Đề tài Lý luận về triết lý kinh doanh và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay

Cơ sở lý luận triết học 1.1.1. khái niệm triết lý: Triết lý là những tư tưởng có tính triết học ( tức là sự phản ánh đã đạt đến trình độ sâu sắc và khái quát cao ) được con người rút ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn, định hướng cho hành động của con người. 1.1.2. Khái niệm triết lý kinh doanh Triết lý kinh doanh: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh 1.1.3. Khái niệm triết lý về đạo đức kinh doanh • Đây là hệ thống những giá trị mà doanh nghiệp sử dụng vừa để định hướng, vừa làm thước đo hành vi ứng xử của các thành viên trong các mối quan hệ đối nội và đối ngoại như: Quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và trong bản thân các hoạt động nghề nghiệp chuyên môn cụ thể của mỗi cá nhân. Tư tưởng trong triết lý về đạo đức kinh doanh chứa đựng cả tư tưởng nguyên tắc đạo đức lẫn các trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp hay tổ chức cần thực hiện trong tiến trình quản trị chiến lược.

docx15 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 6055 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lý luận về triết lý kinh doanh và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài: Lý luận về triết lý kinh doanh và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay. Tác giả: Trần Thị Thu Hiền Lớp, khoá: FeMBA 12 Hà Nội, 2016 MỤC LỤC Đặt vấn đề: Cở sở lý luận Cơ sở lý luận triết học khái niệm triết lý: Khái niệm triết lý kinh doanh Khái niệm triết lý về đạo đức kinh doanh Vai trò của triết lý kinh doanh Tầm quan trọng của triết lý kinh doanh Cơ sở thực tiễn Điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý kinh doanh Giải quyết vấn đề Phương pháp hình thành triết lý kinh doanh Nội dung cơ bản của văn bản triết lý kinh doanh Thực trạng về việc ứng dụng triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Giải pháp phát huy triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới  Kết luận Đặt vấn đề: Cở sở lý luận Cơ sở lý luận triết học khái niệm triết lý: Triết lý là những tư tưởng có tính triết học ( tức là sự phản ánh đã đạt đến trình độ sâu sắc và khái quát cao ) được con người rút ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn, định hướng cho hành động của con người. Khái niệm triết lý kinh doanh Triết lý kinh doanh: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh Khái niệm triết lý về đạo đức kinh doanh Đây là hệ thống những giá trị mà doanh nghiệp sử dụng vừa để định hướng, vừa làm thước đo hành vi ứng xử của các thành viên trong các mối quan hệ đối nội và đối ngoại như: Quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và trong bản thân các hoạt động nghề nghiệp chuyên môn cụ thể của mỗi cá nhân. Tư tưởng trong triết lý về đạo đức kinh doanh chứa đựng cả tư tưởng nguyên tắc đạo đức lẫn các trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp hay tổ chức cần thực hiện trong tiến trình quản trị chiến lược. Trong thực tế, triết lý về đạo đức kinh doanh vừa liên quan đến đạo lý, vừa liên quan đến pháp lý mà các nhà quản trị muốn vạch ra để định hướng triển khai văn bản qui tắc đạo đức kinh doanh thông qua các điều khoản cụ thể trong tiến trình tổ chức thực hiện chiến lược. Những tiêu chuẩn về đạo lý và pháp lý ở từng quốc gia trên thế giới không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, khi hình thành tư tưởng đạo đức và trách nhiệm xã hội trong triết lý về đạo đức kinh doanh, các nhà quản trị cần nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường pháp lý và văn hóa ở mỗi khu vực thị trường một cách cẩn thận nhằm quyết định các điều khoản liên quan thích nghi với môi trường kinh doanh hay môi trường hoạt động. Các tập đoàn đa quốc gia của các nước phát triển thường triển khai triết lý về đạo đức kinh doanh thành văn bản “Qui tắc đạo đức kinh doanh” cụ thể khi tiến hành tổ chức thực hiện các chiến lược và phổ biến rộng rãi cho toàn thể các thành viên của tổ chức ở các chi nhánh theo khu vực địa lý để mọi người cùng hiểu và thực hiện. Nội dung cơ bản của văn bản này là giống nhau, nhất là những tiêu chuẩn đạo đức được thừa nhận rộng rãi khắp mọi nơi như mối quan hệ trong ứng xử giữa con người với con người, những phần khác có thể điều chỉnh để thích nghi với văn hóa địa phương. Vai trò của triết lý kinh doanh Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để quản lý chiến lượccủa doanh nghiệp Triết lý kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn, tạo sức mạnh to lớn cho thành công của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh có vai trò: Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của doanh nghiệp. Đảm bảo nhất trí về mục đích trong doanh nghiệp. Định rõ mục đích của doanh nghiệp vàchuyển dịch các mục đích này thành các mục tiêu cụ thể. Nội dung của triết lý kinh doanh là điều kiện hết sức cần thiết thiết lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách hiệu quả. Một kế hoạch mang tínhchiến lược bắt đầu với việc xác định một triết lý kinh doanh một cách rõ ràng. Triếtlý kinh doanh được xem là bước chuẩn bị đầu tiên trong quản lý của doanh nghiệp mà cụ thể là quản lý chiến lược.Triết lý kinh doanh là cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức. . Sứ mệnh hay mục đích của doanh nghiệp là một môi trường bên trong có ảnhhưởng đến các bộ phận chuyên môn như sản xuất, kinh doanh, quản trị nhân sự. Một bộ phận chuyên môn phải dựa vào mục đích hay sứ mệnh của công ty để viết ra mục tiêu của bộ phận mình.Đối với tầng lớp cán bộ quản trị, triết lý kinh doanh là một văn bản pháp lý và cơ sở văn hoá để họ có thể đưa ra các quyết định quản lý quan trọng, có tính chiến lược. Theo Peters & Waterman, nhờ có sự định hướng của triết lý kinh doanh mà những nhà quản lý có được “chìa khoá vàng” mở cánh cửa thành công. + Triết lý kinh doanh là một công cụ để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp Triết lý kinh doanh cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi nhằm tạo nênmột phong cách làm việc , sinh hoạt chung của doanh nghiệp, đậm đà văn hoá củatổ chức đó. Với việc vạch ra lý tuởng và mục tiêu kinh doanh thể hiện ở phần sứ mệnh,triết lý kinh doanh giáo dục cho công nhân viên chức đầy đủ về lý tưởng, về côngviệc trong một môi trường văn hoá tốt, nhân viên sẽ tự giác phấn đấu vươn lên.Do triết ký kinh doanh đề ra một hệ giá trị đạo đức chuẩn làm căn cứ đánh giá mọi hành vi của các cá nhân trong tổ chức nên nó có vai trò trong việc điềuchỉnh hành vi của nhân viên trong việc xác định bổn phận, nghĩa vụ của mỗi nhân viên đối với tương lai của sự phát triển của tổ chức. Như vậy, vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp có thể so sánh với bất kì nguồn lực nào khác trong tổ chức. Tầm quan trọng của triết lý kinh doanh Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng chiến lược và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp tạo ra sức mạnh to lớn góp vào sự thành công của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp:  Xác định sứ mệnh, các giá trị cốt lõi và phương thức hoạt động, quản lý của doanh nghiệp, nên triết lý kinh doanh trở thành yếu tố quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi có ý nghĩa định hướng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp tới một mục đích chung. Trong khi các yếu tố khác của văn hóa doanh nghiệp có thể thay đổi, thì sứ mệnh và giá trị cốt lõi doanh nghiệp thường không thay đổi. Vì vậy, triết lý doanh nghiệp trở thành nền tảng của văn hóa doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp là cơ sở xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp:  Chỉ khi có một sứ mệnh rõ ràng, doanh nghiệp mới xác định được các mục đích, mục tiêu cụ thể hướng tới. Sứ mệnh, các giá trị cốt lõi chính là yếu tố chi phối tới toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý...của doanh nghiệp. Các bộ phận chuyên môn phải dựa vào sứ mệnh chung của toàn doanh nghiệp để đưa ra mục tiêu riêng cho mình. Các kế hoạch chiến lược mang tính lâu dài phải được bắt nguồn từ sứ mệnh chung của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp chính là công cụ để hướng dẫn cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp là cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp:  Mọi thành viên trong doanh nghiệp gắn kết với nhau bởi một mục tiêu chung mà họ cùng hướng tới. Triết lý doanh nghiệp chính là sợi dây kết nối các thành viên trong doanh nghiệp với nhau, đồng thời là tiêu chuẩn chung để đánh giá mỗi thành viên. Việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải dựa trên các giá trị chung và sứ mệnh chung của doanh nghiệp. Cơ sở thực tiễn Điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý kinh doanh Điều kiện về cơ chế pháp luật : Triết lý kinh doanh là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, thậm chí có từ nền kinh tế tự sản tự tiêu. Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, nó ra đời khi nền kinh tế thị trường đã trải qua giai đoạn sơ khai, đến giai đoạn phát triển, xuất hiện tính chất cạnh tranh công bằng thì cũng xuất hiện nhu cầu về lối kinh doanh hợp đạo lý, có văn hóa đối với các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào chọn kiểu kinh doanh có văn hóa sẽ phải tính đến chuyện xác định sứ mệnh và tạo lập triết lý kinh doanh của mình. Đây là điều kiện khách quan cho sự ra đời của các triết lý doanh nghiệp - triết lý công ty, tập đoàn Triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp không xuất hiện trong các nền kinh tế hoạch hóa tập trung. Trong cơ chế kinh tế hàng hóa – hình thức sơ khai của nền kinh tế thị trường có ít triết lý kinh doanh và không có triết lý doanh nghiệp. Thể chế kinh tế thị trường được xây dựng tương đối hoàn thiện tạo ra điều kiện cạnh tranh công bằng, minh bạch sẽ khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa, có triết lý tốt đẹp, cao cả. Điều kiện về bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp . Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của một doanh nghiệp nhưng các ý tưởng cơ bản bao giờ cũng xuất phát từ người lãnh đạo và sáng lập doanh nghiệp. Nhân cách và phong thái của nhà sáng lập doanh nghiệp thường được in đậm trong sắc thái của triết lý doanh nghiệp. Trong nhân cách của nhà doanh nghiệp, các yếu tố bản lĩnh và phẩm chất đạo đức có tác động trực tiếp tới sự ra đời và nội dung của triết lý kinh doanh do họ đề xuất. Nếu một nhà kinh doanh kém năng lực thì sẽ không có cơ hội rút ra các triết lý kinh doanh. Trường hợp khác, nếu mà doanh nghiệp có năng lực kinh doanh, thậm chí giỏi quản lý song ông ta không dám hoặc không muốn nói lên quan điểm cá nhân thì cũng không có được triết lý kinh doanh Trường hợp lý tưởng nhất cho triết lý doanh nghiệp ra đời, về phía chủ thể kinh doanh là người lãnh đạo vừa có năng lực vừa có đủ bản lĩnh và nhiệt tình truyền bá những nguyên tắc, giá trị của bản thân với mọi nhân viên. Trong thực tế, những nhà quản trị doanh nghiệp này có phong thái như một nhà truyền giáo, rất say sưa với sứ mệnh và có niềm tự hào về truyền thống thành đạt của công ty theo một triết lý đặc thù của doanh nghiệp đó. Tóm lai, triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của người làm kinh doanh giỏi, nói, viết giỏi. Điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh đạo. Các doanh nghiệp trong những năm đầu tiên mới thành lập thường phải đối mặt với thách thức có tồn tại được hay không nên chưa đặt ra vấn đề về triết lý kinh doanh. Một số doanh nghiệp sau khi qua giai đoạn đầu buộc phải tìm cách phát huy mọi nguồn lực của mình để phát triển ; cùng với việc đẩy mạnh đầu tư, phát triển công nghệ và nâng cao hiệu suất, nó cũng cần xác định bản sắc văn hóa của mình, trong đó có vấn đề về triết lý doanh nghiệpKhi doanh nghiệp tồn tại, phát triển càng lâu dài, số nhân viên của nó càng nhiều hơn thì vấn đề văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh của nó càng trở nên cấp bách hơn. Các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với việc tạo lập một triết lý doanh nghiệp cụ thể. Bản thân những người này cũng cần có kinh nghiệm và thời gian để kiểm nghiệm, đánh giá về giá trị của các tư tưởng này trước khi có thể công bố trước nhân viên. Kinh nghiệm “ độ chín” của các tư tưởng kinh doanh và quản lý doanh nghiệp là yếu tố chủ quan song không thể thiếu đối với việc tạo lập một triết lý doanh nghiệp. Trong thực tiễn kinh doanh, các công ty độc lập phải sau 10 năm thành lập mới có được một văn bản triết lý của riêng họ. Các công ty có ý thức xây dựng triết lý kinh doanh ngay từ giai đoạn khởi nghiệp và coi đó là một chương trình có thể rút ngắn rút ngắn thời gian của quá trình trên song cũng phải mất vài năm mới có thể có một văn vản triết lý thực sự có giá trị. Điều kiện về sự chấp nhận của đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Triết lý doanh nghiệp muốn trở thành triết lý chung của toàn thể doanh nghiệp khi được toàn thể nhân sự trong doanh nghiệp chấp thuận. Muốn vậy, nội dung của triết lý phải đảm bảo được lợi ích của tầng lớp lao động chứ không chỉ lợi ích của tầng lớp quản lý và các nhà đầu tư, nó phải khẳng định được rằng các lợi ích mà nhân viên thu được sẽ tỷ lệ thuận với sự đóng góp của họ và nhờ vậy, công ty sẽ có một tương lai lâu dài, tươi sáng. Tóm lại, doanh nghiệp cần có một môi trường bên trong lành mạnh và nền văn hóa doanh nghiệp tốt đẹpTriết lý được hình thành từ kinh nghiệm kinh doanh của ngừơi sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là triết lý kinh doanh do những người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp sau một thời gian dài làm kinh doanh và quản lý đã rút ra kinh nghiệm , từ thực tiễn thành công nhất định của doanh nghiệp đã rút ra triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp. Họ đã kiểm nghiệm rồi đi đến một sự tin tưởng rằng doanh nghiệp của họ cần có một cương lĩnh, một cách thức kinh doanh riêng và việc truyền bá, phát triển cương lĩnh, cách thức này là yếu tố quan trọng để tiếp tục thành công, cần phải có một triết học quản lý được thể hiện bằng văn bản, gửi đến tất cả các nhân viên như một văn bản đạo lý giáo dục cho tất cả cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp . Giải quyết vấn đề Phương pháp hình thành triết lý kinh doanh Trong thực tế, việc hình thành triết lý kinh doanh được tiến hành theo hai phương pháp cơ bản: a) Triết lý kinh doanh được hình thành từ kinh nghiệm kinh doanh trong thực tiễn. Đây là phương pháp hình thành triết lý kinh doanh phổ biến của nhiều doanh nghiệp lớn, có truyền thống lâu đời, tiếp tục tồn tại, phát triển và thành công đến nay. Phương pháp này đượ sử dụng phổ biến ở các công ty của Nhật và các công ty chịu ảnh hưởng của văn hóa Phương Đông. Phương pháp hình thành triết lý kinh doanh từ thực tiễn hoạt động tuy mất nhiều thời gian, nhưng tư tưởng triết lý thường rất sâu sắc và có tính khả thi cao. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp có quá trình hoạt động lâu năm, phương hướng kinh doanh ổn định có thể vận dụng phương pháp này để hình thành triết lý kinh doanh chính thức cho tổ chức. b) Triết lý kinh doanh có tính định hướng, được hình thành trước thông qua con đường thảo luận từ trên xuống. Trong thực tế, nhiều nhà quản trị nhận thức rõ tầm quan trọng của triết lý kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp nên chủ động xây dựng nó trước để phục vụ nhu cầu quản trị kinh doanh. Phương pháp này thông dụng ở Mỹ và các công ty chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Hiện nay, phương pháp này được nhà quản trị các doanh nghiệp mới khởi nghiệp sử dụng phổ biến nhằm chủ động trong quá trình quản trị chiến lược và có cơ hội rút ngắn khoảng cách trong cạnh tranh với các công ty ra trước trên các khu vực thị trường. Theo phương pháp này, Hội đồng quản trị hay chủ doanh nghiệp lập ra một nhóm chuyên trách soạn thảo văn bản triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp. Công việc của nhóm này thực hiện như sau: + Thứ nhất: Tiến hành phỏng vấn tất cả các thành viên của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc về quan điểm cá nhân của họ đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại và tương lai, kể cả các quan điểm về các mối quan hệ đối nội và đối ngoại. Trên cơ sở đó, nhóm này sẽ tổng kết tất cả các ý kiến đã thu thập thành văn bản chính thức, thể hiện các quan điểm cơ bản về nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức, chiến lược và những chính sách kinh doanh lâu dài Các nhà quản trị cấp cao sẽ tiến hành thảo luận nội dung này, những ý kiến thống nhất về từng chủ đề sẽ được nhóm soạn thảo tập hợp lại và phác thảo sơ bộ văn bản triết lý kinh doanh. + Thứ hai: Văn bản triết lý kinh doanh sơ bộ được đưa xuống tất cả các bộ phận cấp dưới để thảo luận nhằm thu hút ý kiến đóng góp của mọi thành viên trong tổ chức. Nhà quản trị cấp cao của tổ chức công khai khuyến khích mọi người tham gia thảo luận, thẳng thắn trình bày quan điểm cá nhân về những vấn đề có liên quan nhằm làm cho văn bản triết lý kinh doanh có tính thực tế và mọi thành viên có khả năng chấp nhận dễ dàng. Những ý kiến phát biểu trong các cuộc thảo luận được lập thành văn bản và gửi trở lên các nhà quản trị cấp cao thông qua nhóm soạn thảo văn bản. + Thứ ba: Trên cơ sở ý kiến hai bên, cả người quản lý và người thừa hành, nhóm soạn thảo tiến hành tổng kết để hoàn chỉnh văn bản triết lý kinh doanh và trình lên các nhà quản trị cấp cao. Văn bản này được nhà quản trị cấp cao xem xét, thảo luận lại các chi tiết một lần nữa. Nếu thống nhất về nội dung, nhà quản trị cấp cao nhất sẽ phê chuẩn và ra quyết định ban hành văn bản triết lý kinh doanh chính thức của doanh nghiệp. Nếu chưa thống nhất về nội dung, văn bản này sẽ được tiến hành làm lại từ đầu. Nhiều công ty của Mỹ sử dụng phương pháp này để hình thành triết lý kinh doanh, ví dụ: Tập đoàn Intel, công ty Rockwell International Đối với các doanh nghiệp mới phát triển của Việt Nam, đây là phương pháp phù hợp nên sử dụng để hình thành triết lý kinh doanh chính thức nhằm khẳng định vị trí và những khả năng tiềm tàng của mình trên con đường phát triển. Nội dung cơ bản của văn bản triết lý kinh doanh Trong thực tế, triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp thể hiện dưới nhiều hình thức như: một bài hát về công ty, một bản tuyên bố về qui tắc đạo đức kinh doanh, triết lý không tuyên bố hay không diễn đạt bằng văn bản, một văn bản triết lý rõ ràng Tùy theo phạm vi quan tâm của tổ chức và khả năng của các nhà quản trị có liên quan, triết lý kinh doanh sẽ được hình thành theo nội dung phù hợp. Qua tổng kết tư tưởng trong triết lý kinh doanh của nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu đã phân tích và nhận thấy rằng văn bản triết lý kinh doanh có hai thành phần cơ bản là: mục tiêu lâu dài của tổ chức và biện pháp quản trị hay phương thức hành động. a. Mục tiêu lâu dài của tổ chức Phần này thể hiện những mong muốn cần đạt được trong kỳ hạn dài của những người sáng lập doanh nhgiệp, nhà quản trị cấp cao cũng như các thành viên trong tổ chức. Mục tiêu lâu dài trong văn bản triết lý kinh doanh thường có vẻ gần gũi với nhiệm vụ của tổ chức hơn là những mục tiêu định lượng hoặc định tính thông thường trong các bản kế hoạch chiến lược hay kế hoạch tác nghiệp. Vì vậy, khi hình thành mục tiêu lâu dài trong triết lý kinh doanh, các nhà quản trị cần chú ý đặc điểm này. Tùy theo quy mô hoạt động và những khả năng tiềm tàng, mục tiêu trong triết lý kinh doanh cần thích ứng với vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, điều này sẽ hạn chế tính phi thực tế trong triết lý kinh doanh. Ví dụ: Mục tiêu của tập đoàn Sony: + Phục vụ toàn thế giới. + Cố gắng làm cho mọi người có thể cống hiến hết khả năng của mình. + Là người đi tiên phong, khai phá con đường mới. Còn công ty Trung Cương của Đài Loan tuyên bố mục tiêu của mình: + Là nền tảng cho các ngành công nghiệp khác. + Mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. + Phục vụ lợi ích tổng thể quốc gia. Như vậy, những mục tiêu trong triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp thể hiện rõ những mong muốn có tính triết lý mà tổ chức cần đạt được trong tương lai theo tầm cỡ hay vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Biện pháp quản trị - Phương thức hay nguyên tắc hành động Để có thể đạt được các mục tiêu mong muốn, doanh nghiệp cần có những phương tiện khả thi, phù hợp với môi trường kinh doanh. Vì vậy, triết lý kinh doanh không chỉ đề cập đơn thuần các mục tiêu, mà còn đưa ra phương thức hay nguyên tắc hành động mang định hướng lâu dài, giúp tổ chức có cơ sở lựa chọn biện pháp hay những công cụ phù hợp để đạt được các mục tiêu. Trong văn bản triết lý kinh doanh, mục tiêu và phương thức hành động có mối quan tương hỗ với nhau. Những công ty hàng đầu thế giới, có quá trình hoạt động lâu đời luôn nhấn mạnh yếu tố con người, họ xem con người là tài sản, là nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình phát triển; đồng thời, họ cũng nhấn mạnh tính hợp pháp và tính đạo lý của các loại phương tiện và các biện pháp được sử dụng khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy, một công ty dùng các thủ đoạn để bóc lột sức lao động của nhân viên, lừa dối khách hàng, hối lộ viên chức chính phủ để có được lợi thế trong cạnh tranh có thể đạt lợi nhuận cao, thị phần lớn trên thị trường tại một thời điểm nào đó sẽ không được đánh giá tốt và khó thành công lâu dài. Ngoài ra, phương thức hành động trong triết lý kinh doanh còn thể hiện đặc trưng nổi bật của tổ chức này so với tổ chức khác, đây là cơ sở để định vị và tạo danh tiếng lâu dài cho công ty trên t
Luận văn liên quan