Đề tài Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can

Pháp luật là tiền đề và là công cụ quan trọng hàng đầu để duy trì quyền lực và đảm bảo sự thống nhất của một Nhà nước. Bước vào nền kinh tế thị trường với biết bao sự thay đổi, chuyển biến của cơ chế, của chính sách cùng với đó là sự khủng hoảng về tài chính và tệ hơn nữa là sự xuống cấp trầm trọng của ý thức và nhân cách con người. Bên cạnh những kết quả đạt được thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng không ngừng bộc lộ rõ nét. Tội phạm gia tăng với những hành vi vi phạm ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Kẻ phạm tội nhất là bọn phản động, lưu manh chuyên nghiệp, những phần tử chuyên sống bằng đầu cơ, buôn lậu, cướp giật, làm ăn phi pháp thì thủ đoạn thường rất gian ngoan, xảo quyệt. Nguy hiểm hơn nữa là loại tội phạm công nghệ cao đã và đang làm cho các cơ quan chức năng phải đau đầu, người dân không khỏi bàng hoàng và lo lắng trước những thủ đoạn phạm tội mà chúng đã thực hiện. Trước thực tế ấy, CQĐT cùng với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân đã nhận thức được rất rõ về yêu cầu và nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, hơn nữa CQĐT còn luôn coi đây là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra hết sức quan trọng nhằm phát hiện, giải quyết nhanh chóng vụ án. Hoạt động điều tra vụ án hình sự nhiều năm qua đã chứng minh, chuẩn bị hỏi cung bị can có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoạt động hỏi cung bị can, là cơ sở để ĐTV chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn các chiến thuật, các phương pháp tác động tới bị can nhằm khai thác, làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Mặt khác, chuẩn bị hỏi cung bị can còn là một khâu đặc biệt quan trọng quyết định sự thành bại của một cuộc hỏi cung. Trong nhiều năm qua, những vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can đã được để ý và quan tâm đáng kể. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu độc lập về vấn đề này, nên chuẩn bị hỏi cung bị can mới dừng lại ở việc nghiên cứu một cách khái quát mà chưa nhận được sự ưu tiên hay sự tập trung nghiên cứu một cách thỏa đáng. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can” có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn, là nhiệm vụ quan trọng không chỉ được đặt ra đối với khoa học điều tra hình sự mà còn là yêu cầu cần thiết đối với thực tiễn điều tra tội phạm. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp của mình.

doc63 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3324 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật là tiền đề và là công cụ quan trọng hàng đầu để duy trì quyền lực và đảm bảo sự thống nhất của một Nhà nước. Bước vào nền kinh tế thị trường với biết bao sự thay đổi, chuyển biến của cơ chế, của chính sách cùng với đó là sự khủng hoảng về tài chính và tệ hơn nữa là sự xuống cấp trầm trọng của ý thức và nhân cách con người. Bên cạnh những kết quả đạt được thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng không ngừng bộc lộ rõ nét. Tội phạm gia tăng với những hành vi vi phạm ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Kẻ phạm tội nhất là bọn phản động, lưu manh chuyên nghiệp, những phần tử chuyên sống bằng đầu cơ, buôn lậu, cướp giật, làm ăn phi pháp… thì thủ đoạn thường rất gian ngoan, xảo quyệt. Nguy hiểm hơn nữa là loại tội phạm công nghệ cao đã và đang làm cho các cơ quan chức năng phải đau đầu, người dân không khỏi bàng hoàng và lo lắng trước những thủ đoạn phạm tội mà chúng đã thực hiện. Trước thực tế ấy, CQĐT cùng với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân đã nhận thức được rất rõ về yêu cầu và nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, hơn nữa CQĐT còn luôn coi đây là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra hết sức quan trọng nhằm phát hiện, giải quyết nhanh chóng vụ án. Hoạt động điều tra vụ án hình sự nhiều năm qua đã chứng minh, chuẩn bị hỏi cung bị can có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoạt động hỏi cung bị can, là cơ sở để ĐTV chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn các chiến thuật, các phương pháp tác động tới bị can nhằm khai thác, làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Mặt khác, chuẩn bị hỏi cung bị can còn là một khâu đặc biệt quan trọng quyết định sự thành bại của một cuộc hỏi cung. Trong nhiều năm qua, những vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can đã được để ý và quan tâm đáng kể. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu độc lập về vấn đề này, nên chuẩn bị hỏi cung bị can mới dừng lại ở việc nghiên cứu một cách khái quát mà chưa nhận được sự ưu tiên hay sự tập trung nghiên cứu một cách thỏa đáng. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can” có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn, là nhiệm vụ quan trọng không chỉ được đặt ra đối với khoa học điều tra hình sự mà còn là yêu cầu cần thiết đối với thực tiễn điều tra tội phạm. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của khoá luận là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn công tác chuẩn bị hỏi cung bị can để nâng cao nhận thức lý luận về chuẩn bị hỏi cung bị can; đánh giá đúng thực trạng áp dụng của hoạt động chuẩn bị hỏi cung, thấy được những hạn chế, thiếu sót của hoạt động đó và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hỏi cung bị can. Với mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận là: - Thứ nhất, làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can trong khoa học điều tra tội phạm. - Thứ hai, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn của công tác chuẩn bị hỏi cung bị can nhằm làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác chuẩn bị hỏi cung bị can. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là khái niệm chuẩn bị hỏi cung bị can, nội dung cơ bản, ý nghĩa của chuẩn bị hỏi cung bị can đối với hỏi cung bị can và hoạt động điều tra tội phạm; thực tiễn chuẩn bị hỏi cung bị can trong khoa học điều tra tội phạm. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là: Với phương diện là một biện pháp điều tra, hỏi cung bị can bao giờ cũng trải qua ba giai đoạn là chuẩn bị hỏi cung bị can, tiến hành hỏi cung và kết thúc hỏi cung trong đó chuẩn bị hỏi cung bị can là phạm vi mà khoá luận đề cập tới. Khoá luận cũng đánh giá thực tiễn chuẩn bị hỏi cung bị can của cơ quan Cảnh sát điều tra trong thời gian qua. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Khoá luận sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu… 5. Kết cấu đề tài Khoá luận gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo. Phần nội dung của khoá luận gồm 2 chương sau: Chương 1: Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của chuẩn bị hỏi cung bị can Chương 2: Thực trạng chuẩn bị hỏi cung bị can và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA CHUẨN BỊ HỎI CUNG BỊ CAN 1.1. Khái niệm chuẩn bị hỏi cung bị can Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, một người sẽ trở thành bị can khi bị CQĐT có đủ căn cứ xác định họ đã thực hiện tội phạm và ra quyết định khởi tố bị can. Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự”. Đó là những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, xâm hại đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ, bị CQĐT hoặc Viện kiểm sát khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết để tiến hành điều tra. Hoạt động điều tra được tiến hành đầu tiên bằng biện pháp hỏi cung bị can - đó là biện pháp điều tra công khai trực diện với bị can nhằm làm rõ sự thật của toàn bộ vụ án và được khoa học điều tra tội phạm đánh giá là biện pháp tố tụng quan trọng nhất của hoạt động điều tra. Đồng thời, xuất phát từ bản chất cũng như mục đích của hoạt động hỏi cung bị can mà hỏi cung bị can được hiểu là “biện pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó”. Xem: Giáo trình khoa học điều tra hình sự - Trường đại học Luật Hà Nội - NXB CAND 2008 - Tr85 . Hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra phức tạp, gặp nhiều khó khăn, hiệu quả của nó phụ thuộc nhiều vào công tác chuẩn bị của các ĐTV. Quá trình chuẩn bị được tiến hành khoa học, chu đáo sẽ tạo điều kiện cho ĐTV chủ động, linh hoạt, sáng tạo lựa chọn và áp dụng những thủ thuật hỏi cung phù hợp trong từng tình huống cụ thể để thu thập lời khai của bị can một cách đầy đủ, chính xác và thuận lợi, không bị rơi vào tình thế bị động, lúng túng trước những diễn biến phức tạp của cuộc hỏi cung. Đặc bịêt, trong những vụ án phức tạp, có nhiều bị can hoặc bị can có thái độ ngoan cố, khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo thì việc chuẩn bị chu đáo cho một cuộc hỏi cung là yêu cầu cần thiết và không thể thiếu. Mặt khác, theo Từ điển tiếng việt 2003 “chuẩn bị là làm cho có sẵn cái cần thiết để làm việc gì đó”. Xem: Từ điển tiếng việt 2003 - NXB Đà Nẵng - Tr181. . Chẳng hạn như chuẩn bị lên đường, chuẩn bị hành lý… Nhưng chuẩn bị hỏi cung bị can là quá trình chuẩn bị cho một hoạt động tố tụng được tiến hành bởi CQĐT, do đó có thể hiểu là chuẩn bị về nhân sự, về điều kiện vật chất, tinh thần và các điều kiện cần thiết khác cho việc thu thập, lấy lời khai của bị can đạt hiệu quả. Vậy, Chuẩn bị hỏi cung bị can được hiểu “là giai đoạn trong đó ĐTV tiến hành chuẩn bị những điều kiện về chiến thuật và kỹ thuật cần thiết phục vụ cho hoạt động hỏi cung được tiến hành thuận lợi”. Xem: Giáo trình khoa học điều tra hình sư - Trường ĐHL Hà Nội - NXB CAND Hà Nội. Tr90. . Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, lời khai và lời nhận tội của bị can là chứng cứ pháp lí quan trọng. Giá trị chứng cứ càng cao nếu trong lời khai của bị can chứa đựng càng nhiều chi tiết về hành vi phạm tội, phương thức và thủ đoạn gây án. Để thu được kết quả tốt về những lời cung khai của bị can, giai đoạn chuẩn bị hỏi cung cần phải tiến hành một cách khoa học và công phu. 1.2. Nội dung cơ bản của chuẩn bị hỏi cung bị can Thực tiễn hoạt động điều tra cho thấy chuẩn bị chi tiết, cụ thể cho cuộc hỏi cung đảm bảo hiệu quả của cuộc hỏi cung. Bởi vì, hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra phức tạp, trong nhiều trường hợp xảy ra mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là ĐTV mong muốn làm rõ sự thật của vụ án và một bên là bị can luôn tìm cách cản trở quá trình làm rõ sự thật đó nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy, chuẩn bị hỏi cung bị can là một việc làm cần thiết nhằm tạo cho ĐTV thế chủ động, linh hoạt, sáng tạo áp dụng những thủ thuật hỏi cung phù hợp trong từng tình huống cụ thể để thu thập lời khai của bị can một cách đầy đủ, chính xác và khách quan. Thậm chí, hoạt động chuẩn bị cho mỗi buổi hỏi cung có thể giúp ĐTV nhận định được thái độ khai báo của bị can là thành khẩn hay không thành khẩn, bị can ngoan cố từ chối khai báo hay khai báo gian dối bằng cách nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu phản ánh đặc điểm nhân thân của bị can như trích lục tiền án, tiền sự, hồ sơ những vụ án do bị can gây ra trước đây… để dự đoán được thái độ khai báo của bị can trước mỗi buổi hỏi cung. Mặt khác, nếu qua các buổi hỏi cung trước, ĐTV đã xác định được thái độ của bị can là không thành khẩn khai báo hoặc khai báo gian dối, vòng vo thì việc chuẩn bị chu đáo cho cuộc hỏi cung tiếp sau sẽ tạo điều kiện cho ĐTV chủ động áp dụng những thủ thật hỏi cung phù hợp để thu thập lời khai của bị can một cách đầy đủ và chính xác. Ngược lại, nếu không làm tốt công tác chuẩn bị hỏi cung, ĐTV sẽ không xác định được chính xác phạm vi những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung, áp dụng những thủ thuật hỏi cung một cách tuỳ tiện, thậm chí có thể rơi vào thế bị động, lúng túng trước thái độ ngoan cố từ chối khai báo hay khai báo gian dối của bị can. Đặc biệt, nghiêm trọng hơn do không chuẩn bị cho quá trình hỏi cung hoặc chuẩn bị nhưng không chu đáo, qua loa, hời hợt, ĐTV có thể tiết lộ bí mật của hoạt động điều tra dẫn đến làm tăng thêm thái độ ngoan cố không chịu khai báo của bị can, đưa hoạt động điều tra rơi vào tình huống khó khăn. Quá trình chuẩn bị hỏi cung phụ thuộc vào đặc điểm nhân thân, thái độ khai báo của bị can, những tài liệu chứng cứ về hành vi phạm tội của bị can mà ĐTV đã thu thập được, những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung, ý nghĩa lời khai của bị can đối với hoạt động điều tra và những tình tiết khác của vụ án. Những nội dung cơ bản cần phải thực hiện trong quá trình chuẩn bị hỏi cung bị can bao gồm: 1.2.1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan 1.2.1.1. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu những tài liệu đã thu thập được về vụ án và hành vi phạm tội của bị can và những tài liệu khác cần thiết cho cuộc hỏi cung có vai trò rất quan trọng. Việc nghiên cứu này sẽ giúp cho ĐTV nắm được toàn bộ nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can, đặc điểm nhân thân của bị can và những đồng bọn khác để trên cơ sở đó xác định chính xác phạm vi những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung, lựa chọn những tài liệu chứng cứ có thể và cần phải được sử dụng trong quá trình hỏi cung, lựa chọn những thủ thuật hỏi cung phù hợp. Đặc biệt, việc nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan trong những vụ án mà bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối sẽ giúp cho ĐTV lựa chọn được những cách thức hỏi cung phù hợp với từng tình huống bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối. Quan trọng hơn, do có thời gian và sự chuẩn bị chu đáo cho việc nghiên cứu nắm chắc nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can, ĐTV có khả năng kiểm tra và đánh giá lời khai của bị can ngay trong quá trình hỏi cung để trên cơ sở đó nhanh chóng có đối sách phù hợp. 1.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ những nội dung vừa nêu trên, trong quá trình nghiên cứu, ĐTV cần tổng hợp và phân loại các tài liệu chứng cứ theo nội dung hay theo ý nghĩa của những tài liệu chứng cứ đó đối với hỏi cung bị can. Trong quá trình nghiên cứu, ĐTV cần đối chiếu so sánh những tài liệu chứng cứ với nhau để tìm ra những mâu thuẫn nếu có. Đặc biệt chú ý, trong quá trình nghiên cứu, ĐTV cần có tác phong làm việc cụ thể, tỷ mỷ, khách quan và thận trọng, không được bỏ qua bất cứ tài liệu nào. Mặt khác, ĐTV cần nhớ rằng, việc nghiên cứu những tài liệu chứng cứ đã thu thập được về vụ án hoặc hành vi phạm tội của bị can và những tài liệu chứng cứ khác có ý nghĩa đối với hỏi cung được tiến hành không chỉ ở giai đoạn chuẩn bị hỏi cung mà còn xuyên suốt quá trình hỏi cung. Có thể nói, phương pháp mà ĐTV áp dụng chủ yếu để nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan là phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp. Mỗi phương pháp đều có những ưu thế nhất định, do đó trong quá trình sử dụng, ĐTV cần biết cách kết hợp các phương pháp đó nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho việc nghiên cứu. 1.2.1.3. Nội dung nghiên cứu Để nắm bắt được sơ bộ nội dung vụ án, những chứng cứ tình tiết và các tài liệu khác cần thiết có liên quan đến việc chứng minh lời khai của bị can và đấu tranh với bị can trong quá trình hỏi cung làm rõ sự việc phạm tội của bị can, ĐTV cần phải nghiên cứu các tài liệu sau: - ĐTV cần nghiên cứu kỹ những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được từ những biện pháp điều tra như: Biên bản khám nghiệm hiện trường, kết quả khám xét, lời khai của người bị hại, lời khai của những người làm chứng, người bị hại, kết quả nhận dạng, kết luận của giám định viên, của thanh tra… - Những tài liệu thu thập được từ những biện pháp trinh sát phản ánh những mối quan hệ của bị can đặc biệt là những mối quan hệ mang tính chất tội phạm, những hành vi nghi vấn của bị can vào thời điểm trước, trong và sau khi vụ án xảy ra… - Đồng thời, ĐTV cũng cần thu thập và nghiên cứu những tài liệu khác có liên quan đến hành vi phạm tội của bị can trước đó như trích lục tiền án, tiền sự, hồ sơ những vụ án mà bị can gây ra trước đây, những văn bản quy định chức vụ, quyền hạn, khả năng chuyên môn, nguyên tắc làm việc của bị can khi còn làm việc (đối với các vụ án tham ô, nhận hối lộ…). - Những tài liệu chứng cứ thu thập được về những vụ án chưa được điều tra khám phá mà ĐTV có cơ sở nhận định do chính bị can gây ra. Trong những trường hợp khi nội dung, tính chất của vụ án liên quan tới các lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật, ĐTV cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết về các chuyên ngành đó để tránh lúng túng khi sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành và xác định chính xác phạm vi những vấn đề cụ thể cần làm rõ trong các vụ án này. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tình tiết khác có liên quan, ĐTV phải xác định được những vấn đề cần phải làm rõ, cần phải thu thập bổ sung hay cần phải kiểm tra, xác minh lại để sử dụng trong quá trình hỏi cung; những tài liệu, chứng cứ có thể sử dụng để đấu tranh với bị can, phương pháp và trình tự sử dụng chúng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, ĐTV nên trực tiếp đến hiện trường để quan sát bối cảnh và đặc điểm nơi diễn ra sự việc phạm tội. Công việc này đôi khi giúp ĐTV thu thập được thêm những tài liệu quan trọng giúp cho việc hỏi cung được thuận lợi và quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng và hiệu quả. Còn trong trường hợp nghiên cứu hồ sơ vụ án mà ĐTV nhận thấy những tài liệu cần cho hỏi cung chưa được thu thập thì có thể tự mình hoặc yêu cầu các đơn vị điều tra, thu thập thêm. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án và lài liệu liên quan, ĐTV phải thực hiện một cách đầy đủ, chi tiết và chính xác để có thể xác định được mức độ đầy đủ, chân thực của tài liệu, chứng cứ và qua đó củng cố, bổ sung được tài liệu, chứng cứ cần thiết hay phải kiểm tra, xác minh lại để sử dụng trong quá trình hỏi cung. ĐTV cũng phải tập trung xác định những thông tin, tài liệu nào là chứng cứ, mức độ chứng minh và giá trị pháp lí của nó; xác định xem tài liệu đó có còn giữ được bí mật với bị can hay không. Đồng thời, khi nghiên cứu hồ sơ, ĐTV cũng cần phải phát hiện những mâu thuẫn giữa các tài liệu đó cũng như các khiếm khuyết của nó; mâu thuẫn trong lời khai của bị can với lời khai của người có liên quan (như người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới vụ án…) qua đó tìm hiểu nguyên nhân của nó để xác định được những vấn đề cần làm rõ khi tiến hành hỏi cung. Nếu thấy cần thiết, ĐTV cần phối hợp với các lực lượng, cơ quan, tổ chức có liên quan để thu thập đầy đủ thông tin phục vụ cho quá trình hỏi cung bị can được nhanh chóng và hiệu quả. Có thể nói nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan là một trong những tiền đề quan trọng để ĐTV phá án. Ví dụ như vụ án Nguyễn Văn Tám cùng đồng bọn buôn bán ma túy. Xem: Báo cáo tổng kết K596. Kỷ yếu hội nghị sơ kết về công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm có tổ chức ở Việt Nam hiện nay -Tổng cục CSND. Tr32-33. (Nam Định – 2000) gây xôn xao dư luận trên cả nước và là vụ án điển hình thể hiện vai trò quan trọng của việc nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan trước khi hỏi cung lấy lời khai của bị can. Khi bị bắt và trong quá trình điều tra, bị can Tám luôn một mực nói: “Tôi chẳng có tội gì”. Nhưng trước những tài liệu, chứng cứ không thể chối cãi được về bị can mà ĐTV đã thu thập, nghiên cứu, cuối cùng bị can đã khai nhận hoàn toàn tội lỗi của mình. 1.2.2. Nghiên cứu nhân thân bị can 1.2.2.1. Mục đích nghiên cứu Thực tế cho thấy, cuộc đấu tranh chống tội phạm không thể đạt kết quả cao nếu các cơ quan trực tiếp làm nhiệm vụ này lại không hiểu đối tượng mà mình đấu tranh có những đặc điểm gì để từ đó đề ra phương pháp cũng như chiến thuật, chiến lược phù hợp. Vì vậy, việc nghiên cứu nhân thân bị can, làm rõ các phẩm chất tiêu cực vốn có ở bị can như các đặc điểm tâm lý, quan điểm, nhận thức cuộc sống, nhu cầu, sở thích, thói quen… có ý nghĩa rất to lớn về mặt thực tiễn. Đối với hoạt động hỏi cung bị can, việc tìm hiểu và nghiên cứu kỹ nhân thân bị can trước mỗi cuộc hỏi cung sẽ cho phép ĐTV có cơ sở để xác định và lựa chọn các phương hướng cũng như cách thức hỏi cung phù hợp nhằm thu thập được nhanh nhất các thông tin, các chứng cứ cần thiết để giải quyết vụ án. Đặc biệt, trong trường hợp để xác định nguyên nhân bị can từ chối khai báo hay không thành khẩn khai báo và hiểu được đặc điểm tâm lý của bị can lúc đó thì việc nghiên cứu nhân thân bị can trước khi tiến hành hỏi cung là một hoạt động không thể thiếu. Những hiểu biết về đặc điểm nhân thân của bị can là điều kiện cần thiết để đánh giá cơ sở tâm lí và tính xác thực trong lời khai của bị can. Hơn nữa, đặc điểm nhân thân của bị can vừa giúp ĐTV nhận định thái độ hợp tác của bị can, vừa tạo cơ sở để ĐTV xác định thủ thuật hỏi cung phù hợp với từng tình huống cụ thể kể cả trong trường hợp bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối. 1.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó. Phương pháp nghiên cứu nhân thân nói chung và phương pháp nghiên cứu nhân thân bị can trong chuẩn bị hỏi cung nói riêng là những cách thức dùng để nghiên cứu, phát hiện đặc điểm, tính cách của bị can để phục vụ cho hoạt động hỏi cung bị can được thuận lợi. - Phương pháp quan sát. Quan sát là quá trình tri giác một cách có tổ chức, có mục đích các biều hiện bề ngoài, các đặc điểm xã hội – nhân khẩu, phẩm chất đạo đức… của bị can để trên cơ sở đó ĐTV nhận biết, kết luận được những đặc điểm bên trong của bị can. Việc quan sát có thể được tiến hành trong quá trình kiểm tra thân thể của bị can: Các dấu vết, dị tật, dị dạng qua đó hiểu biết về sức khỏe, nghề nghiệp, thói quen của bị can; quan sát qua các hoạt động của bị can; cách ăn mặc, tác phong, lời nói, cử chỉ, hành lý, đồ dùng… Để việc quan sát đạt hiệu quả, ĐTV cần xác định cụ thể mục đích quan sát, có chương trình, kế hoạch quan sát, thời gian, địa điểm quan sát. Hơn nữa, ĐTV phải là người có năng lực quan sát tốt, nhanh chóng, nhạy bén phát hiện vấn đề, có khả năng hệ thống hóa và so sánh các kết quả quan sát với kết quả do các phương pháp khác đem lại. - Phương pháp nghiên cứu lai lịch, tiểu sử. Là phương pháp dựng lại chân dung của bị can thông qua việc hệ thống hóa các quan hệ xã hội của bị can. Các quan hệ của bị can có thể là quan hệ gia đình, bạn bè, quan hệ trong công việc hay với đồng
Luận văn liên quan