Đề tài Một số khía cạnh cơ bản trong việc quy hoạch và phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Bài nghiên cứu dưới đây nhằm thể hiện một số khía cạnh cơ bản trong việc quy hoạch và phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Với yêu cầu của môn học, bài viết gồm 4 phần chính:  xác lập mục tiêu của đề án quy hoạch  kiểm kê đánh giá nguồn lực phát triển du lịch  phân tích đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Các thông tin chủ yếu được khai thác từ Cồng thông tin du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế và một số sách, bài báo mạng.

docx26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số khía cạnh cơ bản trong việc quy hoạch và phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT Bài nghiên cứu dưới đây nhằm thể hiện một số khía cạnh cơ bản trong việc quy hoạch và phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Với yêu cầu của môn học, bài viết gồm 4 phần chính: xác lập mục tiêu của đề án quy hoạch kiểm kê đánh giá nguồn lực phát triển du lịch phân tích đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Các thông tin chủ yếu được khai thác từ Cồng thông tin du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế và một số sách, bài báo mạng. LỜI NÓI ĐẦU Thừa Thiên Huế, khúc ruột miền Trung của tổ quốc, nằm từ dãi đất sông Ô Lâu đến đèo Hải Vân là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng: sông Hương, núi Ngự, Thiên Thai, Bạch Mã… cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng trường tồn mãi mãi với thời gian. Trải qua bao biến động của lịch sử, mảnh đất con người Thừa Thiên Huế luôn luôn gánh chịu những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên và lịch sử chống ngoại xâm. Cuộc sống tuy gian khổ, khó khăn nhưng với truyền thống cần cù chịu thương, chịu khó, cư dân Thừa Thiên Huế không chịu khuất phục, lùi bước mà luôn tiến về phía trước. Chính vì thế mà kho tàng di sản vật thể và phi vật thể của Thừa Thiên Huế là rất phong phú. Những tinh hoa được đúc kết lại từ nhiều thời đại đã trở thành những báu vật hàm chứa trong lòng di tích, đang cần được khai thác, sử dụng và phát huy. Với những lớp dày trầm tích văn hóa và sản vật phong phú nơi đây, việc lập quy hoạch tổng thể phát triển nghành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế là hết sức cần thiết, làm cơ sở tiếp tục thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của toàn tỉnh. XÁC LẬP MỤC TIÊU Mục tiêu chung Huy động tối đa các nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo chuyển biến căn bản diện mạo đô thị gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị; phấn đấu để tiến tới đạt cơ bản các tiêu chí đô thị loại I. Duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý gắn với bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, phát triển các lĩnh vực văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, làm nền tảng vững chắc để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Giữ vững vị trí là một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của cả nước, tương xứng với tiềm năng là lợi thế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực; đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới. Mục tiêu cụ thể: Với mục tiêu chung là phát huy tối đa lợi thế, tập trung xây dựng Huế trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành nâng cấp các sản phẩm du lịch vùng với các mục tiêu cụ thể như sau : Về lượng khách : Đến năm 2015 lượng khách đến Thừa Thiên Huế đạt hơn 4,2 triệu lượt khách du lịch, trong đó hơn 1,7 triệu lượt khách quốc tế; năm 2020 đón khoảng 6 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 2,5 triệu lượt khách quốc tế. Chỉ tiêu Đv tính 2010 2015 2020 Tăng trưởng bình quân 2006 - 2010 2010 – 2020 Tổng số khách L/K 2.470.000 4.270.000 6.070.000 19,04% 9,41% Khách quốc tế L/K 916.000 1.716.000 2.516.000 20,39% 10,63% Ngày lưu trú TB ngày 2,10 2,50 3,00 1,23% 3,63% Tổng số ngày khách ngày 1.923.600 4.290.000 7.548.000 21,87% 14,65% Khách nội địa L/K 1.554.000 2.554.000 3.554.000 18,28% 8,62% Ngày lưu trú TB ngày 2,05 2,10 2,30 0,43% 1,16% Tổng số ngày khách ngày 3.185.700 5.363.400 8.174.200 18,79% 9,88% (_Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên Huế_)[1] Về loại hình và sản phẩm du lịch: a) Phát triển các loại hình du lịch truyền thống - Du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa hiện là loại hình du lịch chủ đạo, là sản phẩm du lịch đặc trưng, tập trung vào việc khai thác tiềm năng văn hóa đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn thành phố Huế, các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện, các sản phẩm chính bao gồm: + Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các giá trị của Quần thể di tích cố đô Huế, di tích cách mạng, di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các di tích tôn giáo, tín ngưỡng, các khu du lịch văn hóa mới. + Du lịch lễ hội; + Du lịch tâm linh; + Du lịch làng nghề; + Du lịch ẩm thực; + Du lịch tham quan, văn hóa đồng bào các dân tộc ít người. + Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh + Du lịch biển: Phát huy thế mạnh về tiềm năng tự nhiên và nhân văn các khu vực dọc bờbiển như: Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô... + Du lịch sinh thái: Khai thác tiềm năng sinh thái của Thừa Thiên Huế với các sản phẩm chính; du lịch các vùng nông thôn dựa vào cộng đồng; du lịch sinh thái rừng, hồ, đầm phá và sinh thái biển. + Du lịch vui chơi giải trí + Du lịch hội nghị hội thảo (MICE) b) Phát triển sản phẩm du lịch mang tính đột phá và khác biệt - Tập trung kêu gọi đầu tư và triển khai các dự án trọng điểm du lịch: + Các khu định cư Đô thị - Du lịch - Sinh thái - Nông nghiệp + Sân bay Phú Bài + Làng sinh thái Lập An + Khách sạn nổi Vinh Thanh + Khách sạn nổi Thuận An + Khu đô thị cao cấp giữa cánh đồng lúa tại đầm Cầu Hai + Khu nghỉ mát Bạch Mã + Làng văn hóa A Lưới - Đường mòn Hồ Chí Minh + Làng mưa và Nghệ nhân Lương Quán + Trung tâm hội nghị MICE và Trung tâm nghệ thuật truyền thống. - Triển khai các dự án nhằm mở hướng phát triển không gian nước cho Thừa Thiên Huế: + Dự án Cồn Hến - Một điểm đến văn hóa thẩm mỹ xứ Huế + Thành phố Du lịch xanh Chân Mây - Lăng Cô - Phát triển các sản phẩm du lịch trong mưa Huế. - Triển khai dự án du thuyền trên sông Hương gắn với Ca Huế. - Khôi phục các làng nghề truyền thống và gắn kết các không gian văn hóa tâm linh với du lịch. - Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, trong đó Huế là trung tâm để phát triển mô hình đô thị du lịch xanh. Về địa bàn phát triển du lịch: a) Cụm du lịch - Cụm du lịch thành phố Huế – dải ven biển và phụ cận: bao gồm khu vực thành phố Huế, dải ven biển dọc theo phá Tam Giang và các xã lân cận thuộc huyện Hương Thuỷ, Hương Trà và Phú Vang. - Cụm du lịch Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân: Trải dài trong một không gian rộng lớn phía Đông Nam tỉnh. Hạt nhân của cụm là các điểm du lịch bãi biển Cảnh Dương, điểm du lịch Lăng Cô, Vườn quốc gia Bạch Mã, Đảo Sơn Chà, Hồ Truồi… Ngoài ra, trong cụm du lịch này còn có các điểm du lịch khác như đỉnh đèo Hải Vân, đầm Cầu Hai... - Cụm du lịch A Lưới - đường mòn Hồ Chí Minh: Với tính chất là khu vực tập trung phát triển du lịch văn hoá, sinh thái. b) Đô thị du lịch: Thừa Thiên Huế có 01 đô thị du lịch là thành phố Huế c) Khu du lịch: - Khu du lịch quốc gia: Khu du lịch tổng hợp Lăng Cô - Khu du lịch địa phương: Khu dịch vụ tổng hợp Sơn Chà; Khu du lịch tổng hợp Bạch Mã; Khu dịch vụ tổng hợp Tây Nam Thành phố Huế. d) Điểm du lịch. - Điểm du lịch quốc gia: Cố đô Huế, Vườn quốc gia Bạch Mã, Bãi tắm Lăng Cô, Đèo Hải Vân. - Điểm du lịch địa phương: Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Suối nước khoáng nóng Thanh Tân, Bãi biển Đông Dương - Hàm Rồng, Khu nước nóng Mỹ An, Phá Tam Giang, Đầm Cầu Hai, Đầm Lập An, Bãi biển Thuận An, Bãi biển Điền Hải - Điền Hoà, Các hồ nước nhân tạo, các điểm du lịch khu vực Nam Đông, ALưới. đ) Tuyến du lịch. - Các tuyến du lịch nội tỉnh: Tuyến du lịch văn hoá Cố đô Huế; Thành phố Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân; Thành phố Huế - Thuận An - Phá Tam Giang - Đầm Cầu Hai; Thành phố Huế - A Lưới - Đường mòn Hồ Chí Minh; Thành phố Huế - Nam Đông; Thành phố Huế - Quảng Điền - Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền; Thành phố Huế qua cửa Tư Hiền đến Cảnh Dương - Chân Mây - Lăng Cô; Thành phố Huế - Bạch Mã - Hồ Truồi; Thành phố Huế - Làng cổ Phước Tích – Khu nước nóng Thanh Tân;... - Các tuyến du lịch liên tỉnh: Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Đường mòn Hồ Chí Minh - Khe Sanh - Lao Bảo; Tuyến du lịch Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân - Đà Nẵng - Hội An; Tuyến du lịch con đường di sản (Quảng Bình - Huế - Quảng Nam); Tuyến du lịch thăm chiến trường xưa (DMZ) Huế - Quảng Trị - Quảng Bình. - Tuyến du lịch liên quốc gia: Tuyến du lịch theo cửa khẩu Lao Bảo: Huế - Lao Bảo - Lào - Thái Lan; Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Cửa khẩu S 3 - Saravan - Chăm Pasắc - Thái Lan; Tuyến du lịch A Lưới - Cửa khẩu S 10 - Sê Kông; Tuyến du lịch quốc tế qua sân bay Phú Bài. - Tuyến du lịch biển: Tuyến du lịch biển với cảng Chân Mây là đầu mối đưa đón khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế theo tàu biển. KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ: Khái quát chung: Diện tích: 83,30 km2, chiếm 1.5% tổng diện tích Việt Nam Dân số (năm 2010): 338.994, xấp xỉ 1.5% tổng dân số Việt Nam Mật độ: 4.048 người/km2 Tỉnh Thừa Thiên – Huế Được công nhận đô thị loại I vào ngày 24 tháng 8 năm 2005 Phân chia hành chính: 27 phường Vị trí địa lý: Thành phố Huế nằm ở tọa độ địa lý 16 - 16, 80 vĩ Bắc và 107,8 – 108,20 kinh Đông, phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thủy, phía Đông giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112 km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách cảng nước sâu Chân Mây 50km. Nằm tựa lung vào dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương xảy ra mưa vừa và mưa lớn. Khu vực đồng bằng tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Vọng Cảnh… Ý nghĩa với việc phát triển du lịch: Huế có một vị trí hết sức thuận tiện cho việc phát triển du lịch. Nằm ở vị trí giao lưu Bắc – Nam, lại trên hành lang kinh tế xuyên Á (Đông – Tây), điều này tạo điều kiện thuận lợi dể mở rộng giao lưu, liên kết với nhiều tỉnh, thành phố trong nước, nước bạn Lào và thế giới qua đường biển và với hệ thống giao thông khá đa dạng cả đường bộ, đường bển, đường sắt và đường hàng không. Là nơi giao thoa giữa cả hai vùng miền Nam Bắc, Huế nằm trên “con đường di sản miền Trung” vừa là nơi giàu thắng cảnh, vừa là địa bàn đa văn hóa, quy tụ nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, công trình kiến trúc độc đáo và bảo tồn không ít giá trị văn hóa phi vật thể khác nhau. Ngoài ra, vị trí địa lý còn tạo ra những khung cảnh non nước hết sức trữ tình. Những tiềm lực về vị trí địa lý kể trên cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và phát triển thúc đẩy ngành du lịch nói riêng. Tài nguyên du lịch: 3.1: Tài nguyên du lịch tự nhiên: 3.1.1: Địa hình: Địa hình Thừa Thiên Huế khá phức tạp gồm nhiều dạng: vùng đồi núi, đồng bằng, biển. Cấu trúc của địa hình theo chiều ngang từ Đông sang Tây gồm: biển, đầm phá, đồng bằng nhỉ hẹp, vùng đồi thấp và núi. Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt. Vùng đồi núi: Hệ thống núi của Thừa Thiên Huế chiếm khoảng 75% diện tích của tỉnh, từ biên giới Việt Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng, là bộ phận phía nam của dải Trường Sơn Bắc. Dãy núi phía tây chạy theo hướng tây bắc-đông nam càng về phía nam càng cao dần và bẻ quặt theo hướng tây - đông (dãy Bạch Mã). Độ cao trung bình từ 500m – 600m, độ cao này tăng dần về phía tây, phía nam và đông nam. Vùng đồng bằng duyên hải: Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2. Vùng đầm phá: Là một hệ cảnh quan độc đáo của Thừa Thiên Huế, vùng đầm phá có diện tích 22.040 ha, dài 68 km, bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu phía bắc chạy song song với bờ biển đến cửa Tư Hiền, chiều rộng từ 1 đến 6 km. Độ sâu tăng dần từ Tây sang Đông. Hiện nay sự lắng tụ phù sa, làm độ sâu của đầm phá đang có chiều hướng cạn dần. Ảnh hưởng của địa hình đến phát triển du lịch: Do ảnh hưởng của địa hình, đại bộ phận dân cư của tỉnh Thừa Thiên Huế phân bố không đều. Miền núi là địa bàn cư trú của đồng bào thiểu số. Sự phân bố dân cư này làm cho du lịch tập trung phát triển hơn ở một số vùng trọng điểm nhất định và hướng tới hình thức du lịch văn hóa, tìm hiểu các nền văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Sự phân hóa của địa hình đã tạo nên nhiều vùng tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng… Tuy nhiên địa hình vùng trung du nhỏ hẹp làm độ dốc giảm, gây ra hiện tượng xói mòn mạnh, nhất là trong mùa mưa lũ. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với phát triển du lịch và việc xây dựng các cơ sở vật chất mang tính lâu dài, thu hút đầu tư quy mô lớn nhằm phục vụ du lịch. 3.1.2: Khí hậu: Đặc điểm chung của khí hậu Thừa Thiên Huế là nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, mưa theo mùa. Do vị trí địa lý và sự kéo dài của lãnh thổ theo vĩ tuyến, kết hợp với hướng địa hình và hoàn lưu khí quyển đã tác động sâu sắc đến việc hình thành một kiểu khí hậu đặc trưng và tạo nên những hệ quả phức tạp trong chế độ mưa, chế độ nhiệt và các yếu tố khí hậu khác. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Thừa Thiên Huế khoảng 25oC. Tổng lượng bức xạ nhiệt trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam của tỉnh và dao động trong khoảng từ 110 đến 140 kcal/cm2, ứng với hai lần mặt trời qua thiên đỉnh tổng lượng bức xạ có hai cực đại: lần thứ nhất vào tháng V và lần thứ hai vào tháng VII, lượng bức xạ thấp nhất vào tháng 12. Cán cân bức xạ nhiệt trung bình từ 75 đến 85 kcal/cm2, ngay cả tháng lạnh nhất vẫn mang trị số dương. Do tác động của vị trí, địa hình và hình dạng lãnh thổ, nhiệt độ có sự thay đổi theo không gian và thời gian : + Phân bố theo không gian: theo chiều Đông - Tây nhiệt độ vùng núi (Nam Đông và A Lưới) trung bình năm thường chênh lệch với vùng đồng bằng từ 0o5C đến 3oC. Riêng trong mùa lạnh, sự phân hoá nhiệt sâu sắc hơn. + Phân bố theo thời gian: do sự tác động của gió mùa nên đã hình thành hai mùa với sự khác biệt về chế độ nhiệt rõ rệt . Mùa lạnh: là khoảng thời gian nhiệt độ trung bình trong ngày ổn định dưới 20oC. Thời gian lạnh của Thừa Thiên Huế tuỳ theo vùng có thể kéo dài từ 30 đến 60 ngày. Mùa nóng: là thời kỳ nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC. Mùa nóng bắt đầu từ tháng IV đền hết tháng IX. Những tháng đầu mùa nhiệt độ tăng khá đều trên các vùng, nhiệt độ cực đại vào tháng VII và giảm dần cho đến tháng I năm sau.Từ tháng V đến tháng IX, hiệu ứng phơn Tây Nam đã làm nhiệt độ tăng cao, độ ẩm giảm thấp gây ra những đợt nóng kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Biên độ nhiệt: Thừa Thiên Huế có biên độ nhiệt trung bình hàng năm gần 10oC. Đây là một điểm rất đặc biệt vì tính cách khắc nghiệt của khí hậu gần giống với những vùng lãnh thổ có vĩ độ cao hay của những lãnh thổ nằm sâu trong lục địa. Do sự tác động phối hợp giữa địa hình và hướng dịch chuyển của các khối khí theo mùa, Thừa Thiên Huế có thời kỳ khô và ẩm bị lệch pha so với cả nước. + Từ tháng IX đến tháng III độ ẩm không khí cao trên 90% trùng với mùa mưa và thời gian hoạt động của khối không khí lạnh biến tính từ biển Đông tràn vào lãnh thổ. + Từ tháng IV đến tháng VIII : độ ẩm dưới 90%. Tuỳ theo cường độ hoạt động của gió mùa Tây Nam mà độ ẩm có thể giảm xuống có khi dưới 45%. Sự hạ thấp độ ẩm cùng với nhiệt độ tăng cao kéo dài ngày làm cho hoạt động của sinh vật bị ức chế, đất kiệt nước, bốc phèn và nhiễm mặn gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Gió mùa: + Gió mùa Đông Bắc : từ tháng X đến tháng IV, thổi từ cao áp lục địa châu Á, mang theo không khí lạnh và tăng ẩm khi qua biển, đập vào bức chắn địa hình làm nhiệt độ hạ thấp và gây mưa cho Thừa Thiên Huế vào mùa đông. Lượng mưa tập trung lớn ở các vùng phía nam. + Gió mùa Tây Nam: Từ tháng V đến tháng IX, gió Tây Nam khi vượt qua dãy Trường Sơn đã tạo ra hiệu ứng phơn làm tăng nhiệt độ và hạ thấp độ ẩm tại Thừa Thiên Huế . Mưa: + Hàng năm Thừa Thiên Huế nhận được một lượng mưa lớn, trung bình trên 3000mm, song phân bố không đều. Mưa phần lớn tập trung vào tháng X và XI, trong khoảng thời gian này bão thường xuất hiện gây nên những cơn lũ lớn. Năm 1953 (4937mm); năm 1975 (3278mm) lụt vượt mức báo động 3 với đỉnh lũ là 5,08m ; năm 1999 mưa lớn dài ngày đã gây lụt lớn với đỉnh lũ là 6m (Kim Long). Ảnh hưởng của khí hậu đến du lịch: Khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế có sự thuận lợi nhất định cho việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, khí hậu có nhiều biến động khá phức tạp, hiện tượng lệch pha so với khí hậu cả nước đòi hỏi Thừa Thiên Huế phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động du lịch phù hợp. Thời gian mưa kéo dài khiến du lịch theo thời vụ ở Huế là rất rõ nét. Bên cạnh đó, theo thống kê mỗi năm có ít nhất một cơn bão đổ bộ trực tiếp vào lãnh thổ gây thiệt hại và khó khăn rất lớn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịc 3.1.3: Thủy Văn: Thừa Thiên - Huế có hệ thống sông ngòi khá dày đặc nhưng các sông đều nhỏ, độ dốc lớn. Phần lớn bắt nguồn từ phía Đông của Trường Sơn, chảy theo hướng Tây – Đông, cửa sông hẹp. Tổng chiều dài các sông chính chảy trên lãnh thổ của tỉnh là khoảng 300 km trong đó hệ thống sông Hương chiếm đến 60%. Nhìn chung, sông ngòi ở Huế ngắn và dốc, ít có sông lớn. Các sông có sự chênh lệch rất lớn về dòng chảy trong năm. Tổng lượng nước trong ba tháng mùa lũ lớn gấp 2 lần tổng lượng nước trong 9 tháng mùa cạn. Diện tích các lưu vực sông không lớn, lớn nhất là sông Hương với diện tích lưu vực khoảng 1626 km2. Nguồn nước Phân tích S.Ô Lâu Bắt nguồn từ phía bắc huyện Phong Điền với hai nhánh chảy song song . Quá Mỹ Chánh, hai sông gặp nhau ở cầu Phước Tích rồi chảy vào Vân Trình để đổ vào phá Tam Giang. S.Bồ Bắt nguồn từ vùng núi Đông Nam A Lưới chảy về phía Bắc, dọc đường tiếp nhận thêm nhiều nguồn nước của các sông : Rào Nhỏ, Rào La, Rào Tràng...., khi về đồng bằng hội với sông Hương ở ngã ba Sình.(sông Bồ được xem là phụ lưu của sông Hương) S.Hương Thượng nguồn gồm 2 nhánh: Tả Trạch và Hữu Trạch. Tả Trạch bắt nguồn từ khối núi Bạch Mã, núi Mang và Aline, đổ về phía bắc qua Lương Miêu và nhập lưu với Hữu Trạch tại Bản Lãng. Tại đây, sông mở rộng có tên Hương Giang. sông Hương chảy vào thành phố Huế, hạ lưu chia thành nhiều nhánh đổ ra biển ở cửa Thuận An. S.Truồi Bắt nguồn từ vùng núi Bạch Mã, sông đào lòng mạnh ở vùng thượng nguồn, chảy theo hướng bắc rồi chuyển sang đông bắc đổ vào đồng bằng và thoát nước ra đầm Cầu Hai. Đánh giá: Với mạng lưới sông ngòi và đầm phá, Thừa Thiên Huế có thể nối liền các huyện và thành phố rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, phục vụ du lịch. Các cảng biển Thuận An, Chân Mây thuận lợi cho việc đón các du khách quốc tế. Sông Hương với những nết văn hóa đậm chất Huế đã và đang thu hút một lượng khách không nhỏ mỗi năm. 3.1.4: Sinh vật: Thừa Thiên Huế có vị trí chuyển tiếp của 2 miền khí hậu Bắc và Nam đã hình thành thảm thực vật rừng nhiệt đới đa dạng, hội tụ nhiều loại cây : cây bản địa như lim, gõ, kiền, chò…(cây họ đậu phương Bắc) cây di cư như dẻ, re, thông, bàng và các cây họ dầu phương Nam....Diện tích rừng chiến khoảng 57% đất tự nhiên, độ che phủ 55% (2008). Động vật thiên nhiên của Thừa Thiên Huế khá phong phú, có giá trị kinh tế cao. + Động vật rừng: ngoài những động vật phổ biến trong rừng như: khỉ, hươu, nai, công, gà rừng...nhiều động vật quý hiếm đã được phát hiện ở Nam Đông, Phú Lộc, A Lưới như: voi, hổ, trĩ, sao, gà lôi, chồn bay, gấu chó... + Thuỷ sản: Với gần 126 km đường bờ biển, 22.000 ha đầm phá và một hệ sông ngòi phong phú, Thừa Thiên Huế có lượng thuỷ sản đa dạng với nhiều loại quý hiếm có giá trị kinh tế cao: sò huyết, mực, tôm, rau câu... Đánh giá: Hệ thống sinh vật phong phú góp phần tạo nên cảnh quan môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch của vùng. Vường quốc gia Bạch Mã có khí hậu mát mẻ cùng sự đa dạng sinh vật đã trở thành một trung tâm du lịch sinh thái rất hấp dẫn. 3.2: Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn của Thừa Thiên Huế có nhiều loại hình phong phú và đa dạng rất khác nhau. Hệ thống kiến trúc thành quách, cung điện, chùa, di sản văn hóa (được công nhận là di sản văn hóa thế giới). Tài nguyên phi vật thể: lễ hội, ẩm thực, làng nghề, nhã nhạc cung đình Huế (di sản văn hóa phi vật thể)...
Luận văn liên quan