Đề tài Một số yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT ngoại thành Hà Nội

Định hướng nghề nghiệp đối với mỗi cá nhân có ý nghĩa không chỉ với bản thân cá nhân ấy mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Bởi định hướng nghề nghiệp chính xác sẽ giúp cá nhân phát huy tối đa năng lực của bản thân, hứng thú với công việc. Nhờ đó, hiệu quả công việc của họ được nâng cao. Đồng thời định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp cá nhân đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội. Định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân có thể được bắt đầu từ rất sớm, trong đó lứa tuổi học sinh THPT là một giai đoạn quan trọng . Vì học sinh THPT là một lực lượng tiềm năng của nguồn nhân lực. Định hướng đúng trong lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT không chỉ tạohứng thú cho học sinh ham học mà đôi khi còn quyết định cả sự thành đạt của các em. Thực tế hiện nay, việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Theo kết quả khảo sát của báo Người lao động, có hơn 60% học sinh thừa nhận rằng mình không được hướng nghiệp khi chọn ngành nghề đăng ký dự thi ĐH. Chính vì chưa được được định hướng rõ ràng ngay từ khi còn học trong trường phổ thông nên nhiều học sinh đã chọn ngành, chọn nghề chưa phù hợp với bản thân. Kết quả là sau 4 – 5 năm học ở trường ĐH nhưng khi ra trường có một lượng lớn sinh viên thất nghiệp hoặc làm không đúng ngành. Trong khi đó những học sinh học một số nghề kỹ thuật (thời gian đào tạo 2 – 3 năm) lại dễ dàng xin được việc. Theo thống kê của Bộ giáo và dục đào tạo, tháng 8 năm 2006 có khoảng 37% sinh viên tốt nghiệp nhưng không tìm được việc làm . Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có hơn 50% sinh viên tốt nghiệp phải đào tạo lại khi được tuyển dụng [12]. Việc thiếu định hướng nghề cho học sinh THPT đã gây ra một lãng phí lớn không chỉ cho bản thân, gia đình của học sinh mà còn cho cả xã hội. Thực tế hiện nay, đa phần học sinh tốt nghiệp THPT đều có mong muốn học lên ĐH, CĐ. Theo thống kê gần đây, hàng năm, nước ta có hơn một triệu học sinh THPT dự thi tốt nghiệp. Trong số đó có tới 90% học sinh tốt nghiệp THPT thi vào các trường ĐH, CĐ. Nhưng hệ thống các trường ĐH, CĐ chỉ tiếp nhận khoảng 20% – 30% số học sinh . Có rất nhiều học sinh cho rằng: “Vào đại học như là một sự bảo hành cho tương lai. Trượt đại học coi như cuộc đời mất phương hướng. Đó là nỗi buồn của bản thân và của cả gia đình”. [4]. Chính điều đó đã dẫn tới áp lực nặng nề cho học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Do vậy, việc định hướng nghề cho học sinh THPT là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT, có nhiều yếu tố tác động tới các em. Vậy những yếu tố đó là gì? Các em đã chọn nghề của mình như thế nào? Dựa vào đâu để các em học sinh THPT chọn nghề cho mình? Đề tài “Các yếu tố tác động đến việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT – Qua khảo sát tại Hà Nội” sẽ góp phần giải đáp những câu hỏi trên. Với đề tài này chúng tôi nhằm mục đích " Xác định những yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT hiện nay và sự chuẩn bị của họ đề đạt được dự định này " Đối tượng khảo sát sẽ là những học sinh đang học lớp cuối cùng của THPT ( lớp 12 ). Sỡ dĩ chúng tôi chọn học sinh lớp 12 làm đối tượng của cuộc khảo sát này lý do là ở thời điểm này các em mới có đủ những điều kiện đầy đủ nhất đề dự định về nghề nghiệp của mình trong tương lai.

doc51 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5568 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT NGOẠI THÀNH HÀ NỘI ( Nghiên cứu trường hợp 2 trường THPT ngoại thành Hà Nội ) Hà Nội 5/2011 MỤC LỤC NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 1. Khó khăn : Đề tài làm về các em học sinh THPT và là những học sinh lớp 12 nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu thập tài liệu Tháng 4 , 5 là tháng mà các học sinh lớp 12 thi học kỳ 2 và chuẩn bị cho ký thi tốt nghiệp nên việc thu thập khá phức tạp và khó khăn trong thời điểm đó cộng thêm nhiều nhà trường do thủ tục quá phức tạp nên quá trình làm việc với các thầy cô giáo và học sinh còn gặp nhiều khó khăn Mùa hè điều kiện nắng nóng kết quả thu thập nhiều khi có phần chưa chính xác, cũng có thể do tâm lý nhiều học sinh Đường sá đi lại xa xôi , từ nhà đến trường học của các học sinh THPT khá xa nên cũng là một điều bất tiện trong quá trình làm việc Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng hầu hết đã được giải quyết 2. Thuận lợi Có được sự giúp đỡ từ ban giám hiệu các nhà trường THPT , các em học sinh và giáo viên của 2 trường THPT Có được sự giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn , các bạn bè giúp đỡ trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập Có được sự giúp đỡ từ phía gia đình tạo điều kiện cho quá trình làm việc NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Định hướng nghề nghiệp đối với mỗi cá nhân có ý nghĩa không chỉ với bản thân cá nhân ấy mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Bởi định hướng nghề nghiệp chính xác sẽ giúp cá nhân phát huy tối đa năng lực của bản thân, hứng thú với công việc. Nhờ đó, hiệu quả công việc của họ được nâng cao. Đồng thời định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp cá nhân đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội. Định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân có thể được bắt đầu từ rất sớm, trong đó lứa tuổi học sinh THPT là một giai đoạn quan trọng . Vì học sinh THPT là một lực lượng tiềm năng của nguồn nhân lực. Định hướng đúng trong lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT không chỉ tạohứng thú cho học sinh ham học mà đôi khi còn quyết định cả sự thành đạt của các em. Thực tế hiện nay, việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Theo kết quả khảo sát của báo Người lao động, có hơn 60% học sinh thừa nhận rằng mình không được hướng nghiệp khi chọn ngành nghề đăng ký dự thi ĐH. Chính vì chưa được được định hướng rõ ràng ngay từ khi còn học trong trường phổ thông nên nhiều học sinh đã chọn ngành, chọn nghề chưa phù hợp với bản thân. Kết quả là sau 4 – 5 năm học ở trường ĐH nhưng khi ra trường có một lượng lớn sinh viên thất nghiệp hoặc làm không đúng ngành. Trong khi đó những học sinh học một số nghề kỹ thuật (thời gian đào tạo 2 – 3 năm) lại dễ dàng xin được việc. Theo thống kê của Bộ giáo và dục đào tạo, tháng 8 năm 2006 có khoảng 37% sinh viên tốt nghiệp nhưng không tìm được việc làm . Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có hơn 50% sinh viên tốt nghiệp phải đào tạo lại khi được tuyển dụng [12]. Việc thiếu định hướng nghề cho học sinh THPT đã gây ra một lãng phí lớn không chỉ cho bản thân, gia đình của học sinh mà còn cho cả xã hội. Thực tế hiện nay, đa phần học sinh tốt nghiệp THPT đều có mong muốn học lên ĐH, CĐ. Theo thống kê gần đây, hàng năm, nước ta có hơn một triệu học sinh THPT dự thi tốt nghiệp. Trong số đó có tới 90% học sinh tốt nghiệp THPT thi vào các trường ĐH, CĐ. Nhưng hệ thống các trường ĐH, CĐ chỉ tiếp nhận khoảng 20% – 30% số học sinh . Có rất nhiều học sinh cho rằng: “Vào đại học như là một sự bảo hành cho tương lai. Trượt đại học coi như cuộc đời mất phương hướng. Đó là nỗi buồn của bản thân và của cả gia đình”. [4]. Chính điều đó đã dẫn tới áp lực nặng nề cho học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Do vậy, việc định hướng nghề cho học sinh THPT là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT, có nhiều yếu tố tác động tới các em. Vậy những yếu tố đó là gì? Các em đã chọn nghề của mình như thế nào? Dựa vào đâu để các em học sinh THPT chọn nghề cho mình? Đề tài “Các yếu tố tác động đến việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT – Qua khảo sát tại Hà Nội” sẽ góp phần giải đáp những câu hỏi trên. Với đề tài này chúng tôi nhằm mục đích " Xác định những yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT hiện nay và sự chuẩn bị của họ đề đạt được dự định này " Đối tượng khảo sát sẽ là những học sinh đang học lớp cuối cùng của THPT ( lớp 12 ). Sỡ dĩ chúng tôi chọn học sinh lớp 12 làm đối tượng của cuộc khảo sát này lý do là ở thời điểm này các em mới có đủ những điều kiện đầy đủ nhất đề dự định về nghề nghiệp của mình trong tương lai. 2. ĐỐI TƯỢNG , KHÁCH THỂ , PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu: Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT 2.2 Khách thể nghiên cứu: - Học sinh trường :1.Trường THPT Nguyền Văn Cừ 2.Trường THPT Cao Bá Quát 2.3 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Thành phố Hà Nội - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Tháng 3/2011-5/2011 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3.1 Ý nghĩa khoa học: Đề tài :” Các yếu tố tác động đến việc định hướng cho học sinh THPT “ mong muốn tìm ra những yếu tố chi phối tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT .Từ đó khái quát và tìm hiểu xu hướng của giới trẻ trong việc lựa chọn nghề nghiệp của họ. Bên cạnh đó , đề tài còn mong muốn tìm hiểu nhận thức của học sinh về nghề nghiệp mà mình lựa chọn và mong muốn có trong tương lai .nguyên nhân dẫn đến nhận thức thích hợp Trong đề tài này chúng tôi có sử dụng một số lý thuyết xã hội học như lý thuyết cấu trúc chức năng của Parson , lý thuyết tương tác biểu trưng của (G. Mead ) . Qua điều tra thực tế chúng tôi muốn kiểm nghiệm bổ sung những kiên thức xã hội học đã có.Đồng thời chúng tôi cũng muốn tìm ra những nét quy luật mới , góp phần phong phú thêm cho hệ thống lý luận xã hội 3.2 Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua kết quả nghiên cứu đề tài sẽ phân tích được những thuận lợi, những vấn đề bất cập,nhưng vấn đề còn tồn tại , còn chưa đúng trong xu hướng lựa chọn của các học sinh THPT cũng như những yếu tố tác động đến các em trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình trong tương lai. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đưa ra các khuyến nghị nhằm đưa ra một giải pháp hợp lí để hướng cho các em có một định hướng đúng trong việc lựa chọn của mình để phù hợp với từng cá nhân, khả năng của mỗi người và từ đó đưa các em tìm được một nghề nghiệp thích hợp, giải quyết công tác hướng nghiệp cho các em 4. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: * Mục đích nghiên cứu: 1. Nghiên cứu định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT 2. Giúp học sinh có định hướng đúng đắn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai 3. Tìm ra xu hướng chính của các em học sinh THPT nói riêng và giới trẻ nói chung trong việc lựa chọn nghề nghiệp của họ * Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT 2. Phân tích thực trạng vấn đề lựa chọn nghề nghiệp hiện nay của học sinh THPT. 3. Tiến hành khảo sát định tính định lượng trong việc học sinh THPT lựa chọn nghề nghề nghiệp của mình 4. Đưa ra những kiến nghị giúp các em có định hướng đúng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với mỗi cá nhân 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5.1. Phương pháp luận chung Chính sách của Đảng và nhà nước về công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT : Chỉ thị 126/CP về công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT và sử dụng học sinh các cấp THCS và THPT ra trường bao gồm các quy định : Mục đích của công tác hướng nghiệp , nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp , biện pháp thực hiện, biện pháp thực hiện và giao nhiệm vụ cho các bộ , ngành , địa phương , phối hợp với ngành giáo dục thực hiện Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX khẳng định “ Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh TH, chuẩn bị cho thanh niên , thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cầu kinh tế trong cả nước và địa phương Luật Giáo dục cũng khẳng định rằng “ Giáo dục THPT nhằm cung ứng những kiến thức thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để học sinh tiếp tục học lên Cao Đẳng , Đại học , THCN , Học nghề hoặc đi vào cuộc sống “ Năm 2001 , Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra chỉ thị số 14/2001/CT- TTg về việc đối mới chương trình giáo dục “ Đổi mới chương trình giáo dục THPT .để thực hiện nghị quyết số 40/ 2000/GH 10 của Quốc Hội khóa X.Trong chỉ thị nêu rõ Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc , sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và khoa học giáo dục nói riêng cần phải đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông . Trong chương trình có đề ra 4 mục tiêu : 1. Nâng cao chất lượng giáo dục 2. Đổi mới phương pháp dạy và học , và khả năng tự học của học sinh THPT 3. Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông các nước trong khu vực và trên thế giới 4. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phân luồng sau THCS và THPT chuẩn bị cho học sinh học tiếp ở bậc sau TH và tham gia lao động ngoài xã hội …. Chỉ thị cũng đề ra nguyên tắc cần phải đảm bảo chương trình đổi mới sách giáo khoa phổ thông trong đó có nguyên tác ” Chọn lọc đưa vào chương trình những thành tựu khoa học công nghệ kĩ thuật phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh , hết sức coi trọng thực tiễn , học đi đôi với hành ,nhà trường gắn với xã hội “ 5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp phân tích tài liệu cho phép tác giả tiếp cận tình hình nghiên cứu một cách nhanh nhất. Dựa trên những nghiên cứu đi trước, tác giả sử dụng nguồn thông tin đã được nghiên cứu để làm sáng tỏ cho vấn đề mình nghiên cứu. Mặt khác, những thông tin thu được không chỉ cung cấp một bức tranh chung về thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT, mà còn giúp tác giả tìm ra những nét mới, những khía cạnh cần khai thác sâu trong các tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp của các em Đề tài nghiên cứu về các lựa chọn định hướng nghề nghiệp cho đối tượng học sinh THPT là vấn đề được các bạn học sinh quan tâm cũng như của giới truyền thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho tác giả trong việc tìm nguồn tài liệu cung cấp cho việc nghiên cứu của mình. Tác giả đã sử dụng một số dạng tài liệu sau: ü Những công trình nghiên cứu khoa học, luận án tốt nghiệp. ü Tài liệu nghiên cứu và xuất bản của các nhà khoa học trong nước. ü Các tạp chí: Xã hội học, 5.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm: Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các em học sinh ở độ tuổi THPT , và trọng tâm vào các em học sinh lớp 12 là những em sắp bước vào kì thi tốt nghiệp , Đại học sắp bước chân vào ngưỡng cửa của tương lai, sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp là một điều cần thiết. Tác giả tiến hành thảo luận nhóm với số lượng học sinh là 24 học sinh Bao gồm :.12 Nam và 12 Nữ thuộc các trường (Có thể chia ra mỗi trường 1 lần thảo luận nhóm , mỗi lần 12 học sinh: 6 nam và 6 nữ ) Trường THPT Nguyễn Văn Cừ Trường THPT Cao Bá Quát Quá trình xử lý được thực hiện bởi chương trình xử lý Nvivo 7.0 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi Bảng hỏi được tiến hành logic nhằm đưa ra nhữngthu nhận thông tin chính xác nhất về định hướng nghề nghiệp của các em Tiến hành khảo sát phỏng vấn 250 phiếu hỏi chia làm 2 nơi : 150 cho trường THPT Nguyễn Văn Cừ 150 cho trường THPT Cao Bá Quát Thu về 249 phiều để xử lý số liệu bằng SPSS 13.0 6. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Giả thuyết một: Những học sinh nông thôn đã học lên những năm cuối cấp của THPT chủ yếu là chọn các nghề nghiệp có trình độ chuyên môn cao nên hầu hết là các em sẽ lựa chọn thi đại học và cao đẳng . Việc chọn các nghề nghiệp khác để làm việc chỉ được hình thành sau khi định hướng nghề nghiệp có từ trong trường THPT không thực hiện được Giả thuyết hai: Học sinh lớp THPT rất coi trọng định hướng nghề nghiệp trong tương lai nhưng vì còn thiếu thông tin trong định hướng nghề nghiệp nên không ít học sinh còn lúng túng trong việc chọn nghề.. Giả thuyết ba : Đa số các học sinh lấy tiêu chí thu nhập cao là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn định hướng nghề nghiệp cho mình Giả thuyết bốn : Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh không chỉ xuất phát từ ý kiến chủ quan của bản thân người học sinh mà có sự can thiệp mạnh mẽ từ gia đình (Chủ yếu là cha mẹ học sinh ) 6.2 CÁC BIẾN SỐ 6.2.1Biến số độc lập: Đặc điểm cá nhân: Giới tính Địa điểm trường học Học lực Đặc điểm gia đình: Trình độ học vấn cha mẹ Nghề nghiệp cha mẹ Mức sống gia đình. 6.2.2 Biến số phụ thuộc: Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT: Lựa chọn ngành nghề: Trình độ đào tạo nghề: Phương thức đào tạo nghề 7. KHUNG LÝ THUYẾT CHA MẸ HỌC SINH HỌC SINH Nghề nghiệp Học vấn Học lực Giới tính Giá trị nghề nghiệp Nhận thức giá trị nghề nghiệp Mức sống gia đình Nhận thức giá trị nghề nghiệp Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT Phương thức đào tạo Trình độ đào tạo Lựa chọn nghề khối nghề PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Định hướng nghề nghiệp là quá trình mà mỗi cá nhân xác định, lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp nhất. Việc định hướng nghề nghiệp đúng trong lựa chọn ngành nghề không chỉ là việc tạo hứng thú cho người học mà đôi khi còn quyết định cả sự thành đạt của một đời người. Đặc biệt đối với học sinh THPT – định hướng nghề nghiệp ở lứa tuổi này sẽ là bước khởi đầu quan trọng không chỉ của các em mà còn của cả nguồn nhân lực. Các nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp trong những năm gần đây đều chỉ ra rằng phần lớn học sinh còn thiếu thông tin về nghề sẽ học sau khi tốt nghiệp THPT. Khoảng 2/3 số học sinh THPT còn băn khoăn chưa biết chọn ngành nào. Trong số đó có 11,9% số em chưa thể có một quyết định nào về địa chỉ sẽ học sau này. Tình trạng này có giảm đi ở học sinh lớp 12 nhưng không đáng kể: Vẫn còn gần 2/3 học sinh lớp 12 băn khoăn chưa có quyết định sẽ học ở trường hoặc khoa nào. Những băn khoăn mà học sinh THPT khi chọn ngành nghề là không biết ngành đã chọn có phù hợp với các em không? Sau khi ra trường các em có xin được việc làm đúng nghề đã học không? [4, tr.108] Trình độ đào tạo mà phần lớn học sinh hướng tới sau khi tốt nghiệp THPT là trình độ ĐH. Xu hướng thi vào các trường ĐH, CĐ của học sinh THPT có ở cả học sinh học tại nông thôn( 91,6%) và thành thị (96,5%). Định hướng đào tạo nghề như vậy đã làm tăng thêm tình trạng mất cân đối trong cơ cấu nguồn nhân lực ở nước ta. Theo điều tra của diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005 về chất lượng nguồn nhân lực thì Việt Nam được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát. Tình trạng mất cân đối trong nguồn nhân lực ở nước ta khá nghiêm trọng: cứ 1 vạn dân Việt Nam thì có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới là 100, của Trung Quốc là 140. Mặc dù thu nhập quốc dân tính theo đầu người của Trung Quốc khoảng gấp đôi nước ta.[4, tr.106], [1,tr.31] Nguyện vọng thi vào đại học là nguyện vọng chính đáng của học sinh, nhất là trong thời đại chúng ta đang hội nhập kinh tế quốc tế, đang cần ngày một nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, nguyện vọng vào đại học sẽ là khả thi nếu học sinh biết lựa sức học của mình để chọn nghề nghiệp và trường học cho phù hợp. Trong khi nước ta đang có sự mất cân đối về nguồn nhân lực thì vẫn còn rất nhiều học sinh quyết tâm thi vào ĐH (56,1%). Tức là nếu năm thứ nhất các em thi không đỗ thì các em sẽ học thêm để chờ năm sau thi lại. Có 29,1% học sinh THPT có dự định thi ĐH nếu không đỗ thì sẽ nộp hồ sơ xin vào cao đẳng. Chỉ 8.1% số học sinh được điều tra có dự định học ở các trường trung cấp hoặc dạy nghề. [5, tr.11] Việc lựa chọn nghề nghiệp không chỉ đề cập tới khía cạnh họ “sẽ là ai?” mà còn đề cập tới khía cạnh “sẽ là người như thế nào?”. Một sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn có thể coi là một trong những yếu tố quyết định sự thành đạt trong cuộc đời mỗi người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự không thỏa mãn của người lao động trong quá trình làm việc, sự biến đổi trong nghề nghiệp là những hậu quả sai lầm của việc không được định hướng nghề nghiệp. Trong thực tế, có một số học sinh dựa vào sự hấp dẫn bề ngoài của một số nghề (nghệ sỹ, phi công), hoặc do ảnh hưởng của những người xung quanh (giáo viên, bạn bè, người thân), hay xuất phát từ lý do rất ngẫu nhiên như thích học cùng với người bạn thân cũ, gần nhà…[7,tr.21]. Nhìn chung thanh niên, đặc biệt là học sinh THPT vẫn còn thiếu thông tin đầy đủ và thường xuyên về sự phát triển, biến đổi cũng như nhu cầu thực tế về nghề nghiệp trong xã hội. Các em cũng biết rất ít về yêu cầu của từng nghề cụ thể. Việc định hướng nghề của học sinh THPT chủ yếu mang tính ngẫu nhiên. Học sinh chọn nghề theo cảm tính và phong trào, ít có sự cân nhắc về học lực của bản thân. Đi tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị trong việc chọn nghề của học sinh, một nghiên cứu đã chỉ ra những khó khăn gây ảnh hưởng đến sự định hướng giá trị của học sinh THPT. Kết quả cho thấy, nhiều em học sinh chưa biết cách đánh giá đúng năng lực của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình. Đa số các em (89,4%) cảm thấy thiếu tri thức về nghề, chưa hiểu rõ nhu cầu của xã hội đối với nghề cũng là một trong những khó khăn trong định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh.[8, tr.14] Nghiên cứu này còn cho thấy gia đình là một nhân tố quan trọng trong định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh. Tuy nhiên việc định hướng giá trị nghề nghiệp của cha mẹ cho con cái còn nhiều bất cập. Một số gia đình thường thờ ơ, không quan tâm tới việc giáo dục vấn đề này cho con cái. Ở một số gia đình khác, cha mẹ giáo dục định hướng giá trị cho con em theo kiểu áp đặt, cứng nhắc, bắt con chấp nhận, tuân theo những sở thích, quan niệm của mình mà không dựa trên năng lực, sở thích của chính con trẻ. Có 59,3% số học sinh được phỏng vấn đã thừa nhận sự áp đặt của cha mẹ trong lĩnh vực này. Vì gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên và gần gũi nhất đối với mỗi con người. Chính bởi lẽ đó yếu tố gia đình tác động không nhỏ đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh ngay cả khi các em có những dự định về nghề nghiệp trong tương lai của mình. Đối với học sinh ở nông thôn, có tới 91.1% trả lời là tham khảo ý kiến bố mẹ khi chọn nghề. Ý kiến của bố mẹ được các em coi trọng hơn cả trong số những ý kiến của nhà trường, bạn bè.[1, tr.31]. Như vậy nghiên cứu này đã cho thấy, việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nông thôn không chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan của bản thân học sinh mà còn có sự can thiệp mạnh mẽ của gia đình (chủ yếu là cha mẹ học sinh). Khi tiến hành nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp ở lứa tuổi học sinh THPT ở nông thôn và thành thị, tác giả Nguyễn Công Khanh và Nguyễn Văn Lê đã chỉ ra trình độ học vấn, nghề nghiệp cha mẹ, mức sống gia đình có ảnh hưởng tới lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Đối