Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện Cơ chế“ mét cöa tại ủy ban nhân dân huyện Đông Anh

Cải cách hành chính là yêu cầu khách quan, là nội dung hết sức quan trọng trong sựnghiệp đổi mới toàn diện của nước ta. Đặc biệt từHội nghịTrung ương lần thứtám, khoá VII, Cải cách hành chính được đặt thành nhiệm vụcó tầm chiến lược, nhiệm vụtrọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam. Dưới sựlãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công cuộc Cải cách hành chính được tiến hành tương đối toàn diện trên cảba lĩnh vực: Cải cách thểchế, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộcông chức, bước đầu thực hiện tốt hoạt động công khai hoá, thông qua đó giảm phiền hà cho nhân dân, hạn chếvềcơbản hiện tượng nhũng nhiễu từphía cơquan Nhà nước đối với nhân dân. Cải cách hành chính theo cơchế“một cửa” trong tiếp nhận và giải quyết thủtục hành chính là một nội dung quan trọng trong tiến trình Cải cách thủtục hành chính. Tuy nhiên, nhìn chung Cải cách hành chính theo cơchế“một cửa” vẫn chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, nhất là đổi mới kinh tế, đặc biệt là ởcấp quận (huyện). Các thủtục như: Cấp giấy phép xây dựng, đăng kí kinh doanh, chuyển hộtịc, tách hộkhẩu, thậm chí xin cấp lại giấy khai sinh’‘vẫn còn rườm rà, phức tạp, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến làm việc. Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủvà văn minh thì công cuộc Cải cách hành chính theo cơchế“một cửa” ởnước ta là một nhiệm vụ, một yêu cầu cấp thiết. Chính vì những lí do nêu trên, cộng với những hiểu biết và nghiên cứu vềtình hình Cải cách hành chính theo cơchế“một cửa” tại Uỷban nhân dân huyện Đông Anh trong thời gian thực tập, em đã chọn đềtài:“ Một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện Cơchế “mét cöa tại UBND huyện Đông Anh”.

pdf56 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3401 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện Cơ chế“ mét cöa tại ủy ban nhân dân huyện Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện Cơ chế “mét cöa tại UBND huyện Đông Anh” MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ “MỘT CỬA” ............................... 3 1.1.Định nghĩa cơ chế “một cửa”. .............................................................. 3 1.2. Mục đích, yêu cầu của việc thực hiện cơ chế “một cửa”. ................. 3 1.3. Phạm vi và quy trình thực hiện cơ chế “một cửa”. ............................. 4 1.4. Cơ sở lịch sử cử cơ chế “một cửa” ở Việt Nam. ................................ 9 1.4.1.Tại thành phố Hà Nội ................................................................... 10 1.4.2. Tại thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 15 1.4.3. Tại một số địa phương khác ........................................................ 18 Chương 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” Ở UBND HUYỆN ĐÔNG ANH. ......................................... 19 2.1. Qu¸ tr×nh tæ chøc thùc hiÖn. ............................................................. 19 2.2. KÕt qu¶ ®¹t ®îc: ................................................................................. 22 2.2.1. Về bố trí phòng tiếp nhận hồ sơ hành chính và trang thiết bị phục vụ tiếp và giải quyết công việc của công dân, tổ chức................................... 22 2.2.2 Về bố trí cán bộ, công chức tại nơi tiếp nhận hồ sơ hành chính:22 2.2.3. Về các văn bản pháp quy thực hiện Cơ chế “một cửa”: ............ 23 2.2.4 Về cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ đơn vị về việc tiếp nhận, giảI quyết thủ tục hành chính: ............................................................................... 24 2.2.5. Về danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại đơn vị. ............. 25 2.2.6. Về niêm yết công khai .................................................................. 26 2.2.7. Về cách thức nhập số liệu và các sổ sách, phần mềm tin học phục vụ quản lí công tác tiếp nhận và giải quyêt các thủ tục hành chính. ....... 26 2.3. Những tồn tại trong việc thực hiện Cơ chế “ một cửa” tại UBND huyện Đông Anh. .................................................................................................. 28 2.3.1. Tồn tại thứ nhất ........................................................................... 29 2.2.2Tồn tại thứ hai ................................................................................ 33 2.2.3. Tồn tại thứ ba ............................................................................... 35 2.2.4. Tồn tại thứ tư ............................................................................... 36 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” Ở UBND HUYỆN ĐÔNG ANH .............. 41 3.1.Giải pháp thứ nhất .............................................................................. 41 3.2.Giải pháp thứ hai ................................................................................ 44 3.3. Giải pháp thứ ba ................................................................................ 46 3.4. Giải pháp thứ tư ................................................................................. 50 KẾT LUẬN .................................................................................................... 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 53 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT: CBCC : Cán bộ công chức CCHC : Cải cách hành chính HĐND : Hội đồng nhân dân HSHC : Hồ sơ hành chính UBND : Uỷ ban nhân dân MTTQ : Mặt trận Tổ quốc QSD : Quyền sử dụng QSH : Quyền sở hữu TTHC : Thủ tục hành chính TTMC : Trung tâm “một cửa” LỜI NÓI ĐẦU Cải cách hành chính là yêu cầu khách quan, là nội dung hết sức quan trọng trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của nước ta. Đặc biệt từ Hội nghị Trung ương lần thứ tám, khoá VII, Cải cách hành chính được đặt thành nhiệm vụ có tầm chiến lược, nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công cuộc Cải cách hành chính được tiến hành tương đối toàn diện trên cả ba lĩnh vực: Cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, bước đầu thực hiện tốt hoạt động công khai hoá, thông qua đó giảm phiền hà cho nhân dân, hạn chế về cơ bản hiện tượng nhũng nhiễu từ phía cơ quan Nhà nước đối với nhân dân. Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính là một nội dung quan trọng trong tiến trình Cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, nhìn chung Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” vẫn chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, nhất là đổi mới kinh tế, đặc biệt là ở cấp quận (huyện). Các thủ tục như: Cấp giấy phép xây dựng, đăng kí kinh doanh, chuyển hộ tịc, tách hộ khẩu, thậm chí xin cấp lại giấy khai sinh’‘vẫn còn rườm rà, phức tạp, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến làm việc. Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì công cuộc Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở nước ta là một nhiệm vụ, một yêu cầu cấp thiết. Chính vì những lí do nêu trên, cộng với những hiểu biết và nghiên cứu về tình hình Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh trong thời gian thực tập, em đã chọn đề tài:“ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện Cơ chế “mét cöa tại UBND huyện Đông Anh”. Có thể nói, cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” là một vấn đề mới cả về phương diện lí luận cũng như thực tiễn, do đó, chuyên đề của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế nhất định. Em kính mong nhận được sự đánh giá, nhận xét, thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ “MỘT CỬA” 1.1.Định nghĩa cơ chế “một cửa”. Cơ chế “một cửa” là cơ chế thuộc lĩnh vực hành chính công nhằm cung cấp cho các tổ chức và công dân các dịch vụ hành chính thông qua TTMC một cách có hiệu quả, mình bạch và dễ tiếp cận. Khái niệm cơ bản là việc nhận và trả hồ sơ ch các dịch vụ hành chính (như đăng ký kinh doanh, công chứng và thực chứng, quản lý đất đai…) trước kia được cung cấp tại các cơ quan chức năng riêng biệt, thì nay được tập trung vào một nơi. Nhờ có cơ chế “một cửa”, quy trình xử lý chuyển từ mô hình “nhiều cửa cho một dịch vụ” sang “một cửa cho nhiều dịch vụ”. Trong hệ thống TTMC, khách hàng được biết về danh mục các dịch vụ được cung cấp tại TTMC địa phương, và các mức phí, thời gian cần thiết giải quyết các loại yêu cầu, và điều kiện để hoàn thành công việc. Chương trình triển khai cơ chế “một cửa” là một phần của Chương trình CCHC ở Việt Nam và là một nội dung Chương trình Tổng thể về CCHC. Chương trình Tổng thể đặt ra mục tiêu đến 2010 sẽ cải cách toàn bộ hệ thống hành chính ở Việt Nam. Các lĩnh vực trong diện cải cách là: thể chế, cơ chế tổ chức, quản lý nguồn nhân lực, và quản lý tài chính công. 1.2. Mục đích, yêu cầu của việc thực hiện cơ chế “một cửa”. Căn cứ vào chỉ đạo của Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định Số 156/2003/QĐ-UB ngày 11/11/2003 quy định về việc thực hiện quy chế “một cửa” trong cơ quan hành chính của thành phố Hà Nội; Quyết định số 171/QĐ-UB ngày 22/11/2004, quy định cụ thể việc thực hiện quy chế “một cửa” tại UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Việc thực hiện quy chế “một cửa” phải nhằm mục đích: Một là, giảm bớt phiền hà cho công dân, tổ chức. Mọi sáng kiến hay phương án đưa ra lựa chọn khi thực hiện quy chế “một cửa” đều phải lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân, lấy mục tiêu giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho công dân, tổ chức làm thước đo. Hai là, khi có yêu cầu về TTHC, công dân, tổ chức chỉ phải đến một địa điểm, gặp một công chức có thẩm quyền tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC; chỉ phải đi lại không quá 2 lần (1 lần nộp hồ sơ, 1 lần nhận kết quả sau khi đã được cơ quan hành chính giải quyết hoặc từ chối giải quyết). Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết TTHC là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước. Ba là, khi đến nộp HSHC, công dân, tổ chức được cán bộ tiếp nhận HSHC kiểm tra HSHC. Nếu đã đầy đủ theo quy định thì cán bộ tiếp nhận HSHC phải viết phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả. 1.3. Phạm vi và quy trình thực hiện cơ chế “một cửa”. Tại Quyết định 181/2003/QĐ-TTg. Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quy chế “một cửa” đối với 6 loại TTHC: Phê duyệt các dự án đầu tư trong nước, nước Ngoài . xét duyệt cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản; cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho các doanh nghiệp; cấp phép xây dựng; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu (QSH) nhà, quyền sử dụng(QSD) đất, cho thuê đất; các chính sách xã hội. UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thực hiện quy chế này đối với 7 loại TTHC: Cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể; cấp giấy chứng nhận QSH nhà, QSD đất; đăng kí hộ khẩu; công chứng, chứng thực; các chính sách xã hội. UBND các xã, phường, thị trấn áp dụng quy chế này đối với 4 loại TTHC: xin phép xây dựng nhà ở; đất đai; hộ tịch; chứng thực. Qua thực tế trong quản lý nhà nước trên địa bàn, UBND thành phố Hà Nội nhận thấy phần lớn thủ tục hành chính liên quan đến môi trường đầu tư phát triển là thủ tục hành chính mang tính liên ngành, liên thông. Chính vì vậy, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo thực hiện quy chế “một cửa” đồng bộ ở các sở, UBND các quận, huyện, UBND các xã, phường, thị trấn; toàn diện với tất cả các TTHC thuộc quyền sở hữu của cơ quan hành chính. Đối với các TTHC chưa có điều kiện thực hiện, cơ quan hành chính phải xin ý kiến của cơ quan hành chính cấp trên và thông báo cho công dân, tổ chức biết. Quy trình tiếp nhận, giải quyết bao gồm ba bước cơ bản như sau: Bước 1: Cán bộ, công chức (CBCC) tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giả quyết TTHC của công dân, tổ chức. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy biên nhận đã nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì phải hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh. Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn tổ chức, công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Đối với những TTHC có yếu tố chuyên môn kinh tế – kỹ thuật phức tạp cần phải giải trình trước cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cơ q uan có thẩm quyền giải quyết phải thông báo bằng văn bản cho công dân, tổ chức biết nội dung, thời gian, địa điểm giải trình những vấn đề đó. Thời gian gửi thông báo phải đủ để công dân, tổ chức nhận được và chuẩn bị giải trình. Bước 2: CBCC Bộ phận tiếp nhận HSHC chuyển hồ sơ TTHC đến các phòng chuyên môn để giải quyết. Các phòng chuyên môn sau khi nghiên cứu hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó chuyển về Bộ phận tiếp nhận HSHC để trả kết quả theo đúng thời gian quy định. Bước 3: Bộ phận tiếp nhận HSHC lưu trữ kết quả giải quyết, thu phí, lệ phí theo quy định, trả kết quả cho tổ chức, công dân theo đúng thời hạn đã hẹn. Trường hợp giải quyết hồ sơ không đíng thời gian như đã hẹn thì Bộ phận tiếp nhận HSHC có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, công dân biết lý do và hẹn thời gian trả kết quả. Chú ý: Đối với những thủ tục hành chính đơn giản, có thể giải quyết ngay thì không nhất thiết phải thực hiện máy móc quy trình trên đây mà có thể rút gọn quy trình. Ví dụ, hiện nay ở xã, phường, thị trấn có khoảng trên 20 TTHC đơn giản có thể giải quyết ngay.Những thủ tục hành chính này có thể giao cho CBCC Bộ phận tiếp nhận HSHC tiếp nhận, xử lý, trình lãnh đạo kí duyệt sau đó trả kết quả cho công dân, tổ chức. Ta có sơ đồ kháI quát cơ chế “ một cửa” tại UBND cấp huyện như sau: Một là, đối với những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện. 1.4. Cơ sở lịch sử cử cơ chế “một cửa” ở Việt Nam. Triển khai từ năm 2003, đến nay cơ chế "một cửa" đã qua 3 năm hoạt động. Đây là một nội dung quan trọng trong thực hiện Chương trình tổng thể Cải cách hành chính. Bộ Nội vụ đã hoàn chỉnh báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện cơ chế "một cửa" theo quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04.9.2003 của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến ngày 20.9.2006 có 98,04% các sở thuộc diện bắt buộc thực hiện và 58,36% các sở không thuộc diện bắt buộc đã triển khai thực hiện. Ở cấp huyện đã triển khai tại 661/671 đơn vị đạt tỷ lệ 98,50%; cấp xã đã triển khai ở 9422/10.873 đơn vị đạt tỷ lệ 86,6%. Đánh giá về chất lượng của việc triển khai thực hiện, bộ Nội vụ nhận định chất lượng công việc được nâng lên, giảm thời gian cho nhân dân, đã giải quyết cơ bản những yêu cầu của công dân và doanh nghiệp trên các lĩnh vực: Đăng ký kinh doanh, cấp GCNQSHN, QSDĐ, đăng ký hộ khẩu hộ tịch, chính sách xã hội. Quan hệ giữa Chính quyền và nhân dân, các doanh nghiệp sau khi thực hiện cơ chế "một cửa" tốt hơn, Cán bộ, công chức tự giác xây dựng ý thức trọng thị đối với nhân dân hơn và cơ bản được nhân dân hài lòng. Kết quả thực hiện cơ chế "một cửa" đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, nhiều địa phương đã phát huy những sáng kiến, thí điểm quan trọng cần được nhân rộng. Tuy nhiên, còn một số tồn tại trong việc triển khai thực hiện cơ chế này: Công tác chỉ đạo, điều hành của một số địa phương chưa tốt thậm chí có ý tưởng không tiếp tục thực hiện ở một số địa phương. Hệ thống cơ chế phối hợp còn yếu, tính ổn định và đồng bộ trong các văn bản chưa cao; sự phối hợp giữa các cơ quan có lúc, có nơi chưa tốt; một bộ phận cán bộ, nhân dân còn nhận thức sai lệch về cơ chế "một cửa"; tỷ lệ đạt chuẩn của CB-CC ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn nhiều bất cập. Giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới theo hướng: Thực hiện ở tất cả các cấp chính quyền, phân loại vụ việc để xác định thời gian thực hiện, tổ chức thí điểm cơ chế một cửa liên thông giữa các cấp chính quyền. Riêng địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thực hiện cơ chế "một cửa tại 3/23 sở, 11/11 đơn vị cấp huyện, 171/171 đơn vị cấp xã và là một trong số ít các địa phương(3/64) chưa hoàn thành việc triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" tại các sở bắt buộc. Nhìn chung, cơ chế “một cửa” được các tỉnh, thành phố trong toàn quốc thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại quyết định số 181/QĐ-TTg. Đồng thời với việc tiếp tục rà soát, rút ngắn và công khai thẩm quyền, quy trình, thời gian, phí, lệ phí giải quyết TTHC, hầu hết các địa phương đã tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, tin học hoá quy trình tiếp nhận và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong giải quyết TTHC. 1.4.1.Tại thành phố Hà Nội Ngay từ năm 1996, Hà Nội đã chỉ đạo quận Ba Đình và huyện Gia Lâm làm thí điểm Cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa". Cho đến nay, cơ chế ấy đã thực hiện được 7 năm trên một số địa bàn của Hà Nội và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ như : rút ngắn được thời gian giải quyết thủ tục hành chính ; số hồ sơ được giải quyết đúng hẹn ngày càng tăng ; bộ máy hành chính mới theo cơ chế "một cửa" được sắp xếp lại một cách hợp lý hơn, vận hành tốt hơn. Thực tế cho thấy, việc áp dụng cơ chế "một cửa", tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ của huyện Gia Lâm, đã rút ngắn thời gian giải quyết một hồ sơ hành chính trong lĩnh vực cấp phép xây dựng từ 30 đến 40 ngày trước đây xuống còn 20 đến 30 ngày ; cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ 20 đến 30 ngày xuống còn 7 đến 10 ngày ; cấp giấy xác nhận hồ sơ chuyển dịch nhà đất từ 40 đến 50 ngày xuống còn 25 đến 30 ngày ; xác nhận nguồn gốc đất đai từ 15 đến 20 ngày xuống còn 7 đến 10 ngày ; cấp giấy trích lục bản đồ từ 15 đến 20 ngày, xuống còn 10 đến 15 ngày... Nhờ áp dụng cơ chế "một cửa", quận Ba Đình đã giải quyết đúng hẹn được 98,3% số hồ sơ ; quận Tây Hồ nâng tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hẹn từ 57% lên 72 %, đặc biệt có những lĩnh vực như cấp phép đăng ký kinh doanh lên 98%, giải quyết chế độ chính sách lên 100%. Bộ máy hành chính cấp quận, huyện và sở, ngành ở những nơi thực hiện cơ chế "một cửa" được sắp xếp lại một cách hợp lý hơn, có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các phòng, ban chức năng. Đa số các quận, huyện và sở, ngành đã rút từ 18 phòng ban trước đây xuống 14 phòng, ban, rồi 10 phòng, ban như hiện nay. Các đầu mối được thu gọn, vận hành thông thoáng, khắc phục được tình trạng cồng kềnh, kém hiệu quả trước đây. Cho tới nay, mô hình cơ chế "một cửa" đã được áp dụng tại 12/12 quận, huyện và 12/27 sở, ngành trên địa bàn Thành phố Điều đó đã góp phần khẳng định việc áp dụng cơ chế "một cửa" ở Thành phố Hà Nội là đúng đắn. Tính ưu việt của cơ chế "một cửa" đã được khẳng định. Ngay sau khi cơ chế được thử nghiệm một năm ( từ 1996-1997), Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã đánh giá là "rất khoa học và có hiệu quả, thời gian giải quyết công việc được nhanh hơn, lãnh đạo kiểm soát được công việc và trách nhiệm công vụ của công chức, giảm được phiền hà, được nhân dân đồng tình ủng hộ". Trong phương hướng tiếp tục Cải cách hành chính giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005, Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Thành phố đã đề ra nhiệm vụ tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" với hai phương án. Thứ nhất là, củng cố nâng cao hiệu lực của các Trung tâm một đầu mối trong việc tiếp nhận, hoàn trả hồ sơ hành chính. Thứ hai là, phối hợp cơ chế một đầu mối trong tiếp nhận, hoàn trả hồ sơ hành chính với cơ chế cung cấp dịch vụ công theo hướng khắc phục nhược điểm, phát huy và kết hợp ưu điểm của Trung tâm một đầu mối với Trung tâm dịch vụ hành chính công. Tuy nhiên, chúng ta không khỏi băn khoăn là tại sao tới nay vẫn còn 15/27 sở, ngành ( chiếm 55% tổng số các sở, ngành) chưa áp dụng cơ chế "một cửa" và cũng không có báo cáo gì về vấn đề này cho Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Thành phố? Phải chăng cơ chế "một cửa" còn có chỗ nào không phù hợp nên các sở, ngành chưa áp dụng? Quả là cơ chế "một cửa" cũng còn có chỗ chưa phù hợp. Như chúng ta đã biết, để thực hiện cơ chế "một cửa", phải có bộ máy, đó là Trung tâm một đầu mối. Trung tâm một đầu mối của các đơn vị trong Thành phố hiện nay đều có chức năng tiếp nhận và hoàn trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của công dân theo thẩm quyền được Thành phố phân cấp cho quận, huyện hoặc uỷ quyền cho sở, ngành. Các trung tâm này trong Thành phố chưa có tên giao dịch chung, mỗi nơi gọi mỗi tên khác nhau, nhưng về cơ bản chúng đều có chức năng và nhiệm vụ giống nhau, đó là tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ hành chính theo 4 nội dung công khai : Công khai công chức nhận, hoàn trả hồ sơ (mỗi công chức đều phải đeo biển hiệu có ghi họ tên, chức vụ); công khai điều kiện cần và đủ để thụ lý hồ sơ; công khai thời hạn hoàn trả hồ sơ; công khai phí, lệ phí giải quyết hồ sơ. Các quận, huyện đặt Trung tâm một cửa trực thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, huyện do chánh, phó văn phòng trực tiếp điều hành. Các sở, ngành đặt Trung tâm một cửa trực thuộc phòng hành chính do trưởng, phó phòng hành chính trực tiếp điều hành. Công chức làm nhiệm vụ tiếp dân, hoàn trả hồ sơ hành chính tại Trung tâm một đầu mối được điều động biệt phái từ các phòng chuyên môn, vừa chịu sự quản lý hành chính của người phụ trách Trung tâm, vừa chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của trưởng các phòng, ban chuyên môn. Qua thời gian vận hành, tới nay, Trung tâm một đầu mối đã bộc lộ một số hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là tính chất không triệt để của nó. Đó là: Một là, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng về dịch vụ hành chính của công dân. Hai là, chưa được giao nhiệm vụ tiếp nhận và hoàn trả toàn bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm
Luận văn liên quan