Đề tài Một hướng tiếp cận giảng dạy VBND trong môn Ngữ Văn THCS

- Mục tiêu của môn Ngữ Văn: “góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục cho họ học lên bậc cao hơn. Đó là những người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm nhận các giá trị chân thiện mĩ trong nghệ thuật, có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp”. Mục tiêu đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. - Xuất phát từ yêu cầu đó các văn bản nhật dụng đưa vào chương trình Ngữ Văn THCS, với nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại” hướng người học tới những vấn đề thời sự hàng ngày mà mỗi cá nhân, cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khỏe cộng đồng, quyền trẻ em Do đó những VB này đã tạo cơ hội rõ rệt hơn cho việc dạy học gắn liền với đời sống, giúp người dạy đạt được mục tiêu: tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn. - Trong những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học đã tạo điều kiện thuận lợi để GV gắn kết những vấn đề được đề cấp đến trong VBND với các vấn đề của đời sống .Đó là việc lồng ghép các kênh hình , tiếng trong bài dạy - Theo định hướng của Chuẩn KTKN: đó là “yêu cầu tối thiểu về KT, KN của môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức”, nhằm giảm tải chương trình học, chú trọng vạn dụng kiến thức, tăng cường thực hành, gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. - Phát triển, hình thành kĩ năng sống cho HS là 1 mục tiêu quan trọng của GD, cũng như hưởng ứng cuộc vận động: “Trường học thân thiện, Học sinh tích cực”. 2. Cơ sở thực tiễn: -Hiện nay HS thường có xu hướng xem nhẹ việc học những môn Xã hội nói chung, cũng như môn Ngữ Văn nói riêng. Mà thường hướng chú ý vào những môn mang tính thời cuộc như ngoại ngữ, tin học Do đó mà chất lượng học môn Ngữ Văn có chiều hướng giảm sút. Ngoài khó khăn chung đó, việc dạy học VBND ở THCS còn gặp phải một số trở ngại sau: • Về phía HS: + HS khó nắm bắt nội dung các VBND, do không có thói quen nắm nội dung VB mà không được dựa trên cốt truyện, hệ thống nhân vật ( khó khăn này cũng xảy ra khi HS học VBNL) + HS mơ hồ, không xác định đúng được PTBĐ của các VBND (hạn chế về kiến thức LLVH) từ đó không định hướng, không nắm chắc được hướng tiếp cận VB. (Dù rằng SGK có định hướng rõ ở phần KQ cần đạt, ở các câu hỏi trong phần Đọc_Hiểu VB, nhưng do khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề còn hạn chế; Do việc soạn, chuẩn bị bài ở nhà một phần chỉ mang tính đối phó). + Khả năng, kĩ năng liên hệ các vấn đề cập nhật được nói đến trong VB của HS còn hạn chế do: vốn kiến thức, vốn sống hạn chế; thiếu tinh thần tự giác, tích cực trong học tấp; kỹ năng trình bày ý kiến còn yếu đặc biệt là HS các vùng nông thôn, vùng ven thành phố, nơi có mặt bằng dân trí thấp, ít điều kiện tiếp cận các kênh thông tin VH-XH. • Về phía GV: Từ thực tế giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp chúng tôi nhận thấy một số thực trạng sau: + Một là, GC thường quá chú trọng vào việc khai thác, bình giá phương diện hình thức ngôn từ của VB mà xem nhẹ, chưa chú trọng đến vấn đề XH đặt ra trong VB. Nghĩa là dạy VBND như dạy các VB văn học. + Hai là, ngược lại GV quá nhấn mạnh yêu cầu gắn kết vấn đề trong VB với đời sống, chú ý nhiều đến việc liên hệ thực tế mà xem nhẹ yếu tố nghệ thuật, dẫn đến việc khai thác VB không đầy đủ. Giờ dạy NV dễ biến thành một giờ dạy GDCD, 1 bài thuyết minh về các vấn đề môi trường, lịch sử + Ba là, GV ý thức được cả 2 vấn đề trên thì lại thường lúng túng khi đi tìm một định hướng tiếp cận VBND có hiệu quả (tiếp cận VB ở góc độ nào? Nội dung hay hình thức NT? ) việc lồng ghép các kênh hình, tiếng sao cho có hiệu quả mà vẫn đảm bảo thời lượng của một bài học Do đó việc liên hệ với thực tế, gắn kết kiến thức của bài học với các vấn đề cập nhật của đời sống XH còn mang tính máy móc; hoặc chưa tích hợp được với các môn học khác như GDCD, Lịch sử, Địa lí khi khai thác các vấn đề nhật dụng của VB. Qua tìm hiểu, chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân lí giải cho thực trạng trên như sau: - GV thiếu một định hướng, một PPDH cụ thể khi tiếp cận dạy học VBND. - Việc vận dụng CNTT, phát huy ưu điểm của kênh hình, kênh tiếng trong việc liên hệ các vấn đề nhật dụng của VB với đời sống của GV còn hạn chế. - Chưa làm cho HS thấy được sự “gần gũi”, “bức thiết” của các vấn đề nhật dụng trong VB để các em hiểu rằng vấn đề được đề cập đến trong VB cũng là vấn đề của các em, liên quan đến cuộc sống của các em. Xuất phát từ những lí do trên, nhóm Văn tổ Văn_Nhạc_Họa trường chúng tôi đã mạnh dạn triển khai chuyên đề: “Một hướng tiếp cận giảng dạy VBND trong môn Ngữ Văn THCS”

doc11 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5524 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một hướng tiếp cận giảng dạy VBND trong môn Ngữ Văn THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Một hướng tiếp cận giảng dạy VBND trong môn Ngữ Văn THCS A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lý luận: - Mục tiêu của môn Ngữ Văn: “góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục cho họ học lên bậc cao hơn. Đó là những người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm nhận các giá trị chân thiện mĩ trong nghệ thuật, có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp”. Mục tiêu đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. - Xuất phát từ yêu cầu đó các văn bản nhật dụng đưa vào chương trình Ngữ Văn THCS, với nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại” hướng người học tới những vấn đề thời sự hàng ngày mà mỗi cá nhân, cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khỏe cộng đồng, quyền trẻ em…Do đó những VB này đã tạo cơ hội rõ rệt hơn cho việc dạy học gắn liền với đời sống, giúp người dạy đạt được mục tiêu: tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn. - Trong những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học đã tạo điều kiện thuận lợi để GV gắn kết những vấn đề được đề cấp đến trong VBND với các vấn đề của đời sống….Đó là việc lồng ghép các kênh hình , tiếng trong bài dạy… - Theo định hướng của Chuẩn KTKN: đó là “yêu cầu tối thiểu về KT, KN của môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức”, nhằm giảm tải chương trình học, chú trọng vạn dụng kiến thức, tăng cường thực hành, gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. - Phát triển, hình thành kĩ năng sống cho HS là 1 mục tiêu quan trọng của GD, cũng như hưởng ứng cuộc vận động: “Trường học thân thiện, Học sinh tích cực”. 2. Cơ sở thực tiễn: -Hiện nay HS thường có xu hướng xem nhẹ việc học những môn Xã hội nói chung, cũng như môn Ngữ Văn nói riêng. Mà thường hướng chú ý vào những môn mang tính thời cuộc như ngoại ngữ, tin học…Do đó mà chất lượng học môn Ngữ Văn có chiều hướng giảm sút. Ngoài khó khăn chung đó, việc dạy học VBND ở THCS còn gặp phải một số trở ngại sau: Về phía HS: + HS khó nắm bắt nội dung các VBND, do không có thói quen nắm nội dung VB mà không được dựa trên cốt truyện, hệ thống nhân vật ( khó khăn này cũng xảy ra khi HS học VBNL) + HS mơ hồ, không xác định đúng được PTBĐ của các VBND (hạn chế về kiến thức LLVH) từ đó không định hướng, không nắm chắc được hướng tiếp cận VB. (Dù rằng SGK có định hướng rõ ở phần KQ cần đạt, ở các câu hỏi trong phần Đọc_Hiểu VB, nhưng do khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề còn hạn chế; Do việc soạn, chuẩn bị bài ở nhà một phần chỉ mang tính đối phó). + Khả năng, kĩ năng liên hệ các vấn đề cập nhật được nói đến trong VB của HS còn hạn chế do: vốn kiến thức, vốn sống hạn chế; thiếu tinh thần tự giác, tích cực trong học tấp; kỹ năng trình bày ý kiến còn yếu…đặc biệt là HS các vùng nông thôn, vùng ven thành phố, nơi có mặt bằng dân trí thấp, ít điều kiện tiếp cận các kênh thông tin VH-XH. Về phía GV: Từ thực tế giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp chúng tôi nhận thấy một số thực trạng sau: + Một là, GC thường quá chú trọng vào việc khai thác, bình giá phương diện hình thức ngôn từ của VB mà xem nhẹ, chưa chú trọng đến vấn đề XH đặt ra trong VB. Nghĩa là dạy VBND như dạy các VB văn học. + Hai là, ngược lại GV quá nhấn mạnh yêu cầu gắn kết vấn đề trong VB với đời sống, chú ý nhiều đến việc liên hệ thực tế mà xem nhẹ yếu tố nghệ thuật, dẫn đến việc khai thác VB không đầy đủ. Giờ dạy NV dễ biến thành một giờ dạy GDCD, 1 bài thuyết minh về các vấn đề môi trường, lịch sử… + Ba là, GV ý thức được cả 2 vấn đề trên thì lại thường lúng túng khi đi tìm một định hướng tiếp cận VBND có hiệu quả (tiếp cận VB ở góc độ nào? Nội dung hay hình thức NT? ) việc lồng ghép các kênh hình, tiếng sao cho có hiệu quả mà vẫn đảm bảo thời lượng của một bài học… Do đó việc liên hệ với thực tế, gắn kết kiến thức của bài học với các vấn đề cập nhật của đời sống XH còn mang tính máy móc; hoặc chưa tích hợp được với các môn học khác như GDCD, Lịch sử, Địa lí…khi khai thác các vấn đề nhật dụng của VB. Qua tìm hiểu, chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân lí giải cho thực trạng trên như sau: - GV thiếu một định hướng, một PPDH cụ thể khi tiếp cận dạy học VBND. - Việc vận dụng CNTT, phát huy ưu điểm của kênh hình, kênh tiếng trong việc liên hệ các vấn đề nhật dụng của VB với đời sống của GV còn hạn chế. - Chưa làm cho HS thấy được sự “gần gũi”, “bức thiết” của các vấn đề nhật dụng trong VB để các em hiểu rằng vấn đề được đề cập đến trong VB cũng là vấn đề của các em, liên quan đến cuộc sống của các em. Xuất phát từ những lí do trên, nhóm Văn tổ Văn_Nhạc_Họa trường chúng tôi đã mạnh dạn triển khai chuyên đề: “Một hướng tiếp cận giảng dạy VBND trong môn Ngữ Văn THCS” II. Mục đích và đối tượng nghiên cứu: 1. Mục đích nghiên cứu: Đưa ra một hướng giải quyết những tồn tại về mặt PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học, nhằm có thêm kinh nghiệm đẻ dạy học có hiệu quả phần VBND, đáp ứng tốt những yêu cầu của Chuẩn KT-KN môn Ngữ Văn THCS. 2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình giảng dạy NV phần VBND ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 Trường THCS Cao Thắng từ niên khóa 2007-2008 đến nay. Cụ thể là tiết 129: Động Phong Nha _ Ngữ Văn 6_ Lớp 62 III. Phương pháp nghiên cứu: Để triển khai chuyên đề này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp quan sát: hình thức chủ yếu của phương pháp này là dự giờ đồng nghiệp để rút ra ưu nhược điểm của các tiết dạy VBND. - Phương pháp so sánh: để đối chiếu, phân loại các cách dạy VBND khác nhau, cũng như đánh giá kết quả nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, tổng hợp: được sử dụng để tìm hiểu những đặc điểm của các VBND trong CT THCS qua các bảng thống kê, nhằm xác định được nét đặc thù khi dạy VBND. - Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như: phương pháp đọc tài liệu, thăm dò ý kiến HS, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. B.NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: I. Văn bản nhật dụng trong môn Ngữ Văn THCS: - Văn bản nhật dụng là gì? Trước hết phải hiểu đây không phải là một khái niệm chỉ thể loại hay kiểu văn bản. Nói đến VBND là nói đến tính chất nội dung của VB. Đó là những bài viết có tính gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy… - Trong chương trình NV THCS, lấy những hướng dẫn của các tác giả SGV, NV6, NV9 làm những chỉ dẫn quan trọng để nhận diện VBND, chúng ta thấy số lượng VBND chiếm khoảng 10% trên tổng số các VB (cụ thể là 12). Tuy chiếm một số lượng không lớn, nhưng việc giảng dạy VBND lại đặt ra nhiều vấn đề bởi những đặc thù riêng của loại văn bản này: + Mục đích của việc dạy VBND trong chương trình THCS có đặc điểm giống và khác so với dạy các kiểu VB khác. + Mục tiêu cần đạt của bài học VBND gắn liền với việc liên hệ thực tế với các vấn đề đời sống – xã hội mà VB đề cập tới. Đặc biệt là khâu lồng ghép giáo dục kinh nghiệm sống cho HS. + Nội dung, đề tài của các VBND hết sức phong phú, đề cập đến mọi mặt của đời sống –xã hội hiện đại. + Sự đa dạng về PTBĐ (kiểu VB), về thể loại (truyện ngắn, kí, tùy bút..); Các VBND thường có sự kết hợp đan xen của nhiều yếu tố miêu tả, tự sự, thuyết minh, biểu cảm…nhằm thông qua ngôn ngữ VH (các VBND trong chương trình NV THCS “luôn có một giá trị nghệ thuật nhất định; hướng người đọc đến những vấn đề sinh động của cuộc sống”). + Việc sử dụng CNTT, vận dụng các kênh hình, tiếng bổ trợ làm sao cho linh hoạt đạt hiệu quả, khi nguồn tài liệu (hình ảnh) của các VBND còn quá sơ sài, đơn điệu, giá trị sử dụng không cao. + Phân bố thời lượng của các bài học VBND tương đối hợp lí. Tuy nhiên vẫn có những bài dài, GV không đủ thời lượng chuyển tải nội dung kiến thức nếu không có sự đổi mới về PPDH, hay vận dụng hợp lí các PTDH hiện đại. Để cụ thể, hệ thống hóa một số đặc điểm vừa nêu trên của hệ thống các VBND trong môn Ngữ Văn THCS, chúng tôi xin trình bày bảng thống kê sau: Bảng thống kê đặc điểm của các VBND trong môn Ngữ Văn THCS: Qua việc tìm hiểu hệ thống VBND trong Ngữ Văn THCS cũng như thực trạng và nguyên nhân của việc Dạy –Học VBND, chúng tôi xin được đề xuất một hướng tiếp cận nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy như sau: II. Hướng tiếp cận Dạy – học Văn bản nhật dụng: Dựa theo những hướng dẫn có tính chỉ định của các tác giả SGK Ngữ Văn THCS, chúng tôi thấy cần xác lập một số định hướng để việc dạy học VBND có hiệu quả, đó là: +”Không nên quan niệm VBND là những sáng tác tiêu biểu cho các tác phẩm văn học, từ đó đặt ra và đòi hỏi quá cao yêu cầu về nghệ thuật của VB”,mà nên xem xét những VBND trong tư cách của các thông điệp tư tưởng được trình bày dưới dạng ngôn từ. +”Khi dạy VBND, GV cần tập trung khai thác các vấn đề nội dung tư tưởng đặt ra ở mỗi văn bản, từ đó mà liên hệ, giáo dục tư tưởng tình cảm và ý thức cho HS trước các vấn đề mà XH đang quan tâm.Từ đó, nắm chắc đặc điểm và ý nghĩa của các nội dung đặt ra trong mỗi văn bản để hướng dẫn HS tự liên hệ, rút ra bài học cho chính bản thân mình”. Biến những vấn đề nhật dụng được đề cập trong VB thành những vấn đề “gần gũi“, “bức thiết” với cuộc sống của địa phương, gia đình và cá nhân mỗi HS. + Dù có đề cập vấn đề thời sự bức thiết đến đâu, VBND trong chương trình SGK cần phải “được dạy như một VB văn học xét về phương diện phân tích từ ngữ, thủ pháp nghệ thuật cũng như thi pháp thể loại”. Vì thế khi dạy VBND, cần căn cứ vào các nội dung đang học và đã học ở 2 phần Tiếng Việt và TLV để xác định trọng điểm phân tích về mặt giá trị NT của VB và ngược lại theo tinh thần tích hợp các phân môn. Từ xác định hướng trên, có thể khái quát hướng tiếp cận Dạy- học VBND của chúng tôi gồm các vấn đề: + Xác định mục tiêu bài học: Trên cơ sở mức độ cần đạt, trọng tâm kiến thức, kĩ năng của HDTH Chuẩn KT-KN môn Ngữ Văn THCS có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho HS. + Chuẩn bị Dạy- học VBND: Chuẩn bị kiến thức liên quan, hỗ trợ cho việc tìm hiểu tri thức của bài học của GV và HS; Chuẩn bị phương tiện DH phù hợp với yêu cầu đáp ứng cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến chủ đề VB(sử dụng giáo án điện tử)… + Lựa chọn PPDH phù hợp với đặc trưng PTDH của mỗi VB; đáp ứng dạy học tích hợp –tích cực. + Đồng thời phát huy tính sáng tạo của GV, HS trong từng hoàn cảnh, từng bài học VBND cụ thể. Nếu giải quyết triệt để được những vấn đề trên, chúng tôi hy vọng sẽ có một hướng tiếp cận dạy học VBND có hiệu quả. Dưới đây là những đề xuất của chúng tôi, có ví dụ cụ thể cho từng phân lượng KT của bài dạy VBND: 1. Xác định mục tiêu bài học VBND: Mục đích giáo dục kiến thức, kỹ năng, thái độ của môn học trong nhà trường đòi hỏi mỗi bài học có mục đích riêng của nó. Mục đích riêng này không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của môn học, phân môn mà thậm chí là đặc trưng của mỗi phần học, mỗi bài học cụ thể. Môn ngữ văn nói chung, đặc biệt là phần VBND không nằm ngoài đặc trưng này, bởi tính phong phú, đa dạng về đề tài, nội dung nhật dụng, phương thức biểu đạt của nó… Nhưng chung qui lại có hai điểm nhấn mà bài học VBND tác động đối với người học : mục tiêu trang bị kiến thức và mục tiêu trau dồi tư tưởng, tình cảm, thái độ. +) Về kiến thức: Dạy học VBND giúp HS hiểu đúng ý nghĩa xã hội ( ý nghĩa thời sự cập nhật) qua việc tự nắm bắt vấn đề “xã hội gần gũi bức thiết được đề cập”đến trong văn bản. Ví dụ: Với văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” Khi nhìn nhận truyện ngắn này như 1 VBND thì dù không bỏ qua các dấu hiệu hình thức nổi bật của văn bản, nhưng mục tiêu chính là thông qua phát hiện nội dung văn bản, tìm hiểu vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với HS, đánh thức tình cảm chia sẻ với bạn bè có cảnh ngộ như hai anh em Thành Thủy trong truyện và ý thức về quyền được hưởng niềm vui, hạnh phúc của trẻ em.Đó sẽ là ý nghĩa cập nhật của bài học .Và là mục tiêu kiến thức chủ yếu mà bài học VBND này hướng tới. Cơ hội để các tri thức cập nhập về vấn đề thiết thực vừa có ý nghĩa thời sự lại vừa có ý nghĩa lâu dài là các thế mạnh của bài học VBND, nhưng mục tiêu dạy học VBND không dừng lại ở việc cung cấp tri thức trong văn bản mà còn mở rộng nhận thức của người học theo vấn đề được đề cập trong văn bản. Ví dụ: Ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên có thể gợi ra ở HS những liên tưởng về nhiều cây cầu chứng nhân lịch sử khác trên khắp đất nước như:cầu Hiền Lương, Hàm Rồng, Thăng Long, Mỹ Thuận… Hay Bức thư của thủ lĩnh da đỏ sẽ gợi cho HS những liên hệ về thực trạng bạo động về môi trường sống và sức khỏe con người ở mỗi làng quê, thành phố …..đang bị chính con người hủy hoại. +) Về kĩ năng, thái độ: mục tiêu bài học VBND còn là sự mở rộng nhận thức của HS tới đời sống xã hội và bản thân về những vấn đề đặt ra từ văn bản. Ví dụ: Qua bài học VBND Động Phong Nha. Từ những hiểu biết khá tỉ mỉ về danh thắng Phong Nha từ đường thủy và đường bộ đến Sông Son vào cửa hang: Động khô, Động nước và quan trọng đó là gợi tưởng tượng và ham muốn khám phá một không gian thiên tạo kì thú đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm, khách du lịch trong và ngoài nước. Và mục tiêu trau dồi tư tưởng, tình cảm, thái độ bài học này đặt ra đó là gióa dục HS ý thức về tầm quan trọng và giữ gìn, khám phá những thắng cảnh, những di sản thiên nhiên, đồng thời có ý thức phát triển tiềm năng kinh tế du lịch”. Nhưng nếu dạy học đọc – hiểu diễn ra theo nguyên tắc dựa vào các dấu hiệu hình thức để khám phá nội dung biểu đạt của VB thì dạy học VBND cũng không nằm ngoài nguyên tắc này. Vì thế, ngoài mục tiêu dạy học chính trên, bài học VBND Động Phong Nha cần được chú ý : + VBND này được viết ở dạng thuyết minh kết hợp với miêu tả và biểu cảm (có sử dụng biện pháp so sánh, dẫn chứng số liệu cụ thể, hình ảnh kết hợp cảm xúc). + Biết vận dụng kĩ năng quan sát , miêu tả có kết hợp biểu lộ cảm xúc để viết một bài văn miêu tả. Như vậy, cung cấp và mở rộng hiểu biết về những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng cường ý thức công dân đối với cộng đồng trong mỗi HS sẽ là định hướng mục tiêu chung của các bài học VBND trong chương trình THCS Ví dụ: để chỉ rõ tiềm năng du lịch phát triển kinh tế của Động Phong Nha thuyết trình GV có thể đưa slide hình ảnh: bảng giá tham quan, vé tham quan du lịch Động Phong Nha khiến vấn đề trở nên rất gần gũi với HS. Chẳng hạn khi xác định mục tiêu của bài học Động Phong Nha cần chú ý đén mục đích giao tiếp ( Giúp HS cảm nhận văn bản: chuẩn KTKN) 2.Chuẩn bị dạy học VBND: Chuẩn bị kiến thức, thông tin hỗ trợ liên quan đến bài học: Tính chất đơn nghĩa của nội dung, đơn giản về hình thức diễn đạt khiến cho khâu chuẩn bị kiến thức của bài học VBND sẽ ít gặp khó khăn. Nhưng yêu cầu mở rộng hiểu biết về vấn đề nhật dụng được đặt ra trong văn bản yêu cầu việc chuẩn bị kiến thức hỗ trợ cho bài học VBND mang ý nghĩa tích hợp rộng hơn, đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn của 2 chủ thể dạy_ học: GV và HS. Yêu cầu đó là: + GV thu nhập, lựa chọn, xử lí thông tin, kiến thức bổ trợ liên quan đến bài học, qua sách vở, tài liệu, đặc biệt là các nguồn thông tin đại chúng: internet, truyền hình…để làm chất liệu cho dạy học VBND gắn kết với đời sống. Ví dụ: Để chỉ rõ tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế của Động Phong Nha, GV có thể đưa hình ảnh bảng giá tham quan du lịch Động Phong Nha khiến vấn đề trở nên gần gũi với HS hơn. + HS: Đọc VB, tìm hiểu kĩ các chú thích. Các nhóm HS sưu tầm các thông tin, hình ảnh…liên quan đến VB. Chuẩn bị phần trình bày, phát biểu ý kiến về vấn đề trong nhóm, lớp. Ví dụ: Khi chuẩn bị dạy bài Động Phong Nha, GV giao cho HS: - Sưu tầm thông tin, hình ảnh của Động Phong Nha cũng như một số danh thắng khác trong nước, ở địa phương: hình ảnh trên báo, bưu thiếp, ảnh, tem… - Chuẩn bị viết đoạn văn có chủ đề liên quan đến danh thắng dưới nhiều hình thức: viết thư mời bạn đến thăm cảnh đẹp quê hương mình, viết bài giới thiệu, viết bài văn miêu tả, bộc lộ cảm xúc về danh thắng… Chuẩn bị phương tiện dạy học: Hệ thống tư liệu bồi đắp trực tiếp cho chủ đề VBND và mở rộng chủ đề đó bên ngoài văn bản (báo chí, mỹ thuật, điện ảnh…) nếu được thu thập, thiết kế và trình chiếu trên các phương tiện dạy học điện tử sẽ là các phương tiện tạo hiệu ứng tích cực nhất trong dạy học VBND. Ví dụ: Thiết kế bài dạy Động Phong Nha + Nếu trình chiếu hình ảnh, đoạn phim ghi hình những vẻ đẹp đặc sắc của động trên nền âm thanh tiếng nước gõ long tong, thánh thót kết hợp với lời giảng của GV khi khai thác vẻ đẹp của Động Phong Nha trong VB sẽ khiến bài học phong phú, sinh động, sâu sắc hơn. + Khi giới thiệu những tiềm năng của Động Phong Nha, tùy đặc điểm, tình hình lớp ( đối tượng HS ), GV có thể giới thiệu thêm 1 số tiềm năng về mặt khảo cổ học (di chỉ của người Chăm, người Việt Cổ, căn cứ của vua Hàm Nghi thời Cần Vương), hay sự phong phú của hệ thực động vật … + Ở cuối bài học GV cần giới thiệu sơ qua 1 số thông tin cập nhật về Động Phong Nha (liên hệ đến sự huyền bí, hấp dẫn chưa khám phá hết của Động Phong Nha: phát hiện ra 1 số hang động mới: Động Thiên Đường, Sơn Động ( Nhất thế giới), Phong Nha- Kẻ Bàng trở thành vườn quốc gia là di sản thiên nhiên thế giới (về địa chất, địa mạo năm 2003) sắp làm hồ sơ để được công nhận di sản thiên nhiên thế giới lần II về sự phong phú đa dạng sinh học…Ngoài việc chiếu hình ảnh,clip minh họa, GV có thể giới thiệu 1 số trang web để HS tiếp cận thông tin về bài học đầy đủ, chính xác hơn. 3. Phương pháp dạy học VBND: a/ Dạy học phù hợp với phương thức biểu đạt: Khi thiết kế chương trình VBND, các tác giả SGK Ngữ Văn THCS nhấn mạnh rằng dạy học VBND chủ yếu là tập trung khai thác các vấn đề nội dung tư tưởng đặt ra ở mỗi VB. Nhưng trong bất kì VB nào, nội dung không nằm ngoài hình thức tương ứng của nó, cho nên hoạt động đọc –hiểu nội dung VBND không nằm ngoài nguyên tắc đi từ các dấu hiểu hình thức biểu đạt tới khám phá mục đích giao tiếp trong hình thức ấy. Trong dạy học VBND, không thể hiểu đúng nội dung nhật dụng VB nếu không đọc từ các dấu hiệu hình thức của VB. Ví dụ: +Với VB được tạo ra theo phương thức biểu cảm như Cổng trường mở ra, nhằm mục đích nhận thức vai trò của nhà trường đối với sự tiến bộ của mỗi con người thì con đường dạy học để hiểu mục tiêu ấy từ VB sẽ là dạy học theo các dấu hiệu của văn biếu cảm, biểu hiện qua lời văn thấm đẫm cảm xúc, suy tư của tác giả. + Với VB thuyết minh kết hợp với miêu tả và bộc lộ cảm xúc như Động Phong Nha thì vận dụng dạy học tương ứng sẽ chú ý đến phát hiện và phân tích ý nghĩa biểu đạt của các yếu tố đó trong VB. + Với VBND có phương thức biểu đạt như Động Phong Nha, GV cần có ý thức định hướng để HS xác định những đặc trưng biểu đạt của từng phần, đoạn, từ đó có hướng khai thác hợp lý. Ví dụ: Tổ chức cho HS đọc –hiểu VB (phần tìm hiểu PTBĐ và bố cục) Câu hỏi đàm thoại: ? Về hình thức VB Động Phong Nha thuộc phương thức biểu đạt nào? → PTBĐ thuyết minh giới thiệu kết hợp miêu tả, biểu cảm. ? Về hình thức VB này kết hợp nhiều hình thức như thuyết minh, miêu tả, biểu cảm. Hãy quan sát và chỉ rõ những phần VB ứng với các PTBĐ của mỗi phần? Slide: Tóm tắt nội dung từng phần tương ứng với phương thức biểu đạt (bố cục) Phần 1: từ đầu ….bãi mía nằm rải rác : (giới thiệu) cung cấp thông tin về vị trí,đường vào động (thuyết minh, miêu tả). Phần 2: tiếp ….cảnh chùa đất Bụt: - Trình bày những đặc điểm của Động Phong Nha về cấu tạo, lịch sử hình thành (thuyết minh) - Miêu tả vẻ đẹp của Động Phong Nha kết hợp với lời nhận xét, đánh giá (miêu tả và biểu cảm). Phần 3: Còn lại : Nêu giá trị và tiềm năng của Động Phong Nha (thuyết minh). + Từ đó GV định hướng khai thác trên cơ sở xác định PTBĐ tương ứng với mỗi phần. Ví dụ: Tổ chứ
Luận văn liên quan