Đề tài Lý luận và thực tiễn giải quyết án Hôn nhân gia đình

Qua thống kê, tổng kết hàng năm cho thấy khối lượng công việc về án Hôn nhân gia đình chiếm một nữa số án kiện mà Tòa án nhân dân phải giải quyết. Ngoài ra, tính chất phức tạp trong quan hệ Hôn nhân và gia đình ngày càng tăng dẫn đến việc giải quyết án dân sự ngày càng phức tạp hơn. Tính chất phức tạp trong quan hệ hôn nhân và gia đình cũng được thể hiện trong các văn bản pháp luật về Hôn nhân và gia đình ban hành sau thì số lượng điều luật ngày càng nhiều hơn. Ví dụ: Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ có 57 điều luật, thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 số điều luật đã tăng lên 110 điều. Điều đó chứng tỏ rằng quan hệ Hôn nhân và gia đình ngày càng yêu cầu pháp luật phải điều chỉnh chi tiết hơn, cụ thể hơn. Thực tiễn cống tác xét xử án Hôn nhân và gia đình thể hiện rõ điều này. Trong số các vụ án khiếu nại bức xúc kéo dài, mà Tòa án nhân dân tối cao phải đang cùng với vụ dân nguyện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thì có 03 trong 04 vụ phải tường trình cụ thể là án Hôn nhân và gia đình. Tính chất phức tạp của án Hôn nhân và gia đình ngày càng tăng, sự quan tâm của xã hội, của báo chí đối với loại án kiện này ngày càng nhiều hơn. Tòa án nhân dân tối cao đã có tờ trình đề nghị thành lập Tòa hôn nhân và gia đình nhưng chưa được thông qua. Việc Quốc hội chưa thông qua đề nghị thành lập Tòa Hôn nhân và gia đình không có nghĩa là chưa cần phải có một Tòa riêng để giải quyết loại việc này. Theo chúng tôi có thể các lập luận, chưa đủ tính thuyết phục; có thể chúng ta mới chỉ nói được số lượng công việc mà chúng ta đang phải giải quyết ngày càng nhiều, mà chưa làm rõ được cái đặc trưng của loại án Hôn nhân và gia đình khác với án dân sự, nhất là yêu cầu riêng về tố tụng. Một số nước trên thế giới (như ở Úc), thì Tòa Hôn nhân và gia đình từ cấp Tỉnh trở xuống thành lập một hệ thống độc lập riêng, chỉ ở cấp Trung ương mới hội tụ lại Tòa án tối cao. Ở nhật người ta cũng tổ chức hệ thống Tòa án Hôn nhân và gia đình riêng. Tòa án Hôn nhân và gia đình ở Nhật xét xử các vụ án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.

doc58 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2510 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý luận và thực tiễn giải quyết án Hôn nhân gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.   I. Đặc điểm của công tác giải quyết án Hôn nhân gia đình             Qua thống kê, tổng kết hàng năm cho thấy khối lượng công việc về án Hôn nhân gia đình chiếm một nữa số án kiện mà Tòa án nhân dân phải giải quyết. Ngoài ra, tính chất phức tạp trong quan hệ Hôn nhân và gia đình ngày càng tăng dẫn đến việc giải quyết án dân sự ngày càng phức tạp hơn.             Tính chất phức tạp trong quan hệ hôn nhân và gia đình cũng được thể hiện trong các văn bản pháp luật về Hôn nhân và gia đình ban hành  sau thì số lượng điều luật  ngày càng nhiều hơn. Ví dụ: Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ có 57 điều luật, thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 số điều luật đã tăng lên 110 điều. Điều đó chứng tỏ rằng quan hệ Hôn nhân và gia đình ngày càng yêu cầu pháp luật phải điều chỉnh chi tiết hơn, cụ thể hơn.             Thực tiễn cống tác xét xử án Hôn nhân và gia đình thể hiện rõ điều này. Trong số các vụ án khiếu nại bức xúc kéo dài, mà Tòa án nhân dân tối cao phải đang cùng với vụ dân nguyện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thì có 03 trong 04 vụ phải tường trình cụ thể là án Hôn nhân và gia đình. Tính chất phức tạp của án Hôn nhân và gia đình ngày càng tăng, sự quan tâm của xã hội, của báo chí đối với loại án kiện này ngày càng nhiều hơn.             Tòa án nhân dân tối cao đã có tờ trình đề nghị thành lập Tòa hôn nhân và gia đình nhưng chưa được thông qua. Việc Quốc hội chưa thông qua đề nghị thành lập Tòa Hôn nhân và gia đình không có nghĩa là chưa cần phải có một Tòa riêng để giải quyết loại việc này. Theo chúng tôi có thể các lập luận, chưa đủ tính thuyết phục; có thể chúng ta mới chỉ nói được số lượng công việc mà chúng ta đang phải giải quyết ngày càng nhiều, mà chưa làm rõ được cái đặc trưng của loại án Hôn nhân và gia đình khác với án dân sự, nhất là yêu cầu riêng về tố tụng.             Một số nước trên thế giới (như ở Úc), thì Tòa Hôn nhân và gia đình từ cấp Tỉnh trở xuống thành lập một hệ thống độc lập riêng, chỉ ở cấp Trung ương mới hội tụ lại Tòa án tối cao. Ở nhật người ta cũng tổ chức hệ thống Tòa án Hôn nhân và gia đình riêng. Tòa án Hôn nhân và gia đình ở Nhật xét xử các vụ án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.             Điểm đặc trưng của việc thành lập Tòa Hôn nhân và gia đình là đặc trưng về tố tụng. Trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình người ta cho rằng nó là lĩnh vực rất riêng tư và phải có tố tụng riêng. Điểm đặc trưng nhất của loại tố tụng này là phải kín. Người ta rất ngạc nhiên khi thấy chúng ta đưa các vụ án về Hôn nhân và gia đình ra xét xử công khai, thậm chí còn mang về Hội trường Ủy ban  nhân dân xã, sân đình, sân kho mà giải quyết viêc ly hôn.             Xã hội càng phát triển, càng có sự quan tâm đến việc giải quyết án Hôn nhân và gia đình. Tại Úc, người ta nói chỉ riêng có Thẩm phán Gia đình cần được bảo vệ hai bốn trên hai bốn giờ (24/24 giờ) còn các Thẩm phán của các Tòa khác không cần bảo vệ như vậy. Về điều này, người ta lý giải rằng, việc gia đình tưởng là một việc nhỏ nhưng nó lại gây nên bức xúc, gay gắt ngay cả khi tranh chấp và sau khi án đã sử xong rồi, các đương sự vẫn cho rằng cuộc đời của họ bây giờ khốn khổ như thế này, gia đình họ tan nát như thế này là do ông bà Thẩm phán của Tòa gia đình gây ra. Sự ám ảnh này đã dẫn đến họ luôn luôn tấn công Thẩm phán.             Một vài ví dụ trên để tháy rõ hơn hướng phát triển của loại án Hôn nhân gia đình. Án Hôn nhân và gia đình không phải là đơn giản, mà có những đặc trưng riêng, xét xử loại án này có yếu tố khó hơn với các loại án khác, chứ không phải là loại án, loại việc dể nhất như chúng ta thường quan niệm.  II. Một số nội dung chính cần thể hiện rõ khi áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình 1. Phạm vi áp dụng của Luật Hôn nhân gia đình năm 1959, 1986, 2000.             Hiểu và áp dụng đúng đắn Luật hôn nhân và gia đình năm 1959; Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong khi giải quyết án hôn nhân và gia đình là rất cần thiết.             Để việc áp dụng được thônga nhất và đúng đắn trước tiên chúng ta cần lưu ý và nắm rõ ngày có hiệu lực của Luật.             + Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực ngày 13/01/1960.             + Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực ngày 03/01/1987.             + Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực ngày 01/01/2001.             ta cần phải nhớ được ngày có hiệu lực bởi nó liên quan đến phạm vi có hiệu lực của luật. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực từ ngày 13/01/1960, thì việc kết hô của một người đang có vợ hoặc đang có chồng với người khác vào ngày 12/01/1960, có nghĩa không thuộc vào phạm vi điều chỉnh của luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, và như vậy hôn nhân của họ vẫn hợp pháp. Xác định hôn nhân hợp pháp còn liên quan đến xét xử án về chia thừa kế chứ không chỉ để giải quyết đúng án kiện về hôn nhân và gia đình.             Hiện nay có nhiều sai lầm là bản án cho rằng Luật hôn nhân gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 không còn giá trị nữa nên chỉ áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nhiều bản án thấy rằng  việc xác định tài sản riêng ở thời điểm trước năm 1986 là sai, nhưng tại sao sai thì bản án không chỉ ra được.             Trước năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chưa quy định vợ chồng có tài sản riêng, thì không có tài sản riêng trong quan hệ vợ chồng. Tất cả tài sản mà vợ chồng có trong thời kỳ hôn nhân cũng như trước hô nhân đã và nhập vào khối tài sản chung do Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định rằng vợ chồng có quyền sở hữu ngang nhau, tài sản trước và sau khi cưới, tất cả tài sản đó là tài sản chung, vì vậy, không thế có tài sản riêng. Cho nên, năm 2000 anh xin ly hôn vợ mà bảo rằng năm 1961, 1962 ông bố tôi cho tôi thừa kế tài sản riêng  hoặc tôi kết hôn năm 1962, tài sản này, ngôi nhà này tôi đã có từ năm 1961, nó là tài sản trước khi kết hôn cho nên nó là tài sản riêng thì không thể chấp nhận được. Đã là trước ngày 03/01/1987 thì thuộc phạm vi ảnh hưởng của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, vì vậy, phải điều chỉnh theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và lúc đó không có vấn đề tài sản riêng.             Từ ngày 03/01/1987 cho đến ngày 01/01/2000 các quan hệ Hôn nhân và gia đình thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, trong thời gian này mới quy định ề tài sản riêng của vợ chồng. Vấn đề tài sản riêng quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có đặc trưng riêng và không hoàn toàn giống như quy định  về tài sản riêng của vợ, chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nên cũng phải phân biệt, áp dụng phù hợp cho từng thời điểm. Do đó, trong tay Thẩm phán luôn phải có cả Luật Hôn nhân gia đình năm 1959, năm 1986 chứ không chỉ có Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.             Quan hệ giao dịch phát sinh ở thời điểm nào thì chịu ảnh hưởng của pháp luật ở thời điểm đó, phải lấy pháp luật của thời kỳ đó làm thước đo để xác định hợp pháp hay không hợp pháp. Không thể lấy thước đo là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để đo sự kiện, giao dịch, các hành vi mà con người đã thực hiện vào những năm trước đây. Đó là nguyên tắc trừ trường hợp các văn bản có hiệu lực hồi tố.             Ví dụ: Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có hiệu lực hồi tố đối với vấn đề hôn nhân thực tế. Tất cả những sự kiện trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực), trước khi ban hành Nghị quyết 35 đều được điều chỉnh bằng Nghị quyết 35. Vì vậy, Nghị quyết 35 có hiệu lực hồi tố.             2. Xác định quan hệ hôn nhân hợp pháp đối với trường hợp không có đăng ký kết hôn             Khi giải quyết những trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực mà không đăng ký kết hôn cần phải lưu ý một số trường hợp sau đây:             Thứ nhất: những trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 03/01/1987, ngày mà Luật hôn nhân gia đình năm 1986 có hiệu lực  mà chưa đăng ký kết hôn (mà trước đây quen gọi là hôn nhân thực tế) thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì dược Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Đây là trường hợp không bắt buộc đăng ký kết hôn mới được coi là hợp pháp.             Thứ hai: Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm (từ 01/01/2001 đến 01/01/2003), trong thời hạn họ đăng ký kết hôn thì công nhận quan hệ hôn nhân của họ hợp pháp từ ngày họ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Trong thời hạn này họ không đăng ký kết hôn mà một bên chết trước thì bên còn sống được hưởng thừa kế di sản của bên đã chết theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp họ đã làm thủ tục xin đăng ký kết hôn vào thời gian từ ngày 01/01/2001 đến 01/01/2003 nhưng chưa được cấp đăng ký kết hôn  mà xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nếu có một bên chết trước thì bên kia được hưởng thừa kế di sản của người chết.             Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng (nếu họ đăng ký kết hôn thì chỉ công nhận quan hệ hôn nhân của họ từ ngày đăng ký); nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa thụ lý và tuyên bố không công nhận  quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Nếu có một bên chết trước thì bên còn sống không được hưởng di sản của bên đã chết.             Thứ ba: Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu xin ly hôn thì Tòa thụ lý và tuyên bố không công nhận vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tào áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Nếu có một bên chết trước thì bên còn sống không được hưởng di sản của bên đã chết.             Đối với trường hợp  "thứ hai" (chung sống từ khoảng 03/01/1987 đến 01/01/2001) xin nói rõ thêm rằng rất khác nhau giữa người xin ly hôn vào trước ngày 01/01/2003 với người xin ly hôn vào sau ngày01/01/2003. Nếu xin ly hôn vào trước ngày 01/01/2003 thì hôn nhân là hợp pháp và đến bây giờ mình mới xử thì hôn nhân của người ta vẫn hợp pháp. Nhưng nếu chậm một ngày sau ngày 01/01/2003 mới nộp đơn xin ly hôn thì không được công nhận là hợp pháp nữa. Cho nên chúng ta phải phân biệt ngày thụ lý là như vậy. Ngày thụ lý trước ngày 01/01/2003 thì không đăng ký vẫn là hợp pháp dù cho tới bây giờ ta mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm... Trừ trường hợp, nếu quay lại sơ thẩm thì tính thời điểm sơ thẩm lại là ngày thụ lý.             Riêng về vấn đề hôn nhân không có đăng ký kết hôn mà ta vẫn quen gọi là hôn nhân thực tế, sẽ còn gặp rất nhiều trong những vụ án, không chỉ trong những vụ án về ly hôn mà còn trong những vụ án về chia thừa kế.             Ví dụ: Vụ án chia thừa kế có thể vợ hoặc chồng chết rất lâu rồi, nhưng một người còn sống, mãi sau này việc thừa kế mới phát sinh, cho nên mãi sau này Tòa án vẫn phải xem xét tính chất của quan hệ hôn nhân trước đây.             Khi xem xét, nam và nữ có phải chung sống với nhau như vợ chồng hay không phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp ngày 03/01/2001. Thông tư này quy định về căn cứ xác định chung sống với nhau nhưvợ chồng đã được mở rộng hơn nhiều (các quy định trước đây thì tương đối chặt chẻ như quá trình sống chung được xã hội, gia đình công khai thừa nhận, thậm chí còn đòi hỏi có con chung, tài sản chung).             Tiêu chuẩn để được coi là sống chung với nhau như vợ chồng quy định ở Thông tư  01/2001 là một trong những trường hợp sau (chỉ một cghứ không phải tất cả các trường hợp).             - Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;             - Việc họ về chung sống với nhau được gia đình một hoặc cả hai bên chấp nhận;             - Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; -          Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc giúp đở nhau, cùng nhau xây dựng gia đình; Trong thực tế việc đã được coi là chúng sống như vợ chồng hay chưa cũng rất phức tạp, gây tranh cãi quyết liệt, có khi ở chung 5 đến 7 năm rồi, có tài sản, nhà cửa chung rồi nhưng đến khi ly hôn một bên lại cãi không phải là vợ chồng. Do đó, Thgông tư quy định tiêu chuẩn được coi là chung sống như vợ chồng hay chưa là rất quan trọng. 3. Vấn đề "tham khảo" Luật hôn nhân và gia đình năm 2000             Áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 86 hay Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, đối với việc thụ lý trước và sau khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật. Cụ thể là cần chú ý trường hợp nào áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, trường hợp nào áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.             + Đối với những vụ, việc, mà Tòa án đã thụ lý trước ngày 01/01/2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, để giải quyết nhưng có tham khảo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;              + Đối với những vụ, việc, mà Tòa án đã thụ lý từ ngày 01/01/2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết;             Điều quan trọng là hiểu "tham khảo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000) như thế nào cho đúng. Nghị quyết số 02 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Thông tư liên tịch số 01 đã có giải thích cụ thể về vấn đề này. Vận dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 phải dựa trên cơ sở Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định rồi, cái mới chỉ là cụ thể thêm.             Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, quy định "con còn bé thì giao cho mẹ" nhưng không biết còn bé như thế nào? có thể là một năm cai sữa, có thể đến ba năm mới cai sữa, nên bây giờ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định rõ ràng, dứt khoát là dưới 03 tuổi thì phải giao cho mẹ. Đây là quy định rõ, thì dù con đã cai sữa rồi, nhưng dưới 03 tuổi thì mặc dù vẫn áp dụng Luật 1986 nhưng vận dụng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, thì Tòa vẫn giao con cho mẹ nuôi dưỡng.             Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, chỉ quy định bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên thôi, nhưng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, lại quy định thêm, cụ thể đối với con tàn tật, con mất năng lực dân sự thì cha mẹ vẫn có trách nhiệm nuôi dưỡng. Đây là những quy định cụ thể, của những vấn đề đã được định ra trên nguyên tắc của những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 thì mới được vận dụng, còn những quy định hoàn toàn mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, thì không thể vận dụng cho loại việc đã thụ lý trước ngày01/01/2001 được.             Điểm mới của việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 khác với Luật Hôn nhân và gia đình cũ ở chổ, trước đây chúng ta thường áp dụng Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về việc đó, nhưng nay đã có cả văn bản của Chính phủ và văn bản đó có tính pháp quy mà Tòa án phải áp dụng. Vì vậy, phải đọc, nghiên cứu kỹ, đầy đủ. Áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, là áp dụng cả văn bản pháp luật của Chính phủ chứ không phải chỉ áp dụng văn bản của Tòa án.             4. Xác định trường hợp hôn nhân hợp pháp đối với trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng             Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải chú ý đến thời điểm có hiệu lực của Luật Hôn nhân và gia đình. Xin đề cập đến 04 trường hợp sau:             Thứ nhất: Những trường hợp kết hôn trước ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực (13/01/1960)             Trước ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực thì chưa có quy định về chế độ một vợ một chồng, vì vậy một người lấy đến 03 đến 04 vợ hoặc một người lấy nhiều chồng thì pháp luật vẫn phải công nhận tất cả các mối quan hệ hôn nhân đó là hợp pháp, quan hệ tài sản của người ta với nhau là tài sản trong hôn nhân hợp pháp, người ta được hưởng thừa kế tài sản của nhau, được hưởng tài sản chung, được hưởng quyền chăm sóc thực hiện nghĩa vụ như vợ chồng.             Thú hai: Thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.             Ngày 30/04/1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, nhưng lúc đó chưa thống nhất thành một hà nước; vẫn là Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa và Nhà nước cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.             Ngày 02/7/1976 Quốc hội nước Việt Nam thống nhất mới xác định thành lập nước Việt Nam thống nhất - Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và mới giao cho Chiúnh phủ chọn lọc để ban hành những văn bản pháp luật để phổ biến áp dụng trong cả nước.             Ngày 25/03/1977, Hội đồng Chính phủ mới ban hành Nghi quyết 76/CP công bố danh mục 411 văn bản pháp luật áp dụng chung cho cả nước, trong đó có Luật Hôn nhân và gia đình. Vì vậy, ngày 25/031977 được coi là ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực ở miền Nam Việt Nam.             Những trường hợp kết hôn trước ngày 25/03/1977 trở về trước (ở miền Nam) thì dù có vi phạm chế độ một vợ một chồng, nhưng có hôn nhân thực tế thì chúng ta vẫn phải công nhận quan hệ hôn nhân của họ là hợp pháp.             Thứ ba: Những trường hợp cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 đã có vợ có chồng ở miền Nam sau dó lại lấy vợ lấy chồng khác ở miền Bắc thì giải quyết theo Thông tư 60 của Tòa án nhân dân tối cao năm 1978.             Theo Thông tư 60, thì những trường hợp này cũng được co là hôn nhân hợp pháp, vì do hoàn cảnh chiến tranh đặc biệt, hoàn cảnh công tác, việc lấy nhau này không phải là coi thường pháp luật, không phải duy trì chế độ đa thê phong kiến cho nên với tinh thần đó thì hôn nhân thực tế của họ được công nhận là hôn nhân hợp pháp.             Đối với những cán bộ, bộ đội miền Bắc vào Nam công tác trước ngày giải phóng mà đã có vợ, có chồng ở miền Bắc, lại lấy vợ, lấy chồng ở miền nam thì Tào án nhân dân tối cao cũng có giải thích rằng, nếu có vận dụng Thông tư 60 thì vận dụng rất hạn chế vì:             + Một là, cán bộ, bộ đội ở miền bắc đã được học Luật Hôn nhân và gia đình, đã biết duy trì chế độ nhiều vợ, nhiều chồng là vi phạm pháp luật;             + Hai là, hậu phương của họ ở miền Bắc, là nơi được bảo vệ, khi vào miền Nam lại tiếp tục kết hôn hoặc sau giải phóng có kết ôn thì không công nhận hôn nhân sau là hợp pháp. Chỉ những trường hợp rất hạn chế. Nói rất hạn chế lại mở ra một điều rằng ngoài việc vận dụng Thông tư 60 thì ta còn phải vận dụng tinh thần của Thông tư 60 trong một số trường hợp đặc biệt.             5. Vấn đề tài sản riêng             Đối với những trường hợp mà tài sản hình thành trước khi quy định tài sản riêng thì chúng ta phải xác định đó phải là tài sản đã nhập chung rồi không thể coi riêng được. Như tài sản của hai vợ chồng hình thành trước ngày 03/01/1987, bất kể tài sản có được hình thành từ nguồn nào thì nó cũng đã nhập vào tài sản chung rồi. Những tài sản sau ngày 03/01/1987 tiếp tục hình thành thì mới có thể là tài sản riêng. Cũng có trường hợp kết hôn năm 1960, tất cả tài sản, nhà cửa người ta đã nhập vào tài sản chung rồi, đến năm 1987 sua khi thấy Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng, thì người chồng mới xin tách cái nhà của mình có trước khi kết hôn ra thành của riêng để làm trụ sở công ty, để kinh doanh riêng và việc tách đó đãđược Tòa án công nhận cho chia tách ra thì lúc bấy giờ nó là tài sản riêng. Còn nếu không có việc tách ta, không có chuyện chia tài sản trong hôn nhân thì những tài sản đã hình thành trong thời kỳ hôn nhân trước ngày 03/01/1987 là của chung, không có tài sản riêng.          
Luận văn liên quan