Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Buffet Tại Nhà Hàng của khách sạn DANANG RIVERSIDE

Kinh doanh khách sạn là một động kinh doanh trong đó nó bao gồm nhiều loại hình dịch vụ như dịch vụ lưu trú, ăn uống, bổ sung. Trong đó kinh doanh lưu trú là dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên kinh doanh nhà hàng tại khách sạn là một biện pháp khá tốt cho việc tạo ra một hệ sản phẩm thống nhất của kinh doanh khách sạn. Kinh doanh nhà hàng còn tạo ra sự hấp dẫn để thu hút và kéo dài khách lưu trú tại khách sạn. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn và đánh giá chất lượng phục vụ tại khách sạn đó. Trong đó kinh doanh buffet tạo được sự tự do và thoải mái cho khách trong vấn đề ăn uống. Giá bữa ăn buffet tại cơ sở lưu trú thường được tính vào giá phòng nên du khách cũng ít nhạy cảm về giá. Đây cũng là một hoạt động kinh doanh khá mới tại Việt Nam, và cũng là giải pháp kinh doanh hiệu quả vì đây là loại hình kinh doanh ăn uống được chế biến trước và ít cần nhân viên phục vụ trực tiếp, đa phần là khách tự phục vụ là chủ yếu. Như vậy có thể giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí mà vẫn có được sự hài lòng cao của khách hàng, đồng thời tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong quá trình phục vụ khách. Xuất phát từ ý nghĩa trên, trong những ngày đầu được thực tập tại khách sạn Đà Nẵng Riverside em nhận thấy rằng khách lưu trú tại khách sạn được tổ chức ăn buffet vào buổi sáng, và cũng đồng thời phục vụ khách bên ngoài có nhu cầu đến ăn tại khách sạn. Bên cạnh đó, nhà hàng tại khách sạn cũng phục vụ buffet cho các hội nghị, hội thảo…Tuy nhiên, em nhận định một điều rằng khách sạn chưa có những chính sách đáng kể trong việc thu hút khách hàng đến việc kinh doanh buffet. Chỉ phục vụ cho khách lưu trú tại khách sạn là chủ yếu, điều này cũng tạo ra một sự lãng phí về nhân công và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nguyên vật liệu chế biến món ăn. Vì khách sạn hôm nào cũng phải phục vụ buffet sáng cho khách. Nếu như ta có thể thu hút được các khách bên ngoài hay tăng cường phục vụ thêm buffet các buổi trưa, tối…. thì có thể đem lại một phần doanh thu không nhỏ cho nhà hàng nói riêng và cho khách sạn nói chung, bên cạnh đó tạo sự hìa lòng cho du khách. Với lý do trên cho nên em chọn đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Buffet Tại Nhà Hàng của khách sạn DANANG RIVERSIDE” Nội dung đề tài gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận. Chương II: Tình hình hoạt động và thực trạng kinh doanh buffet tại nhà hàng của khách sạn Đà Nẵng Riverside trong thời gian qua Chương III: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh kinh doanh buffet nhà hàng tại khách sạn Đà Nẵng Riverside.

docx60 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3968 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Buffet Tại Nhà Hàng của khách sạn DANANG RIVERSIDE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Chương I. Cơ sở lý luận 5 1.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh khách sạn. 5 1.1.1. Khái niệm về khách sạn – hoạt động kinh doanh khách sạn. 5 1.1.1.1. Khái niệm khách sạn: 5 1.1.1.2. Khái niệm hoạt động kinh doanh khách sạn: 5 1.1.2. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách sạn: 5 1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh khách sạn: 6 1.1.3.1. Chức năng: 6 1.1.3.2. Nhiệm vụ: 6 1.2. Nhà hàng và hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn. 7 1.2.1. Khái niệm nhà hàng: 7 1.2.2. Chức năng của hoạt động kinh doanh nhà hàng: 7 1.2.3. Đặc điểm kinh doanh nhà hàng. 8 1.2.3.1. Đặc điểm về kinh doanh: 8 1.2.3.2. Đặc điểm về lao động: 8 1.2.3.3. Đặc điểm về kiến trúc và trang trí nội thất: 9 1.2.3.4. Đặc điểm về đối tượng phục vụ: 9 1.2.3.5. Đặc điểm về môi trường phục vụ. 9 1.2.4. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong nhà hàng với các bộ phận khác. 10 1.3. Hoạt động kinh doanh buffet của nhà hàng. 12 1.3.1. Khái niệm và phân loại buffet: 12 1..3.1.1. Khái niệm: 12 1.3.1.2. Phân loại: 12 1.3.2. Đặc điểm của kinh doanh buffet: 12 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh buffet: 13 1.3.3.1. Đối tượng khách: 13 1.3.3.2. Đối thủ cạnh tranh: 14 1.3.3.3. Vị trí, quy mô nhà hàng: 15 1.3.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật: 15 1.3.3.5. Đội ngũ nhân viên: 16 1.3.3.6. Công tác quản lý quá trình kinh doanh buffet: 16 1.3.4. Chính sách marketing cho hoạt động kinh doanh buffet trong nhà hàng của khách sạn. 18 1.3.4.1. Khách hàng mục tiêu: 18 1.3.4.2. Chính sách marketing trong hoạt động kinh doanh buffet. 18 Chương II. Tình hình hoạt động và thực trạng kinh doanh buffet tại nhà hàng của khách sạn Đà Nẵng Riverside trong thời gian qua. 21 2.1. Giới thiệu chung về khách sạn Đà Nẵng Riverside 21 2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Đà Nẵng Riverside: 21 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn. 23 2.1.2.1. Chức năng: 23 2.1.2.2. Nhiệm vụ: 23 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại khách sạn Đà Nẵng Riverside. 24 2.1.4. Thực trạng về đội ngũ lao động tại khách sạn Đà Nẵng Riverside. 27 2.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Đà Nẵng Riverside. 28 2.1.6. Sản phẩm, dịch vụ tại khách sạn Đà Nẵng Riverside. 30 2.1.6.1 Sản phẩm, dịch vụ lưu trú: 30 2.1.6.2 Dịch vụ ăn uống: 31 2.1.6.3. Dịch vụ bổ sung: 34 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn trong thời gian qua 35 2.2.1. Doanh thu của khách sạn: 35 2.2.2. Tình hình chi phí của khách sạn: 36 2.2.3. Tình hình lợi nhuận của khách sạn: 37 2.2.4. Kết quả tổng hợp kinh doanh của khách sạn: 38 2.2.5. Tình hình khách đến của khách sạn: 39 2.2.5.1 Diễn biến của nguồn khách đến khách sạn: 39 2.2.5.2 Cơ cấu nguồn khách theo chuyến đi. 40 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh buffet của nhà hàng. 42 2.3.1. Nguồn lực kinh doanh buffet của nhà hàng. 42 2.3.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng: 42 2.3.1.2. Con người. 44 2.3.1.3. Danh tiếng của nhà hàng. 44 2.3.2. Tình hình khách buffet của nhà hàng trong thời gian qua. 45 2.3.2.1. Cơ cấu khách tiêu dùng buffet theo đối tượng khách: 46 2.3.2.2. Cơ cấu khách tiêu dùng buffet theo tính chất bữa ăn: 47 2.3.2.3. Cơ cấu khách tiêu dùng buffet theo tính chất thời gian: 48 2.3.3. Tình hình kinh doanh buffet của nhà hàng. 49 2.3.3.1. Doanh thu. 49 2.3.3.2. Chi phí. 50 2.3.3.3. Lợi nhuận. 51 2.4. Phân tích hoạt động tổ chức kinh doanh buffet trong thời gian qua. 51 2.4.1. Chính sách marketing cho hoạt động kinh doanh buffet tại nhà hàng: 51 2.4.1.1. Hoạt động thu hút khách của nhà hàng: 51 2.4.1.2. Chính sách marketing hiện tại của nhà hàng: 52 2.4.2. Thực đơn buffet hiện tại của nhà hàng: 55 2.4.3. Hoạt động sản xuất – tiêu thụ hàng hóa của nhà hàng 56 2.4.3.1. Quá trình mua và bảo quản nguyên vật liệu của nhà hàng. 56 2.4.3.2. Quá trình sản xuất và phục vụ: 56 2.4.4. Tình hình tổ chức và phục vụ buffet tại nhà hàng: 57 2.4.5. Hoạt động liên kết với các nhà cung ứng bên ngoài: 59 2.4.6. Hoạt động phối hợp hiện tại giữa các bộ phận trong nhà hàng: 61 Chương III. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh kinh doanh buffet nhà hàng tại khách sạn Đà Nẵng Riverside. 61 3.1. Các căn cứ đưa ra giải pháp đẩy mạnh kinh doanh buffet tại nhà hàng của khách sạn Đà Nẵng Riverside 61 3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch tại Đà Nẵng và nhu cầu ẩm thực buffet. 61 3.1.2. Khách hàng mục tiêu của khách sạn Đà Nẵng Riverside. 61 3.1.3. Tình hình cạnh tranh của khách sạn. 61 3.1.4. Mối quan hệ đối với các nhà cung ứng. 61 3.1.5. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của khách sạn trong thời gian tới. 61 3.1.5.1. Phương hướng của khách sạn trong thời gian tới 61 3.1.5.2. Mục tiêu của khách sạn trong thời gian tới 61 3.1.6. Phương hướng và mục tiêu nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bffet trong thời gian tới. 61 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh buffet tại nhà hàng của khách sạn Đà Nẵng Riverside trong thời gian tới. 61 3.2.1. Chính sách thu hút khách của nhà hàng 61 3.2.1.1. Xác định khách hàng mục tiêu trong thời gian đến. 61 3.2.1.2. Định vị dịch vụ kinh doanh buffet tại nhà hàng. 61 3.2.2. Hoàn thiện chính sách marketing cho hoạt động kinh doanh buffet 61 3.2.3. Xây dựng thực đơn buffet cho nhà hàng trong thời gian tới. 61 3.2.4. Quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa 61 3.2.5. Mở rộng quan hệ với các nhà cung ứng bên ngoài 61 3.2.6. Các giải pháp hổ trợ 62 3.2.6.1. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên tại bộ phận nhà hàng. 62 3.2.6.2. Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng. 62 3.2.6.3. Chính sách khen thưởng cho nhân viên. 62 3.2.6.4. Hạn chế tính thời vụ trong kinh doanh buffet tại nhà hàng 62 3.3. Một số kiến nghị. 62 3.3. 1 Đối với khách sạn 62 3.3.2 Đối với nhà hàng 62 3.3.3 Đối với nhân viên nhà hàng 62 LỜI MỞ ĐẦU Kinh doanh khách sạn là một động kinh doanh trong đó nó bao gồm nhiều loại hình dịch vụ như dịch vụ lưu trú, ăn uống, bổ sung. Trong đó kinh doanh lưu trú là dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên kinh doanh nhà hàng tại khách sạn là một biện pháp khá tốt cho việc tạo ra một hệ sản phẩm thống nhất của kinh doanh khách sạn. Kinh doanh nhà hàng còn tạo ra sự hấp dẫn để thu hút và kéo dài khách lưu trú tại khách sạn. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn và đánh giá chất lượng phục vụ tại khách sạn đó. Trong đó kinh doanh buffet tạo được sự tự do và thoải mái cho khách trong vấn đề ăn uống. Giá bữa ăn buffet tại cơ sở lưu trú thường được tính vào giá phòng nên du khách cũng ít nhạy cảm về giá. Đây cũng là một hoạt động kinh doanh khá mới tại Việt Nam, và cũng là giải pháp kinh doanh hiệu quả vì đây là loại hình kinh doanh ăn uống được chế biến trước và ít cần nhân viên phục vụ trực tiếp, đa phần là khách tự phục vụ là chủ yếu. Như vậy có thể giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí mà vẫn có được sự hài lòng cao của khách hàng, đồng thời tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong quá trình phục vụ khách. Xuất phát từ ý nghĩa trên, trong những ngày đầu được thực tập tại khách sạn Đà Nẵng Riverside em nhận thấy rằng khách lưu trú tại khách sạn được tổ chức ăn buffet vào buổi sáng, và cũng đồng thời phục vụ khách bên ngoài có nhu cầu đến ăn tại khách sạn. Bên cạnh đó, nhà hàng tại khách sạn cũng phục vụ buffet cho các hội nghị, hội thảo…Tuy nhiên, em nhận định một điều rằng khách sạn chưa có những chính sách đáng kể trong việc thu hút khách hàng đến việc kinh doanh buffet. Chỉ phục vụ cho khách lưu trú tại khách sạn là chủ yếu, điều này cũng tạo ra một sự lãng phí về nhân công và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nguyên vật liệu chế biến món ăn. Vì khách sạn hôm nào cũng phải phục vụ buffet sáng cho khách. Nếu như ta có thể thu hút được các khách bên ngoài hay tăng cường phục vụ thêm buffet các buổi trưa, tối…. thì có thể đem lại một phần doanh thu không nhỏ cho nhà hàng nói riêng và cho khách sạn nói chung, bên cạnh đó tạo sự hìa lòng cho du khách. Với lý do trên cho nên em chọn đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Buffet Tại Nhà Hàng của khách sạn DANANG RIVERSIDE” Nội dung đề tài gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận. Chương II: Tình hình hoạt động và thực trạng kinh doanh buffet tại nhà hàng của khách sạn Đà Nẵng Riverside trong thời gian qua Chương III: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh kinh doanh buffet nhà hàng tại khách sạn Đà Nẵng Riverside. Chương I. Cơ sở lý luận 1.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh khách sạn. 1.1.1. Khái niệm khách sạn: Theo quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27/4/2001 của tổng cục du lịch: Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Theo định nghĩa Khoa Du Lịch trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì: Khách sạn là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi), dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại qua đêm và thường được xây dựng tại các điểm du lịch. 1.1.2. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách sạn: Trong hoạt động kinh doanh khách sạn thì dịch vụ lưu trú là một trong những lĩnh vực kinh doanh chính nhằm cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch. Bên cạnh cung cấp dịch vụ về lưu trú thì dịch vụ ăn uống cũng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Ngoài hai dịch vụ chính trên thì dịch vụ bổ sung nhằm thoả mãn các nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách lưu lại, đồng thời các dịch vụ bổ sung còn bao gồm các hoạt động khác mang tính chất phục vụ bổ trợ nhằm hoàn thiện sản phẩm của khách sạn. 1.1.3. Chức năng: - Chức năng lưu trú: Đây là một chức năng cơ bản nhất cũng là chức năng đặc thù của các cơ sở trong ngành khách sạn. Bất kỳ một khách sạn nào cũng không thể thiếu hoạt động kinh doanh lưu trú. - Chức năng phục vụ ăn uống cho khách lưu trú tại khách sạn: Đây là chức năng cơ bản thứ hai sau chức năng lưu trú của khách sạn. - Chức năng cung cấp các dịch vụ gắn liền với dịch vụ lưu trú: Đây là những dịch vụ được cung ứng nhằm mục đích làm cho việc lưu trú của khách ở khách sạn trở nên thú vị hơn. Bao gồm các dịch vụ bổ sung như: massage, spa, sauna, dịch vụ giặt là… 1.2. Nhà hàng và hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn. 1.2.1. Nhà hàng: 1.2.1.1. Khái niệm: Theo giáo trình môn “Quản trị kinh doanh nhà hàng” Th.S Nguyễn Thị Hải Đường thì: Nhà hàng là đơn vị cấp dịch vụ ăn uống, và dịch vụ bổ sung cho khách có mức chất lượng cao nhằm mục đích thu lợi nhuận. Theo thông tư liên bộ số 27/LB-TCDL ngày 10-1-1996 của tổng cục du lịch và Bộ thương mại Việt Nam thì: Nhà hàng là nơi kinh doanh các món ăn đồ uống có chất lượng cao và là cơ sở kinh doanh có mức vốn pháp định theo quy định của từng loại hình doanh nghiệp. 1.2.1.2. Chức năng của hoạt động kinh doanh nhà hàng: * Chức năng sản xuất: sản xuất ra thức ăn, nước uống tạo ra sản phẩm vật chất có hình dáng mới, vật chất mới ( từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm mới) do sản xuất và tiêu thụ diễn ra dồng thời nên sản phẩm mang tính dịch vụ. * Chức năng trao đổi: Nhà hàng đóng vai trò là một ngành sản xuất phi vật chất được thương mại hóa (bán) tức là chuyển hàng hóa thành tiền tệ. Nhà hàng tiến hành bán cho khách các món ăn thức uống đã được sản xuất ra và chuyển bán các món ăn, đồ uống của các doanh nghiệp khác sản xuất. * Chức năng tổ chức tiêu thụ: Tổ chức phục vụ khách để khách cảm thấy thoải mái, tiện nghi trong quá trình tiêu dùng sản phẩm. Nhà hàng tổ chức cho khách tiêu dùng tại chỗ các món ăn, đồ uống mà nhà hàng đã sản xuất, chế biến xong. Ba chức năng có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, vì vậy không thể thiếu một trong ba chức năng trên trong hoạt động kinh doanh nhà hàng. 1.2.1.3. Đặc điểm kinh doanh nhà hàng. 1.2.1.3.1. Đặc điểm về kinh doanh: Nhà hàng là một cửa hàng ăn hiện đại với đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị chuyên dùng đồng bộ và được bố trí hợp lý theo một quy trình, công nghệ nhất định. Nhà hàng có danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú, việc tiêu thụ sản phẩm không cố định về số lượng và giới hạn về chủng loại. Tính không đồng nhất của sản phẩm, dịch vụ. 1.2.1.3.2. Đặc điểm về lao động: Lao động trong nhà hàng với số lượng lao động lớn, tính chuyên môn hóa trong nhà hàng khá cao nhưng gắn bó với nhau trong một dây chuyền chặt chẽ. Mỗi công đoạn, hoạt động trong quá trình sản xuất hàng hoá, dịch vụ trong nhà hàng có những quy trình phục vụ khác nhau. Lao động trong nhà hàng thương đòi hỏi có độ tuổi tương đối trẻ, năng động do yêu cầu tính chất của công việc phục vụ trong nhà hàng thường trái với qui luật sinh lý, với công việc khá nặng nhọc và cường độ lao động cao nhưng khách tập trung trong khoảng thời gian ngắn. 1.2.1.3.3. Đặc điểm về kiến trúc và trang trí nội thất: Không phải tất cả nhà hàng đều được thiết kế như nhau, đều theo cùng một kiểu dáng. Tuỳ theo mục đích kinh doanh mà mỗi nhà hàng xây dựng theo một lối kiến trúc nhất định. Nhà hàng trong khách sạn thì phụ thuộc vào lối kiến trúc của khách sạn đó. Và việc trang trí nội thất của nhà hàng phải gắn liền với kiến trúc và mức độ hiện đại của nhà hàng cũng như cấp hạng của khách sạn phù hợp với đối tượng khách dự định phục vụ. 1.2.1.3.4. Đặc điểm về đối tượng phục vụ: Đối tượng phục vụ chủ yếu của nhà hàng là khách lưu trú tại khách sạn, nhưng đồng thời khách sạn cũng khai thác nhu cầu phục vụ ăn uống của dân địa phương, khách hội nghị hay khách đoàn từ các hãng du lịch. 1.2.1.3.5. Đặc điểm về môi trường phục vụ. Nhân viên phục vụ trong nhà hàng chịu áp lực lớn về công việc, do đối tượng phục vụ trực tiếp của họ là con người với các nhu cầu, đòi hỏi khác nhau. Thời gian làm việc của nhân viên cũng rất khắc khe, họ không được nghỉ vào cuối tuần hay các dịp lễ. Và thời gian phục vụ tùy thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách và mang tính mùa vụ cao. 1.2.2. Nhà hàng trong khách sạn: 1.2.2.1. Ý nghĩa nhà hàng trong khách sạn: Việc kinh doanh nhà hàng trong khách sạn là một mục tiêu nhằm đem lại doanh thu tăng thêm từ dịch vụ ăn uống cho khách sạn. Bởi đây là một nguồn tạo ra doanh thu khá lớn nên ngày nay dường như khách sạn nào cũng có thêm dịch vụ ăn uống trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Và do đó dịch vụ ăn uống cũng được xem là một dịch vụ chính trong khách sạn. Bên cạnh mục đích trên thì nhà hàng trong khách sạn sẽ tạo một sự thuận tiện cho du khách trong quá trình lưu lại tại khách sạn. Bởi ngoài nhu cầu lưu trú thì nhu cầu về ăn uống cũng là một nhu cầu thiết yếu đối với du khách, do đó nhà hàng trong khách sạn sẽ đáp ứng nhu cầu này của họ, họ sẽ không phải đi ra ngoài để ăn. Sự thuận tiện này sẽ kéo dài thời gian lưu lại của du khách, đồng thời cũng sẽ thu hút thêm được nhiều du khách đến và cũng sẽ giúp tăng doanh thu từ lưu trú. Đồng thời nhờ vào danh tiếng của khách sạn mà nhà hàng trong khách sạn cũng có thể được nhiều du khách biết đến và cũng nhờ có nhà hàng trong khách sạn sẽ làm cho các dịch vụ trong khách sạn trở nên phổ biến hơn. 1.2.2.2. Đặc trưng nhà hàng trong khách sạn: Không giống như việc kinh doanh nhà hàng một cách riêng biệt, việc nhà hàng kinh doanh trong khách sạn thì nó phải phù hợp với cấp hạng của khách sạn. Do đó nhà hàng trong khách sạn có những đặc trưng: Tùy thuộc vào quy mô của khách sạn mà nhà hàng thuộc khách sạn cũng phải có quy mô phù hợp. Do đó tương ứng với mỗi khách sạn khác nhau mà nhà hàng thuộc khách sạn phải được xây dựng cho tương ứng với khách sạn đó. Không chỉ có sự phù hợp về quy mô mà các cơ sở phục vụ trong nhà hàng như các trang thiết bị, công cụ phục vụ ăn uống,...cũng phải tương thích với khách sạn. Màu sắc của nhà hàng cũng phải phù hợp với màu chủ đạo của khách sạn. Các thiết bị, dụng cụ của nhà hàng đều có logo của khách sạn. Và do nhà hàng thuộc khách sạn nên đối tượng khách chủ yếu mà nhà hàng phục vụ là nguồn khách lưu trú tại khách sạn. Vì vậy thông qua việc nghiên cứu về khách hàng mục tiêu của khách sạn mà nhà hàng có thể biết được đặc điểm về sở thích nhu cầu của họ mà có chính sách phục vụ những món ăn cho phù hợp. 1.3. Hoạt động kinh doanh buffet của nhà hàng. 1.3.1. Khái niệm và phân loại buffet: 1..3.1.1. Khái niệm: Buffet là hình thức ăn tự chọn, trong đó trong quá trình ăn khách tự phục vụ là chủ yếu. Trải qua thời gian, Buffet đã phát triển rộng khắp trên mọi miền thế giới. Nó có mặt tại hầu hết các quốc gia và các món ăn cũng được chế biến phong phú, đa dạng hơn. Từ những món ăn truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc đến món ăn tổng hợp, từ phong cách Âu đến phong cách Á, Phi… từ trong nhà đến ngoài trời... Buffet ngày càng trở thành  cách thức ăn uống tự do và phong phú nhất. 1.3.1.2. Phân loại: Việc phân loại buffet trong nhà hàng thường căn cứ vào các nội dung sau: * Theo tính chất bữa ăn gồm có: Buffet ăn thường, Buffet ăn tiệc * Theo tính chất thời gian gồm có: theo bữa, theo thứ, theo tháng, theo mùa 1.3.2. Đặc điểm của kinh doanh buffet: Dịch vụ tiệc Buffet mang đầy đủ đặc điểm của dịch vụ nói chung, như : tính vô hình một cách tương đối, tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng, tính không đồng nhất của dịch vụ, sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ, tính dễ hư hỏng và không cất giữ được, quyền sở hữu, kiểm tra chất lượng sản phẩm dịch vụ trước khi bán là rất khó, tính dễ sao chép Ngoài những đặc điểm chung của dịch vụ khách sạn, thì dịch vụ tiệc Buffet còn có một số đặc điểm riêng biệt sau : -Tính nghi thức Trong bữa tiệc tính nghi thức được đặc biệt chú ý và được thể hiện ở chủ đề cả bữa tiệc. Chú trọng nhiều về hình thức phục vụ, trang phục của nhân viên và các tiện nghi, cách bài trí… -Yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, chú trọng đến hình thức trang trí. Tiệc có chủ đề và mang tính nghi thức nên cơ sở vật chất dùng trong tiệc phải lịch sự, trang trọng và mang tính đồng bộ cao giữa các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ. Bên  cạnh đó hình thức trang trí cũng rất quan trọng, phải phù hợp với từng chủ đề. - Cường độ phục vụ cao, số lượng nhân viên phục vụ đông và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong khách sạn. - Hoạt động cung ứng dịch vụ tiệc được thực hiện theo kế hoạch có sẵn. Kế hoạch này được thiết lập sau khi khách đã kí hợp đồng đặt tiệc với khách sạn. Dựa vào các thông tin trong bản hợp đồng và với đặc điểm riêng có của tiệc Buffet đòi hỏi nhân viên trong quá trình phục vụ phải có tính linh hoạt cao để có thể làm hài lòng khách hàng. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh buffet: 1.3.3.1. Đối tượng khách: Đặc điểm tiêu dùng của mỗi khách hàng là khác nhau, họ có nhu cầu, đặc điểm tâm sinh lý, sở thích, khả năng tài chính là rất khác nhau. Do đó cần tìm hiểu kỹ về những nhu cầu của khách, đặc biệt là những khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp để có thể đáp ứng tốt những nhu cầu của họ. Hơn thế cơ cấu khách cũng ảnh hưởng đến công tác tổ chức và phục vụ. Nếu cơ cấu khách quá đa dạng thì việc đáp ứng tốt nhu cầu của từng loại khách là rất khó khăn. Như vậy đòi hỏi nhà hàng phải tìm hiểu kỹ về đặc tính tiêu dùng của họ để đáp ứng. 1.3.3.2. Đối thủ cạnh tranh: Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì việc xác định đối thủ cạnh tranh là điều rất quan trọng. Bởi họ là những người có thể lấy đi khách hàng của ta bất cứ lúc nào. Chính vì thế chúng ta phải tìm hiểu về những chính sách của đối thủ, chẳng hạn như về thực đơn của đối thủ. So sánh về giá cả, món ăn, cách thức chế biến để từ đó có thể bắt chước hoặc gây sự khác biệt đối với thực đơn. Hay về phong cách phục vụ của đối thủ, xem họ có cách thức phụ vụ gì khách biệt, và chúng ta cũng có thể bắt chước hay tạo thêm sự đa dạng mới mẻ. Tìm hiểu về quan hệ của đối thủ với nhà cung ứng, để từ đó chúng ta lựa chọn tìm ra các nhà cung ứng giá rẻ, đảm bảo chất lượng theo yêu
Luận văn liên quan