Đề tài Khảo sát sự phát triển của rau muống về trọng lượng trong các nồng độ dung dịch thuỷ canh

Rau muống có tên khoa học là: Ipomoea aquatica, thuộc họ Bìm bìm: Convolvulaceae. Hiện nay rau muống nước chủ yếu dùng các giống địa phương. Có hai giống: giống thân tím và thân trắng, nhưng giống được thị trường ưa chuộng là giống thân trắng nên được trồng khá phổ biến. Rau muống nước rất dễ nhân giống, có thể lấy giống từ ruộng rau đang thu hoạch. Thông thường chọn những đoạn thân bánh tẻ có mang nhiều đốt hoặc có thể tách từng khóm nhỏ mang nhiều nhánh con để trồng. Một loại rau muống nữa được trồng khá phổ biến tại thành phố là rau muống hạt. Chúng được trồng trên đất khô không ngập nước, sản phẩm bán chủ yếu trong các siêu thị. Thời gian gieo trồng ngắn, cho năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao(1) . Tuy nhiên, do đa phần rau thương phẩm được trồng tại các hộ đơn lẻ, kỹ thuật canh tác chưa tốt nên không ổn định về chất lượng sản phẩm, đã có nhiều trường hợp việc sử dụng các chất cấm vào canh tác rau muống bị phát hiện, các chất này không rõ nguồn gốc xuất xứ nên việc ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng vẫn chưa được xác định triệt để. Từ nhu cầu muốn đảm bảo vệ sinh an toàn cũng như được tự tay trồng những loại rau ăn cỏ quen thuộc mà nhiều người đã áp dụng cách trồng thuỷ canh. Thuỷ canh (hydroponics) được định nghĩa như là ‘trồng cây trong nước’. Thực ra việc cung cấp nước và dung dịch dinh dưỡng cho cây có thể tiến hành trực tiếp qua tiếp xúc giữa rễ và dung dịch như định nghĩa ở trên nhưng cũng có thể gián tiếp qua các giá thể trơ nên chúng ta có thể mở rộng định nghĩa thuỷ canh lả ‘trồng cây không cần đất’(2) . Cách trồng thuỷ canh không cần đất, cần ít diện tích và quan trọng là đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ khắc phục được những hạn chế mà kỹ thuật canh tác truyền thống còn thiêú sót.

docx6 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát sự phát triển của rau muống về trọng lượng trong các nồng độ dung dịch thuỷ canh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC BÁO CÁO MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RAU MUỐNG VỀ TRỌNG LƯỢNG TRONG CÁC NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH THUỶ CANH Nhóm: Thành viên trong nhóm: Huỳnh Trúc Nhi Nhi (mssv:1153010574) Nguyễn Thiên Ân (mssv:1153010039 ) Lưu Đức Bảo (mssv:1153010044 ) Diệp Thuý Vy (mssv: 1153011023) Hồ Thượng Ngọc Minh (mssv:1153010470 ) Mục lục Đặt vấn đề Trang 3 Vật liệu, dụng cụ, hoá chất Trang 4 Cách tiến hành làm hệ thống thuỷ canh tĩnh Trang 4 Phương pháp nghiên cứu Trang 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trang 6 Tài liệu tham khảo Trang 6 KHẢO SÁT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RAU MUỐNG VỀ TRỌNG LƯỢNG TRONG CÁC NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH THUỶ CANH Tóm tắt: Rau muống là một loại rau thân thuộc với người dân Việt Nam trong nhiều món ăn. Thế nhưng phần lớn rau muống ở nước ta được trồng thủ công tại các hộ gia đình đơn lẻ nên không đảm bảo về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong phạm vi nghiên cứu của bài này, chúng tôi tập trung xây dựng hệ thống thuỷ canh đơn giản và khảo sát nồng độ dung dịch thuỷ canh tối ưu cho sự phát triển của cây rau muống ở khu vực. ĐẶT VẤN ĐỀ: Rau muống có tên khoa học là: Ipomoea aquatica, thuộc họ Bìm bìm: Convolvulaceae. Hiện nay rau muống nước chủ yếu dùng các giống địa phương. Có hai giống: giống thân tím và thân trắng, nhưng giống được thị trường ưa chuộng là giống thân trắng nên được trồng khá phổ biến. Rau muống nước rất dễ nhân giống, có thể lấy giống từ ruộng rau đang thu hoạch. Thông thường chọn những đoạn thân bánh tẻ có mang nhiều đốt hoặc có thể tách từng khóm nhỏ mang nhiều nhánh con để trồng. Một loại rau muống nữa được trồng khá phổ biến tại thành phố là rau muống hạt. Chúng được trồng trên đất khô không ngập nước, sản phẩm bán chủ yếu trong các siêu thị. Thời gian gieo trồng ngắn, cho năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao(1) . Tuy nhiên, do đa phần rau thương phẩm được trồng tại các hộ đơn lẻ, kỹ thuật canh tác chưa tốt nên không ổn định về chất lượng sản phẩm, đã có nhiều trường hợp việc sử dụng các chất cấm vào canh tác rau muống bị phát hiện, các chất này không rõ nguồn gốc xuất xứ nên việc ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng vẫn chưa được xác định triệt để. Từ nhu cầu muốn đảm bảo vệ sinh an toàn cũng như được tự tay trồng những loại rau ăn cỏ quen thuộc mà nhiều người đã áp dụng cách trồng thuỷ canh. Thuỷ canh (hydroponics) được định nghĩa như là ‘trồng cây trong nước’. Thực ra việc cung cấp nước và dung dịch dinh dưỡng cho cây có thể tiến hành trực tiếp qua tiếp xúc giữa rễ và dung dịch như định nghĩa ở trên nhưng cũng có thể gián tiếp qua các giá thể trơ nên chúng ta có thể mở rộng định nghĩa thuỷ canh lả ‘trồng cây không cần đất’(2) . Cách trồng thuỷ canh không cần đất, cần ít diện tích và quan trọng là đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ khắc phục được những hạn chế mà kỹ thuật canh tác truyền thống còn thiêú sót. Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo này, chúng tôi sẽ xây dựng hệ thống thuỷ canh tĩnh trong việc trồng rau muống và khảo sát sự phát triển của cây rau muống ở các chỉ tiêu trọng lượng sau thu hoạch ở các bốn (4) nồng độ dung dịch thuỷ canh MS cơ bản nhằm đưa ra hệ thống thuỷ canh tĩnh hoàn chỉnh tốt nhất cho việc canh tác cây rau muống tại khu vực. VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, HOÁ CHẤT Môi trường: Môi trường khoáng cơ bản MS (Murashighe và Skoog, 1962), không bổ sung vitamin. Từ môi trường cơ bản MS pha thành 4 loại môi trường: 1/5MS, 1/10MS, 1/15MS, 1/20MS. Dụng cụ : Thùng xốp đựng trái cây còn nguyên mua tại các chợ, bao nilon đen, dao, li nhựa, hàn điện, keo dán, xơ dừa mịn. Ống đong 500ml, 1000ml, pipet 5ml. Vật liệu: hạt giống cây rau muống nước (Công ty TNHH-TM Trang Nông) CÁCH TIẾN HÀNH LÀM HỆ THỐNG THUỶ CANH TĨNH: Xử lý xơ dừa :Trước khi tiến hành, xơ dừa mua về phải được xử lý để loại bỏ chất đắng không làm ảnh hưởng tới cây và dung dịch. Xơ dừa phải được ngâm trong 3 lần nước sạch, sau đó phơi khô. Các bước tiến hành xử lý thùng xốp: Mỗi nắp thùng xốp đục 8 lỗ tương ứng với 8 ly nhựa chứa cây. Mỗi ly nhựa được đục lỗ xung quanh(dùng hàn điện) để dung dịch thuỷ canh thấm vào xơ dừa nuôi cây. Mỗi thùng xốp được dán kính bên trong thùng bằng bao nilon đen nguyên để ko làm rò rỉ dung dịch thuỷ canh ra ngoài. Sau khi bọc bao nên đổ nước vào kiểm tra độ kín của thùng. Xơ dừa sau khi xử lý được cho vào 8 ly nhựa đã được đục lỗ, chỉ cho tới 2/3 chiều cao ly. Gieo hạt vào ly, hạt phải nằm dưới lớp xơ dừa mặt 1 đốt ngón tay, sau đó vẩy nước lên mặt xơ dừa cho hạt có nước và ẩm để phát triển. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Bố trí thí nghiệm theo thể thức : hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD). Các giá trị nghiệm thức A, B, C, D là 4 thùng xốp thuỷ canh chứa dung dịch thuỷ canh khác nhau lần lượt là : 1/5MS, 1/10MS, 1/15MS, 1/20MS. Chọn đối chứng là nồng độ dung dịch 1/10MS. Thí nghiệm được đặt trong nhà kính của Trường Đại học Mở TPHCM-cơ sở 3 Bình Dương. Xác định số lô thí nghiệm:Bố trí 3 lần lặp lại với 4 nghiệm thức nên ta có số lô =số nghiệm thức x số lần lặp lại=4x4=12 lô. Phân lô thí nghiệm: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Phân các nghiệm thức vào trong lô thí nghiệm theo bảng phân bố ngẫu nhiên: Thứ tự xuất hiện Số ngẫu nhiên Hạng 1 937 3 2 149 11 3 908 5 4 361 9 5 953 1 6 749 7 7 180 10 8 951 2 9 018 12 10 427 8 11 918 4 12 772 6 Vị trí trên lô: A D B C A C D A D C B B Phân tích kết quả thu được: Xác định độ tự do: Độ tự do tổng cộng:11 Độ tự do nghiệm thức:3 Độ tự do sai số:8 Lập bảng ANOVA: Nguồn biến thiên Độ tự do (df) Tổng bình phương (SS) Trung bình bình phương (MS) F tính F bảng 5% 1% Nghiệm thức (T) 3 Sai số 8 Tổng cộng 11 Lập bảng trọng lượng của cây rau muống Nghiệm thức Trọng lượng (g) A B (đc) C D Sau đó so sánh giữa các nghiệm thức với nhau bằng phương pháp Duncan nhằm tìm ra nồng độ dung dịch thuỷ canh cho năng suất về trọng lượng cao nhất. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Biện luận kết quả và đề xuất nồng độ môi trường MS thích hợp nhất cho việc thuỷ canh cây rau muống từ kết quả nhận được. Tài liệu tham khảo: Trung tâm khuyến nông, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn TPHCM, Cẩm nang trồng rau an toàn,(2009), 33. Khoa Công nghệ Sinh học, Đại học Mở TPHCM, Giáo trình thực hành môn Sinh lý thực vật,(2013), 16.
Luận văn liên quan