Đề tài Một số vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Si Ma Cai

Si MA Cai là huyện mới được tái lập với 13 xã đều thuộc diện các xã đặc biệt khó khăn, tách ra từhuyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai. Nằm ởphía Đông Bắc của tỉnh là huyện biên giới với Trung Quốc, giao thông đi lại khó khăn. Núi đá là chủyếu. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn. Dân cưchủyếu là đồng bào các dân tộc thiểu sốsống bằng nghềnông làm nương, rẫy, trồng rừng. Sản xuất ở đây phần lớn còn mang tính tựphát, tựcung, tựcấp với trình độthấp kém. Kỹthuật canh tác lạc hậu. Trong những năm đổi mới, cùng với sựthay đổi vềkinh tế, cơcấu kinh tếnông thôn có chuyển dịch nhưng rất nhỏvà chậm chạp trong khi đó, nhu cầu về đa dạng các sản phẩm, sản phẩm có giá trịkinh tếcao, ngày một tăng lên. Do vậy việc chuyển đổi một phận diện tích đất trồng ngô, trồng lúa sang chăn nuôi. Và trồng các loại cây, con có giá trịkinh tếcao, kết hợp hài hoà giữa trồng trọt, chăn nuôi phát triển một sốngành nông sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá là một đòi hỏi cấp bách. Mặt khác, chuyển dịch cơcấu kinh tếnông thôn đang là một xu hướng và là một chủtrương đúng đắn, bức thiết của lãnh đạo các ngành, các cấp huyện Si Ma Cai. Là một người con sinh ra và lớn lên ởhuyện Si Ma Cai nên với mong muốn vùng quê của mình ngày càng phát triển, giàu đẹp góp phần nhỏtrong sựphát triển của nền kinh tếquốc dân, vì vậy em đã chọn đềtài: "Một số vấn đềchuyển dịch cơcấu kinh tếnông thôn ởhuyện Si Ma Cai" làm đề án môn học chuyên ngành của mình.

pdf36 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1913 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Si Ma Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Một số vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Si Ma Cai PHẦN MỞ ĐẦU Si MA Cai là huyện mới được tái lập với 13 xã đều thuộc diện các xã đặc biệt khó khăn, tách ra từ huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai. Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh là huyện biên giới với Trung Quốc, giao thông đi lại khó khăn. Núi đá là chủ yếu. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn. Dân cư chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông làm nương, rẫy, trồng rừng. Sản xuất ở đây phần lớn còn mang tính tự phát, tự cung, tự cấp với trình độ thấp kém. Kỹ thuật canh tác lạc hậu. Trong những năm đổi mới, cùng với sự thay đổi về kinh tế, cơ cấu kinh tế nông thôn có chuyển dịch nhưng rất nhỏ và chậm chạp trong khi đó, nhu cầu về đa dạng các sản phẩm, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ngày một tăng lên. Do vậy việc chuyển đổi một phận diện tích đất trồng ngô, trồng lúa sang chăn nuôi. Và trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao, kết hợp hài hoà giữa trồng trọt, chăn nuôi phát triển một số ngành nông sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá là một đòi hỏi cấp bách. Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đang là một xu hướng và là một chủ trương đúng đắn, bức thiết của lãnh đạo các ngành, các cấp huyện Si Ma Cai. Là một người con sinh ra và lớn lên ở huyện Si Ma Cai nên với mong muốn vùng quê của mình ngày càng phát triển, giàu đẹp góp phần nhỏ trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, vì vậy em đã chọn đề tài: "Một số vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Si Ma Cai" làm đề án môn học chuyên ngành của mình. 2 Do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, vì vậy khó tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô và bạn đọc. 3 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN. I. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN. 1. Khái niệm * Cơ cấu kinh tế (CCKT): Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế trong giới hạn một địa phương, một quốc gia hay một khu vực. Nền kinh tế là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều thành phần, nhiều nhân tố có mối quan hệ, chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Cơ cấu kinh tế thể hiện mối tương quan giữa các thành phần, các nhân tố đó. Trong bất kỳ một nền kinh tế quốc dân nào, người ta cũng có thể định tính hoặc định lượng được mức độ phát triển của CCKT. Các mối quan hệ này một mặt biểu tượng sự tương quan về mặt số lượng, mặt khác nó biểu hiện mối quan hệ hữu cơ của chúng về mặt chất lượng và được xác lập trong điều kiện cụ thể với những giai đoạn phát triển nhất định, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế không chỉ giới hạn về các mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành có tính chất cố định mà luôn luôn vận động, thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ, nhằm mục tiêu phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất. Để cơ cấu kinh tế phát huy hiệu quả thì cần phải có một quá trình, một thời gian nhất định. Thời gian ấy dài hay ngắn phải tuỳ thuộc vào đặc thù riêng của từng loại CCKT. Tuy nhiên trạng thái của các điều kiện tự nhiên, xã hội luôn luôn vận động không ngừng. Do vậy việc duy trì quá lâu một cơ cấu kinh tế sẽ làm giảm đi tính hiệu quả do bản thân cơ cấu mang lại. Điều đó đòi hỏi những nhà quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, cập nhập thông tin phục vụ cho 4 việc hoạch định những chính sách mới và có những điều chỉnh phù hợp kịp thời với yêu cầu của tình hình mới. Mặt khác sự thay đổi đột ngột và nhanh chóng sẽ gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Cần phải thấy rõ rằng cơ cấu kinh tế không phải là một mục tiêu được đặt ra do sự nhận thức của chủ quan, mà phải hiểu đó là một phương tiện để đưa nền kinh tế đặt được sự tăng trưởng ổn định, bền vững. Từ đó phải có những xem xét đánh giá dựa vào mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế xã hội mà CCKT đó mang lại như thế nào. Điều này cần thiết cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước, riêng các vùng, các doanh nghiệp, trong đó có tồn tại cơ cấu kinh tế nông thôn. * Cơ cấu kinh tế nông thôn: Cơ cấu kinh tế nông thôn là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vực nông thôn. Nó là cấu trúc hữu cơ các bộ phận kinh tế trong khu vực nông thôn trong quá trình phát triển, có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và có liên quan chặt chẽ về mặt chất, chúng có tác động qua lại lẫn nhau, trong không gian và thời gian, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế nông thôn. CCKT nông thôn là một bộ phận hợp thành, không thể tách rời CCKT quốc dân. Nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với các nước kém phát triển. Kinh tế nông thôn bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ được tiến hành trên địa bàn nông thôn. Xác lập CCKT nông thôn chính là giải quyết mối quan hệ giữa những bộ phận cấu thành trong tổng thể kinh tế nông thôn dưới tác động của lực lượng sản xuất, giữa tự nhiên và con người, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. 5 Cơ cấu kinh tế nông thôn cũng được xem xét trên các mặt và các mối quan hệ của chúng như: Cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn, cơ cấu các vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế nông thôn. 2. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn vừa có những đặc trưng chung của CCKT vừa có đặc trưng riêng của vùng nông thôn với những đặc điểm mang tính đặc thù. Những đặc trưng riêng của CCKT nông thôn được biểu hiện như sau: - Do đặc điểm của kinh tế nông thôn nên CCKT nông thôn, bị chi phối mạnh mẽ bởi cấu trúc của kinh tế nông thôn. Điều đó biểu hiện ở chỗ, trong CCKT nông thôn, nông nghiệp, thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành và chúng chỉ có thể chuyển biến khi CCKT nông thôn biến đổi theo hướng có tính quy luật "giảm tương đối và tuyệt đối số người lao động hoạt động trong khu vực nông thôn với tư cách là lao động tất yếu" lao động này ngày càng thu hẹp để tăng lao động thặng dự. - Cơ cấu kinh tế nông thôn hình thành và biến đổi gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Từ thời kỳ kinh tế sinh tồn chuyển sang thời kỳ du canh, du mục, tự cấp tự túc, nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn này đồng nhất với nền kinh tế nông nghiệp mà cơ cấu của nó là hai ngành trồng tỉa lương thực và chăn thả đại gia súc gắn liền với hai bộ phận trồng trọt và chăn nuôi. Trong bối cảnh này, kinh tế nông thôn đồng nghĩa với kinh tế nông nghiệp. Chỉ khi chuyển sang thời kỳ nông nghiệp sản xuất hàng hoá, CCKT nông thôn mới được hình thành và vận động theo hướng đa dạng, có hiệu quả, sự phân công lao động chi tiết, tỉ mỉ hơn, từ đó những loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao được phát triển và mở rộng, mở mang nhiều ngành nghề, dần dần đưa kỹ thuật và công nghệ mới vào nông thôn, mở rộng và phát triển các loại hình tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông thôn. 6 - Cơ cấu kinh tế nông thôn được hình thành và vận động trên cơ sở điều kiện tự nhiên và mức độ lợi dụng, khai thác cải thiện điều kiện tự nhiên (độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa… tức là những nguồn lực của đầu vào được ban phát bởi tạo hoá). Cơ cấu kinh tế nông thôn, trong đó có cơ cấu nông nghiệp hướng tới sự chuyển dịch nhằm khai thác tối ưu và cải thiện điều kiện tự nhiên để có lợi cho con người nhất. Đặc trưng cơ bản của CCKT nông thôn là tác động hàng loạt của các quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển toàn diện của nông thôn. Qúa trình xác lập và biến đổi CCKT nông thôn như thế nào là phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, những điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên nhất định chứ không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của con người. Con người chỉ có thể nhận thức để tác động thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng có hiệu quả cao theo mục tiêu xác định. Vì vậy, CCKT nông thôn phản ánh tính quy luật chung của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và được biểu hiện cụ thể trong từng thời gian, không gian khác nhau. Chuyển dịch CCKT nông thôn phải là một quá trình vận động và có tính quy luật, mọi sự nóng vội hoặc bảo thủ trì trệ trong quá trình chuyển dịch nó đều gây phương hại đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. "Vấn đề là phải biết bắt đầu tư đâu và với những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn như thế nào để tác động vào nó sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền cho tất cả các yếu tố trong toàn bộ hệ thống cơ cấu kinh tế nông thôn cùng phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng, của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế mang tính ổn định tương đối trong từng điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tuy nhiên, xét cả quá trình, nó không cố định, luôn vận động mang tính tất yếu khách quan. Vì vậy, chuyển dịch CCKT là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế theo một chủ đích và định hướng nhất định, nghĩa là đưa hệ thống kinh tế đến các trạng thái phát triển tối ưu, đạt được hiệu quả tổng hợp mong muốn thông 7 qua các tác động điều khiển có ý thức, hướng đích của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan. 8 II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN. 1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Chuyển dịch CCKT nông thôn là sự vận động và thay đổi cấu trúc của các yếu tố cấu thành trong kinh tế nông thôn theo các quy luật khách quan dưới sự tác động của con người vào các nhân tố ảnh hưởng đến chúng theo những mục tiêu xác định. Đó là sự chuyển dịch theo những phương hướng và mục tiêu nhất định chuyển dịch CCKT nông thôn được xem xét trên các phương diện: Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, và cơ cấu thành phần kinh tế… Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông thôn là sự thay đổi mối quan hệ tương quan của mỗi ngành so với tổng thể các ngnàh trong nông thôn. sự thay đổi này do 2 yếu tố là số lượng các tiểu ngành thay đổi và mối tương quan tốc độ phát triển giữa các ngành có sự thay đổi hoặc thay đổi đồng thời cả 2 yếu tố đó. Chuyển dịch CCKT theo vùng nông thôn là sự chuyển dịch của các ngành kinh tế xét theo từng vùng. Về thực chất, cũng là sự chuyển dịch của ngành, hình thành sản xuất chuyên môn hoá, nhưng được xét ở phạm vi hẹp hơn theo từng vùng lãnh thổ. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế là sự thay đổi tỷ lệ về sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nông thôn. Cơ sở của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần là sự tồn tại khách quan, vai trò, vị trí của từng thành phần kinh tế trong kinh tế nông thôn và sự vận động khách quan của nó trong nền kinh tế. Đối với cơ cấu thành phần kinh tế, bên cạnh sự vận động khách quan thì sự định hướng về mặt chính trị - xã hội theo các cơ sở khách quan có sự tác động rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong nền kinh tế nói chung, trong nông thôn nói riêng. 2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là xu hướng vận động có tính khách quan, dưới sự tác động của các nhân tố. Trên thực tế, cùng với quá 9 tình hình thành và phát triển phong phú, đa dạng các ngành kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, thì cơ cấu giữa các ngành cũng ngày càng phức tạp và luôn biến đổi theo nhu cầu của xã hội, theo đà phát triển của thị trường và theo khả năng của sản xuất để khai thác các nguồn lực vừa để đáp ứng nhu cầu thị trường vừa nâng cao hiệu quả sản xuất. Quá trình chuyển dịch của CCKT nông thôn bao gồm những xu hướng cơ bản sau: - Chuyển dịch CCKT nôgng nhiệp, nông thôn sang sản xuất hàng hoá. Trong nền nông nghiệp độc canh, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn. Sự mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi bắt nguồn từ tính chất của sản xuất và khả năng giải quyết các nhu cầu về lương thực trong điều kiện trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp. Từ đó mọi yếu tố về nguồn lực tự nhiên và lao động đều phải tập trung vào sản xuất trồng trọt. Sự biến đổi của khoa học và công nghệ đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và năng suất đất đai. Do đó đã cho phép chuyển bớt các yếu tố nguồn lực cho sự phát triển của các ngành khác, trong đó có các ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có nghĩa là sản xuất sản phẩm đển bán chứ không phải chỉ để tiêu dùng cho bản thân và gia đình họ. Vì vậy, sản xuất ra loại hàng hoá gì? Số lượng bao nhiêu? Cơ cấu chủng loại thế nào? điều đó không phụ thuộc vào người sản xuất mà chủ yếu phụ thuộc vào mức độ và khả năng tiêu thụ của thị trường, do sự chi phối của thị trường, đó là mối quan hệ: thị trường - sản xuất hàng hoá - thị trường. Như vậy, xác lập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá trước hết phải từ thị trường và vì thị trường, lấy thị trường làm căn cứ và xuất phát điểm. Xem đây là giải pháp quan trọng nhất để chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn. - Chuyển dịch CCKT nông thôn từ nông nghiệp thuần tuý sang phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. là sự chuyển dịch CCKT nông thôn từ nông nghiệp là chủ yếu sang kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi chuyển chúng thành những ngành sản xuất hàng hoá ở nông thôn. 10 - Chuyển dịch CCKT nông thôn từ thuần nông sang phát triển nông thôn tổng hợp. Các nhân tố tác động lớn đến chuyển dịch CCKT nông thôn từ thuần nông sang phát triển nông thôn tổng hợp, bao gồm các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Sự phát triển của nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi một mặt đã cho phép chuyển một số nguồn lực của các ngành này cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ, mặt khác tạo ra những yếu tố về thị trường đòi hỏi phải có sự phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Sự phát triển này làm cho CCKT có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Trên cơ sở đó, lao động cũng sẽ chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn nuôi, từ sản xuất nông nghiệp sang làm dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và chuyển lao động thủ công sang lao động cơ khí trên đồng ruộng, trong chuồng trại và các xí nghiệp chế biến nông sản. 3. Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch. Cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn chịu sự tác động của một số nhân tố sau: - Sự phát triển của khoa học- công nghệ: là một trong các nhân tố chủ yếu tạo những điều kiện tiền đề để chuyển dịch CCKT nói chung và CCKT nông thôn nói riêng. Sự phát triển của khoa học và năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và thay đổi cả phương thức lao động, tạo khả năng đổi mới những nguyên tắc và công nghệ sản xuất trong các ngành kinh tế. Trong nông nghiệp, nông thôn, khoa học kỹ thuật đã có những tác động mạnh mẽ về cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, cách mạng về sinh học. Từ đó hàng loạt giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn đợc đưa vào sản xuất. Nhu cầu của xã hội về nông sản, trước hết là lương thực đã đáp ứng. Nhờ đó nông nghiệp có thể rút bớt chuyển sang sản xuất các ngành trồng trọt với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây sinh vật cảnh. Sự phát triển của 11 khoa học - công nghệ đã tạo những điều kiện tiền đề cho sự chuyển dịch CCKT, trong đó có CCKT nông thôn. - Quá trình phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá: Đây là đòn bẩy tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ. Cơ cấu kinh tế nông thôn là hệ quả trực tiếp của sự phân công lao động xã hội trong nông thôn, nhiều ngành nghề hình thành, tính chất chuyên môn hoá càng cao, xoá dần tư tưởng tự cấp tự túc, tiến lên sản xuất hàng hoá. Từ đó, người nông dân phải suy nghĩ, nghiên cứu từng loại giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật canh tác, lợi dụng các điều kiện thuận lợi và nó tránh sự khắc nghiệt, bất lợi của tự nhiên. - Tác động của cơ chế thị trường và sự mở rộng thị trường CCKT nông thôn hình thành và biến đổi gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Lượng dân cư lớn ở nông thôn đã tạo ra thị trường sôi động với các hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Thu nhập của nhân dân tăng lên tạo sức mua lớn thì thị trường nông thôn là cơ sở để các khu vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục phát triển và hướng vào xu thế hiện đại hoá ngành nông nghiệp. Sản xuất hàng hoá phát triển kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể đến là hệ thống giao thông, thông tin liên lạc và điện. Sự phát triển của thị trường tạo điều kiện tiêu thụ nông sản phẩm với tốc độ nhanh, khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản, , khuyến khích nông dân sản xuất các loại sản phẩm phù hợp. - Định hướng phát triển kinh tế của nhà nước có vai trò to lớn thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT nông thôn. Nhà nước tác động vào nông thôn trước hết thông qua hệ thống định hướng, điều tiết nền kinh tế theo mục tiêu xác định trong từng thời kỳ. Chính sách kinh tế có vai trò quan trọng tác động trực tiếp vào môi trường sản xuất kinh doanh ở nông thôn. - Điều kiện kinh tế xã hội: đây là một tiền đề quan trọng hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 12 PHẦN II THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Ở HUYỆN SI MA CAI - LÀO CAO I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH 1. Điều kiện tự nhiên: Huyện Si Ma Cai là một huyện miền núi của tỉnh Lào Cai có điều kiện tự nhiên phong phú: a. Về vị trí địa lý: Huyện Si Ma Cai nằm ở vào khoảng 22052' đến 23035' độ bắc và 103045' - 104020' độ kinh đông. + Phía Tây giáp: Huyện Mường Khương và Bắc Hà + Phía Bắc giáp: Huyện Mã Quan (Trung Quốc) + Phía Đông giáp: Huyện Bắc Hà và Huyện Sí Mần (Hà Giang) + Phía Nam giáp: Huyện Bắc Hà Trung tâm huyện ly Si Ma Cai nằm phía đông bắc nơi đầu nguồn sông chảy và cách thị xã Lào cai 95km, huyện có 12,5km đường biên giới với Trung Quốc và 12,5km đường biên giới là đường sông giữa Mường Khương và huyện Mã Quan - Trung Quốc. b. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí tượng thuỷ văn. * Địa hình: Si Ma Cai có địa hình chia cắt nhiều phần, núi đá cao, độ dốc lớn. Đường giao thông đi lại hết sức khó khăn. Núi đá là chủ yếu. Theo đặc điểm về khí hậu có thể chia Si Ma Cai thành hai tiểu vùng. vùng nóng và vùng lạnh, nhưng ranh giới không rõ rệt. + Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 23,454 ha. Trong đó đất nông nghiệp 6.694,46h, đất lâm ngihệp 4.298,4 ha với đất rừng tự nhiên 3.591,5 h, rừng trồng 706,9 ha, đất chống đồi núi chọc là 11.774,44 ha. Sông, suối với Si Ma Cai phân bổ chủ yếu qua địa phận của 7 xã Si Ma Cai, Lùng Sui, Sán Chải, Nàn Sán, Bản Mế, Sín Chảy và Nàn Sín. Như vậy, với địa hình nhiều núi đá cao, độ dốc lớn, bị chia cắt và xa trung tâm 13 kinh tế - xã hội của tỉnh. Về cơ bản địa hình của huyện Si Ma Cai không thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khó khăn trong việc tập trung sản xuất hàng hoá. * Thổ nhưỡng: Do cấu tạo địa hình khác nhau nên thổ nhưỡng của từng vùng cũng khác nhau có thể chia làm 2 vùng cơ bản: Vùng lạnh: Đây là vùng có đất mùn vàng đỏ đất mùn pheralit loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây đào, mận, lê, cây lấy gỗ và cây thuốc lá. Vùng nóng: Vùng này chủ yếu là đất mùn alít nằm ven dọc theo dòng sông chảy thích hợp trồng các loại cây lúa sớm, cây ngô, đậu tương, lạc và cây ăn quả như: Táo, chuối… Nhìn chung thổ nhưỡng của huyện Si Ma Cai có thể cho phép canh tác được nhiều loại cây trồng phong phú và đa dạng. * Khí tượng,
Luận văn liên quan