Đề tài Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thành việc giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Hapro

Đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa, các hoạt động kinh doanh mang tính quốc tế, từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua kinh tế nước ta không ngừng phát triển, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta là hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, nông, lâm, thủy sản, may mặc. Các mặt hàng này được xuất khẩu rông khắp trên thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản . Các mặt hàng vào được những thị trường này vì hàng hóa của chúng ta có nhiều thế mạnh về chất lượng, mẫu mã đẹp cũng như giá cả hợp lý. Để đẩy mạnh hơn nữa công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hướng sự phát triển vào các mặt hàng có tiềm năng lớn, các mặt hàng mũi nhọn. Bên cạnh đó cần thực hiện công tác xuất khẩu nhuần nhuyễn, khoa học. Đây là một công việc hết sức phức tạp. Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và luật quốc tế, đồng thời đảm bảo quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín đơn vị. Để thu được mức lợi nhuận tối đa, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu qủa của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch.

doc83 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thành việc giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Hapro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ( HAPRO) 2 1.1. Giới thiệu về Tổng công ty Thương mại Hà Nội chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh (Hapro) 2 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ 3 1.1.3. Cơ cấu tổ chức 4 1.1.4. Tình hình sử dụng lao động 7 1.2. Tình hình kinh doanh tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh 8 1.2.1. Doanh thu, tốc độ tăng trưởng 8 1.2.2. Cơ cấu ngành hàng 10 1.2.3. Cơ cấu thị trường 13 1.2.4. Tình hình thực hiện hợp đồng và thanh toán 16 1.2.5. Tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận 17 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU 21 2.1. Tình hình giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam trong thời gian gần đây 21 2.2. Các vấn đề về hàng xuất khẩu sang Mỹ 27 2.2.1. Tổng quan về thị trường Mỹ 27 2.2.2. Cơ hội và thách thức tại thị trường Mỹ 29 2.3. Giao nhận hàng hóa (freight forwarding ) 34 2.3.1. Khái niệm 34 2.3.2 Vai trò của giao nhận 35 2.3.3 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu 36 CHƯƠNG III: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 43 3.1. Các mặt hàng chủ lực vận chuyển sang Mỹ tại công ty 43 3.1.1. Hàng thủ công mỹ nghệ 43 3.1.2. Hàng nông sản thực phẩm 46 3.1.3 Thực phẩm và dịch vụ 47 3.2 Các hình thức vận chuyển hàng sang Mỹ của Công ty 49 3.3 Quy trình tiến hành xuất khẩu hàng sang Mỹ của công ty 49 3.3.1 Tìm khách hàng 49 3.3.2. Tìm nguồn hàng 50 3.3.3. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu 51 3.3.4. Kiểm tra hàng xuất khẩu 52 3.4 Các bước tiến hành 52 3.5 Chi phí tiến hành một lô hàng 57 3.6 Lập chứng từ thanh toán đòi tiền khách hàng 60 3.7. Xúc tiến khách hàng 63 3.8. Đánh giá chung hoạt động giao nhận tại công ty 63 3.8.1. Thuận lợi 63 3.8.2. Khó khăn 64 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THÀNH VIỆC GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI HAPRO 65 4.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động của công ty 65 4.1.1. Chương trình xuất khẩu 66 4.1.2 Chương trình tạo nguồn hàng 66 4.1.3. Chương trình phát triển thị trường trong nước 66 4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại hapro 66 4.2.1 Tạo sự phối hợp và liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty 67 4.2.2 Chuẩn bị chứng từ hàng xuất 70 4.2.3. Tổ chức, đào tạo nhân sự trong công ty 70 4.2.4. Nắm được sự biến động của thị trường 71 KẾT LUẬN 74 LỜI NÓI ĐẦU Đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa, các hoạt động kinh doanh mang tính quốc tế, từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua kinh tế nước ta không ngừng phát triển, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta là hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, nông, lâm, thủy sản, may mặc... Các mặt hàng này được xuất khẩu rông khắp trên thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản….. Các mặt hàng vào được những thị trường này vì hàng hóa của chúng ta có nhiều thế mạnh về chất lượng, mẫu mã đẹp cũng như giá cả hợp lý. Để đẩy mạnh hơn nữa công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hướng sự phát triển vào các mặt hàng có tiềm năng lớn, các mặt hàng mũi nhọn. Bên cạnh đó cần thực hiện công tác xuất khẩu nhuần nhuyễn, khoa học. Đây là một công việc hết sức phức tạp. Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và luật quốc tế, đồng thời đảm bảo quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín đơn vị. Để thu được mức lợi nhuận tối đa, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu qủa của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện hợp đồng em xin chọn đề tài CHƯƠNG I TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HAPRO) 1.1. Giới thiệu về Tổng công ty Thương mại Hà Nội chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh (Hapro) 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty được thành lập từ năm 1991, từ đó đến nay công ty không ngừng phát triển và liên tiếp sáp nhập với nhiều công ty nhà nước khác để hình thành nên Tổng Công ty Thương mại Hà Nội như hiện nay. Cùng với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế thị trường của Tổng Công ty vào cuối năm 90, một nhóm cán bộ của công ty SX-XNK tiểu thủ công nghiệp Hà Nội, Sở thương mại Hà Nội đại diện cho công ty vào thành phố Hồ Chí Minh nhằm nghiên cứu phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty. Ngày 23/03/1993 và ngày 30/08/1993 UBND TP Hà Nội ra quyết định số1445/QĐ- UB và 3269/QĐ-UB về việc thành lập chi nhánh công ty tổng hợp Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh, tên giao dịch là HAPROSIMEX SAIGON do ông Nguyễn Hữu Thắng làm giám đốc. Ngày 02/01/1999 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 07/QĐ-UB tách Chi nhánh Công ty SX-XNK Tổng Hợp Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh thành một công ty độc lập và sáp nhập với xí nghiệp phụ tùng xe đạp, xe máy Lê Ngọc Hân (trực thuộc xí nghiệp xe máy Hà Nội) thành công ty SX-XNK Nam Hà Nội. Ngày 12/12/2000 theo quyết định số 6908/QĐ- UB của UBND TP Hà Nội, Công ty SX-XNK Nam Hà Nội chính thức sáp nhập với công ty ăn uống dịch vụ bốn mùa và đổi tên thành Công ty SX-DV và XNK Thương Mại Hà Nội trực thuộc sở thương mại Hà Nội, do ông Nguyễn Hữu Thắng làm giám đốc Công ty, với tổng vốn điều lệ là 4.933.800.000 VNĐ. Năm 2003, công ty được sự tín nhiệm và quan tâm của nhà nước, công ty đã được giao cổ phần của các công ty SIMEX, công ty cổ phần gốm sứ Bát Tràng, công ty cổ phần Thăng Long. Công ty đã tăng vốn hoạt động lên 6.000.000 USD (94 tỷ USD) dẫ làm tăng thêm về nguồn lực tài chính cho công ty hoạt động trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Theo quyết định số 125/2004/QĐ- UB ngày11/08/2004 của UBND TP Hà Nội về việc thành lập Tổng Công Ty THương Mại Hà Nội hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Ngày 29/09/2004 công ty đã đi vào hoạt động theo mô hình mới. Chi nhánh công ty tại TP> HCM được đổi tên thành “ Chi nhánh Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh (Hapro)” theo quyết định số 401/04/TCT/CCB- QĐ của Tổng Giám Đốc Tổng công ty thương mại hà nội ký ngày 12/11/2004. Ngày 27/04/2006 Chi nhánh công ty SX-DV và XNK Nam Hà Nội với tên giao dịch HAPROSIMEX SÀI GÒN được đổi tên thành Chi nhánh tổng công ty thương mại Hà Nội tại TP. HCM (HAPRO) 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc , có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh đảm bảo có lãi, bảo toàn và phát triển vốn,. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm: Xuất khẩu : các mặt hàng nông sản như gạo, lạc, chè, hạt tiêu, hoa hồi, quế, nghệ, đậu phộng, hành đỏ,… và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: mây tre đan, gốm sứ, sắt,,may mặc … Nhập khẩu: thiết bị máy móc nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, hàng gia dụng, và tiêu dùng trong nước. Sản xuất: các thục phẩm chế biến chất lượng cao từ thịt, thủy hải sản, rau củ quả,... đồ uống có cồn như rượi nếp Hapro Vodka, vang nho, vang hibiscus…đồ uống không cồn như các loại chè xanh, chè đắng nước uống tinh khiết, các loại nước hoa quả, cà phê… Kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến và các hàng hóa dịch vụ khác. Phân phối, bán lẻ với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích và chuyên doanh; Cung ứng các dịch vụ: nhà hàng ăn uống, du lịch lữ hành, kho vận, trung tâm miễn thuế nội thành Sản xuất, chế biến: hàng thực phẩm, gia vị, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, may mặc, v.v Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ. Dịch vụ kho vận và kinh doanh bất động sản. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội chợ triển lãm thương mại trong và ngoài nước nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả, vị thế thương mại Thủ Đô. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức a) Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh Sơ đồ số 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh b) Hoạt động của cơ cấu tổ chức Ban giam đốc chi nhánh Có Giám Đốc và các Phó Giám Đốc - Giám đốc: là người quyết định và trực tiếp lãnh đạo các phòng ban, ngoài ra còn có các trợ lý giám đốc làm công tác cố vấn cho giám đốc về vấn đề kinh doanh lựa chọn phương hướng kinh doanh và tình hình hoạt động của công ty. - Phó giám đốc: hổ trợ giám đốc trong vai trò quản lý, được sự ủy quyền kiểm tra toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của công ty và có trách nhiệm báo cáo với Giám đốc. Các phòng ban có chức năng quản lý: Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức và quản lý dân sự Giải quyết các chính sách, chế độ tiền lương. Quy hoạch đào tạo cán bộ, quản lý thông tin liên lạc. Quản lý tài liệu chuyên môn và các văn bản pháp lý mới. Quản lý về xây dựng cơ bản, cải tạo sữa chữa cơ sở vật chất, theo dõi tình hình quy hoạch phát triển của công ty Phòng kế toán tài chính Tổng hợp dự án tài chính, đảm bảo nguồn vốn phục vụ nhu cầu kinh doanh kịp thời của các phòng ban, tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tham mưu cho giam đốc điều hành thực hiện quản lý các chế độ thu chi, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán đúng thời gian quy định. Theo dõi hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của từng phòng ban. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ với nhà nước. Xây dựng kế hoạch hàng năm theo định hướng phát triển của công ty. Bộ phận quảng cáo Phối hợp Trung tâm Kinh doanh Tổng hợp thực hiện chiến dịch Marketing, quảng bá giới thiệu sản phẩm, tên tuổi thương hiệu của công ty. Trung tâm xuất khẩu thủ công mỹ nghệ: Phòng đối ngoại: Tham mưu Giám đốc công ty về công tác đối ngoại và thực hiện mọi chỉ đạo về công tác như: xây dựng phương hướng, duy trì và mở rộng thực hiện công tác xúc tiến xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ, tìm kiếm khách hàng, xử lý thông tin đối ngoại, hội chợ, quảng cáo… Tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh, chính xác an toàn và có hiểu quả. Xây dựng hệ thống giá cả hợp lý, cạnh tranh. Ký kết và triển khai hợp đồng ngoại Các phòng nghiệp vụ xuất khẩu thủ công mỹ nghệ gồm: Phòng thủ công mỹ nghệ, phòng Gốm Mỹ nghệ, phòng Gỗ Mỹ nghệ, phòng Tạp phẩm: Xuất khẩu các mặt hàng thủ công bằng mây tre lá, các mặt hàng bằng gỗ, gốm sứ. Tham mưu cho Giám đốc về cơ cấu ngành hàng và điịnh hướng phát triển hàng thủ công mỹ nghệ. Trung tâm xuất khẩu nông sản : Phòng phát triển thị trường: chức năng giống phòng đối ngoại nhưng phụ trách về mặt hàng Nông sản Các phòng nghiệp vụ xuất khẩu Nông sản gồm có : Phòng Nông Sản, Phòng Cà Phê, Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu hạt điều. Xuất khẩu hàng nông sản như : tiêu, đậu phộng, gạo, cơm dừa sấy, cà phê, điều nhân…phát huy thế mạnh thị trường có sẵn, đồng thời tìm kiếm thị trường mới, ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại. Ngoài ra còn thực hiện hợp dồng xuất khẩu ủy thác nếu có nhu cầu. Trung tâm kinh doanh Tổng hợp: Kinh doanh nội địa và tổ chức thực hiện hợp đồng ủy thác. Nhập nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp như: trang thiết bị máy móc, vật tư, dây chuyền sản xuất hàng hóa, nguyên liệu cho ngành sản xuất thực phẩm, nước giải khác… 1.1.4. Tình hình sử dụng lao động Hiện nay công ty có khoảng 800 cán bộ công nhân viên, trong đó chi nhánh tại TP.HCM có khoảng 130 người, quy mô tổ chức rộng lớn với 19 phòng ban, trung tâm chi nhánh, 5 xí nghiệp trực thuộc, 7 công ty cổ phần, trong có có 4 công ty cổ phần do Haprro sáng lập, hoạt động trên cả 2 miền Nam Bắc. Công ty luôn chú trọng đến việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, coi đây là giải pháp mang tính chiến lược có tính quyết định,lâu dài, gần 800 cán bộ công nhân viên của công ty (không kể nhân viên của công ty cổ phần) có 7 cán bộ là tiến sĩ, thạc sĩ, 293 cán bộ tốt nghiệp đại học, 50 cán bộ có trình độ kinh doanh quốc tế, 75 cán bộ sử dụng ngoại ngữ không qua phiên dịch, cho thấy đội ngủ cán bộ công nhân viên của Công ty có trình độ cao đủ khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Có đội ngủ công nhân viên như vậy là do công ty làm tốt công tác cán bộ, có chính sách khuyến khích đào tạo, chính sách thu hút và sử dụng cán bộ hấp dẫn nên đã tiếp nhận được nhiều cán bộ có nghiệp vụ, có kinh nghiệm, năng lực quản lý điều hành giỏi về cho Hapro. Có lẽ nhờ áp dụng đúng phương châm "đặt đúng người đúng việc" nên thời gian qua, dù luôn gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt, Hapro vẫn liên tục gặt hái được những kết quả đáng tự hào. Công ty còn thường xuyên tổ chức các lớp học, hội thảo tập trung để bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về ngành hàng, giáo dục ý thức quyết tâm thực hiện triệt để các hợp đồng. Chỉ tính riêng năm 2003, Công ty đã tổ chức 29 buổi hội thảo chuyên đề, thu hút trên 950 lượt CBCNV tham dự, tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp cho các cán bộ chủ chốt lãnh đạo các Phòng, Ban, Trung tâm, Xí nghiệp, tạo nguồn cán bộ kế cận và đáp ứng các yêu cầu phát triển của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn đưa ra các yêu càu cho các đơn vị Phòng, Ban, Trung tâm, Xí nghiệp có trách nhiệm tự đào tạo, người giỏi, người có kinh nghiệm, giúp đỡ người mới vào để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Nhờ đó mà mọi yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty đều được thực hiện triệt để và đạt hiệu quả cao. 1.2. Tình hình kinh doanh tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh 1.2.1. Doanh thu, tốc độ tăng trưởng HAPRO đã gặp không ít khó khăn ngay từ những ngày đầu khi mới thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh như: nền kinh tế chuyển đổi từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường với tính cạnh tranh ngày càng tăng. Trong khi nguồn cung cấp hàng hóa còn mới mẻ, cơ sở vật chất còn thiếu hụt,, thiếu nhân viên, vốn đầu tư ít ỏi. Nhưng với nổ lực và quyết tâm của đội ngũ cán bộ có năng lực, giàu nhiệt huyết, công ty đã hòa nhập vào xu thế phát triển chung của toàn nền kinh tế và tìm được hướng đi riêng của mình. Chỉ sau 1 năm thâm nhập thị trường, Ban đại diện phía nam đã đạt doanh thu 5 tỷ đồng, kim ngạch XNK 500.000 USD,. Những năm tiếp theo, hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao, kim ngạch XK trong thời gian này tăng từ 30 đến 50%/năm. Đến nay Tổn Công ty Thương mại Hà Nội trở thành đơn vị mạnh tromng ngành thương mại, dịch vụ của Việt Nam, được trao tặng nhiều doanh hiệu, giải thưởng như: “Đơn vị xuất khẩu uy tín” do Bộ Thương mại trao tặng nhiều năm liền; “Doanh nghiệp tiêu biểu Hà Nội vàng”, “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, giải thưởng “ Top trade service ” các năm do bộ công thương trao tặng và nhiều giải thưởng khác. Thành quả năm 2009: tổng doanh thu đạt 6.026 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 193,2 triệu ( trong đó kim ngạch .xuất khẩu đạt 122,8 triệu USD ). Nộp ngân sách Nhà Nước đạt 236,1 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 90,5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động tăng hơn các năm trước (lao động kỹ thuật: 4.000.000đ/người, lao động khác: 2.200.000đ/người). Trong đó chi nhánh tại TP. HCM đạt doanh thu 1.058tỷ đồng. Trong năm 2010 phấn đáu đạt doanh thu tăng 10%, kim ngạch xuất khẩu tăng 15%, lợi nhuận tăng 10%, nộp ngân sách tăng 8%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 20% so với năm 2009. 1.2.2. Cơ cấu ngành hàng Bảng số 1 : kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng qua 3 năm : 2007 - 2009 (Đơn vị : USD) Cơ cấu mặt hàng  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009    Giá trị  Tỷ trọng (%)  Giá trị  Tỷ trọng (%)  Giá trị  Tỷ trọng (%)   1.Thủ công mỹ nghệ  7.781.667  13,02  13.093.706  19,40  7.721.194  12,43   - Hàng thủ công mỹ nghệ  3.471.605  5,81  2.068.052  3,06  1.262.370  2,03   - Gốm sứ  1,030.094  1.72  1,018.049  1.51  796.222  1,28   - Gỗ  3.279.968  5,49  10.007.065  14,83  5.662.602  9,11   2.Nông sản  46.103.041  77,14  48.645.153  72,07  51.758.310  83,29   - Điều  3.314.169  5,55  8.107.779  12,01  20.694.889  33,30   - Cà phê  16.453.458  27,53  16.137.959  23,91  11.679.689  18,80   - Nông sản khác  26.335.414  44,06  24.399.415  36,15  19.383.732  31,19   3.XNK tổng hợp  5.882.284  9,84  5.762.206  8,54  2.660.585  4,28   Tổng cộng  59.766.992  100,00  67.501.065  100,00  62.140.089  100,00   Nguồn: Kế toán Hapro năm 2009 Biểu đồ số 1: Cơ cấu ngành hàng năm 2007  Biểu đồ số 2: Cơ cấu ngành hàng năm 2008  Biểu đồ số 3: Cơ cấu ngành hàng năm 2009  Hoạt động kinh doanh xuất khẩu Căn cứ vào năng lực sản xuất kinh doanh của công ty và sự nhận định đánh giá về thị trường hiện tại và tiềm năng, công ty đã xác định rõ xuất khẩu là thế mạnh của công ty, một số mặt hàng mang tính chiến lược cần tập trung và phát triển như: hàng Thủ Công Mỹ Nghệ, Nông Sản, Thực phẩm và dịch vụ… Đồng thời xác định những mặt hàng từng bước phát triển chiếm lĩnh thị trường và tạo thế ổn định trong SXKD. Ngành Thủ Công Mỹ Nghệ Đây là mặt hàng giữ vai trò mũi nhọn trong quá trình đầu tư và phát triển của công ty. Tuy nhiên trong những năm gần đây mặt hàng này có xu hướng giảm mạnh trong cơ cấu ngành hàng. Những mặt hàng này chia làm 3 phòng ban đảm nhiệm: Phòng Thủ Công Mỹ Nghệ, Phòng Gốm Mỹ Nghệ, Phòng Gỗ Mỹ Nghệ gồm đủ các loại hàng hóa đa dạng về màu sắc, mẫu mã kích thước như: mặt hàng mây tre, cói, lá buông, trúc, sắt, gỗ, gốm… và các loại hàng hóa khác. Công ty không ngừng khai thác đầu tư chào bán sản phẩm có nhiều mẫu mã mới, kiểu dáng đẹp bảo đảm yêu cầu về chất lượng đồng thời mức giá đủ sức cạnh tranhvới các công ty, từng bước tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngành Nông Sản Hiện nay ngành hàng này đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành hàng của công ty, nó có xu hướng tăng nhanh trong hai năm gần nay. Công ty chủ yếu tập trung vào các mặt hàng: tiêu, đậu phộng, cà phê, trà các loại… đồng thời cũng tổ chức xuất khẩu mặt hàng nông sản khác như: nghệ, tinh bột sắn, điều, cơm dừa sấy …phương châm hoạt động đối với ngành là “làm chắc chắn có hiệu quả, bảo tồ vốn, tránh rủi ro tổn thất và giữ uy tín với khách hàng” Thực phẩm và dịch vụ Đây là lĩnh vực mới trong quá trình thâm nhập và phát triển và đã có những kết quả khả quan. Nhằm tạo them công ăn việc làm cho người lao động, công ty còn kinh doanhmột phần nhỏ theo hình thức xuất, nhập ủy thác. Đây là lĩnh vực kinh doanh mới, công ty từng bước xâyy dựng mạng luới chân hàng phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy vậy, công ty vẫn xác định hình thức kinh doanh xuất khẩu là chính, vì đây mới thực sự đem lại nguồn lợi của công ty. 1.2.3. Cơ cấu thị trường Hiện nay công ty đã giao dịch với 70 nuớc và khu vực thị trừong, trực tiếp khảo sát thị trường 30 nước, đã và đang xuất khẩu sang 60 nước trên thế giới, giao dịch với trên 20 000 khách hàng, có quan hệ thường xuyên với trên 1000 khách hàng quốc tế, đặc biệt có quan hệ thường xuyên với 300 khách hàng tại khu vực Tây Âu, Bắc Âu và Đông Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Trung Đông, Úc, New Zealand. Trong thời gian qua công ty vẫn không ngừng có được những khách hàng mới từ các thị trường khác nhau, cho tới nay sản phẩm của công ty đã có mặt trên 60 nước trên thế giới. Ngoài việc duy trì các thị trường truyền thống, công ty còn hướng ra các thi truờng mới như Canada và phục hồi các thị trường trứoc đây đó là Liên Xô cũ và Đông Âu. Thị trường Mỹ là thị truờng tiềm năng công ty đang đặt chiến lược thâm nhập ráo riết hơn bao giờ hết để tận dụng những lợi thế mà hiệp định thương mại Việt Mỹ mang lai. Thị trường chủi yếu là Đức, Nhật, và Ý. Để đạt được thị trường kinh doanh rộng lớn hơn như vậy, công ty đã tổ chức như đoàn cán bộ ra nước ngoài nghiên cứu thị trường, giới thiệu, tìm kiếm khách hàng và song song đó vẫn tiếp tục duy trì các mối quan hệ làm ăn truyền thống. Với nguồn lực tài chính vững mạnh, cơ sở hạ tầng, cơ sở vạt chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ, công nhân viên được đào tạo căn bản, năng động công ty đã và đang nổ lực hết mình trong hoạt động kinh doanh của mình. Bảng số 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ y
Luận văn liên quan