Đề tài Lược thuật tình hình nghiên cứu Đường thi ở Trung Quốc thế kỷ XX

chuẩn bị và diễn tiến qua một thời kì dài, đến thời Đường đã bước lên đỉnh cao phồn vinh. Tình hình sáng tác thi ca đời đường hưng thịnh chưa từng có, chỉ riêng sáng tác của thi nhân đời Đường hiện nay còn giữ được, đã có hơn 50 nghìn bài, những tác giả mà họ tên có thể biết được có tới hơn 2000 thi nhân. Trên thi đàn đời Đường xuất hiện những nhà thơ lớn mà tên tuổi của họ xưa nay vẫn được tôn sùng, nổi tiếng trong ngoài nước như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Hàn Dũ v.v Thơ Đường nội dung đề tài phong phú, hình thức thể loại đầy đủ, nghệ thuật biểu hiện hấp dẫn, lôi cuốn, trường phái phong cách đa dạng, có ảnh hưởng sâu sắc đến sau này, tất cả những điều đó đánh dấu sự trưởng thành mọi mặt của toàn bộ nền thi ca. Đường thi trở thành viên ngọc của văn hoá nghệ thuật nhân loại, là niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa. Thành tựu to lớn của Đường thi đã hấp dẫn người đương thời cũng như các lớp hậu thế tìm đọc và đi sâu nghiên cứu. Hơn một ngàn năm nay, xoay quanh những vấn đề về Đường thi, các học giả từ đời này sang đời khác đã đổ biết bao công sức gian khổ, làm được một khối lượng lớn công việc như sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn, chú giải, khảo chứng, phân tích, bình phẩm v.v Tất cả đều thu được những kết quả to lớn, có đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu Đường thi, góp phần hình thành một môn khoa học chuyên ngành đó là “Đường thi học” 唐诗学, với đối tượng nghiên cứu, phạm vi vấn đề, phương pháp làm việc và hệ thống khoa học riêng. Ở Việt Nam, việc Đường thi có ảnh hưởng sâu rộng tới văn học Việt Nam là điều không thể phủ nhận. Đã có một số đề tài nghiên cứu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp việc tiếp nhận Đường thi trong văn học Việt Nam, nhưng việc giới thiệu rộng rãi những chuyên luận nghiên cứu có tính chuyên biệt về Đường thi thì còn hạn chế. Gần đây có cuốn Đường thi học dẫn luận 唐诗学引论 của Trần Bá Hải 陈伯海 do Phạm Ánh Sao dịch và giới thiệu, đã mang đến cho người dọc một cái nhìn tổng quan về những vấn đề bản thể của Đường thi. Cuốn sách đã nghiên cứu mang tính tổng hợp đối với các phạm trù đặc trưng: nguồn gốc, lưu phái, thể thức của Đường từ góc độ vĩ mô tổng thể, đồng thời đề cập tới diễn biến lịch sử của Đường thi học, cuốn sách là một sự tổng kết khoa học đối với Đường thi. Tuy nhiên, trước khi bước chân vào việc nghiên cứu Đường thi, chúng tôi thiết nghĩ cần phải có cái nhìn mang tính khái quát đối với tình hình nghiên cứu Đường thi, nhất là trong thế kỷ XX. Đương nhiên, việc nghiên cứu Đường thi đã trải qua một quá trình diễn tiến lâu dài. Làm công việc chỉnh lý, nghiên cứu Đường thi sớm nhất, đó chính là bản thân người đời Đường, thế nhưng việc bàn luận, phẩm bình ở đời Đường phần lớn chỉ chú ý tới những vấn đề cụ thể chứ chưa có sự khái quát. Người đời Tống đã bắt đầu tạo đựơc truyền thống văn học độc lập cho Đường thi, từng bước xây dựng quan niệm về Đường thi một cách chỉnh thể. Đến Nghiêm Vũ thời Nam Tống, vì phê phán xã hội mà đã phải gắng hết sức chỉ ra những nét riêng về nghệ thuật và hình thái diễn tiến của Đường thi. Ông đã đặt cơ sở cho việc xác lập Đường thi học. Sau này, Dương Sĩ Hoằng, Cao Bỉnh, Hồ Ứng Lân, Hứa Học Di, v.v ở đời Minh đã triển khai công việc lí giải và phân tích ngày càng chi tiết hoá về các mặt tìm hiểu nguồn gốc và lưu phái, vạch những nét cơ bản về sự biến đổi thể loại của Đường thi. Cuốn Đường âm quý thiêm do Hồ Chấn Hanh cuối đời Minh soạn, đã có sự phân biệt môn loại với những tư liệu luận bàn, bình phẩm về Đường thi qua các thời, xứng đáng là cuốn sách tổng kết bước đầu của Đường thi học cổ điển. Người đời Thanh tiếp tục nghiên cứu và đi sâu lí giải hơn nữa về một số vấn đề. Nhưng nhìn chung, bàn luận của người đời xưa về Đường thi thiên về coi trọng mối quan hệ bên trong thi ca, mà coi nhẹ việc tổng hợp vĩ mô. Hơn nữa, những bình luận phẩm bình đó phần nhiều mang ấn tượng trực quan, nó tản mát ở trong các trước thuật như thi loại, bút ký, tự bạt, thư tín, bi truyện, tạp thuyết, bình điểm, luận thi v.v bới lông tìm vết, đáy bể mò kim, mà ít đem lại cho người ta một khái niệm hoàn chỉnh. Từ thế kỷ XX, tình hình nghiên cứu Đường thi bước vào một giai đoạn mới, ở thế kỷ này, sự du nhập của tư tưởng văn nghệ và phương pháp khoa học phương Tây đã thúc đẩy, làm cho việc nghiên cứu Đường thi có được bước nhảy vọt mạnh mẽ. Các tác giả nhanh chóng thoát khỏi mảnh đất phê bình theo kiểu truyền thống, bắt tay vào việc khảo sát có hệ thống và khái quát kí luận, viết nên những cuốn sách học thuật có giá trị. Đó chính là lí do tại sao chúng tôi lại đi sâu tổng thuật tình hình nghiên cứu Đường thi ở thế kỷ XX. Hi vọng sẽ có được cái nhìn khái quát về học thuật Đường thi thế kỷ XX trước khi bước vào nghiên cứu những vấn đề cụ thể của Đường thi.

doc36 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2237 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lược thuật tình hình nghiên cứu Đường thi ở Trung Quốc thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sự phát triển của thơ ca cổ điển Trung Quốc, bắt đầu từ Thi kinh, Sở từ, tích tụ chuẩn bị và diễn tiến qua một thời kì dài, đến thời Đường đã bước lên đỉnh cao phồn vinh. Tình hình sáng tác thi ca đời đường hưng thịnh chưa từng có, chỉ riêng sáng tác của thi nhân đời Đường hiện nay còn giữ được, đã có hơn 50 nghìn bài, những tác giả mà họ tên có thể biết được có tới hơn 2000 thi nhân. Trên thi đàn đời Đường xuất hiện những nhà thơ lớn mà tên tuổi của họ xưa nay vẫn được tôn sùng, nổi tiếng trong ngoài nước như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Hàn Dũ v.v…Thơ Đường nội dung đề tài phong phú, hình thức thể loại đầy đủ, nghệ thuật biểu hiện hấp dẫn, lôi cuốn, trường phái phong cách đa dạng, có ảnh hưởng sâu sắc đến sau này, tất cả những điều đó đánh dấu sự trưởng thành mọi mặt của toàn bộ nền thi ca. Đường thi trở thành viên ngọc của văn hoá nghệ thuật nhân loại, là niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa. Thành tựu to lớn của Đường thi đã hấp dẫn người đương thời cũng như các lớp hậu thế tìm đọc và đi sâu nghiên cứu. Hơn một ngàn năm nay, xoay quanh những vấn đề về Đường thi, các học giả từ đời này sang đời khác đã đổ biết bao công sức gian khổ, làm được một khối lượng lớn công việc như sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn, chú giải, khảo chứng, phân tích, bình phẩm v.v…Tất cả đều thu được những kết quả to lớn, có đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu Đường thi, góp phần hình thành một môn khoa học chuyên ngành đó là “Đường thi học” 唐诗学, với đối tượng nghiên cứu, phạm vi vấn đề, phương pháp làm việc và hệ thống khoa học riêng. Ở Việt Nam, việc Đường thi có ảnh hưởng sâu rộng tới văn học Việt Nam là điều không thể phủ nhận. Đã có một số đề tài nghiên cứu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp việc tiếp nhận Đường thi trong văn học Việt Nam, nhưng việc giới thiệu rộng rãi những chuyên luận nghiên cứu có tính chuyên biệt về Đường thi thì còn hạn chế. Gần đây có cuốn Đường thi học dẫn luận 唐诗学引论 của Trần Bá Hải 陈伯海 do Phạm Ánh Sao dịch và giới thiệu, đã mang đến cho người dọc một cái nhìn tổng quan về những vấn đề bản thể của Đường thi. Cuốn sách đã nghiên cứu mang tính tổng hợp đối với các phạm trù đặc trưng: nguồn gốc, lưu phái, thể thức của Đường từ góc độ vĩ mô tổng thể, đồng thời đề cập tới diễn biến lịch sử của Đường thi học, cuốn sách là một sự tổng kết khoa học đối với Đường thi. Tuy nhiên, trước khi bước chân vào việc nghiên cứu Đường thi, chúng tôi thiết nghĩ cần phải có cái nhìn mang tính khái quát đối với tình hình nghiên cứu Đường thi, nhất là trong thế kỷ XX. Đương nhiên, việc nghiên cứu Đường thi đã trải qua một quá trình diễn tiến lâu dài. Làm công việc chỉnh lý, nghiên cứu Đường thi sớm nhất, đó chính là bản thân người đời Đường, thế nhưng việc bàn luận, phẩm bình ở đời Đường phần lớn chỉ chú ý tới những vấn đề cụ thể chứ chưa có sự khái quát. Người đời Tống đã bắt đầu tạo đựơc truyền thống văn học độc lập cho Đường thi, từng bước xây dựng quan niệm về Đường thi một cách chỉnh thể. Đến Nghiêm Vũ thời Nam Tống, vì phê phán xã hội mà đã phải gắng hết sức chỉ ra những nét riêng về nghệ thuật và hình thái diễn tiến của Đường thi. Ông đã đặt cơ sở cho việc xác lập Đường thi học. Sau này, Dương Sĩ Hoằng, Cao Bỉnh, Hồ Ứng Lân, Hứa Học Di, v.v… ở đời Minh đã triển khai công việc lí giải và phân tích ngày càng chi tiết hoá về các mặt tìm hiểu nguồn gốc và lưu phái, vạch những nét cơ bản về sự biến đổi thể loại của Đường thi. Cuốn Đường âm quý thiêm do Hồ Chấn Hanh cuối đời Minh soạn, đã có sự phân biệt môn loại với những tư liệu luận bàn, bình phẩm về Đường thi qua các thời, xứng đáng là cuốn sách tổng kết bước đầu của Đường thi học cổ điển. Người đời Thanh tiếp tục nghiên cứu và đi sâu lí giải hơn nữa về một số vấn đề. Nhưng nhìn chung, bàn luận của người đời xưa về Đường thi thiên về coi trọng mối quan hệ bên trong thi ca, mà coi nhẹ việc tổng hợp vĩ mô. Hơn nữa, những bình luận phẩm bình đó phần nhiều mang ấn tượng trực quan, nó tản mát ở trong các trước thuật như thi loại, bút ký, tự bạt, thư tín, bi truyện, tạp thuyết, bình điểm, luận thi v.v…bới lông tìm vết, đáy bể mò kim, mà ít đem lại cho người ta một khái niệm hoàn chỉnh. Từ thế kỷ XX, tình hình nghiên cứu Đường thi bước vào một giai đoạn mới, ở thế kỷ này, sự du nhập của tư tưởng văn nghệ và phương pháp khoa học phương Tây đã thúc đẩy, làm cho việc nghiên cứu Đường thi có được bước nhảy vọt mạnh mẽ. Các tác giả nhanh chóng thoát khỏi mảnh đất phê bình theo kiểu truyền thống, bắt tay vào việc khảo sát có hệ thống và khái quát kí luận, viết nên những cuốn sách học thuật có giá trị. Đó chính là lí do tại sao chúng tôi lại đi sâu tổng thuật tình hình nghiên cứu Đường thi ở thế kỷ XX. Hi vọng sẽ có được cái nhìn khái quát về học thuật Đường thi thế kỷ XX trước khi bước vào nghiên cứu những vấn đề cụ thể của Đường thi. 2. Đối tượng, mục đích nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tình hình nghiên cứu Đường thi ở Trung Quốc thế kỷ XX, với mục đích có được cái nhìn khái quát về tình hình học thuật Đường thi trong thế kỷ này. Thiết nghĩ đây là một việc làm ít nhiều sẽ có đóng góp tích cực hỗ trợ cho việc nghiên cứu những vấn đề cụ thể của Đường thi. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi tư liệu: Chúng tôi tiến hành lược thuật tình hình nghiên cứu Đường thi ở Trung Quốc trong quãng thời gian của thế kỷ XX. Các tác phẩm, các công trình nghiên cứu được đề cập tới đều là những tác phẩm nghiên cứu được công bố và xuất bản trong thế kỷ này. Có những nội dung, đề tài đã được nghiên cứu từ rất lâu trong những giai đoạn trước nhưng chúng tôi cũng hạn chế đề cập đến mà chỉ chú trọng việc nghiên cứu những nội dung, đề tài này trong thế kỷ XX. Về phạm vi tư liệu, ngoài những tư liệu bằng tiếng Việt, chúng tôi cũng sử dụng những tư liệu bằng tiếng Hán. Trên cơ sở việc tiến hành dịch những tư liệu này để bổ xung lượng thông tin cho bài viết. 4. Phương pháp nghiên cứu: Về phương diện lý thuyết, chúng tôi chủ yếu dựa vào những tri thức về mĩ học tiếp nhận để tổng thuật tình hình nghiên cứu Đường thi thế kỷ XX. Chúng tôi cũng sử dụng những phương pháp cụ thể như: phương pháp mô tả, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích, lý giải… 5. Bố cục Niên luận: Với khả năng hạn hẹp của mình, chúng tôi trình bày tình hình nghiên cứu Đường thi ở Trung Quốc thế kỷ XX theo cái nhìn lịch đại, để tiện cho việc trình bày và theo dõi, chúng tôi chia tình hình nghiên cứu Đường thi thế kỷ XX ở Trung Quốc làm ba giai đoạn cụ thể như sau: 1. Giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 1949. 2. Giai đoạn từ năm 1949 đến kết thúc Cách mạng văn hoá (thập niên 70). 3. Giai đoạn từ sau Cách mạng văn hoá (cuối thập niên 70 đến hết thế kỷ XX). 6. Quy cách trình bày: + Đối với tên tác giả, tác phẩm nghiên cứu về Đường thi trong thế kỷ XX, để tôn trọng nguyên tác và tiện việc kiểm tra lại, chúng tôi xin phiên âm Hán Việt, đồng thời sẽ in nghiêng tên tác phẩm và viết kèm theo nguyên văn chữ Hán. Chẳng hạn: Lưu Khai Dương 刘开扬 với cuốn Đường thi luận văn tập 唐诗论文集,Trung Hoa Thư Cục, Thượng Hải Biên Tập Sở, 1961 中华书局上海编辑所,1961. + Đối với những lời trích dẫn từ các tác phẩm và các công trình nghiên cứu để nhấn mạnh và tiện việc theo dõi chúng tôi cũng sẽ in nghiêng tên tác phẩm, thông tin về tác phẩm, công trình nghiên cứu như tác giả, xuất xứ, tên các nhà xuất bản, chúng tôi sẽ viết hoa toàn bộ. Chẳng hạn: Chu Tổ Soạn với cuốn Tuỳ Đường Ngũ Đại văn học sử, Phúc Kiến Nhân Dân xuất bản xã, 1959. Một số ký hiệu viết tắt: S®d S¸ch ®· dÉn NXB Nhµ xuÊt b¶n Tr. hoÆc tr. Trang v.v B. NỘI DUNG LƯỢC THUẬT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐƯỜNG THI Ở TRUNG QUỐC TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1949 Nghiên cứu Đường thi có một vị trí quan trọng trong khoa học về văn học cổ điển, nó đã được sự tích lũy lịch sử phong phú và thâm hậu qua các thời kỳ. Đặc biệt, thế kỷ XX là thời kỳ đi sâu nghiên cứu sự sáng tạo của Đường thi trên mọi phương diện. Nói chung đầu thế kỷ XX, hình thái học truyền thống vẫn rất thịnh hành. Các tác giả và tác phẩm nghiên cứu thuộc loại hình này như: Trần Diễn陈衍với Thạch di thất thi thoại 石遗室诗话và Tục biên 续編, Vương Khải Vận玉闓运với Tương ỷ lâu thuyết thi 湘绮楼说诗, Tương ỷ lâu lão nhân luận thi sách tử 湘綺楼老人论诗冊子, Vương Chí luận thi Đường thi tuyển王志论诗唐诗选, và tuyển tập phê bình Đường thi tuyển;Thẩm Tằng Thực沈曾植với Hải nhật lâu trát tùng海日楼札丛; Tống Dục Nhân宋育仁với Tam Đường thi phẩm三唐诗品; Chu Bảo Oanh朱宝莹với Thi thức诗式; Cao Bộ Doanh高步瀛với Đường Tống thi cử yếu唐宋诗举要v.v… Chúng không chỉ nhiều về số lượng mà còn kế thừa và vận dụng những hình thức thi thoại thi phẩm, bút kí, tuyển chọn phê bình, lí luận thơ ca của người xưa để giải thích và bình phẩm Đường thi. Tuy nhiên những kiến giải của các nhà nghiên cứu về nội dung tư tưởng vẫn chưa vượt qua được những hạn chế của lớp người đi trước, mặc dù trong khi trình bày và phân tích cụ thể đã có những nhận xét tinh tế và sâu sắc đáng tham khảo. Tuy vậy lúc này một số quan niệm mới cũng đã bắt đầu nảy nở, Hồ Thích胡適năm 1915 đã xuất bản hai cuốn sách Độc Bạch Cư Dị Dữ Nguyên Cửu thư读白居易《与元久書》và Độc Hương Sơn thi toả kí读香山诗琐记. Trong hai cuốn sách này, ông đã dựa vào sự phân chia giữa chủ nghĩa lý tưỏng và chủ nghĩa thực tế (còn viết là chủ nghĩa hiện thực để giải thích Đường thi, qua đó mở ra một bầu không khí mới thu hút sự nghiên cứu của các nhà nghiên cứu phương Tây. Từ tháng 9 năm đó trở đi, trên Thanh Hoa chu san 清华周刊,học giả Ngô Mật吳宓liên tiếp đăng tải Dư Sinh tuỳ bút 余生随笔, trong đó phần nhiều nói về Đường thi. Ông lấy sự biến thiên của Đường Tống thi để nói về sự chuyển biến từ trường phái quý tộc đến trường phái bình dân mà Đỗ Phủ là điểm tiếp nối. Ông cho rằng Đỗ Phủ đã “lấy ngôn từ của tầng lớp quý tộc Trung Quốc để nói về tư tưởng tình cảm của tầng lớp bình dân”, và đến Bạch Cư Dị thì đã hoàn toàn trở nên bình dân. Quan điểm này không chỉ trở thành sự mở đường cho chủ trương “bình dân văn học” của thời kỳ Ngũ Tứ mà còn có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đối với các nhà văn học sử sau này. Đến năm 1922, Lương Khải Siêu梁启超 xuất bản cuốn Tình thánh Đỗ Phủ 情聖杜甫. Danh hiệu Thi thánh诗聖vốn đặt cho Đỗ Phủ từ trước đến nay được ông đổi thành Tình thánh 情聖. Trên thực tế đã thể hiện việc ông không lấy ngôn chí, tải đạo làm điểm tựa mà lấy “thi vị biểu tình chi cụ” (thơ là công cụ biểu đạt tình cảm) làm lập trường tư tưởng (Xem Quốc học nhập môn thư yếu mục cập kỳ độc pháp phụ lục nhị国学入门书要目及其读法附录). Điều này trong lĩnh vực nghiên cứu Đường thi đã đưa ra một tư tưởng nhân bản mới mẻ. Trải qua sự chuẩn bị và phát động của những năm đầu thế kỷ, vào giai đoạn giao thời của những thập niên 20, 30 một loạt các tác giả, tác phẩm nghiên cứu về Đường thi có quan niệm mới và hình thức mới lần lượt ra đời. Những cống hiến về học thuật ở thời kỳ này là khá lớn và vô cùng đặc sắc. Có các tác giả nổi tiếng như: Văn Nhất Đa闻一多, Chu Tự Thanh朱自清, Trần Dần Khác陈寅恪, Sầm Trọng Miễn岑重勉, Tiền Chung Thư 钱钟书v.v… Văn Nhất Đa闻一多đã làm một số lớn công việc khảo đính các tác phẩm và thi nhân đời Đường, đồng thời thông qua các công trình nghiên cứu của ông đã thể hiện tầm nhìn rộng lớn và tri thức trác việt của một nhà văn học sử, cuốn Đường thi tạp luận 唐诗杂论của ông tuy là một bộ trước thuật không hoàn chỉnh, nhưng sức nhìn thấu suốt, trên dưới quán thông, xác thực có cấu tứ mang tính toàn cục biểu hiện trong đó. Sự chuyển biến thi phong thời sơ Đường mà cuốn sách này bàn luận, từ cung thể thời sơ Đường phỏng theo Lục Triều, qua Vương, Dương, Lô, Lạc (Tứ kiệt) bắt đầu phá vỡ thể chế cũ và xây dựng thể chế mới, cho đến Lưu Hy Dy刘希夷, Trương Nhược Hư张若虚từng bước hoàn thành sự thăng hoa của cảnh giới thi ca, đã vẽ nên bức tranh sáng sủa, rõ ràng về quá trình phát triển của Đường thi trong vòng trăm năm trở lại (Xem các thiên Cung thể thi đích tự độc 宫体诗的自读), sự kiến giải hữu cơ chỉnh thể nhìn diễn tiến thi ca là sự tương ứng đầu cuối, các khâu ăn khớp nhau khiến người ta khi đọc cảm thấy mới mẻ. Văn Nhất Đa闻一多bàn về thơ Giả Đảo贾捣, từ sự biến chuyển của bối cảnh xã hội, ngoài tìm ra căn nguyên xuất hiện và lưu hành thi phong thanh tĩnh, tác giả còn liên hệ một cách đặc biệt với Tứ linh四灵xuất hiện những năm cuối thời Nam Tống: Phái Cảnh Lăng cuối đời Minh, Đồng Quang Thể同光体cuối đời Thanh, nói rõ mỗi triều đại “vào đêm trước của sự huỷ diệt trong động loạn đều cần phải nghỉ ngơi”, vì thế mà “đều có xu hướng quay về với Giả Đảo” (Xem bài viết Giả Đảo). Về khía cạnh so sánh lịch sử, tìm ra quy luật vận động văn học, Văn Nhất Đa quả xứng đáng là người có đầu óc mẫn tuệ. Đến tác phẩm Đường thi đại hệ唐诗大系do ông biên soạn, tổng cộng thu thập ghi chép 263 thi nhân với hơn 1413 bài thơ, trong đó tiêu biểu là các tác giả lớn như: Lý Bạch李白, Đỗ Phủ杜甫, Vương Duy王维, Mạnh Hạo Nhiên孟浩然, Cao Thích高適, Sầm Tham岑参, Hàn Dũ韩愈, Liễu Tông Nguyên柳宗元, Bạch Cư Dị白居易… Cuốn sách này không chỉ có quy mô rộng lớn, thơ được tuyển chọn một cách kỹ càng, có con mắt riêng, hơn nữa có sự phối hợp việc khảo cứu hiệu đính cho các tác phẩm thơ và viêc bổ xung, đính chính cho các tài liệu truyền kí về thi nhân, thực sự đã vượt qua các tuyển tập khác trong lịch sử. Với cuốn sách này, Văn Nhất Đa đã phá vỡ giới hạn của chính biến quan truyền thống, tiến hành xem xét nhiều từ tính nghệ thuật của Đường thi. Ông chú trọng tới các tư liệu về đời sống thi nhân và những thành tựu nghệ thuật của tác giả Đường thi, chỉ ra được nguồn gốc và sự phát triển nghệ thuật nghệ thuật của toàn bộ thơ Đường. Cuốn sách trở thành quyển tuyển tập Đường thi đầu tiên có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi trong thế kỷ này. Với tác giả Chu Tự Thanh朱自清, các tác phẩm chuyên môn bình luận Đường thi của ông không nhiều. Tuy vậy chỉ một tác phẩm của ông là Đường thi tam bách thủ chỉ đạo đại khái唐诗三百首指导大概đã có sự giải thích và phân tích tương đối chính xác và toàn diện về các vấn đề của Đường thi như: đề tài, lối sáng tác, thể tài, sự biến đổi, cách luật, thanh điệu v.v…Những điều được biên soạn trong cuốn Kinh điển thường độc經典常读của ông đã phá vỡ mạnh mẽ ý kiến của các phái nghiên cứu Đường Tống vốn có, ông chủ trương từ góc độ sáng tạo của văn học mà suy xét những lợi hại được mất trong sự chuyển biến từ Đường thi sang Tống thi, khiến cho vấn đề treo lơ lửng đã lâu mà chưa có sự giải quyết này có được phương hướng giải quyết đúng đắn, đồng thời cũng để lại sự chỉ dẫn cho các học giả nghiên cứu sau này. Học giả Tiền Chung Thư lại dựa vào việc so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các vấn đề có liên quan đến Đường Tống thi để đưa ra căn cứ. Cuốn sách Đàm nghệ lục谈艺录do ông dùng thể bút ký truyền thống viết nên (trong đó có một bộ phận đáng kể viết về Đường thi, mặc dù không coi trọng việc xây dựng lí luận nhưng ở mỗi đoạn văn đều có sự dẫn chứng những tư liệu lịch sử từ xưa đến nay, từ trong nước đến ngoài nước một cách đầu đuôi ngọn ngành. Sự kết hợp giữa tham khảo và chứng minh này đã khiến cho vấn đề có được sự phát triển mới, được coi là điển hình cho nghiên cứu văn học so sánh.Trần Dần Khác陈寅恪và Sầm Trọng Miễn岑仲勉lại dựa vào số phận lịch sử của các tác giả để xem xét, nghiên cứu về Đường thi. Các nhà nghiên cứu đưa ra phương pháp gọi là “dĩ thi chứng sử, dĩ sử chứng thi” 以诗证史, 以史证诗, dung hòa sử học và thi học vào làm một. Điều này không những làm phong phú thêm tư liệu nghiên cứu của cả lịch sử và thi ca, mà còn bàn đến một cách rộng rãi nhiều lĩnh vực quan trọng có mối quan hệ mật thiết với Đường thi như tình hình kinh tế, chính trị, khoa cử, giáo dục, học thuật, văn nghệ, dân tộc, tôn giáo và mối quan hệ giữa giao lưu dân tộc, giao lưu quốc tế với sáng tạo thi ca. Thể hiện một bức tranh phức tạp về mối quan hệ giữa văn học và mọi phương diện đời sống con người. Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến trước năm 1949, việc nghiên cứu Đường thi được đánh dấu bằng sự bắt đầu của phong trào “Ngũ Tứ” 五四với chủ trương “Tân văn hoá” 新文化.Giới học thuật “Ngũ Tứ” dưới góc độ đối lập cũ mới đã đưa ra khẩu hiệu “Cách mạng văn học” 革命文学, đặt ra một cách gay gắt vấn đề thay đổi văn hoá truyền thống. Chính điều đó đã dẫn đến việc đánh giá lại những giá trị của văn học cổ điển trong đó có Đường thi. Trần Độc Tú陈独秀trong cuốn Văn học cách mạng luận文学革命论cho rằng văn học Trung Quốc bắt nguồn từ Thi kinh và Sở từ (dùng nhiều thổ ngữ phương vật nhưng về sau lại dần dần biến thành “văn học cổ điển quý tộc trống rỗng, phô trương, hùa theo gọt giũa”, “hình thức của nó thì cũ rích, lỗi thời hữu nhục vô cốt, hữu hình vô thần, như đồ trang trí mà không có giá trị thực dụng, nội dung của nó thì tầm mắt không vượt qua đế vương quyền quý, thần sơn quỷ quái và sự cùng thông lợi đạt của một cá nhân. Cái gọi là vũ trụ, nhân sinh, xã hội không nằm trong tư tưởng của nó”. Do đó phải triệt để loại bỏ cái cũ, thiết lập cái mới, Hồ Thích胡適trong cuốn Bạch thoại văn học sử白话文学史cũng cho rằng: “dựa vào con mắt tiến hoá lịch sử của thế kỷ này để quan sát thì Bách thoại văn học là chính thống của văn học Trung Quốc, lại là lợi khí tất dụng của văn học tương lai”. Chính những điều đó đã khiến việc xem xét văn học Trung Quốc tự nhiên nảy sinh ra một loại quan niệm mới. Đồng thời với việc đề xuất “cách mạng văn học” với mục tiêu cơ bản là thiết lập một nền văn học mới, nhưng việc xây dựng một nền văn học mới lại bắt buộc phải có sự tiến hành đánh giá lại những giá trị văn học truyền thống. Đây là lí do khiến cho giới học thuật “Ngũ Tứ” một mặt phải sáng tạo một dạng thức văn học mới, một mặt phải dồn sức nghiên cứu văn học truyền thống. Đương nhiên trong mấy mươi năm của giai đoạn này, tình hình nghiên cứu Đường thi tự nó có sự phát triển. Nhìn chung mà nói, thời kỳ đầu nặng về cách tân quan niệm, như Hồ Thích胡適 trong cuốn Bạch thoại văn học sử白话文学史đã lần đầu tiên phá vỡ sự phân kỳ “Tứ Đường” 四唐, đề xuất thuyết chia Đường thi làm hai thời kỳ, đồng thời cho rằng “Dựa vào sự thái bình lâu dài của chính trị mà luận thì người ta gọi là Thịnh Đường盛唐, dựa vào văn học mà luận, sự thịnh vượng kỳ thực không nằm ở thời kỳ này. Sau đại loạn cuối năm Thiên Bảo天宝, lúc này mới là thời kỳ Đường thi đã trưởng thành”, “Khai Nguyên, Thiên Bảo开元, 天宝là thời kỳ thịnh, là thời kỳ thái bình nhưng văn học thời kỳ này là văn học ca vũ thăng bình, nội dung lãng mạn, ý cảnh là sự làm dáng, nhưng ngược lại, xã hội giai đoạn sau nửa cuối thế kỷ 8 là xã hội loạn li, thì văn học thời kỳ này là văn học hô hào sầu khổ, là văn học của sự đau khổ, nội dung viết những điều có thực, ý cảnh chân thực”. Ông cũng cho rằng: “lịch sử thi ca triều đại nhà Đường từ Sơ Đường đến Vãn Đường là một giai đoạn lịch sử của từng bước Bạch thoại hóa”. Như vậy, trong tất cả những luận thuật này, các vấn đề bức thiết hiển nhiên đều chống lại thuyết cũ truyền thống, thể hiện đặc trưng mới mẻ rõ ràng của thời đại. Ở giai đoạn sau lại nặng về thực chứng, rất nhiều học giả trong lĩnh vực nghiên cứu Đường thi đã vận dụng các phương pháp khoa học, loại bỏ cách thức bình điểm hoặc cách phê bình ấn tượng của phương thức truyền thống. Các nhà nghiên cứu đã thông qua hệ thống tài liệu hoàn chỉnh để viết nên một số lượng lớn các luận văn hoặc những chuyên luận có tầm nhìn rộng lớn, có tính khái quát cao. Các học giả đã chú ý nghiên cứu một cách hoàn chỉnh, thống nhất với toàn bộ tiến trình Đường thi. Bên cạnh một số luận văn khả quan, còn xuất hiện hàng loạt các tác phảm học thuật như: cuốn Đường thi nghiên cứu唐诗研究của Hồ Vân Dực胡云翼, cuốn Đường thi tổng luận唐诗总论của Hứa Văn Ngọc许文玉, cuốn Đường đại thi học唐代诗学của Dương Khải Cao杨启高, Tô Tuyết Lâm苏雪林với cuốn Đường thi khái luận唐诗概论. Trong đó đặc biệt là cuốn Đường thi khái luận của Tô Tuyết Lâm giống như một sự khái thuật về văn học đoạn đại. Cuốn sách này mở ra với chương đầu tiên là Đường thi long thịnh chi nguyên nhân唐诗隆盛之原因. Tác giả đã đem nguyên nhân phồn thịnh của thơ Đường quy kết về sự lớn mạnh của trào lưu tư tưởng học thuật và sự sáng sủa của bối cảnh xã hội chính trị, sự sáng tạo nỗ lực cách điệu văn học. Chương tiếp theo nói về Đường thi biến thiên chi khái huống唐诗变迁之概况, chia sự phát triển của Đường thi làm năm thời kỳ: một là, thời kỳ kế thừa phong cách cổ điển Tề Lương齐梁, lấy Vương Tích王绩, “Tứ Kiệt” 四杰, “Thẩm Tống” 沈、宋, Trần Tứ Ngang陈子昂, Trương Cửu Linh张九龄làm đại biểu; hai là, thời kỳ hưng thịnh của thơ ca lãng mạn lấy Lí Bạch李白, Vương Duy王维, Mạnh Hạo Nhiên孟浩然, Cao Thích高適, Sầm Tham岑参, Lý Kỳ李颀, Vươn