Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội trong giai đoạn hiện nay

Đại biểu quốc hội (ĐBQH) là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Quốc hội, được cử tri Việt Nam trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước. Nhận thức rõ được trầm quan trọng của đại biểu Quốc hội, bài viết dưới đây sẽ phân tích vấn đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội trong giai đoạn hiện nay”.

doc8 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU: Đại biểu quốc hội (ĐBQH) là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Quốc hội, được cử tri Việt Nam trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước. Nhận thức rõ được trầm quan trọng của đại biểu Quốc hội, bài viết dưới đây sẽ phân tích vấn đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội trong giai đoạn hiện nay”. B. NỘI DUNG: I .Khái quát về đại biểu Quốc hội: Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra Địa vị pháp lý đặc biệt của ĐBQH được quy định trong Hiến pháp 1992, Luật tổ chức Quốc hội, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội. ĐBQH là nhân tố quan trọng tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong việc thực hiện các chức năng của Quốc hội. 1. Nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội: ĐBQH phải chịu trách nhiệm trước cử tri và Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát cử tri. Để cử tri thực hiện được việc đó thì ĐBQH phải thường xuyên tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri. ĐBQH có nhiệm vụ tham gia các kì họp Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Để việc làm này có hiệu quả thì trước kì họp Quốc hội, ĐBQH phải tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe nhân dân đóng góp ý kiến. ĐBQH phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân.... ĐBQH là cầu nối giữa nhân dân và nhà nước. 2. Quyền hạn của đại biểu Quốc hội: Quyền hạn quan trọng nhất của ĐBQH là tham gia thảo luận, tranh luận, đóng góp ý kiến về các vấn đề trong kì họp QH, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. ĐBQH có quyền sáng kiến lập pháp, chất vấn Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ…ĐBQH có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để chấm dứt những hành vi vi phạm pháp luật; có quyền tham gia bầu cử và có thể được bầu cử vào cơ quan nhà nước, các tổ chức của Quốc hội; có quyền biểu quyết các dự án luật, các nghị quyết, tham dự các kì họp hội đồng nhân dân, phát biểu ý kiến nhưng không được biểu quyết …Luật tổ chức Quốc hội còn có quy định mới: ĐBQH có quyền kiến nghị với Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. ĐBQH nếu không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy theo mức độ sẽ bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. ĐBQH có thể xin thôi làm nhiệm vụ vì lý do sứ khỏe hoặc vì lý do khác không thể đảm đương được nhiệm vụ đại biểu. II. Nâng cao hoạt động của đại biểu Quốc hội 1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội. Thực tiễn hoạt động của ĐBQH trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được hiệu quả đáng kể, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng và sửa đổi, bổ sung một số luật, đáp ứng với yêu cầu đổi mới, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, góp phần đưa đất nước phát triển trong thời kỳ đổi mới. Để đảm bảo cho Quốc hội và ĐBQH thực hiện tốt chức năng và quyền hạn của mình (như Hiến pháp và luật quy định), Đảng cần tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng với Quốc hội và ĐBQH. Để Quốc hội có quyền lực thật sự, cần thường xuyên đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong mọi hoạt động của Quốc hội, Đảng và Nhà nước nhằm tập trung trí tuệ toàn Đảng, toàn dân phấn đấu đạt mục tiêu hàng đầu nhất quán là tất cả để phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Trên thực tế phát triển cách mạng Việt Nam nhiều thập kỷ qua cho thấy: chỉ có dưới sự lãnh đạo của Đảng thì các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng mới đi vào cuộc sống và mang lại kết quả tốt đẹp. Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Nội dung này yêu cầu Quốc hội phải kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng thành các quy định của Nhà nước và quán triệt tư tưởng, định hướng của Đảng đối với những vấn đề mà Quốc hội xem xét, quyết định. Đồng thời, sự lãnh đạo của Đảng cũng tạo cơ sở, tạo điều kiện để Quốc hội thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình. 2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội. Để có được một ĐBQH đủ tiêu chuẩn, xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân, làm tròn nhiệm vụ ĐBQH trong giai đoạn cách mạng mới, vấn đề hoàn thiện các quy định của pháp luật bầu cử ĐBQH để đảm bảo yêu cầu “đầu vào” của người đại biểu có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. Theo hướng đó, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bầu cử theo hướng sau: Thứ nhất: Mở rộng phạm vi lựa chọn của cử tri bằng cách tăng số người ứng cử cho một đơn vị bầu cử; quy định cụ thể trình tự thủ tục tự ứng cử để tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền tự ra ứng cử. Thứ hai: Phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng ĐBQH phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương và vùng lãnh thổ kết hợp với cơ cấu theo ngành, lĩnh vực hoạt động, bảo đảm phát huy sức mạnh ý chí đại diện cho toàn dân. Thứ ba: Hoàn thiện chế định bầu cử ở đơn vị bầu cử, xác định rõ tiêu chí cơ bản để ấn định số đại biểu được bầu của mỗi tỉnh, thành phố và của mỗi đơn vị bầu cử là số dân, trên nguyên tắc đảm bảo ngang bằng tính đại diện; nghiên cứu để cho phép một số địa phương, nhóm xã hội đặc thù có tỷ lệ đại biểu cao hơn; cần thiết khôi phục lại quyền chọn nơi ứng cử; bỏ những quy định “quá trói” trong hiệp thương cho phép nhiều người tham gia tranh cử theo đúng tư tưởng của Hồ Chí Minh khi kêu gọi người tài giỏi ra gánh vác việc nước. Thứ tư: Hoàn thiện phương thức xác định kết quả bầu cử theo hướng người trúng cử phải được quá nửa số phiếu bầu; sửa đổi, bổ sung một số chế định về bầu thêm, bầu lại, bầu bổ sung ĐBQH; làm rõ cách tính tỷ lệ phiếu để xác định kết quả bầu cử; danh sách người ứng cử trong cuộc bầu cử thêm, bầu cử lại ĐBQH, bầu cử bổ sung ĐBQH. Nếu thực hiện được các điều kiện trên thì sẽ đảm bảo cho đội ngũ ĐBQH và kì họp Quốc hội hoạt động có hiệu quả nhất có thể. Ví dụ về trường hợp hoạt động có hiệu quả tốt như sự kiện Ngài Alexander Tschaeppaet, Thị trưởng TP.Bern (Thụy Sỹ) sẽ trao giải thưởng cho ĐBQH Nguyễn Đình Xuân nhằm ghi nhận những đóng góp của ông trong vấn đề bảo vệ các loài gấu của Việt Nam trước nguy cơ tuyệt chủng. Lễ trao giải thưởng diễn ra từ lúc 10h30-12h30 ngày 20/4/2010, do Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức. ĐBQH Nguyễn Đình Xuân là Ủy viên Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội, ông có nhiều hoạt động tích cực bảo vệ động vật hoang dã, nhất là loài gấu. Ông từng đích thân khảo sát tình trạng nuôi nhốt gấu để hút mật bán cho khách du lịch Hàn Quốc tại TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) hồi tháng 5/2009. 3. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. 3.1. Trong hoạt động lập pháp. Hàng năm Quốc hội xem xét, thông qua khoảng từ 8 đến 10 dự án luật, bộ luật; mỗi kỳ họp khoảng từ 4 đến 5 dự án. Do đặc thù tổ chức và hoạt động của Quốc hội nước ta, hầu hết các ĐBQH không chuyên trách lại phải đảm nhiệm các công tác khác nhau ở trung ương hoặc địa phương, điều kiện về thời gian và vật chất dành cho nghiên cứu chuẩn bị rất hạn chế và mỗi năm Quốc hội chỉ tiến hành 2 kỳ họp. Do đó, ngoài việc thảo luận, chính thức thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội, việc nghiên cứu tham gia ý kiến đóng góp vào các dự án luật trong thời gian giữa 2 kỳ họp Quốc hội là rất quan trọng và cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi phải có sự đổi mới quy trình lập pháp của Quốc hội, trong đó có giai đoạn tham gia xây dựng dự án luật của ĐBQH và Đoàn ĐBQH trước kỳ họp. Giai đoạn này thực chất là giai đoạn ĐBQH tiếp cận và nghiên cứu các dự án luật. Nhìn chung trong hoạt động lập pháp, ĐBQH có nhiều đóng góp tích cực, đã có những sáng kiến, cách làm phù hợp trong quy trình xây dựng pháp luật hiện nay.Về vấn đề này, tại kì họp thứ 4 Quốc hội khoá XII, đã có 47 ĐBQH t ại TP. Hồ Chí Minh tham gia thảo luận sôi nổi, đóng góp ý kiến vào các điều khoản cụ thể của các dự án luật và được Quốc hội xem xét thông qua. Với thực tiễn hoạt động như vậy các ĐBQH đã trở thành lực lượng nòng cốt, chỗ dựa quan trọng trong quá trình thảo luận, xem xét dự án luật, pháp lệnh. Vì vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi để ĐBQH có thông tin cần thiết về nội dung của các dự án luật, chuẩn bị hệ thống tri thức làm cơ sở cho việc thảo luận, thông qua các dự án luật tại kỳ họp có hiệu quả, chất lượng 3.2.Trong hoạt động giám sát. Hình thức thực hiện quyền giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội rất đa dạng và phong phú, thông qua hoạt động xem xét báo cáo công tác giữa năm và hàng năm của các đối tượng bị giám sát; xem xét việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các đối tượng chịu sự giám sát; việc tổ chức các đoàn giám sát thực tế và thông qua việc xem xét trả lời chất vấn. Để tạo điều kiện, bảo đảm cho ĐBQH, Đoàn ĐBQH thực hiện tốt quyền giám sát của mình, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, cần quan tâm một số vấn đề sau: Thứ nhất: Cần tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội, các ĐBQH và Đoàn ĐBQH. Để các cơ quan của Quốc hội thực hiện tốt, hiệu quả hoạt động giám sát, cần tăng cường các cơ quan này về mọi mặt (cán bộ và cơ sở vật chất); đồng thời, bằng mọi cách nâng cao chất lượng ĐBQH, bảo đảm cho ĐBQH có điều kiện và khả năng để đảm nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Mặt khác, phải củng cố, tăng cường hoạt động của các Đoàn ĐBQH với tính chất là tổ chức hoạt động của các Đoàn ĐBQH với tính chất là tổ chức hoạt động của ĐBQH ở địa phương. Thứ hai: Trong điều kiện của nước ta, để bảo đảm cho hoạt động chất vấn của ĐBQH đạt được kết quả, qua đó tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, có thể kết hợp chế định tín nhiệm với chế định chất vấn. Theo đó, sau khi nghe các quan chức của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trả lời chất vấn, căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người bị chất vấn, Quốc hội có thể tiến hành biểu quyết tín nhiệm đối với cá nhân đó. Để trả lời chất vấn tức là ĐBQH phải có kĩ năng đối thoại. Thực tế hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của ĐBQH vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm, trong hai ngày 17 và 18/3/2010 tại Chương trình tập huấn cho ĐBQH, GS - TS Nguyễn Lân Dũng, ĐBQH tỉnh Đăk Lăk có nói: “ Nhiều ĐBQH phát biểu mất nhiều thì giờ quá, nói những chuyện không phải tầm quốc gia. Đó là chưa nói đến chuyện họ phát biểu rất giống nhau: Hoặc ca ngợi, hoặc kêu ca, hoặc xin xỏ. Phải nói thẳng những chuyện tầm quốc gia. Muốn có tầm, ít mất thời gian của Quốc hội , đại biểu phải theo dõi thông tin qua nhiều kênh, chắt lọc vấn đề bức xúc của người dân để đặt câu hỏi chứ không phải đợi đến kỳ họp Quốc hội mới chuẩn bị…”. Để hạn chế mặt tiêu cực này ông Dũng cho rằng kỹ năng tập huấn cho ĐBQH quan trọng hơn cả là kỹ năng đối thoại. “Mình phải có thông tin thì mình mới nói ở Quốc hội được. Mình phải nói đúng chứ còn những chuyện khác (cử chỉ, thái độ…) người ta có thể tha thứ. Cơ bản là ĐBQH nói cái gì, có hợp với lòng dân không, có thiết thực không và có tác dụng không. Tôi nghĩ cái đó là trí tuệ. Mà trí tuệ muốn có là phải tiếp xúc, phải lắng nghe, phải thu thập, phải có nhiệt huyết và phải can đảm. Nhiều người ngại vì đụng đến chuyện này chuyện kia… Và tôi xin nhấn mạnh là không được từ chối tiếp xúc với cử tri, dù cử tri đó không thuộc địa bàn mình ứng cử. Mình phải biết lựa chọn vấn đề đúng. Đại biểu phải tìm hiểu, nghiên cứu và chịu mất thì giờ về những vấn đề mình quan tâm. Và khi gửi cái gì cho cơ quan chính quyền thì phải thấy đúng mới gửi”. Thứ ba: Nghiên cứu để có quy định hợp lý về cơ cấu và số lượng ĐBQH của các Đoàn ĐBQH, trong đó có việc bố trí một tỷ lệ thích đáng ĐBQH chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và Đoàn ĐBQH (từng bước nâng lên con số trên 50%) để tạo điều kiện về thời gian, cơ chế, khả năng thực hiện công tác giám sát có hiệu quả. Thứ tư: Bảo đảm điều kiện cần thiết, như bộ phận tham mưu giúp việc, kinh phí để thực hiện hoạt động giám sát. 3.3. Trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Việc ngày càng phát huy dân chủ hơn nữa trong các mặt hoạt động của Quốc hội sẽ góp phần nâng cao chất lượng kỳ họp Quốc hội và tăng cường trách nhiệm của các ĐBQH. Có những vấn đề để đi đến quyết định tại kỳ họp Quốc hội có thể cần trải qua quá trình tranh luận sôi nổi với nhiều ý kiến khác nhau. Cần có nhận thức đúng đắn, xem đây là sinh hoạt bình thường của Quốc hội. Sinh hoạt dân chủ trong hoạt động Quốc hội chính là ở chỗ đòi hỏi mỗi ĐBQH không những phải trình bày sáng tỏ có tính thuyết phục ý kiến của mình, mà còn biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của đại biểu khác khi có ý kiến còn chưa thống nhất. Vì vậy, cần cải tiến phương thức điều hành kỳ họp Quốc hội, đổi mới cách thức thảo luận, biểu quyết các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội. Quốc hội cần giành nhiều thời gian tập trung thảo luận những vấn đề trọng tâm của nội dung kỳ họp Quốc hội, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực vào các bản báo cáo và các dự án trình bày tại kỳ họp Quốc hội, những vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, cần lấy biểu quyết để đi đến thống nhất của Quốc hội. Việc điều hành kỳ họp Quốc hội cần dựa trên một số cơ sở lý luận và thực tiễn ứng dụng các thành tựu của khoa học. Nếu chúng ta mạnh dạn tích cực đưa tiến bộ khoa học điều khiển vào việc tổ chức quản lý xã hội nói chung và hoạt động của Quốc hội nói riêng, thì việc tổ chức điều hành kỳ họp Quốc hội chắc chắn sẽ có những cơ sở khoa học, đạt hiệu quả và chất lượng hơn trong thời gian tới. Để kỳ họp Quốc hội diễn ra hiệu quả, chất lượng thì trước kì họp các ĐBQH phải tiếp xúc trực tiếp với cử tri và phải được cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin cần thiết. Ví dụ như: Trong hai ngày từ 4 và 5/5/2010, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh đã tiếp xúc cử tri trong tỉnh, báo cáo nội dung dự kiến của Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá 12, kết quả giải quyết các ý kiến phản ánh tới Quốc hội tại kỳ họp trước và lắng nghe ý kiến đóng góp của cử tri với kỳ họp sắp tới. Tại các điểm tiếp xúc ở Bắc Ninh, cử tri đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị có ý nghĩa thiết thực, liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân tại địa phương. Nội dung chủ yếu được các cử tri quan tâm là mức giá đền bù đối với đất nông nghiệp; kiên cố hóa hệ thống kênh mương cấp 2; cải tạo đường điện hạ thế; đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có đất bị thu hồi, đặc biệt là đối tượng thanh niên; chính sách đối với người có công, người tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng chất độc da cam; vệ sinh môi trường tại một số làng nghề trong tỉnh…Từ việc biết lắng nghe, tiếp xúc với cử tri mà ĐBQH mới có thông tin chính xác, tham gia đóng góp ý kiến, giải quyết công việc có hiệu quả. ĐBQH được tạo điều kiện thuận lợi để làm nhiệm vụ đại biểu; được bố trí thời gian, địa điểm gặp gỡ tiếp xúc của tri; được xắp xếp thời gian; phương tiện; được đai thọ lương, phụ cấp trong thời gian tạm thời không làm công tác đại biểu thường xuyên... ĐBQH hoạt động chuyên trách phải được dành toàn bộ thời gian hoạt động phí hàng tháng do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định, được hưởng lương và các khoản phụ cấp khác. ĐBQH hoạt động không chuyên trách được dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc để làm nhiệm vụ đại biểu. Từ thực tiễn hoạt động tiếp công dân của ĐBQH, cử tri có niềm tin sâu sắc vào các vị ĐBQH - người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Chính vì vậy, trong các buổi tiếp công dân của ĐBQH có nhiều công dân đăng ký để được gặp và trình bày nội dung liên quan với các vị ĐBQH. Đặc biệt trong thời gian gần đây, nhất là Quốc hội có kế hoạch lấy ý kiến toàn dân tham gia vào hai dự án luật là Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhiều công dân đã đến trình bày quan điểm và ý kiến tham gia, góp ý vào hai dự án luật này. Tuy nhiên, một số công dân đến trụ sở tiếp công dân, gửi đơn, thư khiếu nại, tố cáo đến các vị ĐBQH lại chưa hiểu đúng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ củ ĐBQH. Phần lớn công dân đến gặp ĐBQH hiểu một cách đơn giản (có trường hợp công dân cố tình hiểu) là ĐBQH khi tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân rồi phải có trách nhiệm trực tiếp giải quyết và trả lời người có đơn, thư hoặc chỉ đạo cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Công dân chưa hiểu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH là nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, đồng thời theo dõi, giám sát, đôn đốc cơ quan chức năng giải quyết và trả lời công dân. Chính vì công dân đi khiếu nại, tố cáo không đạt được như ý muốn chủ quan của mình, nên đã biểu thị thái độ không đúng mực, có lúc gay gắt và cho rằng đại biểu Quốc hội chỉ nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo nghiên cứu rồi lưu lại văn phòng. Để nâng cao hiệu quả tiếp công dân, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của ĐBQH, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Tiếp tục đề nghị Quốc hội nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật Khiếu nại, tố cáo đặc biệt các quy định liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo khi nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo do ĐBQH chuyển đến và quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH trong lĩnh vực tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của ĐBQH công dân. Thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân hiểu được đầy đủ, chính xác về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của ĐBQH trong đó có lĩnh vực tiếp công dân. Hằng năm tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng dân nguyện nói chung và lĩnh vực tiếp công dân nói riêng cho ĐBQH và cả cán bộ Văn phòng phục vụ Đoàn ĐBQH. Thường xuyên tổ chức giao ban, trao đổi kinh nghiệm theo từng khu vực hay một số tỉnh, thành phố về các lĩnh vực hoạt động, trong đó có lĩnh vực tiếp công dân và giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Xây dựng hệ thống mạng vi tính về hoạt động dân nguyện để phục vụ các Đoàn ĐBQH, cung cấp trang bị phần mềm theo dõi nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo cho các Văn phòng phục vụ Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố để thống nhất theo dõi một mẫu chung trong cả nước.Tăng cường sự phối hợp giữa Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND, UBND, Thanh tra, Công an, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh trong tổ chức tiếp công dân. Các Văn phòng phục vụ Đoàn ĐBQH cần tổ chức bộ phận riêng rẽ (cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn công tác) phục vụ hoạt động dân nguyện nói chung và đặc biệt là tiếp nhận, nghiên cứu, phân loại và tham mưu cho đại biểu Quốc hội cách thức giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.  C. KẾT THÚC Tóm lại, vai trò của ĐBQH là vô cùng quan trọng.Chính vì thế chúng ta cần phải biết thừa nhận, khắc phục những khuyết điểm và không ngừng phát huy những ưu điểm sẵn có trong hoạt động của ĐBQH.Nếu làm được việc này chắc chắn chúng ta sẽ có được những đội ngũ ĐBQH thực sự xuất sắc, đem tài sức của mình phục vụ đất nước.
Luận văn liên quan