Đề tài Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn

Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội mang tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay quan niệm về phát triển được hiểu đầy đủ là tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo, giảm tỉ lệ thất nghiệp. trong đó thất nghiệp và thiếu việc làm là bước cản lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy tạo việc làm cho người lao động đang là vấn đề hết sức nóng bỏng và cấp thiết. Không chỉ là tạo điều kiện, cơ hội việc làm cho người lao động, phát huy hết tiềm lực của đất nước mà còn góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội ở tỉnh Bình Định khá phát triển, bộ mặt của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực như: các khu kinh tế - khu công nghiệp mới dần hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả, các khu công nghiệp cũ hoạt động mạnh hơn cả về quy mô lẫn chất lượng, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, các dịch vụ xã hội ngày càng được quan tâm. Bên cạnh đó thành phố Quy Nhơn – trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội của tỉnh đã có sự phát triển một cách vượt bậc và đã được công nhận là đô thị loại I, đời sống nhân dân được nâng cao, tỉ lệ nghèo đô thị giảm. Trong công cuộc đổi mới, hơn 10 năm qua, kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị tổng sản phẩm xã hội năm 2002 ước đạt 1.600 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân trên 12,5% năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Hiện nay, tỷ trọng ngành công nghiệp là 34,4%, ngành thương mại dịch vụ là 52,5% và ngành nông nghiệp là 13,1% [7;67]. Đặc biệt việc xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng. Nhờ đó phường Đống Đa - một địa bàn nằm ngay sát cạnh khu kinh tế Nhơn Hội đã và đang có những bước chuyển biến tích cực về tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì một bộ phận không nhỏ người dân đang rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn vì việc thực hiện kế hoạch quy hoạch đất đai trên địa bàn phường chưa được đồng bộ và toàn diện. Ở khu vực 9, phường Đống Đa tình hình đời sống dân cư trước đây vẫn vốn gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay phường Đống Đa đang là khu vực nằm trong quá trình đô thị hóa, sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị diễn ra mạnh và đã tác động không nhỏ đến tình hình đời sống người dân. Thường thì khi nói đến đô thị người ta thường nghĩ ngay đến mặt lợi nhiều hơn là mặt hại, trước tiên các đô thị sẽ cung cấp nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, dịch vụ xã hội, năng suất lao động cao hơn; nó góp phần chuyển hướng phát triển kinh tế và là động lực dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Nhưng bên cạnh đó mặt trái của quá trình đô thị hóa cũng được bộc lộ rất rõ, một trong số đó là quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân mất đất. Người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa vốn gắn bó đời đời với diêm nghiệp (nghề muối) và các hoạt động nuôi trồng thủy sản nay đã bị mất đất sản xuất mà công tác đào tạo nghề, hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho người dân sau khi quy hoạch đất đai chưa được thực hiện hiệu quả, đồng nghĩa với việc một số lượng lớn người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp kéo theo nó là một loạt các hệ quả khác nữa. Thành phố Quy Nhơn đang ngày càng phát triển, nhưng vấn đề việc làm của phần lớn người dân chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa vẫn chưa được giải quyết, trong đó tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm ổn định của người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn đã và đang là vấn đề trăn trở của các cấp chính quyền và nhân dân. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn” để tiến hành nghiên cứu khoa học nhằm có sự đánh giá đúng đắn về thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người dân ở khu vực này.

doc67 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN DẪN NHẬP Lý do chọn đề tài Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội mang tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay quan niệm về phát triển được hiểu đầy đủ là tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo, giảm tỉ lệ thất nghiệp... trong đó thất nghiệp và thiếu việc làm là bước cản lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy tạo việc làm cho người lao động đang là vấn đề hết sức nóng bỏng và cấp thiết. Không chỉ là tạo điều kiện, cơ hội việc làm cho người lao động, phát huy hết tiềm lực của đất nước mà còn góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội ở tỉnh Bình Định khá phát triển, bộ mặt của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực như: các khu kinh tế - khu công nghiệp mới dần hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả, các khu công nghiệp cũ hoạt động mạnh hơn cả về quy mô lẫn chất lượng, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, các dịch vụ xã hội ngày càng được quan tâm... Bên cạnh đó thành phố Quy Nhơn – trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội của tỉnh đã có sự phát triển một cách vượt bậc và đã được công nhận là đô thị loại I, đời sống nhân dân được nâng cao, tỉ lệ nghèo đô thị giảm. Trong công cuộc đổi mới, hơn 10 năm qua, kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị tổng sản phẩm xã hội năm 2002 ước đạt 1.600 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân trên 12,5% năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Hiện nay, tỷ trọng ngành công nghiệp là 34,4%, ngành thương mại dịch vụ là 52,5% và ngành nông nghiệp là 13,1% [7;67]. Đặc biệt việc xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng. Nhờ đó phường Đống Đa - một địa bàn nằm ngay sát cạnh khu kinh tế Nhơn Hội đã và đang có những bước chuyển biến tích cực về tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì một bộ phận không nhỏ người dân đang rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn vì việc thực hiện kế hoạch quy hoạch đất đai trên địa bàn phường chưa được đồng bộ và toàn diện. Ở khu vực 9, phường Đống Đa tình hình đời sống dân cư trước đây vẫn vốn gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay phường Đống Đa đang là khu vực nằm trong quá trình đô thị hóa, sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị diễn ra mạnh và đã tác động không nhỏ đến tình hình đời sống người dân. Thường thì khi nói đến đô thị người ta thường nghĩ ngay đến mặt lợi nhiều hơn là mặt hại, trước tiên các đô thị sẽ cung cấp nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, dịch vụ xã hội, năng suất lao động cao hơn; nó góp phần chuyển hướng phát triển kinh tế và là động lực dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Nhưng bên cạnh đó mặt trái của quá trình đô thị hóa cũng được bộc lộ rất rõ, một trong số đó là quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân mất đất. Người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa vốn gắn bó đời đời với diêm nghiệp (nghề muối) và các hoạt động nuôi trồng thủy sản nay đã bị mất đất sản xuất mà công tác đào tạo nghề, hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho người dân sau khi quy hoạch đất đai chưa được thực hiện hiệu quả, đồng nghĩa với việc một số lượng lớn người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp kéo theo nó là một loạt các hệ quả khác nữa. Thành phố Quy Nhơn đang ngày càng phát triển, nhưng vấn đề việc làm của phần lớn người dân chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa vẫn chưa được giải quyết, trong đó tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm ổn định của người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn đã và đang là vấn đề trăn trở của các cấp chính quyền và nhân dân. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn” để tiến hành nghiên cứu khoa học nhằm có sự đánh giá đúng đắn về thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người dân ở khu vực này. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Việc làm cho người lao động là một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu các cấp về vấn đề việc làm trên được tiến hành trên phạm vi cả nước trong đó có địa bàn tỉnh Bình Định. Trong đó các đề tài nghiên cứu về thực trạng việc làm của người dân sau tái định cư, việc làm của người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đô thi hóa, việc làm của người lao động ở nông thôn, việc làm của lao động nữ ở nông thôn... được quan tâm nhiều. Có thể kể đến một số để tài tiêu biểu như sau: Đề tài nghiên cứu khoa học “ Tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”, năm 2009,của sinh viên Nguyễn Đình Ngọc lớp CTXH_K28 trường Đại học Quy Nhơn, đề tài này đã đi sâu nhiên cứu những thực trạng, khó khăn, nguyên nhân đồng thời cũng đề ra nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề việc làm cho người dân. Đề tài khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn ở xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định”, năm 2010, của sinh viên Võ Thị Thanh Tuyền lớp CTXH_K29 trường Đại học Quy Nhơn. Đề tài đã chỉ ra thực trạng việc làm của người phụ nữ nông thôn và đưa ra một số giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người phụ nữ ở nông thôn. Các đề tài trên đã cung cấp những kiến thức về vấn đề việc làm của người lao động sau tái định cư và phụ nữ nông thôn tỉnh Bình Định. Với các đề tài sẽ cung cấp thêm những cơ sở lý luận, tạo tiền đề để tiến hành nghiên cứu thực trạng vấn đề việc làm hiện nay trên địa bàn khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Đề tài “Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn” sẽ góp phần xây dựng thêm cơ sở lý luận cho công tác giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa, đặc biệt khi đối tượng vốn là người lao động sống ở vùng ven thành phố. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát thực trạng việc làm của người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát việc làm của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa để thấy được các loại hình công việc, tính chất công việc cũng như những khó khăn trong công việc mà người dân gặp phải. Đánh giá về nhu cầu việc làm của người dân của người dân bị thu hồi đất. Chỉ ra những cơ hội, tiềm năng của cộng đồng khu vực 9 trong việc giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp hiện nay. Khách thể và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Vấn đề việc làm của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa của thành phố Quy Nhơn. Khách thể nghiên cứu Người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Phạm vi nghiên cứu Với yêu cầu của một đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, chúng tôi chỉ tập trung vào việc làm rõ thực trạng việc làm của người lao động ở khu vực bị tác động của quá trình đô thị hóa hiện nay. Phạm vi khảo sát được tiến hành trên địa bàn khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Thời gian thực hiện đề tài được hành từ tháng 11/2010 đến tháng 4/2011. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa lý luận Góp phần xây dựng hệ thống kiến thức đầy đủ hơn về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người dân bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa. Làm tài liệu tham khảo cho những đề tài nghiên cứu sau này về vấn đề việc làm. Ý nghĩa thực tiễn Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa có ý nghĩa kinh tế - văn hóa - xã hội hết sức sâu sắc, nhất là khi tỉnh Bình Định đang có sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Kết quả nghiên cứu sẽ mô tả bức tranh chung rõ nhất về thực trạng việc làm cũng như phần nào tình hình đời sống của người dân sau quy hoạch; chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các dự án phát triển khu dân cư mới đến vấn đề việc làm của người dân, qua đó đề ra một số giải pháp mang tính định hướng nhằm giải quyết việc làm cho người dân, giúp cộng đồng phát huy hết những tiềm năng, thế mạnh của mình để hội nhập cùng sự phát triển của tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và phân tích những tài liệu, luận văn về vấn đề việc làm; các báo cáo, tổng kết của phường Đống Đa liên quan đến vấn đề việc làm. Phương pháp điều tra bằng bảng anket: có 90 bảng anket đã được phát ra tại cộng đồng dân cư khu vực 9, phường Đống Đa. Phương pháp phỏng vấn sâu: có 25 cuộc phỏng vấn sâu. Phương pháp quan sát: quan sát toàn cảnh khu vực 9; quan sát nhà cửa, vật dụng trong gia đinh của người dân; quan sát những biểu hiện, thái độ Giả thiết khoa học Người dân khu vực 9 phường Đống Đa thành phố QN đang thực sự gặp khó khăn trong vấn đề việc làm sau khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân không có việc làm ổn định, hay làm những công việc không phù hợp, chỉ mang tính tạm thời, bấp bênh và thu nhập thấp. Người dân khu vực bị ảnh hưởng bởi quy hoạch dân cư có nhu cầu rất lớn về việc làm ổn định, phù hợp để sớm ổn định cuộc sống, trong đó nhu cầu về việc đào tạo nghề và hỗ trợ cho vay vốn là quan trọng. Người dân khu vực 9 đang gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề việc làm của mình vì trình độ văn hóa thấp. Cộng đồng khu vực 9 có nhiều tiềm năng để có thể giải quyết vấn đề việc làm cho người dân như: mở các lớp vừa đào tạo nghề vừa xản xuất các mặt hàng thủ công nghiệp thu hút được sự tham gia rất lớn của người dân, với việc xây dựng khu đô thị mới trong khu vực này với các ngành nghề dịch vụ và công nghiệp phát triển thì việc đào tạo tay nghề cho lớp trẻ sẽ đáp ứng được nhu cầu về nguồn lao động rất lớn trong tương lai rất gần. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng bởi quy hoạch cần có những giải pháp mang tính khả thi, sự tham gia, phối hợp đồng bộ giữa các cấp ngành trong tỉnh, các tổ chức nhận trách nhiệm xây dựng các công trình đầu tư trên địa bàn khu vực và bản thân cộng đồng. Cấu trúc đề tài Đề tài được cấu trúc thành ba phần: phần dẫn nhập, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng việc làm của người dân khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Chương 3: Một số giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho người dân khu vực 9, phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Vai trò của việc làm và giải quyết việc làm đối với người dân bị thu hồi đất phục vụ cho quá trình đô thị hóa Vai trò của việc giải quyết vấn đề việc làm đối với người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho quá trình đô thị hóa là vô cùng lớn, được xem là vấn đề nền tảng, mấu chốt để cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân một cách toàn diện. Quá trình đô thị hóa đòi hỏi phải có sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề trên khu vực đó sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn của đô thị, đồng nghĩa với việc một diện tích lớn hoặc toàn bộ đất nông nghiệp sẽ bị quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong khi đó cộng đồng dân cư tại khu vực này lại gắn bó với đất nông nghiệp, và đó là công cụ lao động chủ yếu của họ. Vì vậy, song song với việc quy hoạch đất đai thì công tác đào tạo việc làm mới phù hợp để đảm bảo đời sống cho người dân là vấn đề vô cùng cấp thiết, cần được thực hiện ngay từ đầu. Nếu công tác này được tiến hành một cách kịp thời, đồng bộ và toàn diện thì vấn đề công ăn việc làm cho người dân có đất đai sản xuất bị quy hoạch sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, giảm thiểu tới mức thấp nhất tỉ lệ người thất nghiệp trong cộng đồng, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của cộng đồng. Mặt khác nếu người dân không có công ăn việc làm ổn định, mức thu nhập phù hợp sẽ dẫn đến vấn đề thất nghiệp và kéo theo đó là vô vàn những hệ lụy khôn lường như: gia tăng tệ nạn xã hội, làm mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền địa phương, giáo dục sút kém, trẻ em lao động sớm, ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu phát triển của đô thị... Một số khái niệm Việc làm Khái niệm Theo điều 13 của Bộ luật lao động của nước ta có đưa ra khái niệm: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Trong việc làm có 2 khái niệm: Việc làm đầy đủ: Là hiện tượng người lao động có việc làm và được làm việc liên tục. Việc làm hợp lý: Là sự phù hợp về mặt số lượng và chất lượng của các yếu tố con người và vật chất của sản xuất, là bước phát triển cao hơn của việc làm đầy đủ. [1;67 ] Theo ngành xã hội nhân chủng học: Việc làm không chỉ bao hàm cái gì được làm, được làm như thế nào và ai làm, mà nó còn hàm ý việc làm đó được đánh giá như thế nào và ai đánh giá. Vì thế, việc làm bao hàm ý nghĩa vật chất, xã hội, văn hóa và tâm lý cá nhân: Việc làm bao hàm chất lượng của mối quan hệ xã hội giữa người này và người kia hoặc nhóm người này với nhóm người kia về quyền kiểm soát, phân phối sản phẩm và tài nguyên. Mối quan hệ này thể hiện ở việc giới hạn việc tiếp cận tài nguyên và lợi nhuận (vốn, kỹ thuật, thông tin…) của người lao động; việc đánh giá thấp những giá trị, những tài nguyên và lợi nhuận mà người lao động có sẵn (lao động, thời gian, tay nghề). Việc làm bao hàm việc tạo ra sản phẩm vật chất và các hoạt động xã hội. việc làm là sự thực hiện một nhiệm vụ sản xuất, quản lý, hoặc biến đổi các tài nguyên cần thiết để phục vụ đời sống. Việc làm cần sự đóng góp của các yếu tố tài nguyên như đất đai, lao động, vốn, thời gian, thông tin – kỹ thuật. Kết quả của việc làm có thể là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm không vật chất. Giá trị của việc làm không chỉ được đánh giá dựa vào giá trị kinh tế mà còn phải xem xét về mặt giá trị xã hội và ý nghĩa đối với cá nhân đó. Việc làm mang ý nghĩa tâm lý xã hội: Người lao động đồng hóa mình với công việc đang làm thông qua địa vị xã hội đạt được, niềm tự trọng cá nhân, uy tín trong cộng đồng, quyền hành được giao hoặc ý nghĩa cá nhân tự gán cho việc làm. Ý nghĩa tâm lý xã hội này nhiều khi quan trọng cũng như ý nghĩa kinh tế của việc làm. Hơn thế nữa, sự đồng hóa này còn biểu hiện thông qua việc thừa nhận thái độ của người khác đối với việc làm của họ. Việc làm bao hàm những giá trị văn hóa – xã hội: Mỗi nền văn hóa có một thang giá trị riêng. Vì vậy, chúng ta không chỉ cần biết hoạt động nào được coi là “việc làm” và giá trị kinh tế của việc làm đó được tính ra sao, mà còn phải hiểu việc làm ấy có ý nghĩa gì đối với xã hội và với cá nhân khi họ hoàn thành nhiệm vụ đó. Các thành tố của việc làm Có thể nghiên cứu và đo lường việc làm dựa vào 10 thành tố sau đây: Năng lượng: cần tiêu phí một số năng lượng sức lực hay chất xám để làm chuyển đổi, duy trì, sản xuất một vật hay làm một việc gì đó trọng một hệ thống nhất định để đạt mục đích đặt ra. Việc làm không thể chỉ đo lường bởi sản phẩm vật chất làm ra mà còn là những sản phẩm không vật chất (thông tin, thiết chế xã hội, niềm tin…). Đó làm những việc làm của công nhân, người quản lý, nhân viên xã hội, nghệ sỹ, nhà truyền giáo,… Phần thưởng kinh tế và tinh thần: tiền lương và tiền thường là mặt kinh tế của việc làm; vị thế xã hội, danh dự cá nhân, quyền hành (quyền trong gia đình và uy tín trong cộng đồng) là phần thường về mặt xã hội và tâm lý. Động cơ phần thường của việc làm rất khác nhau đối với nam nữ và đối với các bối cảnh làm việc khác nhau (đi làm để kiếm tiền, đi làm để có thêm bạn hoặc thêm kiến thưc,…) Tài nguyên: việc làm là sự thực hiện một nhiệm vụ cần thiết nào đó, cần sử dụng một số tài nguyên như vốn, nguyên liệu, tay nghề, thời gian và một số quyền hạn xã hội cho phép để phục vụ đời sống. mỗi tài nguyên được đánh giá căn cứ vào giá trị kinh tế, giá trị xã hội và giá trị của chính cá nhân người đánh giá. Giá trị: giá trị của việc làm thay đổi tùy theo hoàn cảnh lịch sử, xã hội và cá nhân. Việc đánh giá một việc làm có hiệu quả, có năng xuất, có giá trị tùy thuộc rất nhiều vào quan điểm của người đánh giá. Sự đánh giá này mang tính tương đối. đánh giá một việc làm thường không dựa theo tiến trình mà thường vào dựa vào giá trị cụ thể trước mắt của sản phẩm làm ra, vì vậy những sản phẩm của người mẹ, nhân viên xã hội, nhân viên văn phòng, nhà chính trị thường không được nhìn thấy, không được đánh giá đúng mức. ví dụ: nhiều đánh giá dựa trên vẻ đẹp, năng xuất cao của sản phẩm hơn là căn cứ vào năng lượng và thời gian tiêu phí. Mỗi việc làm có đặc điểm văn hóa riêng không thể bị xem xét cùng với một tiêu chí đánh giá. Ví dụ: hôn nhân và quản lý không thể được đánh giá bằng một thang đo lường như nhau. Thời gian: giá trị của việc làm thay đổi tùy vào việc đó làm khi nào? Ví dụ: sản phẩm làm ngoài giờ có giá trị gấp đôi sản phẩm trong giờ. Vài công việc được làm một cách dễ dàng hơn nhờ có kinh nghiệm (tích lũy theo thời gian) nhưng có nhiều việc se trở nên khó làm hơn khi tuổi càng cao. Mặt khác, giá trị thời gian tiêu phí đôi khi không được kể đến trong vài công việc nhưng lại được đánh giá cao trong một số công việc khác (việc nội trợ và cấp dưỡng tại xí nghiệp). việc làm nhằm hoàn thành một nghĩa vụ cần thiết của thời gian phải được kể đến. ví dụ: làm ngoài giờ. Nơi làm việc: nhiều giá trị của việc làm được đồng hóa với nơi làm việc (rửa chén tại nhà không được coi trọng như rửa chén tại bếp cơ quan, tại khách sạn; may gia công ở nhà rẻ hơn may trong xí nghiệp). Người lao động: giá trị của việc làm cũng được đánh giá khác nhau do ai là người làm việc ấy. trong xã hội có một số công việc được xem như là “thích hợp” cho một số người không chỉ vì yêu cầu chuyên môn, tay nghề của họ mà còn do sự giới hạn của phong tục, do bảo vệ đặc quyền đặc lợi của một giai tầng xã hội. ví dụ: âm nhạc và thể thao được xem là hợp với người da đen. Bởi vị quyền lợi kinh tế, danh dự và uy tín của cá nhân gắn liền với việc làm nên sự chuyên môn hóa hoặc sự phân biệt chuyên môn trong phân công lao động được củng cố dưới 3 hình thức: Do luật quy định (ở thế kỷ trước, phụ nữ không thể thẩm phán, người da màu không thể là thị trưởng). Do phong tục quy định (ở xã hội đạo hồi, công việc trong nhà là công việc chuyên môn của phụ nữ, còn việc buôn bán ở chợ là của đàn ông). Do cá nhân tự chọn. Kỹ thuật: công cụ là khía cạnh của việc làm. Công cụ kỹ thuật cao thì đỡ tốn kém thời gian, năng lượng và năng xuất cao hơn. Kỹ thuật không đơn thuần chỉ là công cụ sản xuất hoặc công cụ của việc làm mà còn mang ý nghĩa sử dụng khác: khi lao động người bị đưa vào hệ thống sản xuất như một yếu tố kỹ thuật thì sức người trở nên bóc lột. Tâm lý đồng hóa hoặc xã lạ với việc làm: cá nhân hoạc một nhóm người thường đồng hóa mình với vai trò của công việc hoặc một mặt của công việc nào đó. Sự đồng hóa này có liên quan mật thiết đến sự đầu tư cá nhân trong tiến trình hoạt động xã hội. nếu đồng hóa toàn tâm với một công việc nào đó quá sẽ sao lãng các vai trò khác và bị căng thẳng, dẫn đến “bệnh nghiện làm việc”. ngược lại với bệnh “nghiện làm việc” là tâm lý xa lạ với việc đang làm. Mức độ xa lạ cao nhất khi người công nhân bị đối xử như là một cái máy và có ít quyền hạn nhất đối với sản phẩm do họ làm ra. Sản phẩm phản chiều cái tôi của người lao động, vì thế giá trị của người lao động cũng nhân lên từ giá trih sản phẩm. Sự phân chia lao động theo giới tính: trong nền kinh tế chính trị có giai cấp, sự phân chia lao động ám chỉ sự chuyên môn hóa của một tiến trình mang tính kỹ thuật và kinh tế, một số nhà xã hội hóa hiện đại đã mở rộng khái niệm này bao gồ cả sự phân chia lao động theo giới tính. Đó là sự phân công những hoạt động, những vai trò trong xã hội cho nam và nữ. sự phân chia lao động theo giới tính trong việc làm một phần là do sự khác nhau về cơ hội học hành của nam và
Luận văn liên quan