Đề tài Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long - Cát Hải - Hải Phòng

Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò to lớn đối với môi trường và cuộc sống cộng đồng. Đây là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, vừa đem lại những lợi ích kinh tế to lớn, vừa phòng chống thiên tai cho cộng đồng ven biển và đặc biệt có giá trị làm sạch môi trường, cân bằng sinh thái., tuy nhiên, do dân số tăng nhanh, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong thời kỳ mở cửa cùng với việc quản lý lỏng lẻo hoặc chưa quan tâm bảo vệ đúng mức của một số địa phương nên hệ sinh thái rừng ngập mặn đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng. Trong đó nhiều vùng rừng ngập mặn của Hải Phòng cũng không ngoại lệ. Thành phố vốn có trên 4000 ha rừng ngập mặn, là “lá chắn” ngăn chặn có hiệu quả bão và triều cường, góp phần bảo vệ vững chắc cho hơn 125 km đê thuộc 22 xã ven biển (trong đó rừng ngập mặn tự nhiên có hơn 400ha). Tuy nhiên sự tàn phá diễn ra nhiều năm đã khiến cho rừng ngập mặn của Hải phòng mất gần 1500 ha so với trước. Nguyên nhân chính là để phát triển nuôi trồng thủy sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, người dân ở nhiều vùng ven biển đã chặt phá rừng lấy diện tích nuôi tôm, cá. Họ chỉ thấy được lợi ích thu được trước mắt trong khi còn rất nhiều giá trị phi sử dụng khác vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Điều này đã khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó thay đổi. Đã có rất nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu lượng giá kinh tế cho hệ sinh thái này của Hải Phòng nhưng đó mới chỉ là đánh giá nhanh và còn rất nhiều giá trị khác chưa được đề cập tới. Với mong muốn đóng góp một phần vào việc hoàn thiện các nghiên cứu trước đây, tôi lựa chọn đề tài:” Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng”. Sở dĩ tôi chọn đề tài này vì 3 lý do chính: + Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần phải bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn đã được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam chấp thuận và tự nguyện thực hiện. + Hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long thuộc huyện đảo Cát Hải - Hải Phòng, nguồn tài nguyên biển quý giá đang đối mặt với nhiều thách thức. Vì vậy khu vực này đòi hỏi phải có những nghiên cứu lượng giá để đánh giá đầy đủ các giá trị của nó nhằm khai thác và sử dụng tài nguyên một cách bền vững. + Bản thân là một sinh viên theo học chuyên ngành Kinh tế quản lý tài nguyên và môi trường, được đào tạo chính quy, tôi muốn được vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn nhằm đóng góp một phần công sức của mình trong nỗ lực bảo vệ môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững.

doc89 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long - Cát Hải - Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các cán bộ, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thu Hoa, người đã giúp đỡ em hình thành nên ý tưởng cho chuyên đề. Qua sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của cô, em đã có được hướng đi đúng đắn để hoàn thành tốt đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói chung và các thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị nói riêng đã truyền đạt cho em những kiến thức và trình độ nhất định để hoàn thành đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS. Trần Đình Lân và các cán bộ trong Viện Tài nguyên và Môi trường Biển - Hải Phòng, những người đã tạo điều kiện rất tốt để em kịp thời có được số liệu phục vụ cho đề tài. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã bên cạnh động viên và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Hoàng Thị Chiến LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tự nghiên cứu, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước mọi sự kỷ luật của nhà trường. Sinh viên Hoàng Thị Chiến DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng anh Nghĩa tiếng việt FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc IUCN The world conservation union Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới NGOs Non-goverment Organizations Tổ chức phi chính phủ QN Quảng Ninh TH Thanh Hoá NA Nghệ An QB Quảng Bình H Huế NT Ninh Thuận ĐN Đà Nẵng HCM Hồ Chí Minh TG Tiền Giang KG Kiên Giang TCM Travel Cost Method Phương pháp chi phí du lịch HPM Hedonic Pricing Method Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ CVM Contingent Valuation Method Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên UBND Ủy ban nhân dân HTX Hợp tác xã RNM Rừng ngập mặn MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Hình 1: Khái niệm TEV 6 Bảng 1: Phân tích các loại hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ở một số địa phương điển hình theo cách đánh giá hiện thời (2004) 19 Bảng 2: Các giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn và phương pháp đánh giá tương ứng 26 Hình 2: Toàn bộ khu vực Phù Long 29 Bảng3: Thành phần các loài thực vật trong 1 ô tiêu chuẩn (10mx10m) ở trong và ngoài các đầm nuôi thuỷ sản. 34 Bảng 4: Mật độ cây con tái sinh ở các khu vực trong và ngoài đầm nuôi thủy sản (cây/m2) 34 Bảng 5: Sự phát triển dân số, diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích rừng ngập mặn tại xã Phù Long. 38 Bảng 6: Nhận thức của người dân về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn 39 Bảng 7: Nhận thức của người dân về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng rừng ngập mặn 39 Bảng 8: Sản lượng khai thác hải sản (kg/ngày) 45 Bảng 9: Sản lượng khai thác thuỷ sản trung bình (kg/năm) 47 Bảng 10: Doanh thu hải sản trung bình trong 1năm của người dân đi khai thác (nghìn đồng) 48 Bảng 11: Sản lượng của từng loại thủy sản trong 9 đầm điều tra được 49 Bảng 12: Năng suất và doanh thu của các loài thuỷ sản trên 1 ha rừng ngập mặn (ha/năm). 50 Bảng 13: Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho quỹ 1 53 Bảng 14: Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho quỹ 2 57 Bảng 15: Nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước 61 Bảng 16: Mật độ phân bố tôm giống (con/100m2) 62 Bảng 17: Các giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long 63 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò to lớn đối với môi trường và cuộc sống cộng đồng. Đây là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, vừa đem lại những lợi ích kinh tế to lớn, vừa phòng chống thiên tai cho cộng đồng ven biển và đặc biệt có giá trị làm sạch môi trường, cân bằng sinh thái., tuy nhiên, do dân số tăng nhanh, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong thời kỳ mở cửa cùng với việc quản lý lỏng lẻo hoặc chưa quan tâm bảo vệ đúng mức của một số địa phương nên hệ sinh thái rừng ngập mặn đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng. Trong đó nhiều vùng rừng ngập mặn của Hải Phòng cũng không ngoại lệ. Thành phố vốn có trên 4000 ha rừng ngập mặn, là “lá chắn” ngăn chặn có hiệu quả bão và triều cường, góp phần bảo vệ vững chắc cho hơn 125 km đê thuộc 22 xã ven biển (trong đó rừng ngập mặn tự nhiên có hơn 400ha). Tuy nhiên sự tàn phá diễn ra nhiều năm đã khiến cho rừng ngập mặn của Hải phòng mất gần 1500 ha so với trước. Nguyên nhân chính là để phát triển nuôi trồng thủy sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, người dân ở nhiều vùng ven biển đã chặt phá rừng lấy diện tích nuôi tôm, cá. Họ chỉ thấy được lợi ích thu được trước mắt trong khi còn rất nhiều giá trị phi sử dụng khác vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Điều này đã khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó thay đổi. Đã có rất nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu lượng giá kinh tế cho hệ sinh thái này của Hải Phòng nhưng đó mới chỉ là đánh giá nhanh và còn rất nhiều giá trị khác chưa được đề cập tới. Với mong muốn đóng góp một phần vào việc hoàn thiện các nghiên cứu trước đây, tôi lựa chọn đề tài:” Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng”. Sở dĩ tôi chọn đề tài này vì 3 lý do chính: + Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần phải bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn đã được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam chấp thuận và tự nguyện thực hiện. + Hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long thuộc huyện đảo Cát Hải - Hải Phòng, nguồn tài nguyên biển quý giá đang đối mặt với nhiều thách thức. Vì vậy khu vực này đòi hỏi phải có những nghiên cứu lượng giá để đánh giá đầy đủ các giá trị của nó nhằm khai thác và sử dụng tài nguyên một cách bền vững. + Bản thân là một sinh viên theo học chuyên ngành Kinh tế quản lý tài nguyên và môi trường, được đào tạo chính quy, tôi muốn được vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn nhằm đóng góp một phần công sức của mình trong nỗ lực bảo vệ môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Lượng giá một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long trong điều kiện có thể. - Đề xuất giải pháp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về mặt khoa học chuyên đề sẽ tính toán cụ thể một số giá trị của rừng: giá trị thuỷ sản, giá trị lâm sản ngoài gỗ, giá trị phòng hộ, giá trị lựa chọn, giá trị để lại, giá trị tồn tại, chức năng sản xuất vật chất hữu cơ; và từ đó nêu ra cách phát triển rừng theo hướng bền vững dựa trên quan điểm kinh tế học môi trường. Về mặt không gian, chuyên đề sẽ đánh giá toàn bộ xã Phù Long. Về mặt thời gian, đề tài tiến hành đánh giá giá trị kinh tế của rừng Phù Long trong năm 2008. Cụ thể các số liệu điều tra được từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 năm 2008. Ngoài ra còn những số liệu do uỷ ban nhân dân xã Phù Long cung cấp trong những năm trước sẽ được quy đổi về thời điểm tính toán. 4. Phương pháp nghiên cứu Có 3 phương pháp chính: - Phương pháp giá thị trường dùng để xác định giá trị thuỷ sản, giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong), giá trị tồn tại. - Phương pháp chi phí thay thế dùng để xác định giá trị phòng hộ của rừng. - Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên dùng để xác định giá trị lựa chọn và giá trị để lại. Ngoài ra để có được các số liệu cần thiết, các phương pháp được lựa chọn sử dụng như: phương pháp phỏng vấn, phương pháp thu thập số liệu thống kê từ cơ quan nhà nước, phương pháp phân tích thông tin sẵn có… 5. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề sẽ gồm có 4 chương. Cụ thể: - Chương I. Giá trị kinh tế và đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn - Chương II. Hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn Phù Long - Chương III. Lượng giá giá trị kinh tế rừng ngập mặn Phù Long - Chương IV. Kiến nghị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long CHƯƠNG I: GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN 1.1. Rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng ngập mặn Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm hai thành phần cơ bản là các nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh tác động qua lại với nhau, không ngừng vận động qua lại với nhau, không ngừng vận động trong không gian và thời gian, có khả năng tự điều chỉnh, thích ứng với những điều kiện môi trường cụ thể. Theo tiêu chí của Tổ chức Nông Nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO,1998) thì một quần hợp thực vật được gọi là rừng khi có tối thiểu 10% cây cối che phủ không phải là cây trồng nông nghiệp, đảm bảo cho sự tồn tại của các loài động, thực vật và duy trì điều kiện đất đai phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định và phân chia các loại rừng còn tùy thuộc vào các tiêu chí kích cỡ cây, tầng tán, các yếu tố địa lý sinh vật… Như vậy, rừng ngập mặn được hình thành bởi các cây ngập mặn nếu diện tích che phủ đạt trên 10%. Loại rừng này bao gồm các loài cây ngập mặn chính thống (true mangrove species), đó là những loài cây chỉ có ở rừng ngập mặn và các loài cây gia nhập rừng ngập mặn (associate mangrove species), những loài cây có thể gặp ở cả trong rừng ngập mặn và những vùng khác nữa (Phan Nguyên Hồng, 1991). Chúng ta cũng cần phân biệt rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm tất cả các thành phần hữu sinh (cây ngập mặn, nấm, tảo, vi sinh vật trên cây, dưới nước, trong đất rừng ngập mặn và kể cả trong không khí) và các thành phần vô sinh (không khí,đất và nước). Hai thành phần này luôn tác động qua lại, quy định lẫn nhau, vận động trong không gian và thời gian (N.H. Tri, Phan Nguyen Hong, Neil Adger, Mick Kelly, 2002). Trong đó: + Thành phần vô sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ngoài ánh sáng mặt trời còn bao gồm không khí mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển, đất phù sa, bãi bồi ngập theo nước triều lên xuống trong ngày (nhật triều hoặc bán nhật triều), nước mặn từ biển vào, nước ngọt từ trong sông ra và nước lợ (hòa lẫn giữa nước ngọt và nước mặn). Các yếu tố về độ mặn, pH và các thành phần lý hóa của nước luôn thay đổi theo không gian và thời gian. + Thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là các sinh vật biển, sinh vật nội địa và sinh vật đặc trưng trong vùng rừng ngập mặn, đặc biệt là các sinh vật di cư (chim di cư, rùa biển, bò biển…). Ngoài ra còn có các vi sinh vật, nấm, phù du thực vật… Hệ sinh thái rừng ngập mặn được đánh giá là một trong các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái. Các lá cây ngập mặn rụng xuống chiếm 50% - 70% năng suất sơ cấp ròng. Đây là nguồn chất hữu cơ phân hủy và hòa tan trong chuỗi, lưới thức ăn và xuất khẩu theo dòng nước tạo nguồn dinh dưỡng cho các loài động vật, thủy, hải sản của cả một vùng ven biển rộng lớn. Hệ thống rễ cây ngập mặn có khả năng lọc và hấp thụ một số chất ô nhiễm độc hại trong đất và nước. Bùn trầm tích rừng ngập mặn là nơi tích tụ các chất hữu cơ phân hủy tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật hoạt động với năng suất 0,2 – 10g C/m3/ngày. Rừng ngập mặn là nơi che chở nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản, là vườn ươm cho sự sống của biển. 1.2. Khái niệm “Tổng giá trị kinh tế” (TEV) Trong kinh tế thị trường, có rất nhiều loại hàng hoá được trao đổi buôn bán trên thị trường. Chúng có một mức giá nhất định và việc xác định giá trị của chúng là đơn giản. Tuy nhiên khi xem xét hàng hoá công cộng (những hàng hoá không xác định được giá trên thị trường và thuộc sở hữu chung) thì việc xác định giá trị của chúng dưới dạng tiền tệ sẽ gặp nhiều khó khăn. Một trong số đó phải kể đến hàng hoá môi trường. Đây là một dạng hàng hoá mà người ta mới đưa vào nghiên cứu trong kinh tế học môi trường. Và để xem xét được giá trị của loại hàng hoá này một cách đầy đủ thì chúng ta phải nhìn nhận trên góc độ tổng giá trị kinh tế (TEV). Vậy tổng giá trị kinh tế (TEV): là tổng giá trị quy thành tiền của các giá trị hợp phần của hệ sinh thái, được tính toán theo sơ đồ sau: TEV UV NUV DUV IDUV OV BV EV Nguồn: Nguyễn Hoàng Trí(2006) Hình 1: Khái niệm TEV Trong đó: UV: Giá trị sử dụng NUV: Giá trị phi sử dụng DUV: Giá trị sử dụng trực tiếp IDUV: Giá trị sử dụng gián tiếp OV: Giá trị lựa chọn EV: Giá trị tồn tại BV: Giá trị để lại - Giá trị sử dụng (UV): được hiểu là những giá trị được con người sử dụng vào mục đích của mình và vì lợi ích của con người. Trong đó có thể được sử dụng dưới hai hình thức: + Giá trị sử dụng trực tiếp (DUV): Đây là những giá trị mà trong thực tế nó liên quan đến số lượng đầu ra của sản phẩm hàng hoá môi trường mà con người có thể xác lập được chúng trên thị trường thông qua giá cả. Thông thường giá được xác lập là giá thực. Nghĩa là nếu xác định được khối lượng hàng hoá theo giá thị trường rồi trừ đi những khoản chi phí thì chúng ta sẽ xác lập được giá trị của nó theo giá trị thực. à Mô hình hoá: f(DUV) = f(P,Q,C) Với: P là giá cả hàng hoá Q là sản lượng hàng hoá C là các khoản chi phí để có được lượng hàng hoá Đối với một sản phẩm i nào đó của giá trị hàng hóa môi trường thì giá trị được xác lập bằng: Pi x Qi - Ci Ví dụ: Khi chúng ta tính tổng giá trị kinh tế của 1 khu rừng ngập mặn thì tôm, cá, cua, mật ong, gỗ củi…là i (hàng hóa thông thường đem mua bán trao đổi trên thị trường) trong đó mỗi hàng hóa đó có nghĩa là Pi là giá của sản phẩm i, Qi là số lượng của sản phẩm i đã thu hoạch, Ci là chi phí để có được khối lượng Qi. + Giá trị sử dụng gián tiếp (IDUV): Đây là những giá trị có liên quan đến chức năng của môi trường trong việc hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế, hoạt động sống của con người. Nó giúp con người phòng tránh được những thảm hoạ của thiên nhiên (lũ lụt, sóng thần, biến đổi khí hậu…) Ví dụ: Khi xem xét 1 hệ thống khu rừng ngập mặn ven biển thì giá trị sử dụng gián tiếp là khả năng ngăn cản bão sóng biển để bảo vệ hoạt động sản xuất và đời sống của con người phía trong khu rừng ngập mặn. Trong mô hình xem xét về giá trị gián tiếp, liên quan đến chức năng của hệ sinh thái đánh giá về giá trị của nó, người ta có thể căn cứ vào thay đổi trong sản xuất mà trong đó được xác lập thông qua công thức sau: ∆p = (Qit/N – Qit) x pt ∆p: số lượng (thay đổi) trong sản xuất sản phẩm Qit/N: khối lượng hàng hóa i được xem xét trong 1 thời gian t Qit: khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà đã có được dựa trên 1 năm cơ sở t nào đó + Giá trị lựa chọn (OV): Là những giá trị phụ thuộc vào tính chất môi trường hoặc đặc thù của hệ sinh thái mà người làm đánh giá cần phải xem xét, nghiên cứu. Nó bao gồm những lợi ích từ các nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu sử dụng hiện tại của con người và nó thể hiện sự khác biệt giữa các nguồn tài nguyên đó. Ví dụ: Khi chúng ta xem xét 1 khu rừng ngập mặn ngoài những giá trị trực tiếp và gián tiếp mà chúng ta đã có thì trong hệ thống sinh thái rừng ngập mặn đó còn có 1 loài cho giá trị cây thuốc dựa vào Tananh hay chất tiết ra của nó. Đó chính là giá trị lựa chọn riêng của hệ sinh thái mang lại mà ở hệ sinh thái khác không có. Xác định giá trị này phụ thuộc vào tính chất đặc thù của hệ sinh thái mà con người không quyết định được và phụ thuộc vào sự ưa thích của thị trường. - Giá trị phi sử dụng (NUV): Là những giá trị thường nằm trong tiềm thức của người đánh giá về nó nhưng lại không có chỗ đứng trên thị trường (không có giá thị trường). Đây chính là vấn đề phức tạp nhất trong kinh tế học môi trường mà người ta cho rằng cần phải có những cách đánh giá tích cực để phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Hiện nay các nhà kinh tế học môi trường đã đưa ra quan điểm cho rằng có hai giá trị cơ bản thuộc nhóm này. Đó là: Giá trị tồn tại (EV), giá trị tuỳ thuộc (BV). + Giá trị tồn tại (EV): Đây là giá trị nằm trong bản thân của sự vật mà con người cho rằng nó không thể mất đi. Nó phải được duy trì vì ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội của nó. Ví dụ: Khi chúng ta đánh giá dự án đầu tư khai thác 1 khu rừng gỗ ôn đới của Canada. Trên quan điểm phân tích tài chính thì giá trị khu rừng này cho phép nhà đầu tư khai thác gỗ (NPV>0) nhưng trên quan điểm phân tích kinh tế các nhà kinh tế học môi trường đã tính toán là không thể cho nhà đầu tư khai thác khu rừng này (NPV<0). Nguyên nhân người ta cho rằng nếu khai thác khu rừng đó tính toán cho thấy rằng sẽ mất đi nơi cư trú của loài cú trắng vì nó có nhiệm vụ cân đối đàn chuột trong rừng. Như vậy trong trường hợp khu rừng đó có giá trị tồn tại của con cú được đánh giá cao vì nó được tính trên cơ sở. + Giá trị để lại (BV): Đây là giá trị phụ thuộc vào khả năng đáp ứng dịch vụ sinh thái hoặc dịch vụ môi trường cho thế hệ tương lai và nằm trong tầm nhận thức của con người về vấn đề đó. Ví dụ khi đánh giá hệ thống cây xanh trên đường phố. Có nhiều quan điểm nhìn nhận đối với cây cổ thụ. Thứ nhất: Đối với các nhà sản xuất đồ gỗ thì họ sẽ đánh giá là số cây đó cho bao nhiêu sản lượng gỗ. Thứ hai: Đối với các nhà sinh thái thì họ sẽ cho đây là loài cây quý hiếm, cần được bảo vệ hoặc sử dụng một cách hợp lý. Thứ ba: Đối với các nhà đô thị thì cho đó là cảnh quan. Thứ tư: Đối với các nhà lịch sử thì các cây này sẽ phản ánh một mốc lịch sử nào đó. Thông qua hai giá trị vừa nêu thuộc nhóm giá trị phi sử dụng cho phép chúng ta khẳng định một điều: Trong thực tế những giá trị phi sử dụng của hàng hoá chất lượng môi trường luôn tồn tại nhưng vấn đề nhận dạng, đánh giá, quy đổi chúng ra giá trị tiền tệ là thách thức lớn nhất đối với các nhà kinh tế học môi trường. Do đó lựa chọn được phương pháp để đánh giá những giá trị này là không hề đơn giản. Để cụ thể hơn, đối với tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn, đề tài xin nêu ra cách xác định các giá trị của tác giả Adger (1996). Các giá trị do ông xác định được thể hiện ở bảng dưới đây: Hình 2: Sơ đồ lượng giá tổng giá trị kinh tế và xu hướng hiện nay trong nghiên cứu lượng giá hệ sinh thái trong rừng ngập mặn Nguồn: Adger (1996) 1.3.Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn Giá trị hệ sinh thái nói chung và giá trị hệ sinh thái rừng ngập mặn nói riêng thể hiện sự đồng tiến hoá giữa kinh tế và sự hiểu biết về môi trường tự nhiên của con người. Lĩnh vực này ngày càng được quan tâm nghiên cứu do tác động nhiều mặt của các quá trình phát triển kinh tế lên hệ thống tự nhiên. Sự hiểu biết đó sẽ mang lại kiến thức về cấu trúc tự nhiên, sinh học và xã hội cũng như mối liên hệ về mặt chức năng giữa kinh tế và các hệ sinh thái. Làm rõ giá trị hệ sinh thái mà cụ thể là hệ sinh thái rừng ngập mặn chính là góp phần tìm ra những giải pháp kinh tế thích hợp để bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên này. Khi xem xét chúng ta thấy hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp hàng hoá đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho xây dựng và năng lượng để đun nấu cho người dân địa phương. Các loại hàng hoá này được mua bán, trao đổi trên thị trường, bao gồm các sản phẩm từ thực vật như gỗ làm nhà, đóng bàn ghế, giường tủ, củi đun, lá dừa nước để lợp nhà, làm vách tường, mật ong, nước giải khát…, các sản phẩm từ động vật như thuỷ hải sản kể cả động vật không xương sống và động vật có xương sống như các loại tôm, cua, cá, sò, vọp…là nguồn thực phẩm quan trọng cho người dân địa phương, đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sản cho xuất khẩu (Adger, Brown, Cervigini, Moran, 1995). Tuy nhiên giá trị to lớn của hệ sinh thái rừng ngập mặn không phải chỉ ở hàng hoá mà còn ở khả năng cung cấp những dịch vụ cần thiết và quan trọng cho con người (Barbier, Costanza, Twilley, 1991). Các dịch vụ rừng ngập mặn và hầu hết đều không hoặc không thể trao đổi trên thị trường. Sau đây là một số dịch vụ cơ bản của hệ sinh thái rừng ngập mặn: + Cung cấp dịch vụ giải trí, du lịch: Hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp rất nhiều dịch vụ du lịch tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, mức sống và thói quen của người dân. Các dịch vụ này bao gồm đi câu cá, quan sát chim di cư, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên…Một số nơi như Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh đã kết hợp giữa du lịch sinh thái với tham quan các di tích lịch sử chiến khu rừng Sát, tham quan vườn chim, dơi…mang lại hiệu quả cao cả về giáo dục tuyên truyền, phát triển kinh tế, xã hội. Ví dụ: Theo ghi nhận của Lê Đình Thuỷ trong đề tài “Tài nguyên chim ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ” thì trong khu rừng ngập mặn này cấu trúc thà