Đề tài Nâng cao chất lượng đại biểu thông qua bầu cử đại biểu quốc hội hiện nay

“Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội” (Điều 1 – Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH). Đại biểu quốc hội là những công dân ưu tú của cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra bằng con đường tổng tuyển cử tự do. Có thể nói rằng bầu cử đại biểu quốc hội là con đường duy nhất để cử tri cả nước lựa chọn người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình. Bầu cử Đại biểu quốc hội ở nước ta đã trải qua lịch sử hơn 60 năm. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, một trong những công việc mà Bác Hồ đề nghị Chính phủ phải tập trung giải quyết là vấn đề tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc dân đại hội. Người khẳng định: “Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”. Kể từ ngày cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ngày 1/6/1946 đến cuộc bầu cử gần nhất ngày 20/5/2007 chúng ta đã tổ chức thành công 12 kì bầu cử. Những quy định về Bầu cử Đại biểu quốc hội và các nguyên tắc bầu cử được thể hiện trong Hiến pháp, Luật bầu cử Đại biểu quốc hội. Nhìn chung, các nguyên tắc bầu cử phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín là các nguyên tắc xuyên suốt trong các qui định pháp luật về bầu cử ở nước ta.

doc3 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng đại biểu thông qua bầu cử đại biểu quốc hội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU THÔNG QUA BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HIỆN NAY 1. Khái niệm chung về Đại biểu quốc hội và Bầu cử Đại biểu quốc hội “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội” (Điều 1 – Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH). Đại biểu quốc hội là những công dân ưu tú của cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra bằng con đường tổng tuyển cử tự do. Có thể nói rằng bầu cử đại biểu quốc hội là con đường duy nhất để cử tri cả nước lựa chọn người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình. Bầu cử Đại biểu quốc hội ở nước ta đã trải qua lịch sử hơn 60 năm. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, một trong những công việc mà Bác Hồ đề nghị Chính phủ phải tập trung giải quyết là vấn đề tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc dân đại hội. Người khẳng định: “Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”. Kể từ ngày cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ngày 1/6/1946 đến cuộc bầu cử gần nhất ngày 20/5/2007 chúng ta đã tổ chức thành công 12 kì bầu cử. Những quy định về Bầu cử Đại biểu quốc hội và các nguyên tắc bầu cử được thể hiện trong Hiến pháp, Luật bầu cử Đại biểu quốc hội. Nhìn chung, các nguyên tắc bầu cử phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín là các nguyên tắc xuyên suốt trong các qui định pháp luật về bầu cử ở nước ta. 2. Vai trò của bầu cử trong việc nâng cao chất lượng Đại biểu Quốc hội Thực chất của các cuộc bầu cử Đại biểu quốc hội là việc nhân dân thực hiện việc trao quyền lực Nhà nước cho Quốc hội. Thông qua bầu cử, nhân dân thể hiện ý chí của mình, chọn người đại diện để ủy thác cho họ thực hiện quyền lực của mình. Mục đích của một cuộc bầu cử đại biểu quốc hội là bầu ra được những người đại diện xứng đáng cho nhân dân, thay mặt cho nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Thông qua đại biểu quốc hội nhân dân sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề quan trọng của đất nước. Đại biểu Quốc hội có một địa vị pháp lý đặc biệt, vừa là đại biểu nhân dân, vừa là thành viên của cơ quan quyền lực tối cao. Đại biểu Quốc hội là cầu nối giữa nhân dân với chính quyền nhà nước. Để đảm nhận được trọng trách thiêng liêng đó đại biểu quốc hội phải là những người có năng lực trí tuệ và đạo đức xứng đáng. Mà chất lượng của đại biểu quốc hội hoàn toàn phụ thuộc vào khâu lựa chọn đại biểu (bầu cử). Vậy vấn đề cốt lõi, quan trọng, tâm điểm của một cuộc bầu cử chính là việc nâng cao chất lượng của đại biểu quốc hội được bầu ra trong nhiệm kì đó. Nâng cao chất lượng đại biểu quốc hội thông qua bầu cử phải dựa trên cơ sở thực hiện triệt để các nguyên tắc của bầu cử. 3. Thực trạng và giải pháp cho việc nâng cao chất lượng đại biểu thông qua bầu cử đại biểu quốc hội hiện nay Qua các cuộc bầu cử, nhận thấy có một số vấn đề cần được hoàn thiện: Thứ nhất là việc đảm bảo quyền bầu cử, ứng cử của công dân: Việc đảm bảo quyền bầu cử, ứng cử của công dân là cơ sở nhất thiết phải có để đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng đại biểu quốc hội. Quyền bầu cử bao gồm quyền giới thiệu người ứng cử (đề cử), quyền tham gia các hoạt động bầu cử và quyền bỏ phiếu bầu. Thực tế hiện nay có “một vấn đề nổi cộm là hiện tượng bầu hộ, bầu thay vẫn còn diễn ra. Tình trạng một người đi bỏ phiếu hộ cho cả gia đình vẫn còn phổ biến”. Như vậy một số lượng đông đảo cử tri không trực tiếp thể hiện được nguyện vọng ý chí của mình để bầu ra người đại diện, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bầu cử trực tiếp, không đảm bảo được đại biểu quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Để khắc phục tình trạng này phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền bầu cử, cần phải làm cho mọi tầng lớp nhân dân thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu quốc hội, thông qua đó, bảo đảm sự ủng hộ và tích cực tham gia cuộc bầu cử của cử tri; tuyên truyền để cử tri nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn người đại diện xứng đáng cho mình . Để đảm bảo mở rộng dân chủ và nâng cao chất lượng đại biểu thông qua bầu cử cần “mở rộng phạm vi lựa chọn cho cử tri, bằng cách tăng số người ứng cử cho một đơn vị bầu cử; quy định cụ thể trình tự thủ tục tự ứng cử để tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền tự ứng cử”. Thứ hai là vấn đề giải quyết quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu: Giải quyết mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu đang là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong các cuộc bầu cử ở nước ta hiện nay. Để thực hiện tốt chức năng đại diện của quốc hội, để thể hiện ý chí của đại đa số cử tri toàn quốc và nguyện vọng của nhân dân địa phương cần phải có một cơ cấu đại biểu hợp lí để các thành phần dân cư, các dân tộc, các địa phương, các ngành nghề, các giới đều có đại diện của mình trong cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.Song đại biểu Quốc hội phải là người có đủ phẩm chất và năng lực để tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Thế nên cơ cấu là quan trọng nhưng vấn đề cốt lõi vẫn phải là chất lượng đại biểu, không thể vì “cơ cấu” một cách máy móc mà lựa chọn những đại biểu chưa đủ tầm, chưa đáp ứng được “tiêu chuẩn cần có thực tế” của đại biểu. Để giải quyết tốt vấn đề tiêu chuẩn và cơ cấu đại biểu cần có những qui định cụ thể hơn về tiêu chuẩn của đại biểu quốc hội. Quá trình hiệp thương lựa chọn đại biểu cũng cần phải được tiến hành cẩn thận hơn, minh bạch hơn. Thứ ba là vấn đề vận động bầu cử (tranh cử): Theo quy định của pháp luật thì người được giới thiệu ứng cử có quyền vận động bầu cử thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri do Mặt trận tổ chức để người được giới thiệu ứng cử báo cáo với cử tri kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên theo một thống kê thì: “trong cử quá trình vận động bầu cử, ứng cử viên chỉ được tiếp xúc với tối đa 4% tối thiểu là 2% tổng số cử tri của đơn vị bầu cử”. Con số này là quá thấp không bảo đảm cho tuyệt đại đa số cử tri hiểu rõ về những ứng cử viên để lựa chọn. Mặc dù thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hình thức phát tờ rơi, họp tổ dân phố cử tri có thể nắm bắt được thông tin về ứng cử viên. Song việc cử tri trực tiếp được gặp gỡ, tiếp xúc với ứng cử viên là nhu cầu và là quyền chính đáng cần được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, trong tương lai chúng ta cần mở rộng các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri, không chỉ trong phòng họp mà ở các nơi công cộng như quảng trường, công viên với sự tham gia của bất kỳ cử tri nào, không phải theo giấy mời như hiện nay. Việc để cử tri hiểu rõ hơn về người được giới thiệu ứng cử là một việc làm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đại biểu thông qua bầu cử. ================================================ Tài liệu tham khảo: - Hiến Pháp1992. - Luật Tổ chức quốc hội năm? - Luật Bầu cử đại biểu quốc hội năm? - Các văn bản hướng dẫn về bầu cử đại biểu quốc hội. - Giáo trình Luật hiến pháp - Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB.?, năm? - 60 năm quốc hội và sự hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu quốc hội - TS Phan Trung Lý.
Luận văn liên quan