Đề tài Một số vấn đề về di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng

Thừa kế và di sản thừa kế là vấn đề mang tính kinh tế, mang tính xã hội truyền thống nhưng cũng là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý. Trong cuộc sống, con người có nhiều mối quan hệ với gia đình, với bạn bè, với công việc, Từ đó cũng nảy sinh các tình cảm khác nhau với từng đối tượng cụ thể. Khi chết, theo ý chí của mình, họ có quyền định đoạt tài sản của mình thông qua di chúc. Di sản họ để lại có thể dành cho người thân ruột thịt như cha mẹ, con cái, hay họ cũng có thể để một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng. Vấn đề di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng và di tặng khá phổ biến trong cộng đồng người Việt. Vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “ Một số vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng” để thực hiện bài viết của mình.

doc20 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3039 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề về di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thừa kế và di sản thừa kế là vấn đề mang tính kinh tế, mang tính xã hội truyền thống nhưng cũng là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý. Trong cuộc sống, con người có nhiều mối quan hệ với gia đình, với bạn bè, với công việc, … Từ đó cũng nảy sinh các tình cảm khác nhau với từng đối tượng cụ thể. Khi chết, theo ý chí của mình, họ có quyền định đoạt tài sản của mình thông qua di chúc. Di sản họ để lại có thể dành cho người thân ruột thịt như cha mẹ, con cái, hay họ cũng có thể để một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng. Vấn đề di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng và di tặng khá phổ biến trong cộng đồng người Việt. Vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “ Một số vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng” để thực hiện bài viết của mình. NỘI DUNG I. DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG. 1. Hiểu sơ lược về Di sản dùng vào việc thờ cúng. Hiểu một cách tổng quát thì: “Thờ cúng là việc thực hiện một lễ nghi nhất định để tôn kính thần thánh, vật thiêng hoặc linh hồn người chết”. Về mặt ngữ nghĩa thì thờ cúng là sự cúng bái theo phong tục hoặc tín ngưỡng đối với tổ tiên, thần thánh và những người đã khuất. Thờ cúng là phong tục của người Việt Nam đã có từ rất xa xưa và hiện nay vẫn được coi trọng. Đa số người dân Việt Nam là thờ cúng tổ tiên, cũng có những người thờ cúng cả thần thánh (chẳng hạn những người theo Đạo Phật,…), thờ cúng những người đã khuất (như các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc…). Phần lớn người dân thờ cúng tổ tiên vì việc này được thực hiện trên cơ sở của quan niệm mang tính chất đạo đức và văn hóa – quan niệm này gần gũi và thực tế với cuộc sống của người dân hơn: Tôn trọng và biết ơn công sinh thành, dưỡng dục; con người có nguồn cội, tổ tông, vì vậy con cháu phải tôn trọng và biết ơn những thế hệ trước mình. Theo các ý nghĩa trên thì di sản dùng vào việc thờ cúng có ý nghĩa cả về mặt vật chất và cả về mặt tinh thần mà tục lệ gọi là “hương hỏa”. Xét về phương diện đạo đức và xã hội thì cơ sở để pháp luật thừa kế quy định về di sản thờ cúng là sự biết ơn sinh thành, dưỡng dục, là sự tưởng nhớ đến công lao của ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Sự hiện diện và thành đạt của họ là kết quả tích lũy, đúc kết của những người đã chết, “phúc hiền tại mạo, trằng gạo ngon cơm”. Vì thế, người còn sống thể hiện lòng biết ơn, tôn kính qua việc chăm sóc phần mộ, thực hiện cúng giỗ theo nghi thức, phong tục, tín ngưỡng đối với người đã chết. Ngày giỗ có những đồ mã, có những nén hương, có đồ ăn thức uống để tưởng niệm, để gợi nhớ tình cảm. Thực hiện những công việc đó, người tổ chức lẽ giỗ phải dùng một “khoản”, “khoản” này được trích từ khối di sản mà người chết để lại cùng với hoa lợi thu được từ phần di sản này dùng vào việc thờ cúng, chăm sóc mồ mả và tu sửa nhà thờ. Từ nội dung này, đã rất nhiều người đồng ý với nhận xét của TS. Nguyễn Ngọc Điện: “ Di sản thờ cúng được lập, quản lý, được dịch chuyển như một khối tài sản vừa không có chủ sở hữu, vừa thuộc về tất cả những người có quyền và lợi ích liên quan đến thờ cúng”. Qua phân tích trên, rút ra được: Di sản thờ cúng là phần tài sản của người chết để lại, được trích từ khối di sản thừa kế, nhằm dịch chuyển cho người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng. 2. Vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng dưới các chế độ có sự khác biệt nhất định. Trong thờ cúng tổ tiên, di sản thờ cúng có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì vậy, đối với di sản thờ ngoài những quy ước rất chặt chẽ của gia đình, dòng họ, thì Nhà nước cũng có những quy định pháp luật cụ thể để công nhận và bảo vệ quyền của cá nhân được để lại di sản dùng vào việc thờ cúng. 2.1 Dưới chế độ thực dân - phong kiến. Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định của pháp luật thời thực dân – phong kiến “là phần động sản hay bất động sản trong gia tài dùng vào việc cúng giỗ một người vợ hay chồng người ấy và việc cúng giỗ tổ tiên bên nội người ấy”. Phần tài sản dùng vào việc thờ cúng được quy định ở Điều 399 Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931, Điều 406 Bộ dân luật Trung Kỳ 1936 như sau: “Phần gia tài lập thành hương hỏa trong mọi trường hợp, dù số thừa kế là bao nhiêu nữa cũng không thể quá 1/5 giá trị của cải của người lập hương hỏa”. Thông thường di sản dùng vào việc thờ cúng được chuyển giao cho người nối dõi hay được coi như nối dõi người đã chết để sử dụng thu hoa lợi dùng vào việc thờ cúng cho người để lại hương hỏa và những người theo quan hệ huyết tộc của người đó. Nghĩa vụ của người ăn hương hỏa được quy định hết sức rõ ràng tại Điều 428 Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931 và Điều 437 Bộ dân luật Trung kỳ 1936: “Người ăn hương hỏa có nghĩa vụ phải canh tác ruộng đất và trong thời kỳ hương hỏa phải chịu tất cả các thứ thuế và các nghĩa vụ bất động sản trong phạm vi hoa lợi của hương hỏa”. Ngoài ra người ăn hương hỏa phải sửa sang những hư hỏng thông thường của hương hỏa. Đối với việc thờ cúng: “Người ăn hương hỏa dùng hoa lợi của hương hỏa và trong phạm vi của hoa lợi ấy phải lo việc thờ cúng và sửa sang phần mộ. Người ấy có thể dùng một phần hương hỏa để chi dùng cho riêng mình” ( Điều 428, 429). Nếu trong chứng thư hương hỏa có nói rõ những ngày để cúng giỗ, mỗi lần đó dùng lễ vật gì thì người ăn hương hỏa phải theo đúng như vậy. Chẳng hạn ngày giỗ, ngày Tết, ngày mùng một, ngày rằm hàng tháng, ngày Tết Nguyên tiêu, ngày thanh minh, ngày sửa sang phần mộ, nếu có từ đường phải tổ chức cúng giỗ ngay tại từ đường. Trong trường hợp người ăn hương hỏa bỏ không cúng giỗ, sao nhãng hương đèn, không quản lí trông coi di sản hương hỏa, không chấp hành đúng các nghi thức lễ giỗ thì có thể bị truất quyền (không được hưởng hương hỏa nữa). Sự truất quyền này sẽ do hội đồng gia tộc quyết định phải được Tòa duyệt. Tuy nhiên, di sản dùng vào việc thờ cúng có thể không trường tồn ngoài ý muốn của cá nhân do bị tiêu hủy hoặc người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng tuyệt tự hay di sản đó bị trưng dụng do hội đồng gia tộc quyết định hoặc theo quy định của pháp luật. Luật pháp của chế độ thực dân – phong kiến còn quy định trong trường hợp một người vì không có con, cháu hoặc không có con trai thì việc thờ cúng đó vẫn được thực hiện theo một trong hai hình thức xác lập, chuyển giao ruộng đất dùng vào việc thờ cúng người đó sau khi qua đời được gọi là “hậu điền” và “kỵ điền”. Hậu điền và kỵ điền khác nhau về căn cứ xác lập và đều khác hương hỏa, mặc dù chúng đều được dùng vào một mục đích là thờ cúng người đã chết và tổ tiên người đó,… Nếu người hưởng hương hỏa là con trai, cháu trai của người để lại hương hỏa thì đố với người được chuyển giao hậu điền hay kỵ điền lại là người có thể thuộc dòng họ bên nội hoặc chỉ là người cùng làng (thôn) của người đó. - Đối với hậu điền: Trong trường hợp một người vì không có con, cháu khi còn sống đã hiến ruộng đất cho dòng họ hoặc cho làng (thôn) để làm việc công ích ( cho dòng họ hoặc cả làng) với mục đích khi người hiến ruộng đất chết thì dòng họ hoặc làng sẽ cúng giỗ người này. Hình thức xác lập và chuyển giao tài sản dùng vào việc thờ cúng trong trường hợp này được gọi là “hậu điền”. - Đối với kỵ điền: Tài sản dùng vào việc thờ cúng còn được hình thành khi một người do không có con trai thì con gái mua ruộng để hiến cho dòng họ của bố hoặc cho làng (thôn) với mục đích dòng họ hoặc làng có nghĩa vụ cúng giỗ cho cha, mẹ của người con gái đã hiến ruộng đó. Như vậy, hậu điền là ruộng đất thuộc di sản của người chết để lại, còn kỵ điền không là ruộng đất thuộc di sản của người chết mà là tài sản của người con gái (do cha mẹ không có con trai) đã hiến cho dòng họ của bố hoặc cho làng để lo thực hiện việc cúng giỗ cho cha mẹ của người con gái đó. Qua những phân tích trên đây có thể thấy di sản dùng vào việc thờ cúng có vị trí độc lập so với các di sản khác trong khối di sản mà người chết để lại. 2.2 Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ của công dân được pháp luật cho phép. Pháp luật còn quy định về việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng và phương thức giải quyết trong các mối quan hệ khác. Từ Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950 cho đến trước ngày TAND tối cao ban hành Thông tư số 81, ở nước ta không có một văn bản pháp luật nào quy định về di sản thờ cúng. Trong Thông tư số 81 chỉ hướng dẫn giải quyết tranh chấp nhà thờ họ mà chưa đề cập đến những vấn đề cụ thể của di sản thờ cúng. Thông tư số 81 đã hướng dẫn giải quyết tranh chấp về nhà thờ họ như sau: Nhà thờ họ có từ lâu đời hoặc nhà thờ do các thành viên trong họ đóng góp công sức và tiền của để xây dựng nên là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của những người trong họ. Trong trường hợp trưởng họ xây dựng nhà thờ bằng tài sản của mình thì khi người trưởng họ chết, nhà thờ này là di sản thừa kế của trưởng họ. Pháp lệnh thừa kế được ban hành thì di sản thờ cúng được quy định cụ thể hơn tại Điều 21 Pháp lệnh thừa kế: Nếu người lập di chúc có để lại di sản dùng vào việc thờ cúng thì di sản đó được coi như di sản chưa chia. Khi việc thờ cúng không được thực hiện theo di chúc thì những người thừa kế của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng có quyền hưởng di sản, nếu những người thừa kế đó đều đã chết thì di sản đó thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thừa kế theo pháp luật. Nội dung của quy định này được hiểu là vào thời điểm mở thừa kế thì di sản thờ cúng là di sản chưa chia, nhưng nó sẽ được chia khi việc thờ cúng không được thực hiện theo di chúc của người quá cố. Quy định này không quy định rõ phần mà người lập di chúc dành ra để dùng vào việc thờ cúng. Như vậy, họ có thể để lại toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng mà không bị coi đó là hành vi định đoạt tài sản vượt quá phần mà pháp luật cho phép. Người đang quản lý di sản thờ cúng có quyền quản lý di sản thờ cúng và hưởng dụng mà không có quyền sở hữu, do đó không có quyền định đoạt di sản thờ cúng dưới bất kỳ hình thức nào. Khi Bộ luật dân sự (BLDS) được ban hành, di sản thờ cúng được quy định tại Điều 670 (BLDS năm 2005). So với Điều 21 của Pháp lệnh thừa kế thì Điều 670 có sự thay đổi đáng kể, thể hiện rõ nét hơn truyền thống của dân tộc và tính chất của di sản thờ cúng. Điều 670 BLDS năm 2005 quy định: “1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng. Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật 2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán toàn bộ nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.” Theo khoản 1 Điều 670 BLDS năm 2005, người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng dựa trên một trong hai căn cứ: Theo ý chí của người lập di chúc hoặc do những người thừa kế chỉ định. Việc xác định người đang quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc hay không thuộc diện những người thừa kế theo pháp luật có ý nghĩa pháp lý trong việc hưởng di sản khi “tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật”. Theo quy định trên, di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc quyền sở hữu của người đang quản lý hợp pháp với hai điều kiện: + Những người thừa kế theo di chúc đều đã chết; + Người đang quản lý di sản dùng để thờ cúng phải là người thuộc diện thừa kế theo luật của người để lại di sản. Quy định này nhằm bảo đảm tính truyền thống và có sự kế thừa bản sắc dân tộc trong việc bảo tồn những di sản của cha, ông cho con, cháu nội tộc theo quan hệ huyết thống sâu sắc: Đích tử, đích tôn, đồng tông, đồng tính, theo tôn ti, theo thế tứ. Đồng thời quy định trên cũng nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của con, cháu người để lại di sản nhằm loại trừ khả năng di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người khác, ngoài những người trong diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Người đang quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng không có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản, không thuộc diện những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản, khi tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì di sản thờ cúng không thuộc quyền sở hữu của người này. Trường hợp này, di sản thờ cúng phải chuyển giao cho những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng cùng thỏa thuận chỉ định người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng. Cho dù người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng có là ai thì đều không được sử dụng vào mục đích riêng của mình. Theo khoản 2 Điều 670 BLDS năm 2005 thì có thể hiểu di sản dùng vào thờ cúng là một phần của di sản thừa kế sau khi thanh toán xong các khoản nợ liên quan đến di sản. Di sản thờ cúng nằm trong mối liên hệ với di sản thừa kế, là một phần của khối di sản do người chết để lại, nhưng phần di sản này không được áp dụng chia theo di chúc hay theo pháp luật như di sản thường. Di sản thờ cúng không được chia thừa kế và không thuộc về người thừa kế nào. Di sản thờ cúng chỉ phải mang ra thanh toán các nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại khi toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người chết. Trong khi đó, di sản để chia thừa kế chỉ được xác định sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản và các chi phí liên quan đến di sản (tiền mai táng, tiền quản lý di sản). Nếu nghĩa vụ tài sản của người chết để lại lớn hơn toàn bộ nghĩa vụ người chết để lại, phần còn thiếu sẽ lấy từ di sản thờ cúng. Di sản thờ cúng là phần còn lại sau khi đã trừ đi phần thiếu đó. Nếu toàn bộ di sản của người chết để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ thì không lập được di sản thờ cúng. Di sản thờ cúng có thể bị giảm bớt trong các trường hợp sau: Trường hợp 1 : Người lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản của họ dùng vào việc thờ cúng. Giả định có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì theo nguyên tắc quyền của những người này vẫn được pháp luật đảm bảo. Vì người mà theo quy định tại Điều 669 BLDS năm 2005 được đảm bảo hưởng kỷ phần 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp toàn bộ di sản được chia theo pháp luật, chứ không phải chia trên phần di sản còn lại sau khi đã trừ đi phần di sản dành cho thờ cúng. Trong trường hợp này, phần di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ là phần tài sản còn lại sau khi đã lấy tổng giá trị di sản thừa kế trừ đi tổng số di sản mà những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được hưởng. Trường hợp 2: Nếu người lập di chúc định đoạt toàn bộ di sản thừa kế dành cho thờ cúng thì di sản thờ cúng cũng có thể bị cắt giảm. Vì người lập di chúc chỉ được quyền một phần “di sản dùng cho thờ cúng”, “một phần” thì không phải là tất cả. Cũng có quan điểm cho rằng một phần có nghĩa bằng hoặc nhỏ hơn 1/2 theo đại lượng số học. 3. Hạn chế trong quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLDS hiện hành ( Điều 670 BLDS năm 2005). Mục đích của thờ cúng tổ tiên là hiếu và theo truyền thống lâu đời trong nhân dân còn để làm gương cho con cháu đời sau luôn nhớ về cha ông mình. Hơn nữa, thờ cúng tổ tiên còn là tục lệ ăn rất sâu vào tâm tư của người Việt Nam. Theo quy định như Điều 670 BLDS năm 2005 thì di sản thờ cúng chỉ như một loại vật chất đơn thuần mà chưa thấy hết được ý nghĩa văn hóa và xã hội của nó. Với một loại di sản đòi hỏi có sự quy định cụ thể, về quyền và nghĩa vụ của người quản lý mà chỉ được quy định ở một Điều luật là thiếu cơ sở pháp lý để cơ quan xét xử giải quyết tranh chấp đối với loại di sản này. Di sản thờ cúng được quy định ở Điều 670 BLDS năm 2005 mới chỉ xem như một giả pháp tình thế mà chưa quan tâm đến ý nghĩa sâu xa của loại di sản này. Trên thực tế, một người có thể để lại di sản thờ cúng với thành phần khác nhau cho một dòng họ, theo đó di sản đã thuộc sở hữu chung của cộng đồng dòng họ. Theo tính chất của loại sở hữu chung này thì tài sản chung đó không thể phân chia mà tài sản đó thuộc về dòng họ vĩnh viễn. Điều 670 BLDS năm 2005 chưa bao quát hết được tính chất truyền thống của di sản thờ cúng. Do vậy, khi sửa đổi, bổ sung những quy định của BLDS về vấn đề này, cũng cần xem xét giá trị truyền thống, tính chất xã hội của di sản thờ cúng để quy định về nó cho phù hợp hơn. Di sản thờ cúng được quy định trong BLDS hiện hành của nước ta là quy định độc đáo và duy nhất trên thế giới. Quy định này đã phản ánh pháp luật của Nhà nước ta luôn tôn trọng văn hóa truyền thống mang bản sắc Việt Nam. “Điểm trống” của Điều 670 BLDS năm 2005 còn thể hiện ở chỗ Điều luật này quy định về di sản thờ cúng mới chỉ mang tính chất định lượng mà không xác định tính chất tài sản dùng vào việc thờ cúng. Di sản thờ cúng không chỉ đơn thuần là tài sản mà nó còn là đối tượng thiêng liêng không thể xâm phạm, không thể bán, tặng cho, không thể coi là tài sản dùng để giao dịch được… hoặc làm hao hụt vì nó gắn liền với danh dự của một gia đình, một dòng họ như hoành phi, câu đối, bảng ghi danh của một dòng họ, lư hương, đỉnh đồng và các đồ thờ cúng khác có ghi danh dòng họ … Hoặc nhà thờ của một dòng họ lại do một người xây dựng bằng tài sản riêng và được xây dựng trên diện tích đất không thuộc quyền sử dụng của người đó, khi nhà thờ bị tháo gỡ không còn là tài sản dùng vào việc thờ cúng nữa. Nếu quy định như Điều 670 BLDS năm 2005 thì mọi tài sản đều có thể được dùng vào việc thờ cúng, do vậy có những tài sản sẽ không thể bảo quản được vì người quản lý có thể dùng tài sản đó để giao dịch dân sự. Như vậy, tài sản dùng vào việc thờ cúng sẽ có nhiều nguy cơ không thể tồn tại trong trường hợp người quản lý dùng di sản đó để thanh toán các nghĩa vụ tài sản của mình với người khác. Từ cách đặt vấn đề trên, nên chăng Điều 670 BLDS năm 2005 cần được sửa đổi để quy định rõ những loại tài sản nào có thể được coi là tài sản dùng vào việc thờ cúng, những tài sản nào không thể được coi là tài sản dừng vào việc thờ cúng. Có quy định rõ như vậy mới ngăn chặn được những hành vi xâm phạm đến loại tài sản dùng vào việc thờ cúng. II. DI SẢN DÀNH CHO DI TẶNG. 1. Vấn đề di tặng ở thời kỳ trước năm 1945. Pháp luật dưới chế độ cũ ở Việt Nam trước năm 1945 cũng quy định về di tặng trong các Bộ dân luật Bắc kỳ, Dân luật Trung kỳ và trong các sắc lệnh điền thổ ngày 21 tháng 7 năm 1925 và ngày 29 tháng 3 năm 1939. Tuy nhiên, những văn bản pháp luật nói trên phân biệt sự “tặng dữ” với “di tặng” và được gọi là: “Sinh thời tặng dữ” và “ Di tặng nhân tử”, chúng đều được hiểu là “cho tài sản”. - Đối với “sinh thời tặng dữ” được thực hiện khi người tặng còn sống và người được tặng đồng ý nhận. Theo án lệ ở Nam Bộ trước đây thì sự tặng dữ bao giờ cũng có thể bị người tặng dữ bãi bỏ, trừ trường hợp người được tặng dữ đã chuyển giao tài sản tặng dữ cho người thứ ba thông qua một giao ước. Nhưng theo quy định của Dân luật Bắc kỳ, Dân luật Trung kỳ và các Sắc lệnh điền thổ nói trên thì: Sự tặng dữ không thể bị truất bãi. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể (vợ hoặc chồng vi phạm đạo đức hoặc người vợ đã phạm vào một trong bảy điểu “thất xuất” sau: Không thể sinh con; dâm dật; không thờ cha, mẹ chồng; lắm điều; trộm cắp; ghen tuông; có ác tật) thì sự tặng dữ bị bãi bỏ. Dân luật Trung kỳ còn quy định: Sự tặng dữ giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể bị truất bãi bất cứ lúc nào và vô điều kiện, mặc dù khi cho đã có điều kiện cấm đòi lại (Điều 798). - Đối với “di tặng nhân tử”, sự di tặng nhân tử chỉ có thể được thực hiện sau khi người di tặng chết. Người được di tặng có quyền sở hữu vật di tặng kể từ thời điểm nhận vật. Trong trường hợp người được di tặng chết trước người để lại di tặng thì sự di t
Luận văn liên quan