Đề tài Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn mới từ nay đến 2020

Dệt may là ngành kinh tếgắn liền với nhu cầu thiết y ếu của con người từ lúc mới sinh ra và tồn tại suốt cả đời người. Ngành dệt may phát triển đã lâu đời, từcông việc thủcông, đơn giản đến giai đoạn công nghiệp hoá đan xen với nghệthuật thêu may bán thủcông như ngày nay. Khi nền kinh tế- xã hội phát triển thì nhu cầu may mặc của con người ngày càng đa dạng cảsốlượng, chủng loại và mẫu mã. Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy ngành dệt may phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngành may so với các ngành khác, có khảnăng thu hút một lực lượng lao động rất lớn (hiện thu hút khoảng 80 vạn lao động) và đây cũng là một ngành tạo thu nhập quốc doanh đáng kểcho nền kinh tếnước ta nếu ngành dệt may hoạt động có hiệu quảhơn. Đối với Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá đất nước chú trọng đến ngành dệt may là định hướng đúng đắn, phù hợp với bối cảnh kinh tếxã hội của đất nước hiện tại và cũng phù hợp với xu hướng chuyển dịch ngành dệt may đến các nước đang phát triển trên thếgiới. Ngành dệt may xuất khẩu hiện đang là một ngành chiếm vịtrí khá quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của nước nhà. Tuy nhiên, trong thời gian vừ qua, ngành dệt may Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, đặc biệt là sựliên kết giữa ngành dệt may và các ngành liên quan khác chưa chặt chẽdẫn đến tỷlệ“nội địa hoá” trên từng sản phẩm xuất khẩu rất thấp, hiệu quảkinh doanh chưa cao. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao tỷlệ“nội địa hoá” ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn sắp tới là cần thiết nhằm phát huy thếmạnh tiềm tàng của ngành, tận dụng nguồn lao động dồi dào của đất nước, tăng nguồn thu ngoại tệvà quan trọng hơn là tăng khảnăng cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thịtrường quốc tế(do hội đủ điều kiện hưởng chính sách ưu đãi vềthuếquan của các nước phát triển và tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước).

pdf37 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2859 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn mới từ nay đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Dệt may là ngành kinh tế gắn liền với nhu cầu thiết yếu của con người từ lúc mới sinh ra và tồn tại suốt cả đời người. Ngành dệt may phát triển đã lâu đời, từ công việc thủ công, đơn giản đến giai đoạn công nghiệp hoá đan xen với nghệ thuật thêu may bán thủ công như ngày nay. Khi nền kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu may mặc của con người ngày càng đa dạng cả số lượng, chủng loại và mẫu mã. Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy ngành dệt may phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngành may so với các ngành khác, có khả năng thu hút một lực lượng lao động rất lớn (hiện thu hút khoảng 80 vạn lao động) và đây cũng là một ngành tạo thu nhập quốc doanh đáng kể cho nền kinh tế nước ta nếu ngành dệt may hoạt động có hiệu quả hơn. Đối với Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá đất nước chú trọng đến ngành dệt may là định hướng đúng đắn, phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước hiện tại và cũng phù hợp với xu hướng chuyển dịch ngành dệt may đến các nước đang phát triển trên thế giới. Ngành dệt may xuất khẩu hiện đang là một ngành chiếm vị trí khá quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của nước nhà. Tuy nhiên, trong thời gian vừ qua, ngành dệt may Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, đặc biệt là sự liên kết giữa ngành dệt may và các ngành liên quan khác chưa chặt chẽ dẫn đến tỷ lệ “nội địa hoá” trên từng sản phẩm xuất khẩu rất thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn sắp tới là cần thiết nhằm phát huy thế mạnh tiềm tàng của ngành, tận dụng nguồn lao động dồi dào của đất nước, tăng nguồn thu ngoại tệ và quan trọng hơn là tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường quốc tế (do hội đủ điều kiện hưởng chính sách ưu đãi về thuế quan của các nước phát triển và tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước). Với suy nghĩ như trên, chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Nâng cao tỷ lệ “Nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn mới từ nay đến 2020”. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các yếu tố nguyên phụ liệu “đầu vào” trong ngành dệt may cũng như môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến việc sản xuất các yếu tố này. Do đó, các giải pháp đưa ra có thể được ứng dụng cho các ngành sản xuất các yếu tố nói trên và các cơ quan quản lý nhà nước về dệt may. Mặc dù, có nhiều cố gắng, song do hạn chế về kiến thức, thời gian cũng như một số khó khăn khác nên không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý để đề tài hoàn thiện hơn. Chương 1: Sự cần thiết nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. 1.1. Khái niệm về tỷ lệ “nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. 1.1.1. Xuất khẩu hàng dệt may và vấn đề đặt ra: Với sự tồn tại và phát triển trên 100 năm nay, ngành dệt may Việt Nam ngày càng trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, thu hút lao động và tiềm năng xuất khẩu lớn. Đổi mới mở cửa và hội nhập đã tạo ra nhiều cơ hội cho ngành dệt may phát triển với mức tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm. Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu, tính từ năm 1990 đến nay, mức tăng trưởng lên tới 50%/năm, từ 223,2 triệu USD năm 1990, năm 1999 đạt 1,7 tỷ USD và dự kiến năm 2000 có thể đạt 1,9 tỷ - 2 tỷ [6,9]. Tuy nhiên, hàng năm ngành dệt may Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên phụ liệu để may hàng xuất khẩu. Do đó, giá trị ngoại tệ thu được từ giá trị gia công chỉ chiếm từ 20 - 25% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, số còn lại là giá trị nguyên phụ liệu do các đối tác nước ngoài cung cấp. Đã gần 5 năm kể từ khi Tổng công ty Dệt may Việt Nam được thành lập trên cơ sở kết hợp hai ngành dệt và may vào trong một tổ chức thống nhất cùng với quyết định sát nhập Công ty Bông Việt Nam vào Tổng công ty Dệt may vào cuối năm 1998, chủ trương của Chính phủ muốn tạo ra cho ngành Dệt may Việt Nam một cơ cấu thống nhất từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên sự liên kết này thật sự có hiệu quả? Ngành dệt đã trở thành ngành cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành may mặc? Ngành may đã là động lực góp phần thúc đẩy ngành dệt hay chưa? Thực chất lượng ngoại tệ thực thu của ngành dệt may là bao nhiêu phần trăm? Và trên những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tỷ lệ “nội địa hoá” chiếm bao nhiêu phần trăm? Từ thực trạng trên đòi hỏi ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam cần phải hoạt động có hiệu quả hơn bằng cách nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá”. Vậy tỉ lệ “nội địa hoá” là gì? 1.1.2. Khái niệm tỷ lệ “nội địa hóa” Theo quy tắc xuất xứ trong hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của các nước công nghiệp phát triển áp dụng cho các nước đang phát triển thì tỷ lệ “nội địa hoá” của một mặt hàng được tính theo tiêu chuẩn xuất xứ như sau: “Tỷ lệ “nội địa hoá” của một mặt hàng là tỷ trọng của nguyên vật liệu có xuất xứ từ nước xuất khẩu mặt hàng đó trong giá trị của sản phẩm” Trong khái niệm trên, “nguyên vật liệu có xuất xứ từ nước xuất khẩu” có thể hiểu theo nhiều cách tuỳ vào các tiêu chuẩn xuất xứ khác nhau: - Theo tiêu chuẩn xuất xứ toàn bộ thì nguyên vật liệu đó phải hoàn toàn có nguồn gốc từ sản xuất của nước xuất khẩu. - Theo tiêu chuẩn xuất xứ có thành phần nhập khẩu thì nguyên vật liệu đó có thể nhập khẩu toàn bộ hay một phần, kể cả nguyên vật liệu không xác định được nguồn gốc. Nhưng các nguyên vật liệu đó phải trải qua quá trình gia công chế biến đầy đủ. - Theo tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp thì nguyên vật liệu đó có thể được nhập khẩu từ các nước được hưởng khác, có thể là từ tất cả các nước được hưởng GSP hoặc các nước cùng một khu vực địa lý. Tuy nhiên theo chúng tôi, trên quan điểm của nước xuất khẩu thì khái niệm tỷ lệ “nội địa hoá” cần phải được hiểu rộng hơn (không chỉ đơn thuần chỉ có “nội địa hoá” nguyên phụ liệu). (Tỷ lệ “nội địa hoá” của một mặt hàng là tỷ trọng giá trị “đầu vào” có xuất xứ từ các nước xuất khẩu mặt hàng đó đóng góp trong giá trị của sản phẩm). ở đây, “giá trị đầu vào” bao gồm giá trị tất cả các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như nguyên - nhiên - vật liệu, chi phí về vốn, nhân lực, giá trị kỹ thuật (máy móc, thiết bị, côngg nghệ)... từ nước xuất khẩu sản phẩm đó. Theo cách hiểu như trên, để nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” của một mặt hàng phải tăng tỷ trọng giá trị tất yếu của các yếu tố “đầu vào” có xuất xứ từ nước xuất khẩu mặt hàng đó trong giá trị của sản phẩm. Việc tính tỷ lệ “nội địa hoá” như vậy sẽ có lợi cho các nước xuất khẩu vì hàng hoá xuất khẩu sẽ tăng khả năng được hưởng ưu đãi của các nước nhập khẩu nhờ có tỷ lệ “nội địa hoá” cao hơn do không chỉ tính giá trị nguyên vật liệu mà cả giá trị kỹ thuật và chi phí nhân lực ở nước xuất khẩu sản phẩm đó trong giá trị sản phẩm. Nhờ cách tính này có thể khuyến khích các nước đang phát triển không chỉ đầu tư vào việc phát triển nguồn nguyên vật liệu trong nước mà còn phát triển công nghệ, máy móc, thiết bị để làm hàng xuất khẩu. Trong đề tài này, dựa vào khái niệm thường sử dụng, chúng tôi chỉ xét đến việc nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” mặt hàng dệt may về yếu tố nguyên phụ liệu “đầu vào”. Do đó tỷ lệ “nội địa hoá” hàng dệt may có thể được khái niệm như sau: “Tỷ lệ “nội địa hoá” hàng dệt may tỷ trọng giá trị nguyên phụ liệu “đầu vào” có xuất xứ hoàn toàn từ nước xuất khẩu mặt hàng đó trong toàn bộ giá trị nguyên phụ liệu “đầu vào” để sản xuất ra sản phẩm”. Vậy để nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” hàng dệt may, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải nâng cao tỷ trọng giá trị nguyên phụ liệu “đầu vào” có xuất xứ hoàn toàn từ Việt Nam trong toàn bộ giá trị của nguyên phụ liệu “đầu vào” để sản xuất ra mặt hàng đó. 1.2. Các yếu tố nguyên phụ liệu “đầu vào” của gia công hàng dệt may Để nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam, trước hết chúng ta cần xem xét từng yếu tố nguyên phụ liệu là “đầu vào” của quá trình sản xuất mặt hàng này để xác định xem “nội địa hoá” yếu tố nào. Đối với ngành dệt may, 70% giá trị sản phẩm là nằm ở nguyên phụ liệu, đó là chưa kể các chi phí về nhiên liệu, hoá chất thuốc nhuộm. Giá trị sáng tạo mới chỉ chiếm khoảng 10 - 15% [109,14] 1.2.1. Nguyên phụ liệu “đầu vào” của ngành dệt “Nguyên liệu chính của ngành dệt gồm các loại tơ, sợi như: bông, tơ sợi tổng hợp, tơ tằm...Phụ liệu dệt gồm các loại hoá chất thuốc nhuộm, trợ chất.” Hiện tại ngành dệt nước ta đang gặp nhiều khó khăn, nhất là ở khâu “đầu vào”. Do nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là chưa có chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu, nên sau khi Liên Xô sụp đổ, ngành dệt đã mất nguồn cung cấp bông, gia công với giá rẻ và lâm vào tình trạng bị động thường xuyên, bế tắc lâu dài. Ngành dệt Việt Nam hiện phụ thuộc gần như hoàn toàn và thị trường thê giới từ nguyên liệu, hoá chất thuốc nhuộm (phải nhập ngoại trên 80%) cho đến thiết bị máy móc, dệt nhuộm, chưa kể ngành thiết kế thời trang, mẫu mốt còn quá hạn chế. 1.2.2. Nguyên phụ liệu “đầu vào” của ngành may “Nguyên liệu đầu vào của ngành may gồm vải các loại, trong khi đó phụ liệu may rất đa dạng với các loại phụ liệu chính như: các loại cúc, chỉ, khoá kéo nhựa, kim loại, mex, dựng vải, dựng giấy, khoanh nơ cổ bằng nhựa, giấy, bìa lưng, hòm, hộp bằng giấy, túi PE, PP đựng sản phẩm, bông tấm làm cốt trong áo lạnh, dây thun các cỡ”. Mặt hàng may mặc là mặt hàng thời trang rất đa dạng, thay đổi mẫu mốt, chất liệu nhanh. Chất lượng sản phẩm, kiểu mốt sản phẩm may lại phụ thuộc một phần quan trọng vào chất lượng nguyên phụ liệu. Các cơ sở nguyên liệu trong nước còn yếu. Tuy ngành dệt còn nhiều tiến bộ song vải sản xuất trong nước còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, thị hiếu của thị trường quốc tế (chỉ có khoảng 20% sản lượng vải trong nước có thể tham gia sản xuất hàng may xuất khẩu) [50,4]; do đó chưa tạo điều kiện cho ngành may sử dụng nguyên liệu trong nước mà chủ yếu vẫn phải nhập hoặc khách hàng mang nguyên liệu vào gia công. Các cơ sở sản xuất phụ liệu hiện nay như: cúc, chỉ khoá kéo, dây thua, cúc kim loại, mẽ, dựng... cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu trong nước song chất lượng vẫn chưa ổn định, chuẩn loại nghèo nàn nên chủ yếu vẫn phải nhập từ nước ngoài. Về lâu dài ngành dệt cần đầu tư để có thể sản xuất được nhiều mặt hàng mới, chất lượng cao, đảm bảo được một phần lớn nguyên liệu cho ngành may, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả ngành dệt, ngành may và thuận tiện cho khách hàng. Riêng đối với sản xuất phụ liệu, các doanh nghiệp nên liên doanh với các nhà sản xuất nước ngoài để có thể sản xuất được các loại phụ liệu chất lượng cao và mẫu mã đa dạng. 1.3. Các chế độ về nguồn gốc xuất xứ 1.3.1. ý nghĩa Xuất xứ của hàng hoá được hiểu là nơi sản xuất, khai thác, chế biến ra hàng hoá đó. Việc xác định xuất xứ có tầm quan trọng lớn trong kinh doanh hàng hoá vì: - Xuất xứ có liên quan đến việc tính thuế nhập khẩu, cụ thể là đến việc vận dụng mức thuế (thuế ưu đãi, hoặc thuế thông thường hay thuế trả đũa), đến những thủ tục hải quan. - Xuất xứ có liên quan đến việc giám sát hạn ngạch đã được cấp cho từng nước, từng khu vực. - Xuất xứ là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng hàng hoá, nhất là những hàng thổ sản, đặc sản. 1.3.2. Các tiêu chuẩn xuất xứ Có các loại tiêu chuẩn sau đây để xác định nước xuất xứ của sản phẩm: 1.3.2.1. Tiêu chuẩn xuất xứ toàn bộ: sản phẩm có xuất xứ toàn bộ lkà sản phẩm mà thành phần của nó hoàn toàn lấy nguồn gốc từ sản xuất của nước xuất khẩu. 1.3.2.2. Tiêu chuẩn xuất xứ có thành phần nhập khẩu: sản phẩm được sản phẩm tại nước được hưởng ưu đãi GSP, bằng toàn bộ hoặc một phần nguyên vật liệu nhập khẩu, kể cả nguyên vật liệu không xác định được nguồn gốc. Sản phẩm này được coi là có xuất xứ từ nước được hưởng ưu đãi đó, nếu như các nguyên vật liệu thành phẩm đó đã trải qua quá trình gia công chế biến đầy đủ (nghĩa là gia công làm thay đổi đặc trưng hay đặc tính của nguyên vật liệu). Trong quy chế của nhiều nước cho hưởng GSP, người ta quy định các công việc đơn giản không được chấp nhận để cho hưởng quy chế về xuất xứ (ví dụ bảo quản, thay bao bì...). Về tiêu chuẩn gia công chế biến, có hai cách để xác định: - Các nước thuộc EU, Nhật Bản, Nauy, Thụy Sĩ cho rằng đã có gia công chế biến đầy đủ khi sản phẩm thuộc một hạng mục thuế quan khác hằn hạng mục thuế quan của nguyên vật liệu làm ra sản phẩm đó. Ví dụ: gỗ xẻ thuộc hạng mục HS 44.07; véc ni thuộc hạng mục HS 32.09, đinh thuộc hạng mục HS 73.18...nhưng ghế bành thuộc hạng mục HS 94.03.[107]. - Các nước khác (như Australia, Canada, New Zealand, Nga và Đông Âu) lại quy định tỷ trọng % tối đa của nguyên liệu nhập khẩu trong trị giá của sản phẩm. Chẳng hạn, đối với Canada nếu trị giá nguyên liệu nhập khẩu chiếm tối đa 40%, sản phẩm đó vẫn được coi là xuất xư từ nước được hưởng ưu đãi GSP. [107] 1.3.2.3. Tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp. Trong chương trình của một số nước cho hưởng GSP người ta cho phép một sản phẩm có thể được sản xuất tại một nước được hưởng GSP nếu sản phẩm đó được làm bằng nguyên liệu, thành phần nhập khẩu từ các nước được hưởng khác. Việc hưởng qui chế xuất xứ cộng gộp được áp dụng theo phạm vi và các điều kiện khác nhau: - Chính sách cộng gộp toàn thể coi tất cả các nước được hưởng GSP như là một khu vực kinh tế, tất cả giá trị gia tăng và/ hoặc quá trình gia công trong khu vực có thể được cộng gộp với nhau để thoả mãn các quy định về xuất xứ. - Chính sách cộng gộp từng phần quy định trên cơ sở một khu vực địa lý. Ví dụ EU quy định ba khu vực là ASEAN, CACM (thị trường chung Trung Mỹ) và Andean. Các nước trong cùng một khu vực được coi là một khu vực kinh tế để xác định xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu. 1.4. Sự cần thiết phải nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn mới 2000 - 2010 1.4.1. Đòi hỏi được hưởng những ưu đãi của nước nhập khẩu Mặt hàng dệt may hiện đang đứng thứ hai về giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và có khả năng tăng mạnh khi Hiệp định thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được ký kết, tuy nhiên nhóm hàng này không dễ gì tìm chỗ đứng trên thị trườngMỹ cũng như các thị trường khác. Bởi vì, các doanh nghiệp đều có chung mối lo về đối thủ cạnh tranh Trung Quốc vốn đã quen thuộc thị trường và bán hàng với giá rẻ. Tính chung, giá bán sản phẩm dệt may của Trung Quốc theo đơn đặt hàng chỉ bằng 80% so với Việt Nam [16,23]. Do đó, để có thể giảm giá bán nhằm tăng sức cạnh tranh, ngoài chế độ thuế áp dụng trong khuôn khổ quan hệ thương mại bình thường, hàng dệt may Việt Nam cần phấn đấu để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi mà các nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang phát triển. Trong khi đó, khả năng được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi cho ngành may rất khó do chất lượng vải của ta còn kém, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu nên hầu hết nguyên phụ liệu sử dụng cho ngành may xuất khẩu hiện nay đều phải nhập khẩu. Ngay cả áo quần đang xuất khẩu vào EU, chỉ có một tỷ lệ nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn để được cấp C/O Form A, còn hầu hết xuất khẩu theo chứng chỉ xuất xứ Form T, nghĩa là chưa được hưởng mức thuế quan ưu đãi cao nhất. Như vậy, để các sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường được hưởng mức ưu đãi thuế quan cao nhất nhằm tăng cường sức cạnh tranh. Chính phủ cần đưa ra các thông tin hướng dẫn nhà đầu tư và những chính sách khuyến khích để hấp dẫn cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu tjừ đó có thể tăng dần tỷ lệ “nội địa hoá” của mặt hàng này. 1.4.2. Giải quyết thêm việc làm. Dân số và nguồn lao động dồi dào là sức mạnh của mỗi quốc gia. Nó là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến năm 1995, cả nước có 73,2 triệu dân, trong đó có 37 triệu người trong độ tuổi lao động. Bình quân mỗi năm tăng trên 1 triệu lao động. Trong mấy năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp nước ta tăng liên tục từ 5,88% năm 1996 đến 7,4% năm 1999 [69,7]. Vì vậy, yêu cầu giải quyết công ăn việc làm cho người lao động càng cấp bách. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy ngành dệt may là một ngành “xốp”, tức là có khả năng thu hút lớn nguồn lao động trong xã hội, đó là chưa kể lao động làm trong các ngành có liên quan như sản xuất phụ liệu, hoá chất, trồng bông, trồng dâu nuôi tằm... Ví dụ khi mở thêm một ha bông vải sẽ tạo được việc làm cho 7 - 8 người lao động [114]. Sử dụng lao động trong ngành may của các nước Châu á. Tên nước Số lượng cơ sở may Số lao động ngành may Trung Quốc 35.000 3.000.000 Hồng Kông 9.500 250.000 Đài Loan 3.002 77.000 Hàn Quốc 5.792 193.305 Thái Lan 2.000 830.000 Nguồn: VINATEX. “Đối với ngành dệt may Việt Nam hiện nay thu hút trên 800.000 [8] lao động, tuy nhiên nếu chúng ta thực hiện thành công việc nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” đối với mặt hàng này thì sẽ giải quyết được thêm một lượng lớn lao động trong các ngành có liên quan”. 1.4.3. Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của việc xuất khẩu một mặt hàng. Hai chỉ tiêu này được tính như sau: Tăng thu ngoại tệ = thu ngoại tệ do xuất khẩu - chi ngoại tệ cho nhập khẩu Tiết kiệm ngoại tệ = chi phí ngoại tệ nếu nhập khẩu - chi phí ngoại tệ cần nhập khẩu Từ năm 1995 đến nay, nhập siêu của Việt Nam luôn ở mức trên 2 tỷ USD (vượt mức dự kiến đề ra là 1,9 tỷ USD) do đó tăng thu ngoại tệ và tiết kiệm ngoại tệ là những chỉ tiêu quan trọng đối với Việt Nam, nhất là khi nước ta đang cần nhiều ngoại tệ mạnh để nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên trong những năm qua, ngành dệt may xuất khẩu nước ta mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng lượng ngoại tệ để nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng rất lớn do đó thực thu ngoại tệ và tiết kiệm ngoại tệ còn thấp. Qua bảng trên ta thấy tăng thu ngoại tệ hàng dệt may tăng nhanh từ 545,4 triệu USD năm 1995 lên 1201,2 triệu USD năm 1998. Trong khi đó, chỉ tiêu tiết kiệm ngoại tệ luôn ở mức âm trong hai năm 1996 và 1997 tương ứng là - 119,3 và - 358,7 triệu USD song sang năm 1998, do việc tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước tăng nên tiết kiệm ngoại tệ tăng lên đáng kể đạt 270,8 triệu USD. Thực tế, nếu chúng ta liên kết tốt giữa các ngành bông - sợi - dệt - may trong nước thì giá trị thực thu ngoai tệ và tiết kiệm ngoại tệ nhằm kiềm chế nhập siêu ở mức dự kiến và đảm bảo an toàn cho cán cân thanh toán quốc tế. 1.4.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của hàng dệt may Đối với ngành dệt may, nếu chỉ chú trọng trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị thì chưa đủ mà chúng ta cần quan tâm tới một vấn đề không kém phần quan trọng, đó là giải quyết tốt nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dệt may. Bởi lẽ chính nguyên liệu là yếu tố quan trọng giải quyết sự cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Chất lượng của sản phẩm dệt may trước hết phụ thuộc vào tính chất và chất lượng của nguyên liệu làm ra nó. Mỗi loại nguyên liệu dệt, tuỳ thuộc vào thành phần và cấu tạo của chúng sẽ có những tính chất và chất lượng nhất định, tạo nên các giá trị sử dụng khác nhau cho sản phẩm dệt may. Vì vậy, tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng xơ sợi cũng chính là nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng cho mặc hàng dệt may xuất khẩu. Song sản phẩm dệt may của ta muốn cạnh tranh được trên thị trường thì ngoài việc nâng cao chất lượng, còn phải hạ được giá thành, bởi sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng luôn là hai mặt cạnh tranh gay gắt quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp trên thương trường. Nên việc phấn đấu giảm chi phí nguyên liệu xơ sợi là biện pháp hữu hiệu để giảm giá thành của các sản phẩm dệt may, nhất là đối với ngành dệt m
Luận văn liên quan