Đề tài Lý thuyết của chủ nghĩa mac về sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường

C.Mác người thầy và lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thếgiới.Là một nhà lý luận kiệt xuất, ông đã đểlại cho loài người một kho tàng lý luận quý báu vềtriết học, kinh tếchính trịvà chủnghĩa xã hội khoa học. Trong bộtưbản và một sốtác phẩp có quan hệ đén bộsách đó,C.Mác đã đề cập tới nhiều lý luận và quan diểm vềkinh tếthịtrường,đếnay vẫcòn nguyên giá trị. Chuyển đổi kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi đời sống kinh tế,xã hội đất nước.Sự thành công hay không của quá trình chuyển đổi quyết định thắng lợi hay không của sựnghiệp đổi mới. Quá trình đổi mới nền kinh tếnước ta những năm qua cho thấy rằng, việc chuyển nền kinh tếnước ta vận hành theo cơchếthịtrường có sựquảlý của Nhà nước là sựphù hợp với xu thếphát triển tất yếu khách quan của nền kinh tế, phù hợp với xu hướng quốc tếhoá đời sống kinh tế. Tuy nhiên vì chưa có tiền lệ nào trong lịch sửvềquá độtừnền kinh tếkếhoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thịtrường cho nên công cuộc đổi mới đang đòi hỏi nhiều vấn đềvềlý luận và thực tiễn.Chẳng hạn, hàng loạt các khái niệm, phạm trù vềkinh tếmới, hàng loạt các vấn đềvềnhận thức lại bản chất của nền kinh tếkếhoạch hoá, bản chất của nền kinh tếthịtrường phù hợp với điều kiện lịch sửViệt nam đang đòi hỏi phải kuận chứng, giải thích một cách có căn cứkhoa học nhằm làm cơsởcho quyết định của Nhà nước vềchiến lược phát triển kinh tếcủa đất nước. Xuất phát từ đó, ở đây cần làm rõ một sốvấn đề: - Lý giải các khái niệm và phạm trù kinh tếhọc mới làm cơsởlôgic cho việc nhận thức lại bản chất của nền kinh tếkếhoạch hoá tập trung và nền kinh tếthị trường mà chúng ta đã và đang hướng tới.

pdf42 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5351 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý thuyết của chủ nghĩa mac về sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về ... 1 ---------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: “lý thuyết của chủ nghĩa mac về sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường.” Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về ... 2 MỤC LỤC Lời mở đầu ................................................................................................................. 1 A.phần mở đầu. ........................................................................................................ 5 B. Phần nội dung. ..................................................................................................... 6 I.Cơ sở lý luận lý thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin về nền kinh tế ......................... 6 thị trường. ................................................................................................................. 6 1.Sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. .................................................................................................... 6 1.1. Quá trình chuyển từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá. ............................. 6 1.2.Bước chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường. ................... 8 a.Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ xã hội hoá cao ........... 8 b.Những điều kiện hình thành kinh tế thị trường. ...................................................... 9 c.Những đặc trưng chung của kinh tế thị trường. .................................................... 11 d.Các hình thức của kinh tế thị trường. .................................................................... 14 1.3.Các quy luật vận động của kinh tế thị trường. ................................................... 16 a.Khái quát về hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá. ........................................ 16 b.Khái niệm về thị trường,vai trò và tác dụng,phân loại thị trường. ....................... 17 Thị trường hàng tiêu dùng,dịch vụ hay thị trường “đầu ra” là nơi mua bán các hàng hoá tiêu dùng cuối cùng và dịch vụ. ......................................................................... 18 Hàng hoá tiêu dùng là các vật phẩm tiêu dùng như lương thực,thực phẩm,quần áo,nhà ở, các hàng hoá dịch vụ như sửa chữa,du lịch,chữa bệnh... ......................... 18 Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về ... 3 c. Khái niệm về cơ chế thị trường, quy luật vận động của kinh tế thị trường. ........ 19 2.Sự phát triển của Lênin về kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội. ............ 22 II. Sự vận dụng lý thuyết trên ở Việt Nam. ......................................................... 25 1.Đặc điểm kinh tế xã hội ở Việt Nam trước khi đổi mới. .................................... 25 2.Sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt nam từ khi đổi mới đến nay. ............... 27 2.1.Thực trạng nền kinh tế Việt nam khi chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. ........................................................................................... 27 2.2.Thực chất của qua trình chuyển nền kinh tế Việt nam sang kinh tế thị trường định hường xã hội chủ nghĩa. ................................................................... 30 2.3. Nội dung các giai đoạn phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam. ....................................................................................... 36 2.4.Các giải pháp để phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt nam. .......................... 37 C. Kết Luận. ............................................................................................................ 39 Tài liệu tham khảo. ................................................................................................. 41 Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về ... 4 Lời mở đầu Việt nam là một nước anh hùng bất khuất trong công cuộc bảo vệ tổ quốc vài thập kỷ trước.Còn hiện nay,bước vào thế lỷ 21 Việt nam vẫn là một nước nghèo của thế giới.Nững chiến thắng trên mặt trận không thể làm ra những chiến thẵng về kinh tế, sách lược chiến trường không thể là sách lược kinh tế.Đứng trước thực trạng đó, Đại hội VI của Đảng đánh dấu một bước ngoặt lịch sử đó là bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta, vấn đề đổi mới cơ chế quản lý kinh tế chiếm vị trí quan trọng.Đặc biệt trong bối cảnh Việt nam đang chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và định hướng theo chủ nghĩa xã hội như đường lối của Đảng ta đã đề ra từ các kì Đại hội VI, VII, VIII. Thực tế những năm qua cho thấy đường lối của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, những thành tựu đạt được trong nhữnh năm qua đã chứng minh điều đó. Trong phạm vi bài viết của mình, em xin trình bày một số vấn đề về lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nền kinh tế thị trường và vận dụng nó ở Việt nam trong thời gian qua,hiện nay và trong tương lai.Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Thành hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Do thời gian và tri thức,kinh nghiệm có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được thầy và các bạn đóng góp ý kiến. Em xin chân thành cảm ơn! Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về ... 5 A.PHẦN MỞ ĐẦU. C.Mác người thầy và lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.Là một nhà lý luận kiệt xuất, ông đã để lại cho loài người một kho tàng lý luận quý báu về triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong bộ tư bản và một số tác phẩp có quan hệ đén bộ sách đó,C.Mác đã đề cập tới nhiều lý luận và quan diểm về kinh tế thị trường,đế nay vẫ còn nguyên giá trị. Chuyển đổi kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi đời sống kinh tế,xã hội đất nước.Sự thành công hay không của quá trình chuyển đổi quyết định thắng lợi hay không của sự nghiệp đổi mới. Quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta những năm qua cho thấy rằng, việc chuyển nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quả lý của Nhà nước là sự phù hợp với xu thế phát triển tất yếu khách quan của nền kinh tế, phù hợp với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế. Tuy nhiên vì chưa có tiền lệ nào trong lịch sử về quá độ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường cho nên công cuộc đổi mới đang đòi hỏi nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn.Chẳng hạn, hàng loạt các khái niệm, phạm trù về kinh tế mới, hàng loạt các vấn đề về nhận thức lại bản chất của nền kinh tế kế hoạch hoá, bản chất của nền kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện lịch sử Việt nam đang đòi hỏi phải kuận chứng, giải thích một cách có căn cứ khoa học nhằm làm cơ sở cho quyết định của Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Xuất phát từ đó, ở đây cần làm rõ một số vấn đề: - Lý giải các khái niệm và phạm trù kinh tế học mới làm cơ sở lôgic cho việc nhận thức lại bản chất của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và nền kinh tế thị trường mà chúng ta đã và đang hướng tới. Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về ... 6 - Đồng thời dựa trên cơ sở phân tích thực trạng nền kinh tế nước ta để đổi cơ chế kinh tế nước ta để trình bày các quan điểm khoa học làm cơ sở phương pháp luận cho thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế ở nước ta. Kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu khách quan, là cơ sở điều tiết tốt nhất nền kinh tế hàng hoá.Bằng các phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử , nghiên cứu nó dưới giác độ môn kinh tế chính trị học chúng ta sẽ làm rõ những vấn đề trên. B. PHẦN NỘI DUNG. I.Cơ sở lý luận lý thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin về nền kinh tế thị trường. 1.Sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. 1.1. Quá trình chuyển từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá. Về phương diện kinh tế có thể khái quát rằng,lịch sử phát triển của đời sống xã hội của nhân loại đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội,hai thời đại kinh tế khác nhau về chất.Đó là:thời đại kinh tế tự nhiên,tự cung tự cấp và thời đại kinh tế hàng hoá,mà giai đoạn cao của nó được gọi là kinh tế thị trường. a.Khái quát về kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá. Kinh tế tự nhiên hay sản xuất tự cung,tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế đầu tiên mà loài người sử dụng để giải quyết vấn đề sản xuất cái gì?sản xuất như thế nào? và cho ai? ở đây,người sản xuất đồng thời là người tiêu dùng.Mụcđích của sản xuất là tạo ra giá trị sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất.Vì vậy,có thể nói quá trình sản xuất của nền kinh tế tự nhiên chỉ gồm hai khâu:sản xuất – tiêu dùng.nó có tính chất bảo thủ,trì trễ,bị giới hạn ở nhu cầu hạn hẹp.Sản xuất tự cung tự cấp chỉ thích ứng với thời kì lực lượng sản xuất chưa phất Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về ... 7 triển.Khi lực lượng sản xuất phát triển cao,phân công lao động được mở rộng thì dần xuất hiện trao đổi hàng hoá.Khi trao đổi hàng hoá trở thành mục đích thường xuyên của sản xuất thì sản xuất hàng hoá ra đời và xuất hiện nền kinh tế hàng hoá.Kinh tế hàng hoá bắt đầu bằng kinh tế hàng hoá giản đơn,ra đời từ khi chế độ chủ nghĩa cộng sản tan rã,dựa trên hai tiền đề cơ bản là có sự phân công lao động xã hội và có sự tách biệt về kinh tế do chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất,sản xuất và toàn bộ quá trình tái sản xuất đều gắn với thị trường.Chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá là đánh dấu bước chuyển sang thời đại kinh tế của sự phát triển,thời đại văn minh của nhân loại. b.Hai điều kiện ra đời và tồn tại của kinh tế hàng hoá. Cơ sở kinh tế - xã hội của sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá là phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa người sản xuất này với người sản xuất khác do có các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. Phân công lao động xã hội là việc phân chia người sản xuất vào những ngành nghề khác nhau của xã hội hoặc nói cách khác đó là chuyên môn hoá sản xuất. Có thể nói phân công lao động xã hội đã tạo ra những ngành nghề khác nhau,do phân công lao động xã hội nên mỗi người chuyên làm một việc trong một ngành sản xuất nhất định và chuyên sản xuất ra một hoặc một số sản phẩm nhất định.Song nhu cầu tiêu dùng của họ lại khác nhau.Để thoả mãn nhu cầu của mình,những người sản xuất phải nương tựa vào nhau,trao đổi sản phẩm cho nhau.Phân công lao động xã hội làm nảy sinh những quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất với nhau. Phân công lao động là điều kiện cần của sản xuất hàng hoá.Điều kiện thứ hai và là điều kiện đủ của sản xuất hàng hoá là sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định.Dựa vào điều kiện này mà người chủ tư liệu sản xuất có quyền quyết định việc sử dụng tư liệu sản xuất và những sản phẩm do họ sản xuất ra.Như vậy,quan hệ sở hữu khác Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về ... 8 nhau về tư liệu sản xuất đã chia rẽ người sản xuất,làm cho họ tách biệt với nhau về mặt kinh tế.Trong điều kiện đó, người sản xuất này muốn sử dụng sản phẩm của người sản xuất khác thì phải trao đổi sản phẩm cho nhau.Sản phẩm lao động trở thành hàng hoá. c.Khi sản phẩm lao động trở thành hàng hoá thì người sản xuất trở thành người sản xuất hàng hoá.Sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển là một quá trình lịch sử lâu dài.Đầu tiên là sản xuất hàng hoá giản đơn,sản xuất hàng hoá giản đơn sản xuất hàng hoá của nông dân,thợ thủ công dựa trên chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất và sức lao động của bản thân họ.Sản xuất hàng hoá giản đơn ra đời trong thời kì công xã nguyên thuỷ tan rã,trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến nó đóng vai trò phụ thuộc và bổ sung.Đây là kiểu sản xuất hàng hoá nhỏ,dựa trên kĩ thuật thủ công và lạc hậu.Khi lực lượng sản xuất phát triển cao hơn,sản xuất hàng hoá giản đơn chuyển thành sản xuất hàng hoá quy mô lớn.Quá trình chuyển biến này diễn ra trong thời kì quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa. Trong lịch sử phát triển của mình,vị thế của kinh tế hàng hoá cũng dần được thay đổi:từ chỗ như là kiểu tổ chức kinh tế xã hội không phổ biến không hợp thời trong xã hội chiếm hữu nô lệ của những người thợ thủ công và nông dân tự do,đến chỗ được thừa nhận trong xã hội phong kiến,và đến chủ nghĩa tư bản thì kinh tế hàng hoá giản đơn không những được thừa nhận mà còn được phát triển cao hơn đó là kinh tế thị trường. 1.2.Bước chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường. a.Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ xã hội hoá cao Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.Đây là một kiểu tổ chức kimh tế trong đó sản xuất cái gì?như thế nào?và cho ai?được quyết định thông qua thị trường.Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế của các cá nhân,các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá,dịch vụ trên thị trường.Thái độ cư xử của từng thành viên tham gia thị trường là hướng vào tìm Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về ... 9 kiếm lợi ích của chính mình,theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường hay “Bàn tay vô hình”.(Adam Smith) Kinh tế thị trường như là một yêu cầu khách quan của nền kinh tế hàng hoá Song không phải là đồng nhất nó với kinh tế hàng hoá.Xét về mặt lịch sử,kinh tế hàng hoá có trước kinh tế thị trường.Kinh tế hàng hoá ra đời thì thị trường cũng xuất hiện,nhưng không có nghĩa đó là kinh tế thị trường.Với sự tăng trưởng của kinh tế hàng hoá,thị trường được mở rộng,phong phú,đồng bộ,các quan hệ thị trường tương đối hoàn thiện,đều được tiền tệ hoá.Khi đó người ta gọi kinh tế hàng hoá là kinh tế thị trường hay nói cách khác kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ xã hội hoá cao.Kinh tế thị trường không phải là một giai đoạn khác biệt,độc lập,đứng ngoài kinh tế hàng hoá mà là giai đoạn cao của kinh tế hàng hoá. b.Những điều kiện hình thành kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường được hình thành dựa trên những điều kiện sau đây: Một là. Sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao động.Trước hết cần khẳng định sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động là một tiến bộ lịch sử.Người lao động được tự do,có quyền làm chủ khả năng lao động của mình và là chủ thể bình đẳng trong việc thương lượng với người khác.Chủ nghĩa tư bản đã thực hiện được bước tiến bộ lịch sử đó trong khuôn khổ lợi dụng tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động để phục vụ túi tiền của các nhà tư bản.Vì vậy đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa tư bản với lao động làm thuê.Trong điều kiện lịch sử mới,thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội không phải mọi người có sức lao động đem bán đều là những người vô sản.Do sự chi phối lợi ích kinh tế và của chi phí cơ hội,những người lao động vẫn có thể bán sức lao động của mình cho người khác nếu họ cảm thấy việc làm này có lợi hơn so với việc tổ chưc quá trình sản xuất. Trong lịch sử hoạt động của quy luật giá trị đã từng dẫn tới sự phân hoá những người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo.Sự phân hoá này diễn ra chậm chạp.Cho nên cần phải có bạo lực của nhà nước để thúc đẩy sự phân hoá này diễn ra được Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về ... 10 nhanh.Chính sự phân hoá những người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo tới một giới hạn nhất định đã làm nảy sinh hàng hoá lao động và thị trường sức lao động. Sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động dẫn đến sự hình thành kinh tế thị trường là vì: - Kinh tế thị trường là nền kinh tế phát triển,nó có năng suất lao động cao.Ngoài những sản phẩm cần thiết còn có những sản phẩm thặng dư.Chính sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động đã phản ánh điều đó.Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt.Tính chất đặc biệt của nó được thể hiện tập trung ở thuộc tính giá trị sử dụng của nó. - Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động sở dĩ như vậy là vì:do kĩ thuật sản xuất phát triển cho nên năng suất lao động của người công nhân đã cao.Ngày lao động của người công nhân được chia thành hai phần,phần thời gian lao động cần thiết và phần thời gian lao động thặng dư.Chỉ đến một giới hạn nhất định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất-khi kĩ thuật sản xuất phát triển,năng suất lao động xã hội được nâng cao thì sức lao động của người ta mới có thể trở thành đối tượng của quan hệ mua bán.Sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động phản ánh giai đoạn sản xuất đã phát triển trong đó năng suất lao động đã cao. - Nhờ có sự xuất hiên của hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao động mà tiền tệ không chỉ là phương tiện lưu thông mà còn trở thành phương tiện làm tăng giá trị,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Với sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động dẫn tới sự hình thành thị trường các yếu tố sản xuất một cách hoàn chỉnh.Kinh tế thị trường ra đời. Hai là.Phải tích luỹ được một số tiền nhất định và số tiền đó phải trở thành vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm mục đích có lợi nhuận.Lý luận kinh tế của trường phái trọng thương đã phản ánh rõ điều kiện tiền đề này. Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về ... 11 Ba là.Kinh tế thị trường là kinh tế tiền tệ cho nên vai trò của tiền tệ vô cùng quan trọng.Để hình thành được nền kinh tế thị trường cần có hệ thống tài chính,tín dụng,ngân hàng tương đối phát triển.Không thể có được kinh tế thị trường nếu như hệ thống tài chính,ngân hàng còn quá yếu ớt, hệ thống quan hệ tín dụng còn quá giản đơn, không đáp ứng được nhu cầu về vốn cho sản xuất và kinh doanh. Bốn là.Sự hình thành nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển,trên cơ sở đó mới bảo đảm cho lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ được thuận lợi dễ dàng,mới tăng được phương tiện vật chất nhằm mở rộng quan hệ trao đổi. Năm là.Tăng cường vai trò kinh tế Nhà nước.Nhà nước phải tạo ra môi trường,hành lang cho thị trường phát triển lành mạnh.Đồng thời Nhà nước sử dụng những biện pháp hành chính cần thiết để phát huy những ưu thế và hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường.Nhà nước thực hiện chính sách phân phối và điều tiết một cách hợp lý,xử lý hài hoà các quan hệ kinh tế xã hội. c.Những đặc trưng chung của kinh tế thị trường. Trên thế giới đã có nhiều quốc gia phát triển nền kinh tế của mình theo mô hình kinh tế thị trường.Chẳng hạn kinh tế thị trường của Thuỷ Điển,kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc,Kinh tế thị trường của Nga,kinh tế thị trường của Mỹ,kinh tế thị trường ở các nước đang phát triển Châu Á và Đông Nam Á …Trong các nước Tây Âu,mô hình kinh tế Thuỷ Điển có những nét đặc trưng đáng lưu ý.Đó là nền kinh tế của một nước vốn là nông nghiệp nghèo nàn ở Bắc Âu.Sau một thời kì trải qua kinh tế thị trường trở thành một nước công nghiệp phồn vinh,một nhà nước phúc lợi điển hình ở Châu Âu. Trung Quốc và Nga là hai nước trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường nhưng hướng đi và thành quả đạt được rất khác nhau.Trung Quốc cũng đi theo kinh tế thị trường nhưng không hoàn toàn giống mô hình của các nước phương Tây mà mang “màu sắc Trung Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về ... 12 Quốc”.Nước Nga thì đã rẽ hẳn theo hướng kinh tế thị trường của các nước phương Tây.Thực tế những năm qua cho thấy nền kinh tế của nước này điêu đưng,lao đao có lúc lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội sâu sắc.Còn Trung Quốc,tuy phải trải qua thời kì kinh tế “quá nóng”(1989-1991) và một số vấn đề khó khăn nhất định như:nạn thất nghiệp tình trạng tội phạm,tham nhũng, nhưng nhìn chung kinh tế phát triển ổn định,đạt tốc độ tăng trưởng khá cao,vào loại hàng đầu thế giới. Kinh tế thị trường của Mỹ có đặc trưng là:do tiềm lực ki
Luận văn liên quan