Đề tài Mốt số tình huống xảy ra trong công tác giải phóng mặt bằng

Nhà nước luôn luôn là vấn đề cơ bản trong đời sống xã hội của mọi quốc gia. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công- nông - trí thức. Hiện nay đất nước đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải xây dựng, kiệt toàn nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả, luôn luôn giữ vững và phát huy bản chất cách mạng của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đứng trước những yêu cầu mới của đất nước, của thời cuộc, phải tiến hành cải cách bộ máy Nhà nước, nhằm đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phải giữ vững bản chất của Nhà nước ta, nắm vững mục tiêu cơ bản là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tôn trọng, bảo vệ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tất cả vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân, một xã hội dân chủ do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo ngày càng phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội; một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng khoá IX đã nêu lên định hướng “Tiếp tục chương trình xoá đói, giảm nghèo, chú trọng phát triển các đô thị nhỏ, các điểm bưu điện, văn hoá ở làng, xã, các trung tâm văn hoá cụm xã”. Trong những năm gần đây các chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu tập trung vào các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới như chương trình 135, chương trình 120 và các chương trình mục tiêu nhằm từng bước xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, là nhu cầu cần thiết đối với các đồng bào miền núi, biên giới. Việc đầu tư thường được thực hiện thông qua các chương trình, các dự án, do đó đòi hỏi phải tuân theo những trình tự, quy định chặt chẽ trong tất cả các khâu từ quá trình lập dự án đến khi kết thúc dự án. Trong đó công tác giải phóng mặt bằng là khâu đặc biệt quan trọng, thực tế đã có một số công trình tiến độ thi công và công tác giải ngân còn chậm, hoặc phải đền bù nhiều lần. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính là công tác đền bù giải phóng mặt bằng làm còn chưa tốt, còn có nhiều sai sót, do đó hiệu quả đầu tư của dự án còn hạn chế, chưa phát huy kịp thời đồng bộ để giải ngân theo yêu cầu đặt ra. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, trực tiếp quan hệ và tác động đến quyền lợi thiết thực của người dân, nếu làm không tốt, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, gây chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Do đó công tác đền bù giải phóng mặt bằng phải được các cấp chính quyền quan tâm, đặc biệt là địa phương nơi có người dân bị đền bù, cán bộ công chức nhà nước phải có đủ năng lực tổ chức, thực hiện vận dụng linh hoạt, cụ thể, hiểu biết pháp luật, nắm bắt được phong tục tập quán, yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đồng thời có khả năng thuyết phục và phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ban ngành. Công tác thanh tra càng phải được tăng cường và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Được tiếp thu trong quá trình học tập tại lớp Nghiệp vụ Thanh tra cơ bản Khoá 4/2006 tại Trường cán bộ thanh tra và từ những vấn đề thực tiễn ở địa phương, cộng với những ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Bản thân em mạnh dạn nêu lên một tình huống xảy ra trong quá trình quản lý nhà nước về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, trên cơ sở đó đề xuất phương án giải quyết. Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắng nhưng chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Qua đây em mong các thầy cô giáo quan tâm chỉ bảo giúp đỡ em để tiểu luận tình huống của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn ./.

doc16 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mốt số tình huống xảy ra trong công tác giải phóng mặt bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I LỜI NÓI ĐẦU Nhà nước luôn luôn là vấn đề cơ bản trong đời sống xã hội của mọi quốc gia. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công- nông - trí thức. Hiện nay đất nước đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải xây dựng, kiệt toàn nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả, luôn luôn giữ vững và phát huy bản chất cách mạng của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đứng trước những yêu cầu mới của đất nước, của thời cuộc, phải tiến hành cải cách bộ máy Nhà nước, nhằm đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phải giữ vững bản chất của Nhà nước ta, nắm vững mục tiêu cơ bản là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tôn trọng, bảo vệ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tất cả vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân, một xã hội dân chủ do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo ngày càng phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội; một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng khoá IX đã nêu lên định hướng “Tiếp tục chương trình xoá đói, giảm nghèo, chú trọng phát triển các đô thị nhỏ, các điểm bưu điện, văn hoá ở làng, xã, các trung tâm văn hoá cụm xã”. Trong những năm gần đây các chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu tập trung vào các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới như chương trình 135, chương trình 120 và các chương trình mục tiêu nhằm từng bước xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, là nhu cầu cần thiết đối với các đồng bào miền núi, biên giới. Việc đầu tư thường được thực hiện thông qua các chương trình, các dự án, do đó đòi hỏi phải tuân theo những trình tự, quy định chặt chẽ trong tất cả các khâu từ quá trình lập dự án đến khi kết thúc dự án. Trong đó công tác giải phóng mặt bằng là khâu đặc biệt quan trọng, thực tế đã có một số công trình tiến độ thi công và công tác giải ngân còn chậm, hoặc phải đền bù nhiều lần. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính là công tác đền bù giải phóng mặt bằng làm còn chưa tốt, còn có nhiều sai sót, do đó hiệu quả đầu tư của dự án còn hạn chế, chưa phát huy kịp thời đồng bộ để giải ngân theo yêu cầu đặt ra. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, trực tiếp quan hệ và tác động đến quyền lợi thiết thực của người dân, nếu làm không tốt, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, gây chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Do đó công tác đền bù giải phóng mặt bằng phải được các cấp chính quyền quan tâm, đặc biệt là địa phương nơi có người dân bị đền bù, cán bộ công chức nhà nước phải có đủ năng lực tổ chức, thực hiện vận dụng linh hoạt, cụ thể, hiểu biết pháp luật, nắm bắt được phong tục tập quán, yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đồng thời có khả năng thuyết phục và phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ban ngành. Công tác thanh tra càng phải được tăng cường và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Được tiếp thu trong quá trình học tập tại lớp Nghiệp vụ Thanh tra cơ bản Khoá 4/2006 tại Trường cán bộ thanh tra và từ những vấn đề thực tiễn ở địa phương, cộng với những ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Bản thân em mạnh dạn nêu lên một tình huống xảy ra trong quá trình quản lý nhà nước về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, trên cơ sở đó đề xuất phương án giải quyết. Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắng nhưng chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Qua đây em mong các thầy cô giáo quan tâm chỉ bảo giúp đỡ em để tiểu luận tình huống của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn ./. PHẦN II TÌNH HUỐNG XẢY RA I/ Mô tả chi tiết tình huống: Xã Bản Qua có vị trí thuận lợi được xác định là một trong các xã vùng thấp của huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, Bản Qua cách trung tâm huyện 03 km có 7 thôn bản ,trong đó thôn Tả Ngảo được xác định là thôn vùng cao đặc biệt khó khăn ( Được đầu tư theo chương trình 135 của Chính phủ). Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và xuống cấp. Ngày 09 tháng 9 năm 2005 Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ra Quyết định số 507/QĐ-UBND về việc giao kế hoạch kiên cố hoá trường lớp học cho các công trình khởi công mới năm 2005. Trong đó có Trường tiểu học Tả Ngảo xã Bản Qua với quy mô nhà hai tầng sáu phòng học kết cấu khung chịu lực bêtông cốt thép Theo đề nghị của chính quyền và nhân dân địa phương, đồng thời từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng cho ổn định và phát triển lâu dài của những công trình kế tiếp nên cần có mặt bằng rộng và có một quy hoạch tổng thể. Ngày 07 tháng 12 năm 2005 Uỷ ban nhân dân nhân huyện Bát Xát phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình trường tiểu học Tả Ngảo xã Bản Qua theo thiết kế định hình của tỉnh Lào Cai ( KCH - TH - LC - 06PA2 - 03). Trường được xây dựng với quy mô là cấp IV, hai tầng. Tổng kinh phí phê duyệt là: 962.778.447, đồng (Chín trăm sáu hai triệu,bảy trăm bảy tám nghìn,bốn trăm bốn bảy đồng). Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng và san gạt mặt bằng được lấy từ nguồn đối ứng (kinh phí huyện). Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng trường từ nguồn vốn ngân sách trung ưng. Chủ đầu tư là Uỷ ban nhân dân huyện Bát Xát ( Ban quản lý dự án- Công trình xây dựng cơ bản của huyện được giao uỷ quyền đại diện chủ đầu tư). Với chức năng là trường tiểu học, định hướng xây dựng nhà chuyên dùng, gồm sáu phòng học, hai phòng chờ của giáo viên . Tổng diện tích cần sử dụng của trường là: 5.000 m2 , để có đủ số diện tích trên, cần phải thu hồi 5.000 m2 đất của 2 hộ gia đình đang ở và phải di dời đi nơi ở mới. Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương, tiến hành họp với các hộ phải di chuyển và bị thu hồi đất. Thông báo chủ trương và quyết định xây dựng trường, phổ biến chính sách đền bù về đất đai, tài sản hoa mầu trên đất khi Nhà nước thu hồi để sử dụng vì lợi ích công cộng. Các hộ phải di chuyển sau khi được quán triệt, phổ biến về chế độ chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, nhìn chung đều có sự nhất trí cao, không có gì thắc mắc. Các ý kiến đều thể hiện sự ủng hộ việc xây dựng trường tiểu học trên mảnh đất quê hương mình, và vì tương lai con em của mình. Công tác tự kê khai, kiểm đếm, áp giá đền bù, thẩm định kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng được tiến hành đúng quy trình và thẩm quyền quy định. Việc thanh toán chi trả tiền đền bù cho các hộ, được tiến hành công khai, dân chủ, có sự chứng kiến và giám sát của chính quyền và nhân dân xã Bản Qua. Cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm bố trí đất ở mới và vận động nhân dân giúp đỡ các hộ phải di chuyển nhà, đã tháo dỡ và vận chuyển lắp dựng nhà đến vị trí được xắp xếp ổn định lâu dài. Cây cối, hoa mầu trên đất cơ bản đã được các hộ thu hoạch. Trước tình hình đó, để đảm bảo tiến độ thi công và giải ngân, Ban quản lý dự án công trình xây dựng cơ bản của huyện đã xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện và UBND xã đẩy nhanh tiến độ và xúc tiến công việc san nền để cho đơn vị đã trúng thầu thi công, khởi công xây dựng công trình sớm cho kịp năm học mới. Tiến triển của công việc mặt bằng công trình đã được giải toả toàn bộ. Khi công trình đang thi công theo định kỳ đoàn kiểm tra của UBND huyện đi kiểm tra về thực hiện xây dựng các công trình kiên cố hoá phát hiện ra rằng cần phải có rãnh trên đỉnh mái taluy để khi mưa to nước mưa không sối xuống sườn taluy gây ra sạt lở đất đến công trình (vì mái taluy rất cao và rộng). Như vậy phải bổ sung thêm hạng mục đào đất rãnh đỉnh taluy và công tác bền bù lại tiếp diễn. Lại gọi ban giải phóng mặt bằng của huyện ư, không ổn vì lại phải ra quyết định, lại thành lập tổ công tác rồi tiến hành thì đến bao giờ mới đào được rãnh mà lúc đó đã vào mùa mưa. Nếu chẳng may nó sạt xuống với taluy cao 15m kia thì đẩy cái nhà đang thi công đi đơn giản, nói đến đây tất cả các anh chị em đang thi công khí thế gấp rút để bàn giao sử dụng bởi hai tháng nữa vào năm học mới rồi. bỗng mọi người lặng yên như ttông chờ một điều gì. Mới mấy tháng trước đây huyện đã thu hồi của ông Nguyễn tiến H với diện tích đất là 3500 m2 và toàn bộ tài sản hoa mầu trên đất với giá trị là 63.986.500, đồng, gia đình ông phải rời đi nơi khác. Cùng với đó là gia đình ông Tẩn Láo L thu hồi 1890 m2 và tài sản hoa mầu trên đất là 13.399.000, đồng. Như vậy cả hai gia đình đã chịu thiệt thòi để khôi phục nơi ở mới. Bây giờ lại lấy đất canh tác tiếp mỗi nhà 400m2 nữa là khó khăn, nhất là ông Nguyễn tiến H là thương binh hạng 2/4. Đất không lấy một lần để cho gia đình ổn định trồng cấy. Trước tình hình đó, Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng công trình Trường tiểu học Tả Ngảo đã nhiều lần giải thích, vận động nhưng ông H vẫn kiên quyết không nghe, Còn thách thức chính quyền địa phương. Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng đã đề nghị UBND xã Bản Qua có biện pháp giải phóng mặt bằng để công trình được thi công sớm tránh rủi ro sảy ra. UBND xã Bản Qua lúng túng, khó xử chưa tìm ra biện pháp giải quyết vì trong ban lãnh đạo của xã Bản Qua có một số người là con cháu của ông H, việc quy trách nhiệm chưa rõ ràng, các cấp đùn đẩy lẫn nhau, công trình luôn trước nguy cơ bị sạt lở. Nhân dân trong xã dao động, hoài nghi, đang chờ xem cách giải quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. II/ Xác định mục tiêu xử lý tình huống: Qua việc phát sinh của công trình nói trên, khiếu nại của ông Nguyễn tiến H về việc yêu cầu tăng giá đền bù cho các hộ phải di chuyển để lấy đất xây dựng trường, do tính toán áp giá đền bù chưa thoả đáng, mức giá đền bù quá thấp, không đủ kinh phí di chuyển. Cần phải kiểm tra làm rõ các quy trình xây dựng cơ bản đã đúng trình tự và đúng pháp luật chưa? Tìm ra chỗ yếu của cán bộ công chức khi thực thi nhiệm vụ, việc tính toán các chế độ chính sách đã đúng theo quy định chưa, tại sao? Thông qua xem xét khiếu nại và tiến hành điều tra, làm rõ để đưa ra những biện pháp xử lý đúng pháp luật, hợp tình, hợp lý, nhằm giải quyết hài hoà giữa tính pháp chế và lợi ích của nhân dân, lợi ích xã hội. III/ Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống: Đây là một tình huống phức tạp trong công tác quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, vấn đề không chỉ dừng lại ở đòi hỏi về kinh tế, không đúng quy định của pháp luật, mà còn là những vấn đề xã hội, đảm bảo lòng tin trong nhân dân. Để giải quyết vấn đề vừa đảm bảo tính pháp chế, vừa đảm bảo sự tin tưởng của nhân dân, yêu cầu phải phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND huyện Bát Xát, đã thành lập tổ công tác, do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách công tác xây dựng cơ bản làm tổ trưởng, cùng một số ngành chuyên môn, đoàn thể của huyện và đại diện chính quyền xã và nhân dân xã Bản Qua tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình, đề xuất phương án, biện pháp để tháo gỡ vướng mắc. Với mục tiêu giải quyết dứt điểm nhưng phải có tình có lý với những yêu cầu thắc mắc của nhân dân nói chung và ông Nguyễn Tiến H nói riêng. Đảm bảo thi công công trình theo đúng tiến độ, đúng quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo cho công trình an toàn khi sử dụng. Thông qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn toàn huyện. Nhất là công tác khảo sát, tư vấn thiết kế. Qua kiểm tra cho thấy: Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng do tổ công tác trước đây làm là đúng trình tự, đúng thủ tục và nguyên tắc. đơn giá đền bù theo quyết định số 71/2005/QĐ-UBND ngày 23 tháng 2 năm 2005. V/v ban hành quy định về bồi thường, và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Là phù hợp đúng quy định, công tác thu hồi đất, kiểm kê tài sản hoa mầu trên đất đầy dủ, đánh giá xác định phân loại là chính xác. Nếu như lấy thêm ra thì cũng phải kê khai rồi phân loại như vậy, rồi xác định danh giới cắm mốc xác định diện tích cần thu hồi đất. * Kiểm tra về quy trình đầu tư xây dựng cơ bản: - Về trình tự đầu tư xây dựng công trình trường tiểu học Tả Ngảo xã Bản Qua. + Công trình được tiến hành khảo sát, thiết kế theo đúng quy hoạch và những tiêu chuẩn, về tổng diện tích sử dụng và quy mô các hạng mục công trình. + Có cam kết của nhân dân và đề nghị của UBND xã về việc giải phóng mặt bằng, có đủ các Văn bản của cấp có thẩm quyền như: Quyết định thu hồi đất, cấp đất xây dựng công trình, giấy phép xây dựng. + Các bước lập dự án, phê duyệt dự án, hợp đồng khảo sát thiết kế, phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán công trình, tổ chức đấu thầu và phê duyệt kết quả trúng thầu đảm bảo đúng trình tự, thẩm quyền quy định. - Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng: + Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng công trình xây dựng trường tiểu học Tả Ngảo xã Bản Qua được thành lập theo đúng quy định ( Theo Quyết định số: 71/ QĐ- UBND ngày 23/2/2005 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định về bồi thường, và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai). + Công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện theo đúng trình tự các bước, đảm bảo công khai, dân chủ và trung thực. Nhưng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn bộc lộ một số khuyết điểm và tồn tại như sau: - Công tác kê khai, kiểm đếm không phân chia cụ thể chủ sử dụng đất, không cắm mốc thu hồi đất giữa diện tích đất thu hồi và phần còn để lại của từng chủ hộ, mà đồng ý để cho ông Nguyễn Tiến H và doanh nghiệp thi công thoả thuận san đủ mặt bằng. Do đó bây giờ lấy thêm ông H đòi tính lại cái cũ do không chính xác không áp dụng được cụ thể về chế độ chính sách hỗ trợ đền bù cho từng chủ hộ, rồi mới được kê khai thu hồi cái mới. Qua kiểm tra thực tế cho thấy: + Ông Nguyễn Tiến H ( một thương binh 2/4) là chủ hộ + Ông Tẩn Láo L ( một nông dân thuộc hộ nghèo) là chủ hộ Trong khi làm việc, Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng còn biểu hiện sự nóng vội, áp đặt chủ yếu tập trung vào mục tiêu giải phóng nhanh mặt bằng, để có mặt bằng thi công công trình theo đúng tiến độ. Một số sai sót biểu hiện là: Mặt bằng chưa giải phóng xong đã đồng ý cho đơn vị trúng thầu khởi công và thi công công trình, đặt ra thời gian để các hộ di chuyển nhà cửa, mà không tính đến các yếu tố về sau này cần bổ xung mở rộng, quá tin về tình cảm,... Không điều tra nắm bắt những đối tượng chính sách cụ thể để áp dụng chính sách hỗ trợ đền bù hợp lý. Chưa nắm được hoàn cảnh của từng gia đình để đề xuất những giải pháp có tính khả thi cao. Cá biệt có thành viên của hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng, còn có ý kiến mang tính mệnh lệnh hành chính không cần thiết. - Trong khi có ý kiến của nhân dân đòi hỏi nâng giá đền bù, thì nhìn chung người có trách nhiệm trong ban đền bù giải phóng mặt bằng, giải thích chưa có tính thuyết phục cao, chỉ cứng nhắc trong khuôn khổ các quy định của các văn bản pháp luật. - Sự phối hợp giữa Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng với cấp uỷ, chính quyền, uỷ ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương chưa đồng bộ và chặt chẽ. Đặc biệt là công tác tuyên truyền, thuyết phục và vận động nhân dân, gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Việc áp dụng những văn bản quy phạm pháp luật về đền bù giải phóng mặt bằng chưa đầy đủ và chặt chẽ. Tính toán áp giá còn thiếu so với quy định cụ thể là: Tại Theo Quyết định số 71/QĐ- UBND ngày 23/ 2/ 2005 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành về bbồi thường, và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, quy định tại mục 4 điều 24 về chính sách hỗ trợ gia đình phải di chuyển nhà, đất ở nếu quá 6 tháng kể từ khi có quyết định kinh phí bồi thường chưa được bố trí đất ở theo quy thì hỗ trợ tiền thuê nhà ở mức 500.000, đồng/hộ/tháng. Sự yếu kém của cán bộ công chức trong việc nghiên cứu nắm vững các văn bản pháp luật khi thi hành nhiệm vụ đã tính toán, áp giá đền bù chưa đủ theo chế độ dẫn đến sự mất uy tín của cơ quan, cán bộ công chức và làm giảm lòng tin trong nhân dân. Nếu không giải quyết dứt điểm mặt bằng sẽ không được giải phóng, công trình sẽ không được thi công bổ xung, người sử dụng không được đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản. IV/ Đề xuất các phương án giải quyết tình huống. 1. Xây dựng phương án giải quyết tình huống. * Phương án 1: Tính đủ kinh phí đền bù theo chế độ. Vận động nhân dân đóng góp ủng hộ bằng tiền, ngày công lao động tổ chức đền bù theo yêu cầu của hộ gia đình ông H. Mức ủng hộ tính bình quân một lao động là 10 ngày công lao động. Số tiền và ngày công quy ra giá trị, được tính vào giá trị nhân dân tham gia xây dựng công trình. * Phương án 2: - Tính bổ sung kinh phí đền bù, bảo đảm đúng, đủ theo chế độ quy định. Trích từ ngân sách địa phương hỗ trợ giải phóng tiếp. *Phương án 3: - Tính đủ kinh phí đền bù theo chế độ. Tiếp tục duy trì hoạt động của tổ công tác, phối hợp với cấp uỷ chính quyền, các tổ chức đoàn thể của xã tiến hành đợt tuyên truyền, sinh hoạt chính trị, tư tưởng để vận động, giải thích sâu rộng trong cán bộ và nhân dân, đặc biệt là xác định lại ranh giới diện tích bị thu hồi của 2 chủ hộ rồi cắm mốc cố định vẽ sơ đồ hoàn công lưu. - Uỷ ban nhân dân xã Bản Qua xem xét bố trí vị trí đất hợp lý, phù hợp với quy hoạch để di chuyển nhà ông H đến nơi ở mới. - Cán bộ Ban văn hoá xã cùng với uỷ ban mặt trận tổ quốc, các đoàn thể xây dựng và quán triệt quy ước về nếp sống văn hoá, tình làng nghĩa xóm. Đồng thời vận động nhân dân giúp các chủ hộ về vật chất và lao động để giúp các gia đình di chuyển về vị trí quy định. - Trích từ quỹ tình nghĩa, quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ tình thương, ngân sách địa phương hỗ trợ thêm khi hộ ông H phải ở tạm 500.000 đồng/ tháng. - Phân loại đối tượng, kiên trì các biện pháp giáo dục, thuyết phục, đồng thời kiên quyết xử lý những người có hành vi chống đối hoặc xúi giục người khác không chấp hành. 2. Lựa chọn phương án: Theo thẩm quyền quản lý, cả ba phương án trên đều có thể áp dụng để giải quyết tình huống. Tuy nhiên, cần đi sâu phân tích từng phương án để thấy rõ các ưu điểm, khuyết điểm, từ đó lựa chọn hoặc phối hợp những mặt tích cực của các phương án với nhau. * Nếu thực hiện theo phương án 1: Thực hiện phương án này vừa hợp tình, hợp lý, không vi phạm nguyên tắc, tạo được sự đoàn kết trong nhân dân. Tuy nhiên phương án này cũng có những mặt hạn chế, khó có thể thực hiện được vì: Vận động nhân dân ủng hộ, giúp đỡ bằng ngày công lao động, một số vật chất khai thác tại chỗ thì được, vì việc này rất phù hợp với tập quán sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc miền núi. Xong vận động nhân dân đóng góp bằng tiền, dù là ở mức thấp cũng không được đa số nhân dân ủng hộ, vì đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp, mặt khác việc vận động này còn xa lạ đối với tập quán chung của nhân dân. Vậy phương án 1 rất khó có thể thực hiện được. * Nếu thực hiện theo phương án 2: Giải quyết tình huống nhanh gọn, cơ bản đáp ứng được đòi hỏi của dân về mức đền bù. Nhưng nếu thực hiện theo phương án 2 chính là việc làm sai nguyên tắc quản lý, sự nhượng bộ không đúng quy định của pháp luật, tạo lên một tiền lệ xấu. Mặt khác sau khi đã được giải quyết đền bù, ông H ngang nhiên nhận tiền và nhân dân nhìn vào đội ngũ cán bộ làm rất tắc trách, mất lòng tin, nhà nước tốn kém thất thoát ,ông H sẽ tuyên truyền kích động nhân dân trong vùng và sau này rất khó làm các việc khác với dân. Điều đó sẽ làm cho tình hình càng thêm phức tạp. * Nếu thực hiện theo phương án 3: Đây là phương án khả thi hơn, vừa phát huy được tình làng nghĩa xóm trong nhân dân, củng cố thêm tình đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng dân cư. Thể hiện đầy đủ trách nhiệm của cấp uỷ chính quyền, các đoàn thể của địa phương. Góp phần nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, lấy được lòng tin trong
Luận văn liên quan