Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Krông Ana tỉnh Đắk Lắk

Giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương. Giáo dục lao động là hệ thống những tác động giáo dục nhằm hình thành có mục đích, có kế hoạch, những quan điểm, niềm tin, thái độ đúng đắn đối với lao động, có tri thức lao động, rèn luyện kỹ năng lao động cần thiết, kỹ năng nghề nhất định ở học sinh, chuẩn bị tâm thế cho thế hệ trẻ - những công dân tương lai sẵn sàng hội nhập với “thế giới việc làm”, “thế giới nghề nghiệp”, đi vào lao dộng sản xuất và đào tạo nghề, góp phần chuẩn bị nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp nhất định cho địa phương và xã hội. Hiện nay đất nước ta đang chuyển sang một giai đoạn mới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang rất cần một nguồn nhân lực chất lượng cao đủ đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước. Nguồn nhân lực ấy ở đâu ra và ta phải làm thế nào để có nguồn nhân lực chất lượng cao đó. Ta không thể nào quên lời của của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì sự nghiệp 10 năm thì phải trồng cây Vì sự nghiệp trăm năm thì phải trồng người” Lời nói nổi tiếng của Bác đã chỉ rõ tầm nhìn chiến lược lâu dài cho đất nước. Để có một con người có sức khoẻ, có tri thức, có những kỹ năng nhất định về nghề nghiệp và có những ước mơ hoài bão lớn lao không phải là ngày một ngày hai mà là cả một quá trình hết sức lâu dài và gian khổ, với sự kết hợp của Gia đình  Nhà trườngXã hội Khi sinh ra mỗi người đều có một năng khiếu riêng biệt mà trời đã Ban tặng. Ta phải làm gì để mỗi người đó bộc lộ được năng khiếu và rèn luyện để phát huy được tối đa năng khiếu đó phục vụ cho lợi ích chung của xã hội. Các cụ ta luôn truyền dạy : “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” hay “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết” những câu nói đó đã thể hiện rất rõ việc chọn nghề, rèn luyện kỹ năng nghề, nghệ thuật hoá nghề, tinh thông nghề, tất cả những cái đó có được khi ta chọn đúng nghề, đúng sở thích và là mảnh đất mầu mỡ để ta vùng vẫy, sáng tạo thật sự bất công và đau đớn biết bao khi một người rất thích vẽ, thích làm thơ mà lại không được làm mà phải đi làm thợ cơ khí hay một ngành nào khác mà không phù hợp với họ lỗi đó tại ai? Ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nhà trường được mà chỉ trách cho việc hướng nghiệp cho các em chưa tốt. Các em không được định hướng và tư vấn về nghề nghiệp về mọi vấn đề mà các em quan tâm. Để tránh việc đó xảy ra ngay từ khi học tiểu học ta phải quan tâm đến việc hướng nghiệp cho các em. Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy cách làm người mà phải dạy hướng nghiệp nghề cho học sinh. Thông qua hướng nghiệp phải hình thành cho các em những kỹ năng tối thiểu về nghề. Nhà trường không chỉ là trung tâm văn hoá giáo dục mà còn là trung tâm thông tin, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cao. Sản phẩm của giáo dục, của nhà trường phải là những con người có Đức, có tài, có sức khoẻ và có những kỹ năng nhất định về nghề sẵn sàng tham gia vào mọi hoạt động của xã hội và hội nhập quốc tế. Để làm tốt vấn đề hướng nghiệp cho học sinh trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã luôn quan tâm đến yêu cầu và mục đích của việc giáo dục hướng nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp là một Ban được các nhà trường thành lập theo điều lệ trường trung học và trường phổ thông có nhiều cấp học, và là một trong những nội dung giáo dục toàn diện học sinh đã được xác định trong luật giáo dục. Nghị quyết TW2 khoá VIII chỉ rõ: Trong giáo dục phổ thông “Cần gắn với thực tiễn vùng, địa phương, đến sự tăng cường công tác hướng nghiệp, đào tạo kỹ thuật lao động dạy nghề phổ thông và kỹ năng cần thiết khác cho công việc trong nền kinh tế thị trường cho công cộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội.

doc34 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Krông Ana tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người… Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương. Giáo dục lao động là hệ thống những tác động giáo dục nhằm hình thành có mục đích, có kế hoạch, những quan điểm, niềm tin, thái độ đúng đắn đối với lao động, có tri thức lao động, rèn luyện kỹ năng lao động cần thiết, kỹ năng nghề nhất định ở học sinh, chuẩn bị tâm thế cho thế hệ trẻ - những công dân tương lai sẵn sàng hội nhập với “thế giới việc làm”, “thế giới nghề nghiệp”, đi vào lao dộng sản xuất và đào tạo nghề, góp phần chuẩn bị nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp nhất định cho địa phương và xã hội. Hiện nay đất nước ta đang chuyển sang một giai đoạn mới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang rất cần một nguồn nhân lực chất lượng cao đủ đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước. Nguồn nhân lực ấy ở đâu ra và ta phải làm thế nào để có nguồn nhân lực chất lượng cao đó. Ta không thể nào quên lời của của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì sự nghiệp 10 năm thì phải trồng cây Vì sự nghiệp trăm năm thì phải trồng người” Lời nói nổi tiếng của Bác đã chỉ rõ tầm nhìn chiến lược lâu dài cho đất nước. Để có một con người có sức khoẻ, có tri thức, có những kỹ năng nhất định về nghề nghiệp và có những ước mơ hoài bão lớn lao không phải là ngày một ngày hai mà là cả một quá trình hết sức lâu dài và gian khổ, với sự kết hợp của Gia đình ® Nhà trường®Xã hội Khi sinh ra mỗi người đều có một năng khiếu riêng biệt mà trời đã Ban tặng. Ta phải làm gì để mỗi người đó bộc lộ được năng khiếu và rèn luyện để phát huy được tối đa năng khiếu đó phục vụ cho lợi ích chung của xã hội. Các cụ ta luôn truyền dạy : “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” hay “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết” những câu nói đó đã thể hiện rất rõ việc chọn nghề, rèn luyện kỹ năng nghề, nghệ thuật hoá nghề, tinh thông nghề, tất cả những cái đó có được khi ta chọn đúng nghề, đúng sở thích và là mảnh đất mầu mỡ để ta vùng vẫy, sáng tạo thật sự bất công và đau đớn biết bao khi một người rất thích vẽ, thích làm thơ mà lại không được làm mà phải đi làm thợ cơ khí hay một ngành nào khác mà không phù hợp với họ lỗi đó tại ai? Ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nhà trường được mà chỉ trách cho việc hướng nghiệp cho các em chưa tốt. Các em không được định hướng và tư vấn về nghề nghiệp về mọi vấn đề mà các em quan tâm. Để tránh việc đó xảy ra ngay từ khi học tiểu học ta phải quan tâm đến việc hướng nghiệp cho các em. Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy cách làm người mà phải dạy hướng nghiệp nghề cho học sinh. Thông qua hướng nghiệp phải hình thành cho các em những kỹ năng tối thiểu về nghề. Nhà trường không chỉ là trung tâm văn hoá giáo dục mà còn là trung tâm thông tin, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cao. Sản phẩm của giáo dục, của nhà trường phải là những con người có Đức, có tài, có sức khoẻ và có những kỹ năng nhất định về nghề sẵn sàng tham gia vào mọi hoạt động của xã hội và hội nhập quốc tế. Để làm tốt vấn đề hướng nghiệp cho học sinh trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã luôn quan tâm đến yêu cầu và mục đích của việc giáo dục hướng nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp là một Ban được các nhà trường thành lập theo điều lệ trường trung học và trường phổ thông có nhiều cấp học, và là một trong những nội dung giáo dục toàn diện học sinh đã được xác định trong luật giáo dục. Nghị quyết TW2 khoá VIII chỉ rõ: Trong giáo dục phổ thông “Cần gắn với thực tiễn vùng, địa phương, đến sự tăng cường công tác hướng nghiệp, đào tạo kỹ thuật lao động dạy nghề phổ thông và kỹ năng cần thiết khác cho công việc trong nền kinh tế thị trường cho công cộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội. “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thắng lợi phải phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Đồng thời Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII cũng chỉ ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo là: “Cần gắn chặt thực tiễn vùng địa phương đến sự tăng cường công tác hướng nghiệp, đào tạo kỹ thuật lao động, dạy nghề phổ thông và kĩ năng cần thiết khác cho công việc trong nền kinh tế thị trường, trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. - Trong văn kiện Đại hội khoá IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất; Nhà trường gắn liền với đời sống xã hội”. Coi trọng công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh THPT chuẩn bị đi vào lao động nghề nghiệp. - Bước vào bậc học cuối cùng của nhà trường phổ thông, tuổi trẻ học đường thường có những hoài bão lớn lao gắn liền với cuộc sống tương lai của họ, không ít các em tự đặt cho mình những câu hỏi như “mình sẽ làm gì?”, “mình chọn nghề gì”, “nghề nào là hay nhất” và cũng không ít các em đã trăn trở, đắn đo, suy nghĩ, bởi có biết bao nghề đáng yêu, biết bao con đường để đạt tới mục đích cuộc sống riêng. Tuy vậy, giáo dục hướng nghiệp hiện nay chưa được các cấp quản lý giáo dục và các trường học quan tâm đúng mức, còn có địa phương và trường học chưa thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục hướng nghiệp. Chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội, học sinh phổ thông cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội. Để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đẩy mạnh công tác hướng nghiệp- dạy nghề phổ thông cho học sinh, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành lớp người lao động mới có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông có một ý nghĩa quan trọng và là vấn đề đáng quan tâm của những người làm công tác giáo dục - đào tạo. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao hiệu quả chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp trong trường phổ thông. Qua những lý do đã phân tích ở trên, qua thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Krông Ana tỉnh Đắk Lắk tôi đã mạnh dạn chọn đề tài. “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Krông Ana tỉnh Đắk Lắk”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh trường THPT Krông Ana. - Phân tích những tồn tại dẫn đến công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp gặp nhiều khó khăn, các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp. - Đánh giá thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Krông Ana. - Đề xuất và lý giải một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Krông Ana trong giai đoạn hiện nay. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Tất cả các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho công tác hướng nghiệp. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Nghiên cứu thực tiễn - Trao đổi, trắc nghiệm đối với giáo viên và học sinh để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và ước mơ của các em, sự hiểu biết về nghề nghiệp…. - Kết qủa thực hiện kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường trung học phổ thông Krông Ana. 5.2 Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng các cấp về giáo dục và đào tạo. - Nghiên cứu sách giáo khoa “HĐGDHN” lớp 10, 11 nhà xuất bản giáo dục năm 2004. - Nghiên cứu văn bản hướng dẫn thực hiện công tác hướng nghiệp trong nhà trường. - Nghiên cứu giáo trình, tạp chí của Học viện quản lý Giáo dục. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC. Hoạch định ra trong tương lai, nếu chúng ta áp dụng đúng, đầy đủ và chính xác các biện pháp trên thì mang lại kết rất là khả quan. 7. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU. Các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và kết quả trong 2 năm học 2008-2009, 2009-2010 và 2010 - 2011của trường trung học phổ thông Krông Ana – Đắk Lắk. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG. 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân. Là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học sinh học, sinh lý học, y học và nhiều khoa học khác để giúp đỡ học sinh chọn nghề phù hợp với những năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân, nhằm mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nhất lực lượng dự trữ có sẵn của đất nước. * Định hướng nghề nghiệp: Định hướng nghề nghiệp là việc thông tin cho học sinh biết về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là các nghề các nơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi có trình độ văn hoá, về những yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của nhà nước, tập thể và tư nhân. Mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp là phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, hiểu được xu thế phát triển hệ thống nghề trong xã hội ta. Thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo viên giúp học sinh điều chỉnh động cơ học nghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi vào việc sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực vì vậy giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông cần làm các công việc sau: + Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp ở trường trung học phổ thông vì giáo dục lao động nhằm hình thành có mục đích, có kế hoạch những quan điểm, thái độ đúng đắn với lao động, có tri thức lao động, kỹ năng nghề nhất định ở học sinh chuẩn bị tâm thế cho thế hệ trẻ những công dân tương lai sẵn sàng hội nhập với thế giới việc làm và vì lao động là nền tảng để nhà trường làm tốt công tác hướng nghiệp dạy nghề. Lao động là cầu nối giữa định hướng nghề và tham gia học nghề, giữa lý thuyết với thực hành. + Giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh có sự hiểu biết khái quát về sự phân công lao động xã hội, cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của đất nước và địa phương, làm quen với những ngành nghề chủ yếu, nghề cơ bản, đặc biệt là nghề truyền thống của địa phương. + Giáo dục hướng nghiệp giúp tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất. + Giáo dục hướng nghiệp giáo dục động viên hướng dẫn học sinh đi vào những ngành gnhề mà nhà nước địa phương đang cần phát triển. 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ - Nhằm đảm bảo việc thực hiện mục tiêu ngày 13/9/1981 Chính phủ đề ra Quyết định số 126/CP “Về công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông và sử dụng hợp lý học sinh các cấp THCS và THPT tốt nghiệp ra trường”. - Điều 3 của Chỉ thị số 33-2003/CT – BGD & ĐT ngày 23/7/2003 cũng đã chỉ rõ “Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp ở các trường THCS, THPT và trung tâm KTTH, theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD &ĐT, giúp học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp hiểu về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và đánh giá năng lực bản thân, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề hoặc lựa chọn trường học, ngành học phù hợp với năng lực cá nhân và yêu cầu của xây dựng đất nước”. 1.2. Thông tư 31/TT ngày 17 tháng 8 năm 1981 của Bộ giáo dục: “Để giúp học sinh hiểu biết các ngành nghề, các trường trung học sử dụng tạm thời mỗi tháng 1 buổi lao động để giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành nghề”. Như vậy mỗi năm học có 9 buổi sinh hoạt giới thiệu nghề được phân phối chương trình trong 9 tháng của năm học. 1.3. Quyết định 329/QĐ ngày 31 tháng 3 năm 1990 của Bộ trưởng bộ giáo dục về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường trung học phổ thông. 1.4. Quyết định 2397/QĐ của Bộ trưởng bộ giáo dục ngày 17 tháng 9 nưm 1991 Ban hành danh mục nghề và chương trình dạy nghề cho học sinh trung học phổ thông. 1.5 Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội 1.6. Chỉ thị 14/2001/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 1.7. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người… Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương” + Luật giáo dục năm 2005 chương 2 “Những quy định mới của luật giáo dục “ năm 2005 phần 2 “Chương trình giáo dục” cũng nói chương trình giáo dục nghề nghiệp được tổ chức thực hiện theo năm học hoặc hình thức tích luỹ tín……và được cụ thể hoá thành giáo trình, tài liệu giảng dạy” và Chương trình giáo dục nghề nghiệp phải liên thông với các chương trình giáo dục khác. Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2011-2012 về mặt giáo dục lao động – hướng nghiệp các Sở giáo dục và Đào tạo các trường phổ thông và các trung tâm KTTH-HN - Tiếp tục việc triển khai Chỉ thị số 33/2003/TC-BGD&ĐT về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp nâng cao chất lượng, định hướng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nhân lực của từng địa phương, góp phần tích cực vào việc phân luồng học sinh cuối cấp THCS và THPT. 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN Học sinh THPT là Ban thanh thiếu niên đến tuổi trưởng thành được tiếp cận với một hệ thống kiến thức từ quá trình học tập ở Trường phổ thông và được trải nghiệm thực tiễn thông qua những dạng lao động trong gia đình, trong các tổ chức đoàn thể, hàng ngày được tiếp nhận các dạng thông tin nghề nghiệp và chính những điều kiện này đã giúp các em hình thành được những cơ sở xác đáng về kiến thức, về kỹ năng và đặc biệt là sự trưởng thành đáng kể trong nhận thức đối với ý nghĩa cuộc sống, vị trí của bản thân, có được sự thử thách trong lao động nghề nghiệp góp phần vào đời sống gia đình tạo ra những tiêu để cho quá trình thích ứng nghề nghiệp sau này. Một số học sinh với ý chí vươn lên, ngay từ khi còn học phổ thông đã tích cực học thêm các môn học cần thiết như tin học, ngoại ngữ…. Với cái nền rất đáng quí đó của học sinh THPT, nhiệm vụ hướng nghiệp đối với các em không chỉ dừng lại ở mức nâng cao nhận thức và sự hiểu biết kỹ càng hơn về nghề mà còn là quá trình xác lập những điều kiện kiến thức để đưa các em hoạt động trong thế giới nghề nghiệp, tạo ra sự thích ứng ở mức độ nhất định với nghề hoặc lĩnh vực lao động mà họ ưa thích. Do sự phân luồng của xã hội, do thực tế bức xúc bởi vì không có sự liên thông giữa hướng nghiệp, đào tạo và sử dụng nên tồn tại thực tế Đầu vào nhiều, chưa được định hướng, tư vấn nghề Đầu ra thừa thầy thiếu thợ chất lượng nghề kém + Sau khi tốt nghiệp THCS sẽ có tầng trạng: 75% học tiếp THPT-> thi đại học, cao đẳng cần nhiều Giáo viên, Phòng học 14-15% học nghề (quá ít) 24-25% sống tự do vào đời với 2 bàn tay trắng -> sinh ra tệ nạn XH THCS Đại học cao đẳng 80% THCN, DN 10% Còn lại vào đời Sau THCS Rất nhiều học sinh sau khi thi Đại học, Cao đẳng trượt không biết mình nên học gì? theo nghề gì: + Đúng đúng + Sai sai Thực tế tại địa phương chúng tôi là một huyện miền núi kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp việc định hướng và tư vấn nghề là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết để các em có việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo cho quê hướng, hạn chế các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng tại địa phương do không có việc làm. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA 1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: Một vài nét khái quát về trường THPT Krông Ana. Trường được thành lập năm 1984 nằm ở trung tâm huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk. Trường có 37 lớp nhưng chỉ có 33 phòng học nên phải học 2 ca trên ngày. Tổng số học sinh là 1545 em gồm 8 xã 01 thị trấn, địa bàn của huyện rộng nên nhiều em phải ở trọ để học. Cơ sở hạ tầng của Huyện còn kém, đường liên xã, liên thôn rất khó đi mà chỉ đến trung tâm xã còn các buôn làng thì vẫn còn phải đi trên các con đường nhỏ tự mở. Kinh tế địa phương chủ yếu là nông nghiệp, huyện có 1 tiểu khu công nghiệp sản xuất gạch xây dựng. Diện tích đất của huyện chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp lâu năm (cây cafe), khí hậu thời tiết nhiều năm không thuận lợi, người trồng chưa ứng dụng được khoa học kỹ thuật còn mang tính chất truyền thống, lạc hậu nên hiệu quả chưa cao, gía cả hàng năm không ổn định sản lượng, chất lượng sau thu hoạch thấp nên ảnh hưởng nhiều đến thu nhập hàng năm của dân. Học sinh miền núi tuy được hưởng chế độ miễn, giảm học phí nhưng nhiều gia đình cũng không lo được cho con đi học. Học sinh sau khi học xong lớp 12 một số em ở nhà làm cafe, hoặc làm thuê (đối với các gia đình không có đất) đó là một nguồn nhân lực lao động chủ yếu của địa phương. Trường THPT Krông Ana là trường trung tâm của Huyện nhưng số học sinh bỏ học hàng năm là khá lớn so với trường trung tâm huyện trung bình 1 năm trên 20 em bỏ học. Đội ngũ cán bộ giáo viên thiếu không đồng bộ, chất lượng đội ngũ chưa cao. - Tình hình xã hội: Sau khi học xong lớp 12 nhiều học sinh ở nhà nên các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng có thể thâm nhập vào nhà trường gây nên nỗi lo cho nhà trường và bức xúc cho xã hội. Nhà trường đang cùng với UBND Huyện bàn bạc và đã có các phương án để giải quyết số lao động này. 2. MỘT SỐ THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC: Trong năm 2010-2011 trường đã được 1 số kết quả đáng khích lệ về mặt học tập, công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. + Đội ngũ cán bội quản lý và giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp. Và coi đó là một môn học quan trọng như các môn học khác. + Trong kế hoạch năm học 2011-2012 đã có kế hoạch hoạt động GDHN cho học sinh các khối cụ thể: Khối 10: Định hướng nghề Khối 11: Tư vấn nghề - Học nghề Khối 12: Học nghề Thực hiện mời cán bộ trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm tỉnh Đắk Lắk và liên kết với trung tâm Giáo dục KTTH- Hướng nghiệp- Dạy nghề tỉnh. + Hiện nay biên độ dao động trong việc chọn nghề, hiểu biết nghề đã ổn định hơn theo sơ đồ. Hàng năm nhà trường đã lập kế hoạch năm học về việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho hướng nghiệp thông báo cho giáo viên và học sinh tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của địa phương; nhu cầu sử dụng nguồn lao động chỉ đạo và kiểm tra công tác hướng nghiệp của giáo viên, phối hợp các hình thức hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Kết hợp với địa phương trong việc sử dụng hợp lý học sinh ra trường cuối năm tổ chức bàn giao học sinh cho địa phương. - Thông qua các bộ môn văn hoá cơ bản, qua các bộ môn kỹ thuật, sinh hoạt hướng nghiệp và đặc biệt thông qua hoạt động lao động và dạy nghề phổ thông, nhà trường đã tiến hành giáo dục hướng nghiệp cho toàn bộ học sinh. Bắt đầu từ năm học 2008
Luận văn liên quan