Đề tài Khảo sát các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Lịch sử phát triển nền văn hóa cũng như lịch sử phát triển kinh tế của nước ta luôn gắn liền với lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam truyền thống. Bởi những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm sinh hoạt bình thường hàng ngày, mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hóa dân tộc, thể hiện mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc. Đồng thời, các làng nghề truyền thống không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa bình thường. Làng nghề là cả một môi trường văn hóa - kinh tế - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt Nam. Hiện nay cả nước ta có gần 1490 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống. với sự tham gia của một lực lượng lao động đông đảo, mang lại nguồn thu nhập đang kể cho nhân dân. Tham gia có hiệu quả vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nhờ đó mà nhân dân ta nhiều nơi đã thoát ra cảnh nghèo đói và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dung trong gia đình, trong vùng, trong nước, mà còn là nguồn hàng xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, thu lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Hàng năm giá trị kinh tế từ sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề khoảng 600 triệu USD. Bên cạnh mang lại lợi ích to lớn về kinh tế, các làng nghề truyền thống còn là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng, độc đáo của dân tộc. Hiện nay khi nền kinh tế đang trên đà phát trên, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra với tốc độ nghày càng cao trước tình hình đó thì các làng nghề truyền thống Việt Nam cũng phát triển theo nhiều hướng khác nhau, có cả yếu tố tích cực và những hạn chế của nó, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong các làng nghề càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính vì những lẽ đó chúng tôi đã quyết định chọn đề tài này để đi tìm hiểu nghiên cứu, đề tài chúng tôi có tên là “ khảo sát các làng nghề truyền thống ở nước ta”.

doc48 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3957 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát các làng nghề truyền thống ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử phát triển nền văn hóa cũng như lịch sử phát triển kinh tế của nước ta luôn gắn liền với lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam truyền thống. Bởi những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm sinh hoạt bình thường hàng ngày, mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hóa dân tộc, thể hiện mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc. Đồng thời, các làng nghề truyền thống không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa bình thường. Làng nghề là cả một môi trường văn hóa - kinh tế - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt Nam. Hiện nay cả nước ta có gần 1490 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống. với sự tham gia của một lực lượng lao động đông đảo, mang lại nguồn thu nhập đang kể cho nhân dân. Tham gia có hiệu quả vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nhờ đó mà nhân dân ta nhiều nơi đã thoát ra cảnh nghèo đói và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dung trong gia đình, trong vùng, trong nước, mà còn là nguồn hàng xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, thu lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Hàng năm giá trị kinh tế từ sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề khoảng 600 triệu USD. Bên cạnh mang lại lợi ích to lớn về kinh tế, các làng nghề truyền thống còn là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng, độc đáo của dân tộc. Hiện nay khi nền kinh tế đang trên đà phát trên, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra với tốc độ nghày càng cao…trước tình hình đó thì các làng nghề truyền thống Việt Nam cũng phát triển theo nhiều hướng khác nhau, có cả yếu tố tích cực và những hạn chế của nó, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong các làng nghề càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính vì những lẽ đó chúng tôi đã quyết định chọn đề tài này để đi tìm hiểu nghiên cứu, đề tài chúng tôi có tên là “ khảo sát các làng nghề truyền thống ở nước ta”. Mục đích của đề tài Mục đích của việc nghên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát tìm hiểu một số làng nghề truyền thống ở nước ta, (miền bắc, miền trung và miền nam). Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các làng nghề truyền thống Việt Nam từ xưa tới nay, để có thể thấy được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc qua các làng nghề. Tìm hiểu thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay từ đó đưa ra một số đề suất và giải pháp để bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là khảo sát các làng nghề truyền thống Việt Nam, tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp phù hợp với quá trình vận động phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay. Với phạm vi nghiên cứu của một bài tiểu luận chúng tôi sẽ cố gắng tập trung đi sâu vào những vấn đề mà đề tài chúng tôi đặt ra, đó là “khảo sát các làng nghề truyền thống ở nước ta”. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp như: Tổng hợp, thu thập, sữ lí tài liệ, phân tích, so sánh, đánh giá… Ý nghĩa khoa học của đề tài Thông qua việc nghiên cứu đề tài nay sẽ giúp cho chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn về các làng nghề truyền thống Việt Nam, từ vị trí của làng nghề, nguồn gốc, sự phát triển, sản phẩm của làng nghề, những giá trị của làng nghề mang lại…Từ đó giúp cho chúng tôi có thể hệ thống hóa các kiến thức mà chúng tôi đã tìm hiểu nghiên cứu, bổ sung thêm vốn hiểu biết của mình. Và từ những thực trạng phát triển chúng thể có thể đưa ra nhận định, đánh giá của mình và đưa ra các giả pháp góp phần sức mình trong việc bảo vệ, bảo tồn các giá trị của làng nghề cũng như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Câu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kế luận thì bài tiểu luận chúng tôi bao gồm các phần sau: Chương I: lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam Chương 2: Khảo sát giới thiệu đôi nét về các làng nghề và các sản phẩm truyền thống của làng nghề ở Việt Nam. I . Các làng nghề truyền thống ở Miền Bắc II . Các làng nghề truyền thống ở Miền trung III . Các làng nghề truyền thống ở Miền nam Chương III: các yếu tố văn hóa phong tục lễ hội trong các làng nghề truyền thống Việt Nam Chương IV: Thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay và giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị phi vật thể của làng nghề. I . Thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay…... II . Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị phi vật thể của làng nghề truyền thống. B. PHẦN NỘI DUNG Chương I: lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính. Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc. Thông thường chỉ những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có việc làm nhiều, vất vả như: cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến gặt lúa, phơi khô... còn những ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít việc để làm. Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hằng ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình. Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiết thân cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa... phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau. Cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyen sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng Gốm, làng làm chiếu, làng làm lụa, làng làm đồ đồng... Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây[Các làng nghề thường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn như châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, tại duyên hải miền trung thì các làng nghề tập trung chủ yếu ở các tỉnh như: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên…Còn ở miền nam thì các làng nghề tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, và các vùng lân cận. Sản phẩm từ các làng nghề Việt Nam có nét riêng và độc đáo, tên của sản phẩm luôn kèm theo tên của làng làm ra nó, sản phẩm nổi tiếng cũng làm cho làng nghề tạo ra các sản phẩm ấy nổi tiếng. Những sản phẩm từ các làng nghề tkhông chỉ là những vật phẩm sinh hoạt bình thường hàng ngày, mà một số còn là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hoá xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc. Làng nghề là cả một môi trường văn hoá - kinh tế - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kĩ thuật truyền từ đời này sang đời khác, chung đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài năng, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt Nam. Môi trường văn hoá làng nghề là khung cảnh làng quê, với cây đa bến nước, đình chùa, đền miếu..., các hoạt động lễ hội và hoạt động phường hội, phong tục tập quán, nếp sống đậm nét dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Làng nghề truyền thống từ lâu đã làm phong phú thêm truyền thống văn hoá Việt Nam. Chương 2: Khảo sát giới thiệu đôi nét về các làng nghề và các sản phẩm truyền thống của làng nghề ở Việt Nam. Nước ta hiện nay có gần 1490 làng nghề lớn nhỏ, trong đó có 300 làng nghề truyền thống phân bố trên nhiều địa bàn khác nhau trong phạp vi cả nước, mỗi làng nghề đều có một nguồn gốc xuất sứ khác nhau, và tương ứng với một làng nghề đều tạo ra một sản phẩm đặc trưng và mang nhiều giá trị truyền thống cũng như văn hóa của dân tộc đó, làng nghề đó, địa phương đó. Nhìn trên mặt tổng thể thì các làng nghề hiện nay đều phát triển theo xu thế sản xuất hang hóa, gắn bó mật thiết với thị trường, không chỉ phục vụ nhu cầu ở thị trường trong nước, phục vụ cho du lịch…mà còn là hang xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và được đánh giá cao. Vài năm trở lại đây với sự phát triển và bùng nổ của khoa học kỹ thuật thì cũng là lúc các làng nghề truyền thống của chúng ta không ngừng mở rộng, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng xuất lao động và cả về năng lực canh tranh, mạc dù vậy khi nói đến các làng nghề truyền thống thì nhiều yếu tố truyền thống vẫn được lưu giữ và phát huy như: tính chất gia truyền cha truyền con nối, tính chất giòng họ, bí quyết, kỹ thuật làng nghề vẫn được lưu giữ và truyền lại cho thế hệ con cháu, nhiều phong tục tập quán lễ hội vẫn còn dược lưu giữ từ xưa tới nay, Làng nghề việt nam rất phong phú đa dạng, để tìm hiểu nghyên cứu hết là một vấn đề không dễ dàng, vì vậy để phục vụ cho việc nghyên cứu thực hiện đề tài này chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát các làng nghề truyền thống tiêu biểu dưới đây, từ đó có thể thấy hết được giá trị của từng làng nghề và có được cái nhìn tổng quan hơn về làng nghề truyền thống Việt Nam. CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở MIỀN BẮC Làng dệt Hồi Quan- Bắc Ninh Làng Dệt Hồi Quan hiện nay có khoảng 898 hộ (3.650 khẩu) thì có tới 90% làm nghề dệt, trong đó chiếm khoảng 10 % là các hộ sản xuất lớn. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề dệt có từ bao giờ và do ai truyền lại đến nay vẫn là một câu hỏi, chỉ biết rằng, từ lâu lắm rồi người làng Hồi Quan rất thạo nghề canh cửu. Trước cách mạng tháng 8, hầu như nhà nào cũng có một khung cửu, nhà nhiều có tới 5-6 khung và phải thuê thợ đến làm. Sản phẩm chính của làng nghề này là vải khổ hẹp (40cm), vải màn, đũi, khăn mặt...Với nghề dệt, làng xóm quanh năm nhộn nhịp, rộn tiếng thoi đưa, mọi người sống chan hoà vì nhau hơn. Sự tảo tần sớm hôm của người Hồi Quan đã giữ được nghề truyền thống, tạo ra thu nhập đáng kể cho xã hội, kinh tế gía đình ngày càng nâng lên. " Hồi Quan là đất cửi canh Đến xâm xẩm tối sắp sanh chơi bời" Làng Cát Cát ở Sa Pa- Lào Cai Làng Cát Cát thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2km. Làng Cát Cát là bản lâu đời của người Mông, còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải và chế tác đồ trang sức. Đặc biệt, nơi đây còn giữ được khá nhiều phong tục độc đáo mà ở các vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc. Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú...          Ở làng Cát Cát, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng đã có từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh xảo, nhất là đồ trang sức của phụ nữ như: vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn...  Một điều đạc biệt nữa là làng Cát Cát là người Mông ở đây còn giữ được khá nhiều phong tục tập quán độc đáo, chẳng hạn như tục kéo vợ. Và kiến trúc nhà cửa người Mông làng Cát Cát còn nhiều nét cổ rất độc đáo. Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, các hộ gia đình cư trú theo phương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Họ trồng lúa trên ruộng bậc thang, trồng ngô trên núi theo phương pháp canh tác thủ công, sản lượng thấp. Phần lớn nhà cửa đều đơn giản, chỉ có một cái bàn, cái giường và bếp lửa nấu nướng... Làng thổ cẩm Tả Phìn- Lào Cai Làng thổ cẩm Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng Đông. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các lễ hội như tết nhảy của người Dao đỏ, lễ ăn thề, lễ mừng nhà mới của đồng bào các dân tộc, Tả Phìn còn được biết đến là một làng nghề thổ cẩm nổi tiếng.  Sản phẩm của làng dệt thổ cẩm Tả Phìn đủ kiểu dáng và sắc màu trông thật bắt mắt. Một vài sản phẩm chính có thể kể đến là: những chiếc ba lô, túi khoác du lịch, những chiếc khăn, túi xách tay, ví đựng tiền, các tấm áo choàng thổ cẩm... với đủ sắc màu rực rỡ. Những sản phẩm này hoàn toàn do bàn tay khéo léo tài hoa của các chị em người Mông, người Dao tạo nên với những đường nét hoa văn được thể hiện qua các họa tiết cây cỏ hoa lá, chim muông thật tinh tế luôn gây được sự tò mò hiếu kỳ và đặc biệt hấp dẫn các khách du lịch đến với Sa Pa. Thổ cẩm Tả Phìn còn được xuất khẩu sang cả các thị trường ngoài nước như Mỹ, Pháp, Ðan Mạch... Ðối với người dân tộc vùng cao, thổ cẩm không chỉ để dùng trang trí, tô điểm thêm cho sắc đẹp mà còn là vật kỷ niệm của tình yêu hay trong ngày cưới của các đôi trai gái. Những đường nét hoa văn thể hiện trên tấm thổ cẩm là những tinh hoa của nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc làm cho thổ cẩm Sa Pa không thể hoà lẫn được với bất cứ sản phẩm thổ cẩm của vùng nào. Làng nghề dệt lụa truyền thống ở Nha Xá- Hà Nam Nha Xá là một làng nghề dệt lụa truyền thống thuộc xã Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam. Ngay từ đầu thế kỷ, các lái buôn hàng lụa thị trường Sài Gòn - Chợ Lớn đã tín nhiệm những súc tơ lụa nõn bóng, mượt mà của làng quê này. Trải qua bao thời gian, làng dệt Nha Xá vẫn duy trì làng nghề để làm đẹp cho đời, làm ấm lòng người trong và ngoài nước. Hiện nay, ở  làng dệt Nha Xá có 230 hộ, gần 800 nhân khẩu, trong đó có khoảng 350 lao động chính, vận hành gần 200 máy dệt. Nhiều gia đình đông lao động, tổ chức sản xuất hợp lý có tới 2-3 máy dệt trong nhà. Những gia đình này thường khép kín các công đoạn sản xuất từ mua nguyên liệu đến bán thành phẩm. Thị trường là những đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Làng nghề Nha Xá đang tần tảo với vốn quý truyền thống ông cha để lại. Vào những ngày nắng đẹp, đi giữa làng theo những con đường rộng được trải đá, nhiều ngôi nhà tầng kiên cố đang tiếp tục mọc lên, trong rộn rã tiếng thoi, ngắm nhìn những tấm vải lụa nhiều mầu sắc đang căng phơi chắc hẳn mỗi chúng ta đều vui với sự đầm ấm của làng nghề thời mở cửa hôm nay. Nghề chạm gỗ La Xuyên - Nam Định Làng La Xuyên thuộc xã Yên Ninh, Huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, bên cạnh những cánh đồng lúa là những xưởng thợ chạm gỗ cùng hàng nghìn thợ thủ công đang ra sức phát huy nghề truyền thống. Tới nay, không ai nhớ rõ nghề chạm gỗ ở La Xuyên có từ khi nào, chỉ biết rằng, tương truyền, khoảng thế kỷ X, dưới thời Đinh-Lê, La Xuyên đã trở thành làng nghề chạm gỗ có tiếng. Những người thợ La Xuyên không chỉ tạc tượng, chạm phù điêu mà còn đi khắp mọi miền đất nước tôn tạo, xây dựng đình, đền, chùa... Tuy nhiên, làm sập gụ, tủ chè, salon vẫn là công việc chính hàng ngày ở ngay tại làng: Sập gụ, tủ chè La Xuyên gọn, nhỏ, xinh xắn, phù hợp với không gian sống của người Việt. Hình chạm khắc trên bề mặt sản phẩm gỗ La Xuyên thật phong phú, độc đáo với những cảnh Bát Tiên quá hải, Văn Vương cầu hiền... các nhân vật gần gũi, giản dị như: Phúc, Lộc, Thọ, ... Thợ gỗ La Xuyên luôn biết cách cải tiến mặt hàng cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Làng đúc tượng đồng nổi tiếng- Nam Định Hai làng đúc đồng Tống Xá và Vạn Điểm (thuộc huyện Ý Yên tỉnh Nam Định) được xem là một trong những cái nôi của nghề đúc đồng ở nước ta. Ngày nay, sản phẩm đúc đồng ở Tống Xá và Vạn Điểm không chỉ làm giàu cho làng, mà còn trở thành niềm tự hào lớn của cả thành Nam nhờ nhiều năm qua, hàng chục công trình-tác phẩm tượng tầm cỡ quốc gia đã được chính những nghệ nhân trong hai ngôi làng này thực hiện bằng chính hoa tay, tâm sức của họ. Chuyện về người đúc tượng đài chiến thắng Điện Biên Thuở xưa, 2 làng Tống Xá và Vạn Điểm chỉ đúc những mặt hàng đơn giản như đồ thờ cúng, đỉnh đồng, lư hương. Đến nay, sản phẩm của họ ngày càng đa dạng, tinh xảo hơn với những bức tượng Phật, danh nhân, lãnh tụ dân tộc. Đó là những công trình nặng hàng chục, hàng trăm tấn, thể hiện tinh thần, ý nghĩa lịch sử, tầm vóc thời đại...như tượng đài Điện Biên Phủ, tượng Quốc mẫu Âu Cơ và các vị Lạc tướng, Lạc hầu tại Khu di tích đền Hùng (Phú Thọ)… Nghề thêu ở Văn Lâm- Ninh Bình  Cùng với thời gian, nghề thêu ở Việt Nam đã từng nổi tiếng với sản phẩm của các làng nghề Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương...nhưng những tác phẩm đặc sắc thêu pha dua ở làng Văn Lâm (xã Ninh Hải, Hoa Lư - Ninh Bình), có lẽ chưa nơi nào sánh kịp. Theo thần phả, nghề thêu ở đây có từ hơn 700 năm trước. Ông tổ nghề là Ðỗ Công Hậu - một vị tướng thời Trần vốn có tài quân sự lại tài hoa. Tương truyền, ông đã học được nghề thêu nhân một lần đi thi tướng tài ở Trung Quốc thấy một bức trướng tuyệt đẹp đã dụng công quan sát, nhập tâm về dạy cho dân làng. Tỏ lòng biết ơn người đã truyền nghề, dân làng lập đền thờ ông và bảo ban con cháu học và cố giữ lấy nghề. Sống cũng như nhiều làng nghề khác, để có chỗ đứng trong thị trường, người Văn Lâm đã bao phen trôi nổi tìm hướng đi cho mình. Giờ đây nói đến Văn Lâm, người tiêu dùng nghĩ ngay đến những sản phẩm với nhiều chủng loại phong phú, hấp dẫn thị trường trong và ngoài nước. Ðó là những tấm ga trải giường, mặt gối, bộ khăn ăn từ 6 đến 36 chiếc, mảnh rèm cửa, những chiếc áo ki-mô-nô...với những chi tiết thêu mượt mà, óng ánh như bạc điểm những phần dua mềm mại duyên dáng.         Hiện ở Văn Lâm có hơn 700 hộ trong số 830 hộ gia đình theo nghề thêu ren. Nghề còn gặp nhiều khó khăn đang phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường từ nguyên liệu, mẫu mã, nhân công đến bao tiêu sản phẩm nhưng cũng thu nhập gấp nhiều lần so với trồng lúa. Làng đúc đồng Đại Bái- Bắc Ninh Nghề gò và đúc đồng của làng Bưởi hay ta còn gọi là làng Đại Bái thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh - Một làng nổi tiếng với những sản phẩn được đúc từ đồng như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lợ hoa, tranh, câu đối bằng đồng... với nghề Đúc đồng truyền thống, từ xưa làng là đã chuyên sản xuất đồ đồng phục vụ về mặt dụng cụ gia đình và cho đến đầu thế kỷ XI mới được phát triển mạnh.nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền lo tổ chức sản xuất và tạo mẫu, dân làng tôn ông là " Tiền tiên sư". Muốn ăn cơn trắng, cá trôi Thì về làng Bưởi đánh nồi với anh Muốn ăn cơm trắng cá ngần Thì về làng Bưởi cầm cân buôn đồng Ngày nay, làng Đại Bái tiếp tục phát triển và gìn giữnghề truyền thống với những hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh cùng sự cải tiến kỹ thuật, tự trang, tự chế ra máy móc như máy cán, máy dập, máy dánh bóng...tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Làng tre trúc Xuân Lai- Bắc Ninh Làng nghề Tre trúc Xuân Lai thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Cách Hà Nội khoảng 30 km) được xem là cái nôi của tre trúc, ngày nay Xuân Lai còn nổi tiếng với các sản phẩm nội thất mỹ nghệ...từ tre, trúc khác, mặt hàng lớn như sa lông, xích đu, giá sách, nhà tre, bàn café, tủ ...nhỏ như lót cốc, mắc áo, lọ hoa...Đặc biệt, các sản phẩm từ tre có mầu nâu đen bóng mà không phải do sơn. Hiện nay, Làng nghề Xuân lai tiếp tục được các nghệ nhân gìn giữ và Phát triển với những sản phẩm được trưng có giá trị sử dụng và nghệ thuật cao như Tranh tre, nội thất bằng tre và cả những công trình kiến trúc, khuôn viên đựơc thiết kế trang trí từ tre hun Xuân Lai. Sản phẩm của làng Xuân lai không chỉ được người dân trong nước đón nhận màcòn được bè bạn quốc tế biết đến qua các tour du lịch, qua các doanh nghiêp xuất khẩu đồ mỹ nghệ của Việt Nam và Quốc tế. Nghề đánh bắt hải sản- Quảng Ninh Ðánh bắt hải sản ở Quảng Ninh là một nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời, đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách thứ
Luận văn liên quan