Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trong quá trình mở cửa và hội nhập vời nền kinh tế thế giới chúng ta đã đạt dược những kết quả hết sức to lớn trên tất cả các mặt như ngoại giao cũng như kinh tế. Giúp chúng ta thiết lập được mối quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới mà đặc biệt về mặt hợp tác kinh tế, nhờ vào quá trình hội nhập kinh tế đã tạo ra những cơ hội hợp tác kinh tế, liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nươc với các nước trên thế giới trong đó phải kể đến là các hình thức đầu tư, đầu tư trực tiếp là một hình thức đầu tư phổ biến và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định cũng như các nhà doanh nghiệp. Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài ngay càng trở nên quan trọng với chúng ta bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ là nguần cung cấp vốn quan trọng mà còn là con đường cung cấp công nghệ hiện đại, những bí quyết kỹ thuật đặc biệt là những kinh nghiệm trong quản lý và là cơ hội tốt cho việt nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Vì thế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiên nay và chúng ta phải có những giải pháp phù hợp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguần vốn này. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu và đặc biệt là được sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn cô giáo Nguyễn Thị Lệ Thuý em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” +Mục tiêu nghiên cứu là xem xét đánh giá thực trạng FDI tại Việt Nam, sau đó đề xuất những ý kiến giài pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn này. Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận văn nghiên cứu về FDI tại Việt Nam Phạm vi từ năm 1996 tới nay Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng lấy thực tế chứng minh để đưa ra những kinh nghiệm quy luật tích cực, thiết thực có hiệu quả đẻ từ đó ban hành thành các quy chế nhằm thực hiện có hiệu quả trên cơ sở tổ chức điều tra khảo sát thực tế đánh giá tổng hợp. Sử dụng phươngpháp duy vật lịch sử, chắt lọc thành tựu, kinh nghiệm đã có, vận dụng duy trì và tiếp tục cải tiến, đề xuất giải pháp mới có hiệu quả hơn bao gồm chọn lọc kế thừa, tham gia hội thảo tìm giải pháp tích cực. Cấu trúc của đề tài được chia làm ba chương: Chương I Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương II Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Chương III Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Mặc giù trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã rất cố gắng song do khả năng còn hạn chế, phương pháp tiếp cận chưa thật hợp lý số liệu chưa thật đầy đủ và hoàn thiện nên trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều thiếu sót và chưa được tốt em rất mong được sự giúp đỡ và chỉ bảo của thầy cô.

doc80 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Trước khi vào đề tài qua đây em muốn gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường ĐHKTQD, Khoa Khoa học quản lý trường ĐHKTQD đã giúp em có điều kiện được đi thực tập cũng như giúp đỡ em trong giai đoạn thực tập. Cháu cảm ơn các cô các chú đang công tác tại xí nghiệp Khoan khai thác nước ngầm - công ty Xây dựng cấp thoát nước Hà Nội đã giúp đỡ cháu trong quá trình thực tập ở cơ quan, cảm ơn quý cơ quan đã tiếp nhận cháu vào thực tập và giúp cháu hoàn thành đề tài. Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu đề tài được sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Lệ Thuý trong việc tìm hiểu và tiếp cận đề tài cùng như giúp em hoàn thiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Trần Tất Thắng Chương I: Giới thiệu Trong quá trình mở cửa và hội nhập vời nền kinh tế thế giới chúng ta đã đạt dược những kết quả hết sức to lớn trên tất cả các mặt như ngoại giao cũng như kinh tế. Giúp chúng ta thiết lập được mối quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới mà đặc biệt về mặt hợp tác kinh tế, nhờ vào quá trình hội nhập kinh tế đã tạo ra những cơ hội hợp tác kinh tế, liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nươc với các nước trên thế giới trong đó phải kể đến là các hình thức đầu tư, đầu tư trực tiếp là một hình thức đầu tư phổ biến và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định cũng như các nhà doanh nghiệp. Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài ngay càng trở nên quan trọng với chúng ta bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ là nguần cung cấp vốn quan trọng mà còn là con đường cung cấp công nghệ hiện đại, những bí quyết kỹ thuật đặc biệt là những kinh nghiệm trong quản lý và là cơ hội tốt cho việt nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Vì thế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiên nay và chúng ta phải có những giải pháp phù hợp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguần vốn này. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu và đặc biệt là được sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn cô giáo Nguyễn Thị Lệ Thuý em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” +Mục tiêu nghiên cứu là xem xét đánh giá thực trạng FDI tại Việt Nam, sau đó đề xuất những ý kiến giài pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn này. Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận văn nghiên cứu về FDI tại Việt Nam Phạm vi từ năm 1996 tới nay Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng lấy thực tế chứng minh để đưa ra những kinh nghiệm quy luật tích cực, thiết thực có hiệu quả đẻ từ đó ban hành thành các quy chế nhằm thực hiện có hiệu quả trên cơ sở tổ chức điều tra khảo sát thực tế đánh giá tổng hợp. Sử dụng phươngpháp duy vật lịch sử, chắt lọc thành tựu, kinh nghiệm đã có, vận dụng duy trì và tiếp tục cải tiến, đề xuất giải pháp mới có hiệu quả hơn bao gồm chọn lọc kế thừa, tham gia hội thảo tìm giải pháp tích cực. Cấu trúc của đề tài được chia làm ba chương: Chương I Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương II Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Chương III Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Mặc giù trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã rất cố gắng song do khả năng còn hạn chế, phương pháp tiếp cận chưa thật hợp lý số liệu chưa thật đầy đủ và hoàn thiện nên trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều thiếu sót và chưa được tốt em rất mong được sự giúp đỡ và chỉ bảo của thầy cô. Danh mục các chữ viết tắt FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài Vn: Việt Nam ASEAN: Khu vực Đông Nam á WTO: Tổ chức thương mại thế giới UBND: Uỷ ban nhân dân Danh mục các bảng Bảng 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước ASEAN giai đoạn 1988-2001 26 Bảng 2: Tỷ trọng FDI tại các khu vực và các nước trên thế giới 27 Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (1988-2002) 32 Bảng 4: FDI theo ngành (1998-2001) 36 Bảng 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo ngành (2002) 39 Bàng 6: FDI theo ngành (01/10-18/03/2003) 41 Bảng 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam theo vùng lãnh thổ trong năm 03/2003 45 Bảng 8: Đầu tư trực tiếp theo quốc gia vào Việt Nam (1988-06/2001) 50 Bảng9: Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam (1988-2001)51 Bảng 10: Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam (1988-2001) 53 Chương II Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1 Vốn đầu tư trực tư trực tiếp nước ngoài Trước tiên để hiểu về vốn đầu tư ta phải xác định xem vốn đầu tư là gì. Theo cách hiểu chung thì vốn đầu tư ở đây được coi là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá và trong đầu tư xây dựng các công trình dự án và đây là yếu tố không thể thiếu trong tất cả mọi hoạt động trên, nó có thể là bằng tiền như tiền mặt tiền gửi ngân hàng hoặc có thể bằng hiện vật tài sản máy móc trang thiết bị, dây truyền công nghệ nhà xưởng bến bãi .Nói chung ở đây là tất cả những gì phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và xây dựng có liên quan tới tài chính. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguần vốn có nguần gốc từ nước ngoài được đưa vào nước sở tại có thể bằng tiền hay thiết bị dây truyền công nghệ và bên nước ngoài này sẽ tự quản lý nguần vốn trong thời gian hoạt động của dự án Dự án đầu tư là tập hợp những ý kiến, đề xuất về việc bỏ vốn đầu tư vào một đối tượng nhất định và gỉai trình kết qủa thu được từ hoạt động đầu tư .Việc các nhà đầu tư ở quốc gia này bỏ vốn vào các quốc gia khác theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian dài nhăm đáp ứng các nhu cầu của thị trường và mang lại lợi ích hơn cho các chủ đầu tư và cho xã hội được gọi là đầu tư quốc tế hay đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong hai loại hình đầu tư quốc tế cơ bản, hai loại hình này có thể không giống nhau song trong một điều kiện nào đó có thể chuyển hoá cho nhau. Dự án đầu tư nước ngoài là những dự án đầu tư có sự khác nhau về quốc tịch của các nhà đầu tư với nước sở tại tiếp nhận đầu tư và các nhà đầu tư hoàn toàn có quyền trực tiếp quản lý dự án của mình trong thời gian dự án hoạt động và khai thác. Nói một cách khác đi dự án đầu tư trực tiếp là những dự án đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước ngoài tự mình hoặc cùng với cá tổ chức hoặc cá nhân tiếp nhận đầu tư bỏ vốn đầu tư cùng kinh doanh và phân chia lợi nhuận thu được. 2 Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Như trên đã nêu ở trên vốn đầu tư có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội hiên nay đặc biệt trong giai đoạn chúng ta đang trong tiến trình hôị nhập với nền kinh tế thế giơi và càng cần thiết hơn khi chúng ta đang cần một lượng vốn lớn và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, vươn lên cùng các nước trong khu vực cũng như thế giới. Vốn đầu tư không chỉ quan trọng với chúng ta mà còn hết sức quan trọng với các nước có vốn đầu tư và các tổ chức doanh nghiệp có vốn đầu tư. Nó giúp các chủ đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ do đặt dự án đầu tư tại nơi đó và tận dụng được nguần nguyên liệu tại chỗ. Cũng chính nhờ vào đầu tư nước ngoài mà các nhà đầu tư được tự điều chỉnh công việc kinh doanh của mình cho phù hợp với điều kiện kinh tế phong tục tập quán điạ phương để từ đó bằng kinh nghiệm và khả năng của mình mà có cách tiếp cận tốt nhất, đồng thời giúp các chủ đầu tư có thể tiết kiệm chi phí nhân công do thuê lao động với giá rẻ ngoài ra còn giúp tránh khỏi hàng rào thuế quan. Đối với chúng ta nước tiếp nhận đầu tư thì các dự án đầu tư trực tiếp có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó giúp chúng ta có nhiều cơ hội hơn trong việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới. 2.1 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp chúng ta giải quyết những kho khăn về vốn cũng như công nghệ và trình độ quản lý, nhờ vao những yếu tố này sẽ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng, giúp chúng ta khắc phục được những điểm yếu của mình trong quá trình phát triển và hội nhập. Đóng góp vào ngân sách Thu hút lao động Nâng cao thu nhập Tăng khoản thu cho ngân sách ......... Xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế của những nước đang phát triển trên thế giới có thể rut ra: tất cả các nước đang tìm mọi cách để thu hút nguần vốn đầu tư từ nước ngoài, một điều nữa là khối lượng vốn đầu tư nước ngoài tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia đó. Mặt khác FDI cũng tạo cơ hội cho các nước sở tại khai thác tốt nhất những lợi thế của mình về tài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí địa lý ....nó góp phần làm tăng sự phong phú chủng loại sản phẩm trong nước cũng như làm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong nước với sản phẩm của các quốc gia trên thế giới vì thế tăng khả năng xuất khẩu của nước ta FDI còn làm tăng các khoản thu về ngoại tệ do xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm dich vụ và nguyên liệu vật lịêu cho các dự án đầu tư trực tiếp, nói chung FDI là nguần vốn có ý nghĩa quan trong qúa trình hội nhập và phát triển nền kinh tế FDI còn giúp chúng ta tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay, đây chính là một nguần vốn lớn trong đó có cả tiềm lực về mặt tài chính và tiềm lực về mặt khoa học công nghệ cũng như những kinh nghiệm quản lý hết sức cần thiết cho chúng ta trong giai đoạn hiện nay. 2.2 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chúng ta đang trong qua trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp công nghiệp dịch vụ sang công nghiệp nông nghiệp dịch vụ, công việc này đòi hỏi rất nhiều vốn cũng như cần tới rất nhiều sự hỗ trợ về công nghệ. Hơn nữa yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà nó còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế. Đầu tư trưc tiếp nước ngoài một phần quan trọng trong kinh tế đối ngoài, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trên thế giới đòi hỏi từng quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế và sự vận động chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với sự trình độ phát triển chungcủa thế giới sẽ tạo điêù kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính đầu tư nước ngoài sẽ góp phần làm chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế. 2.3 Đầu tư trực tiếp tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiên nay Nguần vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu là từ ngân sách nhưng đầu tư trực tiếp cũng góp một phần quan trọng trong đó. Đối với một nước còn châm phát triển như nước ta nguần vốn tích luỹ được là rất ít vì thế vốn đầu tư nước ngoaì có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế. Ơ những nước này có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cũng như nguần lao động dồi dào nhưng do thiếu nguần vốn và chưa có đủ trang thiết bị khoa học tiên tiến nên chưa có điều kiện khai thác và sử dụng. Ơ nhiều nước đang phát triển vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế trong đó có một số nước hoàn toàn dựa vào vốn đầu tư nước đặc biệt là ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Nhưng tiếp nhận đầu tư trực tiếp chúng ta cũng phải chấp nhận một số những điều kịên hạn chế: đó là phải có những điều kiện ưu đãi với các chủ đầu tư. Nhưng xét trên tổng thể nền kinh tế và xu thế phát triển của thế giới hiện nay thì đầu tư trực tiếp là không thể thiếu bởi nó là nguần vốn hết sức quan trọng cho chúng ta đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới. Chính vì thế mà vốn FDI có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn thiện nay, chúng ta cần có một cơ chế chính sách phù hợp hơn nữa nhằm thu hút nguần vốn này trong tưong lai III. Các phương thức và hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.Các hình thức đầu tư trực tiếp 1.1 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh Đây là hình thức đầu tư được nhà nước ta cho phép theo đó bên nước ngoài và bên Việt Nam cùng nhau thực hiện hợp đồng được ký kết giữa hai bên Trong thời gian thực hiện hợp đồng các bên phải xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mỗi bên mà không tạo ra một pháp nhân mới và mỗi bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân của mình. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức rất phổ biến và có nhiều ưu thế đối với việc phối hợp sản xuất các sản phẩm có tính chất phức tạp và yêu cầu kỹ thật cao đòi hỏi sự kết hợp thế mạnh của nhiều quốc gia đối với nươc ta có lợi thế về mặt lao động và nguyên liệu đầu vào chúng ta phải có chính sách hợp lý trong chiến lược phát triển của mình nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguần vốn này. 1.2.Doanh nghiệp liên doanh Trong luật đầu tư nước ngoài quy định rõ doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hoặc nhiều bên hợp tac ký kết với nhau trong đó có một bên là nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh và hợp tác ký kết giữa chính phủ của nước sở tại với bên nước ngoài hay doanh nghiệp của nước sở tại với doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia không co cùng quốc tịch. Bằng cách thực hiện ký kết các hợp đồng cùng tham gia góp vốn cùng nhau quản lý đều có trách nhiêm cũng như nghĩa vụ, thực hiện phân chia lơi nhuận và phân bổ rủi ro Theo hình thưc kinh doanh này hai hay nhiều bên tham gia góp vốn vì thế quyền hạn của các bên là khác nhau tuỳ thuộc vào số vốn mà mình đã tham gia vào hợp đồng liên doanh. Bên nào nhiều vồn bên đó có quyền lớn hơn trong các vấn đề của doanh nghiệp cũng như được hưởng % ăn chia trong các dự án. Trong luật đầu tư nước ngoài quy đinh bên đối tác liên doanh phải đóng số vốn không dưới 30%vôn pháp định của doanh nghiệp liên doanh hoặc có thể nhiều hơn tuỳ theo các bên thoả thuận và bên Việt Nam có thể sử dụng mặt bằng và tài nguyên thiên nhiên để tham gia gốp vốn. Vốn pháp định có thể được góp trọng một lần khi thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc từng phần trong thới gian hợp lý. Phương thức và tiến độ góp vốn phải được quy định trong hợp đồng liên doanh và phải phù hợp với giải trình kinh tế kỹ thuật trường hợp các bên không thực hiện không đúng theo thời gian mà không trình bày được lý do chính đáng cơ quan cấp giấy phép đầu tư có quyền thu hồi giấy phép đầu tư của doánh nghiệp đó.Trong quá trình kinh doanh các bên không có quyền giảm vốn pháp định. 1.3 Doanh nghiệp 100%vôn nước ngoài Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức nước ngoài và tổ chức thành lập theo quy định pháp luật nước ta cho phép trên cơ sở tự quản lý. Doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước ta đã ban hành. Doanh nghiệp 100%vốn đầu tư nước ngoài được thành lập sau khi cơ quan có thẩm quyền về hợp tác đầu tư nước sở tại cấp giấy phép và chứng nhận doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký kinh doanh hợp pháp. Người đại diện cho doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Tổng giám đốc doanh nghiệp. Nếu Giám đốc doanh nghiệp không thường trú tại nước sở tại thì phải uỷ quyền cho người thường trú tại nươc sở tại đảm nhiệm Trong thực tế các nhà đàu tư thường rất thích đầu tư theo hình thức này nếu có điều kiện vì rất nhiều lý do khác nhau trong đó quan trọng nhất là quyền tự quyết trong mọi vấn đề ít chịu sự chi phối của các bên có liên quan ngoại trừ việc tuân thủ các quy định do luật đầu tư của nước sở tại đưa ra. 2.Các phương thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Các nhà đầu tư nước ngoài có rất nhiều phương thức để tiến hành đầu tư vào các nươc thông thường thị các dự án phần lớn được tiến hanh trên cơ sở ký kết giữa Chính Phủ nước sở tại và các tổ chức nước ngoài để xây dựng các công trình phúc lợi như hình thức xây dựng chuyển giao kinh doanh hoặc có thể xây dựng các công trình giao thông cầu cống ..thông qua hình thức xây dựng kinh doanh chuyển giao hoặc có thể đầu tư thông qua khu chế xuất .... 2.1Hình thức hợp đồng xây dưng kinh doanh chuyển giao (BOT) Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao là văn bản ký kết giữa nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng các công trình hạ tầng như cầu đường, bến cảng .nhà maý. Hợp đồng BOT được thực hiện thông qua các dự án với 100%vốn nước ngoài cũng có thể do nhà đầu tư cộng tác với Chính Phủ nước sở tại và được thực hiện đầu tư trên cơ sở pháp lệnh của nhà nước đó .Với hình thức đầu tư này nhà đầu tư sau khi xây dựng hoàn thành dự án thì được được quyền thực hiện kinh doanh khai thác dự án để thu hồi vốn và có được lợi nhuận hợp lý sau đó phải có trách nhiệm chuyển giao công trình lại cho phía chủ nhà mà không kèm theo điều kiện nào. Khi thực hiện dự án BOT các nhà đầu tư được hưởng những lợi thế đặc biệt như: Về thuế lợi tức thấp hơn bình thường Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài Thuế doanh thu Thuế nhập khẩu Được quyền ưu tiên trong sử dụng đất đai đường xá. Dựa vào những chỉ tiêu này ta điều chỉnh cho phù hợp nhằm thu hút số lượng nhiều nhất số dự án có thể. 2.2 Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh Sau khi đã xây dựng hoàn thành dự án phải thực hiện chuyển giao ngay cho bên Viêt Nam nhưng vẫn được quyền kinh doanh trên công trình đã xây dưng để thu hồi vốn đầu tư và kiếm lợị nhuận trong một thơi gian nhất định 2.3Hợp đồng xây dựng chuyển giao Cũng giống như những hình thức trên nhưng sau khi xây dưng song thì thực hiên chuyển giao sau đó thì các nhà đầu tư được phía Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiên một đự án khác với nhiều ưu đãi hơn nhằm giúp các nhà đàu tư thu hồi lại phần vốn đã bỏ ra và có thu lãi nhất định hình thức đầu tư này cũng được các nhà đàu tư rất quan tâm bởi nó được ưu đãi về nhiều mặt ngoài nhưng lợi thế và thuế đã nêu ở trên thì trong việc thực hiện đầ u tư dự án thứ hai được ưu tiên vào nhưng dự án khả thi và có lãi rất cao. 2.4 Khu chế xuất và công nghiệp Luật pháp Việt Nam quy định khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hang hoá xuất khẩu, thực hiện các dich vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh gới địa lý xác định do chính phủ thàh lập hoặc cho phép thành lập bao gồm một hoặc nhiều doanh nghiệp. Như vậy theo nghĩa rộng khu chế xuất bao gồm tất cả các khu vực được chính phủ sở tại cho phép chuyên môn hoá sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động sản xuất, nó là khu biệt lập có chế độ mậu dịch và thuế quan riêng cố định ranh giới ấn định nguần hàng ra vào khu vực. Ngoài những mục đích chung của việc thu hút đầ u tư nước ngoài như giải quyết khó khăn về vốn việc làm, tiếp thu công nghệ hiện đại, học tập tiếp thu công nghệ , học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, khai thác lợi thế so sánh của quốc gia, tận dụng nguần nguyên nhiên vật liệu .... Việc xây dựng khu chế xuất còn nhằm mục đích tăng xuất khẩu, tăng các khoản thu ngoại tệ cho đất nước từng bước thay đổi cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng tăng tỷ lệ hàng công nghiệp chế biến, mở ra khả năng phát triển công nhhiệp theo hướng hiện đại hoá, góp phần thực hiện chính sách mở của nền kinh tế ,hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp do chính phủ thành lập hoặc cho phép đầu tư. Khu công nghiệp do Chính Phủ thành lập có ranh giới riêng xác định chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp không có dân cư sinh sống Trong khu công nghiệp có các loại doanh nghiệp như doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà
Luận văn liên quan