạm Hà Nội;5399 thí sinh dự thi tì có đến 4038 thí sinh đạt điểm 3 trở xuống Trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh: trong số 9008 thí sinh dự thi, có 7296 thí sin đạt điểm 2 trở xuống, trong đó có khoảng 29% thí sinh đạt điểm 0 Trường đại học sư phạm Đà Lạt; 7807 thí sinh dự thi, có đến 4650 thí sinh đạt điểm 1 trở xuống Trường đại học sư phạm Đồng Tháp: 1374 thí sinh dự thi, có đến 1052 thí sinh đạt từ điểm 3 trở xuống Không riêng gì ở các trường sư phạm , các trường đại học, cao đẳng khác có thí sinh khối C dự thi cũng có kết quả tương tự Năm 2007, kết quả thi môn lịch sử kì thi đại học cao đẳng như sau Thí sinh đạt điểm từ 0,5 điểm đén 4,5 điểm chiếm 85,19% Thí sinh đạt điểm từ 5 đến 8 điểm chiếm 9,12% Thí sinh đạt điểm: 0 điểm chiếm 5,6% Thí sinh đạt điểm: 8,5 chiếm 0,07% Thí sinh đạt điểm: 9 điểm chiếm 0,02% Thực trạng học tập môn lịch sử của học sinh phổ thông dưới nhận xét của giáo viên dạy lịch sử như sau; _ Cô Trần Thị Viết Ngà, giáo viên dạy giỏi lịc sử trường thpt lê quý đôn tp hồ chí minh nhận xét: cô thấy học sinh rất chăm chú học môn lịch sử mà cô đang dạy, các em rất hứng thú học tập và tích cực tìm tài liệu liên quân đến môn học. Thế nhưng, học sinh lớp 12 thì có phần kém hơn học sinh lóp 10 và 11 _ Cô Lưu Thị Thủy, giáo viên lịch sử ở trường THPT Nguyễn Trãi, tỉnh Quảng Trị lại cho biết: “ đa số các em không chú trọng học lịch sử, điểm tổng kết chỉ từ 30-40% là khá tốt, còn lại là trung bình và yếu kém” _ Thầy Lê Ngọc Kí (57 tuổi), giáo viên lịch sử trường THPT Yên Định II, Yên Định Thanh Hóa nhận xét: “các em học sinh không hứng thú học tập môn lịch sử lắm vì coi đó là môn phụ” Qua phỏng vấn thực tế các em học sinh, chúng tôi cũng thu được những kết quả tương tự. đa số các em đều trả lời là không thích và không chú tâm học lịch sử, nhưng bên cạnh đó vẫn có các em trả lời la rất thích thú học tập và tìm hiểu những kiến thức lịch sử, ví nhu các em: Vũ Mai Cẩm Quỳnh, Lê Quang Thái, Võ Thị Ánh Nguyệt…ở trường THPT thực hành sư phạm Tp Hồ Chí Minh Qua những số liệu và những dẫn chứng cụ thể trên đây, chúng tôi đưa ra những kết luận về tình hình học tập môn lịch sử của học sinh THPT nhu sau: Số học sinh yêu thích môn lịch sử chiếm số nhiều hơn so với những học sinh không thích môn lịch sử. Song con số này lại không đúng lắm khi được phỏng vấn trực tiếp. Học sinh ở khu vực nông thôn thì thích môn học này hơn những học sinh ở thành phố. Dù là thích hay không thì số lượng các em chưa nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa thực sự của lịch sử là rất lớn (khoảng 90%). Các em chỉ “nói mồm” theo kiểu học vẹt vì vậy mà khi chúng tôi hỏi vào thực tế thì hầu như các em “bí đường”. các em đều không nhận thức được “ học lịch sử để làm gì”. Thực trạng về nhận thức là như vậy, còn về vấn đề các em học tốt hay không cũng rất nghiêm trọng. Điểm tổng kết chỉ đạt 40% khá trở lên, còn lai là trung bình và yếu, cả xã hội đang nhức nhối trước những kiến thức lịch sử của các em. Trong số những học sinh không thích học thì kết quả học tập lại vẫn tốt (theo sự đánh giá qua các kì kiểm tra ở trường), có rất nhiều học sinh yêu thích học sử nhưng thái độ học tập thì lại không tốt, các em không chú tâm học hoặc là chỉ học để qua được môn học này “ học chỉ để đối phó”. Với hy vọng và quyết tâm không để tình trạng đáng buồn như trên thì việc tìm hiểu tường tận những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó cùng vói việc đề ra những biện pháp khắc phục là điều vô cùng cần thiết Một vài lí giải cho tình trạng học tập lịch sử của học sinh phổ thông Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu tâm lí và những điều ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh phổ thông Hoạt dộng học tập của học sinh phổ thông đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở một mức độ cao hơn nhiều so với học sinh cấp II; đồng thời cũng đòi hỏi, muốn nắm được chương trình một cách sâu sắc thì cần phát triển tư duy lí luận Thái độ học tập của học sinh trong thời kì này đối với các môn học trở nên có sự lựa chọn hơn. Ở các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn kiền với khuynh hướng nghề nghiệp. Thái độ học tập của các em được thúc đẩy bởi động cơ học tập, lúc này có ý nghĩa lớn nhất là động cơ thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá nhân, khả năng tiếp thu môn học của các em), động cơ nhận thức, sau đó là ý thức xã hội c
Luận văn liên quan