Đề tài Khảo sát văn hóa doanh nghiệp ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB

1.1 Bối cảnh nghiên cứu “Văn hoá yếu tố quyết định sự thành công cho ngân hàng!” Hiện nay nước ta đang ngày càng hội nhập sâu hơn với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, tạo điều kiện cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trong nước cùng giao lưu, trao đổi với các nước bạn. Cơ hội lắm nhưng thách thức cũng rất nhiều, nhất là do nước ta có điểm xuất phát thấp hơn nhiều so với các nước khác đòi hỏi mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực nói chung và từng công ty, doanh nghiệp nói riêng phải chủ động hội nhập, phát huy thế mạnh, loại bỏ dần những điểm yếu của mình nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh và phát triển. Lĩnh vực Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng nói trên. Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, năm 2010 Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường Ngân Hàng. Khi đó, các ngân hàng nước ngoài với quy mô lớn, trình độ quản lý cao sẽ tràn vào Việt Nam, khai thác thị trường của chúng ta. Bài toán đặt ra với các ngân hàng trong nước là làm thế nào để giữ vững thị trường, ổn định và phát triển thời kỳ hội nhập? “Tăng qui mô vốn của ngân hàng cải tiến công nghệ, quy trình, tăng cường marketing ” tất cả đều đúng song chưa đủ! Bởi nếu xét về thực lực, các ngân hàng nước ngoài hơn hẳn các ngân hàng trong nước ở điểm trên. Vậy mấu chốt vấn đề nằm ở đâu? Xin được trả lời: đó là yếu tố Văn hoá kinh doanh ngân hàng. Trước đây do không hiểu hết được tầm quan trọng của yếu tố văn hoá doanh nghiệp, và còn ảnh hưởng nhiều của tư duy thời kỳ bao cấp nên các ngân hàng ít chú ý đến việc xây dựng cho mình những nét văn hoá riêng. Nhưng những năm gần đây, các ngân hàng trong nước đã rất nỗ lực từng bước xây dựng những nét văn hoá riêng cho ngân hàng của mình. Nhưng vì sao Văn hoá lại là yếu tố quyết định sự thành công cho ngân hàng? Ta có thể lấy các ngân hàng trong nước làm ví dụ. Trước đây khi thị trường tài chính của ta chưa mở cửa thì các doanh nghiệp và người dân thiếu vốn là rất nhiều. Họ chủ động đến “xin vay” ngân hàng, các ngân hàng chỉ việc ngồi một chỗ và “xét duyệt”. Nhưng nay mở cửa thị trường tài chính ngân hàng, người dân và doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc vay vốn, do đó các ngân hàng dần chuyển sang thu hút khách hàng, coi khách hàng là “Thượng Đế”, nhằm giữ được khách hàng cũ của mình và gia tăng khách hàng mới. Nhưng để làm được điều này thì các ngân hàng phải xây dựng cho mình một nét văn hoá riêng, một hệ thống các giá trị chuẩn mực từ “sứ mạng” của mình đến “phong cách làm việc”, đến văn hoá giao tiếp của nhân viên ngân hàng,. Nhằm một mục đích duy nhất là “Vui lòng khách hàng đến, vừa lòng khách hàng đi”. Để thấy hết được ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp ngân hàng đối với hoạt động của ngân hàng ta sẽ tìm hiểu kỹ về ngân hàng Á Châu (ACB). Có thể nói văn hóa là phần hồn của một doanh nghiệp, bởi vì chính nó ảnh hưởng, thậm chí chi phối, các hoạt động sản xuất, quyết định kinh doanh, các mối quan hệ nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. Ở đây, có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp như những quan niệm, những xác định về mục đích và các giá trị văn hóa cần phải có trong mọi hoạt động. Nó là kết quả của một quá trình xây dựng nhiều năm với sự hưởng ứng, thực thi của mọi thành viên. Tuy nhiên, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải là những người đề xướng và thúc đẩy hình thành, do vậy, văn hóa kinh doanh mang dấu ấn của những người lãnh đạo, nhất là những người sáng lập doanh nghiệp. Thực tế kinh doanh vốn phức tạp, đa dạng và doanh nghiệp cũng muôn hình, vạn vẻ, cho nên không có một khuôn mẫu văn hóa kinh doanh đa năng hoàn chỉnh nào áp dụng cho mọi doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài những giá trị văn hóa, đạo đức chung của xã hội, văn hóa của một doanh nghiệp còn có những nét đặc trưng - nét đặc trưng ấy được coi trọng và thể hiện xuyên suốt trong mọi hoạt động vì nó phù hợp và tác động tích cực tới doanh nghiệp mình, nhiều khi không hẳn là hoàn toàn tốt theo một cách nhìn nào đó từ bên ngoài. Văn hóa ACB - Linh hồn ACB. Với quá trình 19 năm tồn tại và phát triển, ACB đã xây dựng nên những nét văn hóa đặc trưng như vậy và chính nó đã tạo nên sức mạnh nội tại giúp cho đơn vị vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên trở thành một đơn vị đi đầu về nhiều mặt trong khối ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ khảo sát và phác họa các đặc trưng văn hóa doanh nghiệp nổi bật nhất đang tồn tại ở Ngân hàng TMCP Á Châu, bao gồm cả các yếu tố trực quan được như các biểu tượng vật chất, nghi thức, nghi lễ, phong tục tập quán, truyền thống và giai thoại; cho đến những yếu tố phi trực quan như các giá trị và niềm tin. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đồng Tháp 1.4 Ý nghĩa của đề tài  Bài khảo sát cũng có thể cung cấp thông tin cho những ứng viên là những sinh viên với mong muốn làm việc tại Ngân hàng. Một khi hiểu được văn hóa của doanh nghiệp, các ứng viên có thể lựa chọn nơi làm việc phù hợp với mình và cũng cảm thấy tự tin hơn khi tham gia vào quá trình tuyển dụng ở nơi đây.  Bên cạnh đó, kết quả của đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào tiến trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam. 1.5 Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu gồm 5 chương với các nội dung như sau:  Chương 1: Mở đầu. Trình bày lý do chọn vấn đề nghiên cứu, đưa ra các mục tiêu muốn đạt được, phạm vi và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.  Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu. Trình bày các lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Xây dựng mô hình và giải thích ý nghĩa của mô hình nghiên cứu  Chương 3: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu  Chương 4: Kết quả nghiên cứu, đây là phần chính của báo cáo nghiên cứu, phần này trình bày các kết quả đạt được của nghiên cứu.  Chương 5: Kết luận và kiến nghị, chương tóm tắt các kết quả đã đạt được, đồng thời phát hiện những hạn chế cũng như là đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo.

doc33 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4642 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát văn hóa doanh nghiệp ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Bối cảnh nghiên cứu 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4 1.3 Phạm vi nghiên cứu 4 1.4 Ý nghĩa của đề tài 4 1.5 Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu 4 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu 5 2.2 Lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp 5 2.2.1 Các định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp 5 2.2.2 Các mô hình văn hóa 6 2.2.3 Các thành phần văn hóa doanh nghiệp 6 2.3 Mô hình nghiên cứu 8 2.4 Tóm tắt 10 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 3.1 Giới thiệu 11 3.2 Quá trình hình thành và phát triển 11 3.3 Mạng lưới kênh phân phối 13 3.4 Cơ cấu tổ chức 13 3.5 Tóm tắt 14 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Giới thiệu 15 4.2 Biểu trưng trực quan 15 4.2.1 Kiến trúc đặc trưng 15 4.2.2 Nghi lễ 16 4.2.3 Giai thoại 16 4.2.4 Hệ thống định dạng thương hiệu 17 4.2.5 Khẩu hiệu 18 4.2.6 Thông tin liên lạc truyền thông 19 4.3 Biểu trưng phi trực quan 23 4.3.1 Giá trị 23 4.3.2 Chuẩn mực 27 4.4 Phong cách quản lý 27 4.5 Nét văn hóa chính thống 27 4.6 Tóm tắt 28 Chương 5: KẾT LUẬN 5.1 Giới thiệu 29 5.2 Ý nghĩa đề tài 29 5.3 Kết quả nghiên cứu 29 5.4 Hạn chế và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo 30 Tài liệu tham khảo 31 DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu 9 Hình 4.1: Kiến trúc ngoại thất ACB Đồng Tháp 15 Hình 4.2: Kiến trúc nội thất ACB 15 Hình 4.3: Hội đồng sáng lập ACB 16 Hình 4.4: Logo ACB 17 Hình 4.5: Chiếc ghế đá ACB 18 Hình 4.6: Slogan ACB 18 Hình 4.7: Một số bài báo tiêu biểu 21 Hình 4.8: Định vị thương hiệu 23 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Bối cảnh nghiên cứu “Văn hoá yếu tố quyết định sự thành công cho ngân hàng!” Hiện nay nước ta đang ngày càng hội nhập sâu hơn với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, tạo điều kiện cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trong nước cùng giao lưu, trao đổi với các nước bạn. Cơ hội lắm nhưng thách thức cũng rất nhiều, nhất là do nước ta có điểm xuất phát thấp hơn nhiều so với các nước khác đòi hỏi mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực nói chung và từng công ty, doanh nghiệp nói riêng phải chủ động hội nhập, phát huy thế mạnh, loại bỏ dần những điểm yếu của mình nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh và phát triển. Lĩnh vực Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng nói trên. Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, năm 2010 Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường Ngân Hàng. Khi đó, các ngân hàng nước ngoài với quy mô lớn, trình độ quản lý cao…sẽ tràn vào Việt Nam, khai thác thị trường của chúng ta. Bài toán đặt ra với các ngân hàng trong nước là làm thế nào để giữ vững thị trường, ổn định và phát triển thời kỳ hội nhập? “Tăng qui mô vốn của ngân hàng cải tiến công nghệ, quy trình, tăng cường marketing…” tất cả đều đúng song chưa đủ! Bởi nếu xét về thực lực, các ngân hàng nước ngoài hơn hẳn các ngân hàng trong nước ở điểm trên. Vậy mấu chốt vấn đề nằm ở đâu? Xin được trả lời: đó là yếu tố Văn hoá kinh doanh ngân hàng. Trước đây do không hiểu hết được tầm quan trọng của yếu tố văn hoá doanh nghiệp, và còn ảnh hưởng nhiều của tư duy thời kỳ bao cấp nên các ngân hàng ít chú ý đến việc xây dựng cho mình những nét văn hoá riêng. Nhưng những năm gần đây, các ngân hàng trong nước đã rất nỗ lực từng bước xây dựng những nét văn hoá riêng cho ngân hàng của mình. Nhưng vì sao Văn hoá lại là yếu tố quyết định sự thành công cho ngân hàng? Ta có thể lấy các ngân hàng trong nước làm ví dụ. Trước đây khi thị trường tài chính của ta chưa mở cửa thì các doanh nghiệp và người dân thiếu vốn là rất nhiều. Họ chủ động đến “xin vay” ngân hàng, các ngân hàng chỉ việc ngồi một chỗ và “xét duyệt”. Nhưng nay mở cửa thị trường tài chính ngân hàng, người dân và doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc vay vốn, do đó các ngân hàng dần chuyển sang thu hút khách hàng, coi khách hàng là “Thượng Đế”, nhằm giữ được khách hàng cũ của mình và gia tăng khách hàng mới. Nhưng để làm được điều này thì các ngân hàng phải xây dựng cho mình một nét văn hoá riêng, một hệ thống các giá trị chuẩn mực từ “sứ mạng” của mình đến “phong cách làm việc”, đến văn hoá giao tiếp của nhân viên ngân hàng,.… Nhằm một mục đích duy nhất là “Vui lòng khách hàng đến, vừa lòng khách hàng đi”. Để thấy hết được ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp ngân hàng đối với hoạt động của ngân hàng ta sẽ tìm hiểu kỹ về ngân hàng Á Châu (ACB). Có thể nói văn hóa là phần hồn của một doanh nghiệp, bởi vì chính nó ảnh hưởng, thậm chí chi phối, các hoạt động sản xuất, quyết định kinh doanh, các mối quan hệ nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. Ở đây, có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp như những quan niệm, những xác định về mục đích và các giá trị văn hóa cần phải có trong mọi hoạt động. Nó là kết quả của một quá trình xây dựng nhiều năm với sự hưởng ứng, thực thi của mọi thành viên. Tuy nhiên, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải là những người đề xướng và thúc đẩy hình thành, do vậy, văn hóa kinh doanh mang dấu ấn của những người lãnh đạo, nhất là những người sáng lập doanh nghiệp. Thực tế kinh doanh vốn phức tạp, đa dạng và doanh nghiệp cũng muôn hình, vạn vẻ, cho nên không có một khuôn mẫu văn hóa kinh doanh đa năng hoàn chỉnh nào áp dụng cho mọi doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài những giá trị văn hóa, đạo đức chung của xã hội, văn hóa của một doanh nghiệp còn có những nét đặc trưng - nét đặc trưng ấy được coi trọng và thể hiện xuyên suốt trong mọi hoạt động vì nó phù hợp và tác động tích cực tới doanh nghiệp mình, nhiều khi không hẳn là hoàn toàn tốt theo một cách nhìn nào đó từ bên ngoài. Văn hóa ACB - Linh hồn ACB. Với quá trình 19 năm tồn tại và phát triển, ACB đã xây dựng nên những nét văn hóa đặc trưng như vậy và chính nó đã tạo nên sức mạnh nội tại giúp cho đơn vị vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên trở thành một đơn vị đi đầu về nhiều mặt trong khối ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ khảo sát và phác họa các đặc trưng văn hóa doanh nghiệp nổi bật nhất đang tồn tại ở Ngân hàng TMCP Á Châu, bao gồm cả các yếu tố trực quan được như các biểu tượng vật chất, nghi thức, nghi lễ, phong tục tập quán, truyền thống và giai thoại; cho đến những yếu tố phi trực quan như các giá trị và niềm tin. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đồng Tháp 1.4 Ý nghĩa của đề tài Bài khảo sát cũng có thể cung cấp thông tin cho những ứng viên là những sinh viên với mong muốn làm việc tại Ngân hàng. Một khi hiểu được văn hóa của doanh nghiệp, các ứng viên có thể lựa chọn nơi làm việc phù hợp với mình và cũng cảm thấy tự tin hơn khi tham gia vào quá trình tuyển dụng ở nơi đây. Bên cạnh đó, kết quả của đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào tiến trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam. 1.5 Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu gồm 5 chương với các nội dung như sau: Chương 1: Mở đầu. Trình bày lý do chọn vấn đề nghiên cứu, đưa ra các mục tiêu muốn đạt được, phạm vi và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu. Trình bày các lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Xây dựng mô hình và giải thích ý nghĩa của mô hình nghiên cứu Chương 3: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu Chương 4: Kết quả nghiên cứu, đây là phần chính của báo cáo nghiên cứu, phần này trình bày các kết quả đạt được của nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và kiến nghị, chương tóm tắt các kết quả đã đạt được, đồng thời phát hiện những hạn chế cũng như là đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu Chương 1 đã trình bày các vấn đề về cơ sở hình thành nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi, ý nghĩa và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Tiếp theo chương 2 sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu. Nội dung chương 2 gồm có các phần sau: (1) Lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp; (2) Lý thuyết về lãnh đạo; (3) Đề xuất mô hình nghiên cứu. 2.2 Lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp 2.2.1 Các định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp từ phía các nhà nghiên cứu và từ các nhà hoạt động thực tiễn Trung Tâm Kinh Tế Ứng Dụng (Viện phát triển Giáo dục và Đào tạo TP.HCM) cho rằng: “Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các niềm tin, thói quen, giá trị, chuẩn mực và các thể chế được chia sẻ và được truyền nhau bởi các thành viên trong một nhóm riêng biệt hay trong một tổ chức” Theo Ông Vũ Quốc Tuấn – chuyên gia cao cấp Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ thì: “Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”. Theo nguồn Tri thức và phát triển thì cho rằng tổng quát có thể có 2 định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp: - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là sử dụng các nhân tố văn hóa (các đặc điểm, ý niệm bản chất, của văn hóa và các bộ phận hợp thành văn hóa) vào việc hình thành và tổ chức vận hành một doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững. - Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị đặc trưng được xây dựng nên và gìn giữ trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và tạo thành hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật chất chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và các mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu đã để ra. Theo Ngân hàng TMCP Á Châu: “Văn hoá yếu tố quyết định sự thành công cho ngân hàng!” 2.2.2 Các mô hình văn hóa Phong cách lãnh đạo của người đứng đầu doanh nghiệp quyết định nét văn hóa mà doanh nghiệp đang có. Vì thế với quan điểm “lãnh đạo ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp”, thì tùy theo các ảnh hưởng của nhà lãnh đạo đến doanh nghiệp mà có 06 mô hình văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa quyền lực (tập trung quyền lực tuyệt đối vào lãnh đạo): thường có xu hướng tấn công đối thủ khác nhân viên thường có tham vọng quyền lực và hiếu chiến Văn hóa gương mẫu (lãnh đạo là người “đức cao vọng trọng”, là tấm gương để nhân viên noi theo) nhân viên thường chú trọng đến quy tắc, chuẩn mực, nề nếp trong mọi việc. Văn hóa nhiệm vụ (vai trò của nhà lãnh đạo không cao, chức vụ dựa trên phân công công việc hơn là sơ đồ phân bố quyền lực) nên các nhân viên thường được bố trí làm việc trong những nhóm xuyên chức năng theo từng dự án nên ý thức quyền lực không cao. Văn hóa chấp nhận lãnh đạo (lãnh đạo khuyến khích nhân viên làm việc theo tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám nhận trách nhiệm phù hợp với quyền lợi chung của cấp trên ngay cả khi chưa có lệnh) nhân viên thường có tính chủ động cao. Văn hóa đề cao vai trò cá nhân (các doanh nghiệp nặng về trí tuệ, lãnh đạo không phô trương quyền lực) các nhân viên thường được đề cao để tự do sáng tạo, nghiên cứu. Văn hóa đề cao vai trò của tập thể (vai trò lãnh đạo được chia sẻ hoặc hòa tan cho một nhóm người) nhân viên thường găp khó khăn trong việc nhận lệnh triển khai và báo cáo công việc. Tuy nhiên để xác định được “văn hóa” của một doanh nghiệp thì phải xem mô hình nào là vượt trội và phải chấp nhận sự pha trộn giữa các mô hình văn hóa. 2.2.3 Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp Việc hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp trong thực tế đòi hỏi phải xác định được các bộ phận cấu thành của nó. Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp giúp cho việc nhận thấy tiến trình xây dựng và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp, tổ chức. Nhìn chung văn hóa doanh nghiệp gồm có hai phần chính: Phần nhìn thấy và phần không nhìn thấy. 2.2.3.1 Biểu trưng trực quan Những biểu tượng vật chất Kiến trúc: Bao gồm cơ sở vật chất của doanh nghiệp như văn phòng, bàn ghế, tài liệu, máy móc, trang thiết bị văn phòng, hệ thống mạng nội bộ…Nói chung là các vật thể hữu hình là một trong những thành phần tạo nên môi trường làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Hệ thống định dạng thương hiệu: Bao gồm logo, tên doanh nghiệp, màu sắc chủ đạo, danh thiếp, bờ bướm quảng cáo, bao thư, giấy tờ giao dịch….tất cả cùng mang một màu sắc, hình ảnh được thiết kế riêng biệt cho chính doanh nghiệp. Truyền thông, thông tin liên lạc: Gồm các phương thức truyền thông nội bộ và truyền thông ngoài doanh nghiệp. Intranets: Mạng nội bộ (LANs) giúp nhân viên trao đổi thông tin và nhận phản hồi nhanh. Bản tin nội bộ có thể gửi tới nhân viên qua mạng LANs một cách nhanh chóng. Bản tin (notice board, bulletin board): Là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi văn phòng. Để thu hút sự chú ý của mọi người, bảng tin phải luôn có những thông tin mới, xóa thông tin cũ, phải được trình bày đẹp, gọn gàng và đặt bảng ở nơi có đông người qua lại. Thông báo cần ngắn gọn. Bản ghi nhớ (memos): Thường được trình bày ngắn gọn, bằng gạch đầu dòng hoặc chấm tròn, là thỏa thuận chung về một vấn đề, truyền đạt thông tin về quy định mới, lời khiển trách hoặc động viên, tạo động lực làm việc. Báo chí nội bộ (newsletters, newspapers): Xuất bản định kỳ, chỉ cần ít trang, đề cập đến những chính sách, hoạt động đang diễn ra trong tổ chức, là “kênh” để nhân viên chia sẻ suy nghĩ của họ. Khen thưởng (awards): Là hình thức công nhận, đánh giá cao hoạt động của cá nhân hoặc tập thể và thúc đẩy những cá nhân, tập thể khác làm theo. Hình thức khen thưởng có thể là giấy khen, tiền thưởng, quà tặng, một chuyến du lịch… Sự kiện (events): Là cơ hội để các nhân viên giao lưu, gắn bó với nhau, được tổ chức vào các ngày lễ, tổng kết cuối năm, ngày truyền thống…. Hình thức của sự kiện thường là tiệc công ty nhân năm mới, ngày hội thể thao, nơi nhân viên có thể đi cùng người thân. Ấn phẩm: Gồm các loại ấn phẩm như bản công bố thông tin; bản cáo bạch; báo cáo thường niên; sổ vàng truyền thống; ấn phẩm định kỳ; tài liệu; hồ sơ hướng dẫn; sổ tay ISO… Các ấn phẩm là giá trị gìn giữ cũng là một trong các công cụ gắn kết, trao đổi và lưu giữ thông tin trong doanh nghiệp. Giao tiếp trực tiếp (face-to-face, interpersonal communication): Tuy công nghệ thông tin đã rất phát triển, cho phép con người giao tiếp bằng các hình thức khác nhau nhưng giao tiếp trực tiếp theo cách truyền thống vẫn được đánh giá là hiệu quả nhất. Bởi vì giao tiếp trực tiếp cho phép thể hiện ngôn ngữ, cử chỉ, ngôn ngữ phi lời nói và giúp phản hồi nhanh nhất. Gặp gỡ, trao đổi, họp mặt trực tiếp là cơ hội lý tưởng để truyền thông tin nội bộ. Tuy nhiên không phải bao giờ cũng có đủ thời gian để tất cả lãnh đạo và nhân viên trực tiếp trao đổi với nhau. Những nghi lễ của doanh nghiệp: Cũng như văn hóa của một Quốc gia, văn hóa doanh nghiệp cũng phong phú về các nghi thức, nghi lễ và các phong tục tập quán. Thông qua những nghi thức đó nó thể hiện những giá trị riêng biệt, truyền thống cũng như cung cách của tổ chức đó. Có thể nói các sinh hoạt nghi lễ nghi thức là cần thiết của mỗi tổ chức. Nó thể hiện những nguyên tắc ứng xử của đồng nghiệp – đồng nghiệp, cấp trên – nhân viên, bộ phận – bộ phận, tổ chức – tổ chức khác bên ngoài. Có thể chia các nghi thức ra thành 4 loại như sau: - Loại chuyển giao: như các lễ khai mạc, giới thiệu, ra mắt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm nhập. - Loại củng cố: như lễ phát thưởng, lễ tuyên dương nhằm mục đích củng cố bản sắc và tôn thêm vị thế thành viên. - Loại liên kết: như các lễ hội, liên hoan, tết, giao lưu… nhằm khôi phục, khích lệ, chia sẻ, thông cảm, gắn bó. - Loại nhắc nhở: như sinh hoạt văn hóa, chuyên môn, khoa học nhằm duy trì cơ cấu làm tăng năng lực tác nghiệp của các thành viên. Các giai thoại của doanh nghiệp: Là những mẩu chuyện về những thành công hoặc cả những thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp, những bài học rút ra từ những thành công và thất bại đó, đã trở thành những kinh nghiệm trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp. Là những tấm gương về nhà lãnh đạo, những nhân viên tiêu biểu đã trở thành biểu tượng về nhân cách, lối sống trong cuộc sống hằng ngày cũng như sự khéo léo, giỏi giang trong công việc đã tồn tại trong doanh nghiệp. Ngôn ngữ, khẩu hiệu của doanh nghiệp 2.2.3.2 Biểu trưng phi trực quan Những giá trị Những giá trị mà nền văn hóa phải có không chỉ là hệ giá trị riêng biệt mà Công ty xây dựng bên cạnh đó còn các yếu tố như: Chiến lược dài hạn và mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp; hệ thống các nguyên tắc đạo đức và xử thế; đặc biệt quan trọng là vấn đề con người trong tổ chức, tài nguyên vô giá của Công ty, được giải quyết và chăm lo như thế nào. - Hệ thống giá trị của tổ chức: Hệ thống giá trị riêng biệt của doanh nghiệp bao gồm các giá trị riêng biệt mà doanh nghiệp đã và đang có, những yếu tố cơ bản của một tổ chức trong việc tạo dựng niềm tin. - Mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp: Mục tiêu của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, đi theo một mục tiêu chung nhất mà doanh nghiệp hướng đến ngay từ đầu. - Chiến lược dài hạn của doanh nghiệp: Chiến lược lâu dài mà doanh nghiệp hướng đến nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. - Hệ thống các nguyên tắc đạo đức và xử thế: Bao gồm hệ thống nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có lợi cho mình đồng thời đem lại lợi ích cho người khác, cho đất nước, xã hội, thì hành động đó là có đạo đức. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp làm giàu trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông qua việc tôn trọng quyền, lợi ích của khách hàng, giữ uy tín với khách hàng. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo lợi ích của Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo những lợi ích của những người làm việc trong doanh nghiệp, tôn trọng nhân phẩm của họ và tạo điều kiện cho họ phát huy sáng kiến và tài năng. Đạo đức doanh nghiệp cũng đòi hỏi các nhà kinh doanh quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, các vấn đề xã hội - nhân đạo. - Vấn đề con người trong tổ chức: Cách thức tuyển dụng, tổ chức, phân công, đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức cũng như là cách thức tạo môi trường làm việc cho nhân viên. Bên cạnh đó là các quy định, chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên trong doanh nghiệp, thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến với nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Muốn phát huy nhân tố con người trong tổ chức cần quan tâm đến ba cấp độ: Cấp độ thứ nhất là nâng cao năng lực tiềm ẩn của mỗi công nhân, viên chức thông qua biện pháp giáo dục, đào tạo về kinh tế, công nghệ, quản lý; cấp độ thứ hai là biến năng lực tiềm tàng đó thành hiện thực, thông qua các biện pháp khuyến khích, kích thích sức sáng tạo trong lao động sản xuất; cấp độ thứ ba là tập trung cho được các tiềm lực cá nhân của công nhân viên chức vào việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, thông qua các biện pháp tổ chức quản lý sản xuất và nhân sự. Những chuẩn mực - Quy tắc - Tiêu chuẩn - Quy định - Nguyên tắc 2.3 Mô hình nghiên cứu Từ những lý thuyết trên, mô hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng như sau: Mục tiêu của đề tài là khảo sát các đặc trưng văn hóa của doanh nghiệp, bao gồm hai thành phần chủ yếu: các yếu tố trực quan và những yếu tố phi trực quan. Các yếu tố trực quan bao gồm các biểu tượng vật chất (như kiến trúc, hệ thống định dạng thương hiệu…), các nghi thức, nghi lễ, phong tục tập quán, truyền thống và giai thoại. Các yếu tố phi trực quan bao gồm các giá trị và niềm tin. Nhìn chung, những yếu tố này phải được xây dựng theo một hướng chung thống nhất với hệ giá trị riêng biệt mà công ty đã tạo ra. Văn hóa doanh nghiệp cần có sự thống nhất giữa các thành phần để có thể tạo nên một sức mạnh tổng hợp, tạo ra hiệu ứng lan truyền để nền văn hóa đó có thể ăn sâu vào cộng đồng, tạo ra động lực làm việc cho nhân viên và thúc đẩy công ty đi lên. Đề tài sẽ tiến hành khảo sát đặc điểm của từng
Luận văn liên quan