Đề tài Một số kiến nghị giải pháp nâng cao nghiệp vụ huy động vốn cho ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội phòng giao dịch Yên Hòa

Từ năm 2008, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đối mặt với những biến động lớn như lạm phát tăng cao, nhập siêu, tỷ giá VND/USD tăng mạnh, giá vàng liên tục thay đổi và có xu hướng tăng. Chính phủ liên tục ban hành nhiều quy định mới nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế. Các tổ chức tài chính mà điển hình là các ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự thay đổi chính sách thường xuyên này của NHNN. Chỉ trong năm 2010, nếu như 10 tháng đầu năm chính sách tiền tệ nới lỏng được áp dụng với chủ trương giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế thì trong 2 tháng cuối năm NHNN lại chuyển sang thắt chặt tiền tệ với lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn tăng lên 9% do lo ngại nguy cơ lạm phát cao. Theo đó, lãi suất thị trường tăng cao, thanh khoản trở nên căng thẳng, cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng trở nên gay gắt, lãi suất huy động tăng cao thậm chí lên đến 17%. Bước sang năm 2011, tình hình cũng không mấy khả quan cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khi mà chỉ trong nửa đầu năm NHNN đã điều chỉnh tới 5 lần lãi suất nghiệp vụ thị trường mở tới 5 lần. Để ngăn chặn cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng khiến lãi suất tín dụng tăng cao, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động xấu tới sự phát triển kinh tế, mới đây NHNN đã phải quy định mức lãi suất trần huy động là 14%/ năm với tiền đồng và 2% với USD. Điều này khiến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Hơn thế nữa, khác với doanh nghiệp, nguồn vốn chủ yếu của một ngân hàng là vốn huy động nên công tác huy động vốn được xác định là nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vậy trong tình hình kinh tế hiện nay, làm thế nào để ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn đa dạng với chi phí thấp nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của mình với các ngân hàng khác.

doc22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị giải pháp nâng cao nghiệp vụ huy động vốn cho ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội phòng giao dịch Yên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Từ năm 2008, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đối mặt với những biến động lớn như lạm phát tăng cao, nhập siêu, tỷ giá VND/USD tăng mạnh, giá vàng liên tục thay đổi và có xu hướng tăng. Chính phủ liên tục ban hành nhiều quy định mới nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế. Các tổ chức tài chính mà điển hình là các ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự thay đổi chính sách thường xuyên này của NHNN. Chỉ trong năm 2010, nếu như 10 tháng đầu năm chính sách tiền tệ nới lỏng được áp dụng với chủ trương giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế thì trong 2 tháng cuối năm NHNN lại chuyển sang thắt chặt tiền tệ với lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn tăng lên 9% do lo ngại nguy cơ lạm phát cao. Theo đó, lãi suất thị trường tăng cao, thanh khoản trở nên căng thẳng, cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng trở nên gay gắt, lãi suất huy động tăng cao thậm chí lên đến 17%. Bước sang năm 2011, tình hình cũng không mấy khả quan cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khi mà chỉ trong nửa đầu năm NHNN đã điều chỉnh tới 5 lần lãi suất nghiệp vụ thị trường mở tới 5 lần. Để ngăn chặn cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng khiến lãi suất tín dụng tăng cao, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động xấu tới sự phát triển kinh tế, mới đây NHNN đã phải quy định mức lãi suất trần huy động là 14%/ năm với tiền đồng và 2% với USD. Điều này khiến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Hơn thế nữa, khác với doanh nghiệp, nguồn vốn chủ yếu của một ngân hàng là vốn huy động nên công tác huy động vốn được xác định là nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vậy trong tình hình kinh tế hiện nay, làm thế nào để ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn đa dạng với chi phí thấp nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của mình với các ngân hàng khác. Trong bài báo cáo thực tập giữa kì lần này, em xin được trình bầy về giải pháp nâng cao nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội phòng giao dịch Thăng Long, phòng giao dịch Yên Hòa dựa trên những kiến thức nền đã học cũng như những kiến thức thực tế sau 1 tháng thực tập tại đây. Bài báo cáo được mở đầu bằng những giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội, thực trạng huy động vốn tại phòng giao dịch và cuối cùng là một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn cho phòng giao dịch. Để hoàn thành tốt bài báo cáo này, em xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Đỗ Duy Kiên, và em cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới giám đốc MB phòng giao dịch Yên Hòa, anh Vũ Thành Trung đã giúp đỡ, hướng dẫn em rất nhiều trong thời gian vừa qua. MỤC LỤC Lời Mở Đầu 1 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MB) 4 1.1 Quá trình thành lập và phát triển 4 1.1.1 Nguồn gốc hình thành: 4 1.1.2 Tên, Trụ sở, Quy mô 4 1.1.3 Sự tăng trưởng của MB trong vài năm trở lại đây 5 1.2 Hoạt động chính của MB: 6 1.2.1 Huy động vốn 6 1.2.2 Cấp tín dụng 7 1.2.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 7 1.2.4 Hoạt động khác 7 1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 7 1.3.1 Các cơ quan quản lý và điều hành MB: 8 1.3.2 Nhân sự 8 1.3.3 Mô hình tổ chức 9 1.4 Thành tựu đạt được 9 PHẦN 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI PHÒNG GIAO DỊCH YÊN HÒA THỜI GIAN QUA. 11 2.1 Các hình thức huy động vốn của MB phòng giao dịch Yên Hòa. 11 2.1.1 Đối với nhóm khách hàng cá nhân 11 2.1.2 Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) 12 2.1.3 Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn (CIB) 12 2.2 Kết quả hoạt động huy động vốn của MB phòng giao dịch Yên Hòa trong những năm gần đây. 12 2.2.1 Về quy mô nguồn vốn: 12 2.2.2 Về cơ cấu nguồn vốn: 13 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của MB phòng giao dịch Yên Hòa. 15 2.3.1 Định hướng chính sách và kế hoạch phát triển của phòng giao dịch 15 2.3.2 Các quy định của Ngân hàng Nhà nước: 15 2.3.3 Yếu tố khách hàng 16 2.3.4 Chất lượng sản phẩm dịch vụ 16 PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CHO NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI PHÒNG GIAO DỊCH YÊN HÒA 17 3.1 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn cho phòng giao dịch 17 3.1.1 Định hướng phát triển chung của ngân hàng TMCP Quân Đội. 17 3.1.2 Định hướng phát triển MB phòng giao dịch Yên Hòa 18 3.2 Một số giải pháp nâng cao nghiệp vụ huy động vốn cho phòng giao dịch trong giai đoạn hiện nay. 18 3.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ 18 3.2.2 Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng 19 3.2.3 Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và công tác quản lý 19 3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quân đội, phòng giao dịch Yên Hòa 20 Kết Luận 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MB) Quá trình thành lập và phát triển Nguồn gốc hình thành: Sau khi đất nước thống nhất, nhất là sau thời kỳ đổi mới năm 1986, nhiều nhà máy, xí nghiệp trong quân đội chuyển sang làm kinh tế. Cùng với đó, đã ra đời nhiều doanh nghiệp quân đội chuyên hoạt động xây dựng kinh tế, hoặc kết hợp quốc phòng với kinh tế, trong đó có một số tổng công ty lớn của quân đội. Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp lúc đó là về tài chính, vốn liếng. Định hướng ngay từ đầu của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và Bộ Quốc phòng là muốn có một tổ chức tài chính hoặc công ty tài chính để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sau khi nghiên cứu mô hình hoạt động ngân hàng quân đội một số nước trên thế giới, được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã ra quyết định thành lập ngân hàng thương mại quân đội theo mô hình cổ phần. Ngân hàng được thành lập theo Giấy phép Hoạt động số 0054/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 14 tháng 9 năm 1994 và Quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Thời gian hoạt động theo giấy phép là 50 năm và Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 4 tháng 11 năm 1994. Tên, Trụ sở, Quy mô Tên của ngân hàng: Tên đầy đủ bằng tiếng Việt : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội. Tên gọi tắt bằng tiếng Việt : Ngân hàng TMCP Quân đội. Tên đầy đủ bằng tiếng Anh : Military Commercial Joint Stock Bank. Tên viết tắt : MB. Tên giao dịch : Ngân hàng Quân đội. Trụ sở chính đặt tại : số 3 Liễu Giai, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Quy mô : MB được tổ chức dưới hình thức Công ty cổ phần với vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp. Vốn pháp định khi đăng ký thành lập cuối năm 1994 chỉ vỏn vẹn 20 tỷ đồng, trong đó số vốn mà các doanh nghiệp quân đội đóng góp chiếm tới 70%, còn lại 30% được huy động theo hình thức xã hội hóa. Cổ đông chính của MB bao gồm: - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; - Tổng Công ty Viễn thông Quân đội; - Tổng Công ty bay dịch vụ Việt Nam. Khi mới được thành lập, quy mô ngân hàng rất nhỏ, chưa có một điểm giao dịch nào ngoài Hội sở chính phải đi thuê ở 28A, đường Điện Biên Phủ (Hà Nội). Nguồn nhân lực lúc ấy chỉ có 25 cán bộ, nhân viên và 5 chiếc máy tính. Sau 16 hoạt động và phát triển không ngừng, tính đến 31/12/2010, vốn điều lệ của MB đã tăng lên đến 7300 tỷ đồng. Hiện nay, ngân hàng có 01 Hội sở chính, 01 Sở giao dịch, 01 phòng giao dịch tại Lào, 39 phòng giao dịch, 95 phòng giao dịch, 04 điểm giao dịch tại các tỉnh và thành phố trên cả nước, 05 công ty con và 02 công ty liên kết. MB hiện đang nắm giữ trên 50% vốn cổ phần của năm công ty là: - Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long - Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư MB; - Công ty Quản lý tài sản Ngân hàng Quân đội; - Công ty Cổ phần Địa ốc MB; - Công ty Cổ phần Viet R.E.M.A.X Sự tăng trưởng của MB trong vài năm trở lại đây Tính đến thời điểm 31/12/2010, một số chỉ số tài chính quan trọng của MB tăng trưởng qua các năm gần đây như sau:   2006  2007  2008  2009  2010   Vốn điều lệ  Tỷ đồng  1.045,2  2.000  3.400  5.300  7.300   Tổng tài sản  Tỷ đồng  13.611  29.623  44.364  69.008  109.623   Lợi nhuận trước thuế  Tỷ đồng  269,6  608,9  860,9  1.505  2.288   Vốn huy động  Tỷ đồng  11.062,4  23.136,4  38.666  59.279  96.954   Tổng dư nợ  Tỷ đồng  6.166,6  11.616,6  15.740,4  29.588  48.797   ROE  %  27,78  24,7  24,48  26,61  29   ROA  %  2,44  2,82  2,41  2,66  2,54   Để dễ có 1 cái nhìn tổng quan hơn, dựa trên bảng số liệu trên ta có thể xem biểu đồ dưới đây:   Nhìn chung qua các năm, MB đều có sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô, đặc biệt trong giai đoạn 2008-2010. Tuy nhiên nếu nói về tốc độ tăng trưởng qua các năm thì có lẽ năm 2007 là một năm đáng nhớ với MB bởi đây là năm MB đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất: vốn điều lệ tăng 191%, tổng tài sản tăng 218%, vốn huy động tăng 209%, tổng dư nợ tăng 188% và lợi nhuận trước thuế tăng 226%. Từ khi chính thức được thành lập và đi vào hoạt động, MB liên tục giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. MB không dừng lại ở quy mô hoạt động của một ngân hàng mà đã hướng tới một mô hình tập đoàn tài chính với các công ty thành viên đang hoạt động hiệu quả. Sự phát triển ổn định với nhịp độ tăng trưởng cao đã giúp MB có được niềm tin của Khách hàng, Đối tác và Nhà đầu tư. Hoạt động chính của MB: Huy động vốn Ngân hàng thực hiện huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ tài chính khác dưới hình thức sau: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi khác. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài Vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn Các hình thức huy động vốn khác Cấp tín dụng MB cấp tín dụng cho cá nhân, tổ chức dưới hình thức sau: Cho vay Bảo lãnh ngân hàng Cho thuê tài chính Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá Phát hành thẻ tín dụng Bao thanh toán trong nước và bao thanh toán quốc tế Các dịch vụ cấp tín dụng khác nếu được ngân hàng nhà nước chấp thuận Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ MB thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Cung ứng các phương tiện thanh toán. Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước trong khách hàng. Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN. Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế. Thực hiện dịch vụ thu chi tiền mặt cho khách hàng. MB tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước và tham gia hệ thống thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật. Hoạt động khác Ngoài các hoạt động trên, MB còn tham gia vào hoạt động đầu tư như góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác, liên doanh liên kết hợp tác đầu tư phát triển các dự án, tư vấn tài chính doanh nghiệp và ủy thác, nhận ủy thác đầu tư ; bảo hiểm; kinh doanh ngoại hối và vàng dưới sự cho phép của NHNN; cung ứng các dịch vụ phái sinh… Cơ cấu tổ chức và nhân sự 1.3.1 Các cơ quan quản lý và điều hành MB: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của MB. Hội đồng Quản trị là cơ quan thường trực của Đại hội đồng cổ đông, chịu trách nhiệm quản trị ngân hàng giữa 2 kì đại hội. Ban kiểm soát là cơ quan đại diện cổ đông, có trách nhiệm kiểm tra hoạt động tài chính và các hoạt động khác của MB. Thường trực Hội đồng quản trị, các Uỷ ban của Hội đồng quản trị do Hội đồng Quản trị cử ra, chịu trách nhiệm giải quyết những công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của MB thuộc quyền hạn của Hội đồng Quản trị giữa 2 kì họp. Tổng giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, có trách nhiệm điều hành hoạt động của MB. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc, Giám đốc Tài chính, Kế toán trưởng, các Phòng ban chức năng tại Hội sở chính. 1.3.2 Nhân sự Nếu như khi mới thành lập, MB chỉ vẻn vẹn 25 nhân viên thì đến cuối năm 2010, số lượng cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống MB đã lớn mạnh lên tới 3.269 người, gấp 130 lần so với ban đầu. Mạng lưới các kênh giao dịch truyền thống và hiện đại của MB bao gồm 103 điểm giao dịch, 250 máy ATM và 1.100 POS, kênh giao dịch internet eMB, kênh giao dịch qua điện thoại di động. Sự phát triển về nhân sự cũng như chất lượng nhân viên của MB trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng tổng kết dưới đây:   2006  2007  2008  2009  2010   Số lượng nhân viên  Người  1.068  1.885  2.435  2424  3.269   Nhân viên trình độ đại học trở lên  %  88  90  95  88  90   1.3.3 Mô hình tổ chức 1.4 Thành tựu đạt được Năm 1997, MB vững vàng vượt qua cơn khủng hoảng của Châu Á, là ngân hàng cổ phần duy nhất vẫn có lãi. Năm 2004, sau 10 năm tròn xây dựng và phát triển MB đã phát triển với quy mô lớn mạnh gấp nhiều lần so với ban đầu: tổng số vốn huy động tăng 511 lần, tổng tài sản tăng từ 32 tỷ lên 7.000 tỷ đồng, tổng lợi nhuận đạt hơn 500 tỷ đồng. Cũng trong năm này, tòa nhà Hội sở chính của MB chính thức được khai trương tại số 3 Liễu Giai Hà Nội. Năm 2004 đến năm 2008, MB đã hoàn thành xuất sắc và toàn diện các mục tiêu mang tính chiến lược phát triển đưa MB lên vị thế mới. Vốn chủ sở hữu của MB tăng đều qua các năm, đạt 4.026 tỷ đồng vào năm 2008. Năm 2008, hầu hết các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản do huy động vốn khó khăn nhưng MB vẫn giữ vững ổn định và trở thành một ngân hàng có hệ số an toàn thanh khoản cao, huy động vốn tăng trên 150%. Tổng tài sản của MB đến cuối năm 2008 đạt 41.809,7 tỷ đồng, bằng 10 lần so với thời điểm 1/1/2004. Tổng dư nợ tín dụng của MB tăng trưởng không ngừng tính đến 31/12/2008, dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 15.041,9 tỷ đồng, bằng 5,6 lần so với đầu năm 2004. Nợ xấu cũng luôn được kiểm soát dưới 2%. Năm 2009, MB đã vươn lên trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam MB với những kết quả ấn tượng: quy mô vốn điều lệ gấp 265 lần, mang lưới phòng giao dịch gấp 100 lần, quy mô số lượng cán bộ nhân viên cũng gấp 130 lần so với ban đầu, tổng lợi nhuận đạt được là gần 1.300 tỷ đồng, tăng 65% so với 31/12/2008, vượt 44% so với kế hoạch lợi nhuận đầu năm 2009. Năm 2010, Ngân hàng TMCP Quân đội chính thức khai trương hoạt động phòng giao dịch tại Lào - Phòng giao dịch đầu tiên của MB tại nước ngoài, đánh dấu bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài của MB. Cũng trong năm này, MB được Tổ chức xếp hạng uy tín thế giới Moody’s đánh giá và xếp hạng MB ở mức E+, mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất đối với các ngân hàng Việt Nam. Năm 2010, MB hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh ấn tượng: Vốn điều lệ đạt 7.300 tỷ đồng, Tổng tài sản đạt 109.623 tỷ đồng, Lợi nhuận trước thuế đạt 2.288 tỷ đồng, tăng trưởng kinh doanh trên 50% trở lên so với năm trước (Huy động vốn tăng 64%, Dư nợ tăng 65%, Lợi nhuận trước thuế tăng 52%). Có thể nói năm 2010, MB đã đánh dấu 1 giai đoạn mới với những thành công mới, vững vàng ở vị trí một trong năm ngân hàng TMCP lớn nhất ở Việt Nam. PHẦN 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI PHÒNG GIAO DỊCH YÊN HÒA THỜI GIAN QUA. Các hình thức huy động vốn của MB phòng giao dịch Yên Hòa. Ngân hàng TMCP Quân đội phòng giao dịch Yên Hòa chỉ huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân bằng tiền đồng hoặc ngoại tệ dưới các hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm. Cụ thể như sau: Đối với nhóm khách hàng cá nhân Hoạt động huy động vốn của MB bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: gồm * Tiền gửi thanh toán: Với tài khoản tiền gửi thanh toán (tài khoản vãng lai) , khách hàng có thể sử dụng để nhận và lưu trữ các khoản tiền chuyển vào (VND, USD, EUR…) cũng như sử dụng số tiền trong tài khoản cho các mục đích chi tiêu và thanh toán thường xuyên của mình. Tài khoản thanh toán không bị hạn chế về số lần gửi hoặc rút tiền. *Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: là sản phẩm tiết kiệm mà khách hàng không đăng ký kỳ hạn gửi ban đầu, dùng để thanh toán, giao dịch và được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Tiền gửi có kì hạn: gồm *Tiết kiệm truyền thống: bao gồm: Tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm lãi cuối kỳ và tiết kiệm trả lãi hàng tháng. *Tiết kiệm theo thời gian thực gửi: Là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ có kỳ hạn 12 tháng. Với sản phẩm “Tiết kiệm theo thời gian thực gửi” (TKTTGTG) khách hàng có thể rút trước hạn và hưởng lãi suất theo biểu lãi suất TKTTGTG tương ứng với thời gian thực gửi. Ngoài ra, vào ngày đến hạn, nếu khách hàng không tới thanh toán gốc và lãi hoặc không có yêu cầu nào khác, toàn bộ số tiền sẽ được hưởng lãi không kì hạn. Nhờ đó, khách hàng chủ động được nguồn tài chính khi phát sinh nhu cầu chi tiêu mà vẫn bảo toàn được phần lãi khi rút trước hạn. *Tiết kiệm rút gốc từng phần: Là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ có kỳ hạn, theo đó, khi có nhu cầu khách hàng được quyền rút từng phần tiền gửi gốc một cách linh hoạt. Kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng. Khách hàng có thể hưởng lãi suất không kỳ hạn tính theo thời gian thực gửi đối với phần gốc rút trước hạn. Phần gốc được giữ đến khi hạn được hưởng lãi suất “TKRGTP” theo quy định của MB tại ngày mở thẻ. Ngoài ra, khách hàng còn được rút gốc trước hạn mà vẫn bảo toàn được lãi so với các sản phẩm khác. Khách hàng hoàn toàn chủ động về số lần và thời gian rút. Tiền gửi tiết kiệm đặc thù: tiết kiệm tích lũy dành cho CBCNV của doanh nghiệp lớn: Là sản phẩm Tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNĐ hay ngoại tệ, theo đó, một khoản tiền sẽ được nộp định kỳ vào Tài khoản Tiết kiệm tích lũy để hưởng lãi suất và hướng tới mục tiêu tích lũy dài hạn. Ngân hàng dựa trên số ngày thực tế và số dư tài khoản tích lũy để tính lãi. Số tiền nộp định kỳ có thể thay đổi hàng tháng trong suốt kỳ hạn gửi, dựa trên Bảng kê số tiền nộp định kỳ của doanh nghiệp (DN) gửi tới MB. Kì hạn tối thiểu là 12 tháng. Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Tiền gửi thanh toán: Là tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng nhằm mục đích thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán. Tiền gửi có kì hạn: Là tiền gửi của tổ chức tại MB trong một kỳ hạn gửi xác định trước nhằm mục đích hưởng lãi suất có kỳ hạn tương ứng. Tiền gửi có kì hạn rút gốc từng phần: Là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn dành cho khách hàng tổ chức. Theo đó, khi có nhu cầu khách hàng được quyền rút từng phần tiền gửi gốc một cách linh hoạt Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn (CIB) Tương tự như đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả hoạt động huy động vốn của MB phòng giao dịch Yên Hòa trong những năm gần đây. Về quy mô nguồn vốn: Theo báo cáo tài chính phòng giao dịch từ năm 2007, lượng vốn bình quân ngân hàng huy động được trình bày trong bảng số liệu dưới đây: Năm  2007  2008  2009  2010   Khối KHCN  697,48  775,77  875,93  1.473,51   Khối SME  31,08  158,81  194,36  628,82   Khối CIB  184,85  1.917,96  2.342,41  2.844,37   Tổng vốn huy động  913,41  2944,16  3240,66  4946,7   Nhìn chung, lượng vốn phòng giao dịch huy động được tăng dần lên qua các năm. Đáng chú ý nhất là năm 2008, tổng số vốn huy động của phòng giao dịch lên tới 2944,16 tỷ đồng, tăng tới 322% so với năm 2007. Trong 2 năm tiếp theo, số vốn huy động chỉ tăng nhẹ ở mức 116% vào năm 2009 và 145% vào năm 2010. Theo như số liệu trong bảng thống kê, tỷ trọng vốn huy động của 3 khối khách hàng cũng có sự thay đổi từ năm 2008. Nếu như trong năm 2007, khối khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng chủ yếu mang lại nguồn huy động vốn cho phòng giao dịch ( chiếm 76% tổng vốn huy động) thì bước sang năm 2008, khối khách hàng doanh nghiệp lớn lại trở thành nhóm khách hàng huy động vốn chính với tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, từ gần 185 tỷ lên tới 1917,96 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần so với năm 2007. Kể từ đó tới nay, khối khách hàng này vẫn gi
Luận văn liên quan