Đề tài Nêu và lý giải những điểm khác nhau về điều kiện và hậu quả pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi trong chương nuôi con nuôi theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật nuôi con nuôi năm 2010

Trong đời sống xã hội Việt Nam, việc nhận nuôi con nuôi đã tồn tại từ lâu, với nhiều lý do và mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu xuất phát từ lòng thương người, muốn cưu mang, giúp đỡ những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Pháp luật Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm về vấn đề nuôi con nuôi cũng như tham gia các công ước quốc tế về trẻ em. Luật Nuôi con nuôi năm 2010 ra đời đã xây dựng được một khung pháp lý thống nhất và tương đối ổn định, có giá trị áp dụng lâu dài với hiệu lực pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Tuy nhiên không thể tránh khỏi sự khác biệt, đối lập giữa các quy định pháp luật với nhau. Chính vì vậy em xin chọn đề tài: “Nêu và lý giải những điểm khác nhau về điều kiện và hậu quả pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi trong chương nuôi con nuôi theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật nuôi con nuôi năm 2010”. Do sự hạn chế về kiến thức và hiểu biết nên bài làm còn nhiều sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài làm được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2004 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nêu và lý giải những điểm khác nhau về điều kiện và hậu quả pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi trong chương nuôi con nuôi theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật nuôi con nuôi năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU Trong đời sống xã hội Việt Nam, việc nhận nuôi con nuôi đã tồn tại từ lâu, với nhiều lý do và mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu xuất phát từ lòng thương người, muốn cưu mang, giúp đỡ những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Pháp luật Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm về vấn đề nuôi con nuôi cũng như tham gia các công ước quốc tế về trẻ em. Luật Nuôi con nuôi năm 2010 ra đời đã xây dựng được một khung pháp lý thống nhất và tương đối ổn định, có giá trị áp dụng lâu dài với hiệu lực pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Tuy nhiên không thể tránh khỏi sự khác biệt, đối lập giữa các quy định pháp luật với nhau. Chính vì vậy em xin chọn đề tài: “Nêu và lý giải những điểm khác nhau về điều kiện và hậu quả pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi trong chương nuôi con nuôi theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật nuôi con nuôi năm 2010”. Do sự hạn chế về kiến thức và hiểu biết nên bài làm còn nhiều sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài làm được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! B. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM CHUNG 1. Khái niệm “Con nuôi” - Dưới góc độ xã hội: con nuôi là con của người khác nhưng được một người hoặc hai người là vợ chồng nhận làm con và coi như con đẻ, nhằm thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích nhất định của các bên. - Dưới góc độ pháp lý: con nuôi là người có đủ điều kiện do pháp luật quy định được một hoặc hai người là vợ, chồng công nhận làm con qua những thủ tục pháp lý nhất định mà giữa hai bên không có quan hệ huyết thống trực hệ, không sinh thành ra nhau và không phải là anh chị em ruột của nhau. 2. Khái niệm “Nuôi con nuôi” Trong khoản 1 Điều 67 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội”. Trong khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 cũng có quy định tương tự: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”. Dưới góc độ là sự kiện pháp lí, việc nuôi con nuôi là cấu thành sự kiện – sự kiện pháp lí phức hợp. - Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi: Người nhận nuôi con nuôi phải thể hiện ý chí của mình về việc mong muốn nhận nuôi đứa trẻ và thiết lập quan hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó. Ý chí, mong muốn đó của người nhận nuôi phải được thể hiện qua đơn xin nhận nuôi con nuôi; - Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được cho làm con nuôi: Ý chí của những người này trong việc cho trẻ em làm con nuôi phải minh bạch, và xuất phát từ sự tự nguyện thật sự của bản thân họ mà không có bất cứ sự tác động, thúc ép, dụ dỗ, hứa hẹn hoặc một áp lực nào. Nói cách khác, ý chí đó phải hoàn toàn độc lập. Nội dung của ý chí đó là đồng ý cho con mình làm con nuôi của người khác. Sự đồng ý đó có thể thể hiện bất cứ lúc nào nhưng nó chỉ có ý nghĩa sau khi đứa trẻ được sinh ra mà còn sống; - Sự thể hiện ý chí của bản thân người con nuôi: Khoản 2 Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2000 và khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi có quy định: “Việc nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Trong trường hợp này đứa trẻ tuy chưa được coi có năng lực hành vi đầy đủ nhưng đã có khả năng nhận thức nhất định về cuộc sống, có thể nhận biết và bày tỏ thái độ của mình mong muốn hay không mong muốn làm con nuôi người khác, cũng như cảm nhận được sự an toàn hay không an toàn khi được cho làm con nuôi người khác, khi phải thay đổi môi trường sống… Do đó, pháp luật quy định đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên có quyền thể hiện ý chí độc lập, quyết định vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình; sự đồng ý làm con nuôi của đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lí; - Sự thể hiện ý chí của Nhà nước. Ý chí của Nhà nước được thể hiện qua việc công nhận (hay không công nhận) việc nuôi con nuôi, thông qua thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi (hay từ chối việc đăng kí nuôi con nuôi). Việc nuôi con nuôi được công nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hiệu lực pháp lí của việc nuôi con nuôi. II. ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ ĐIỀU KIỆN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI TRONG CHƯƠNG CON NUÔI CỦA LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 2000 VÀ LUẬT NUÔI CON NUÔI 2010 1. Điều kiện của việc nuôi con nuôi a. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi - Điểm khác thứ nhất: Về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi. Theo khoản 1 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn”. Còn khoản 1 điều 8 Luật con nuôi năm 2010 đã quy định lại: Người được nhận làm con nuôi là: “Trẻ em dưới 16 tuổi”. Sở dĩ Luật Nuôi con nuôi 2010 đã quy định tăng thêm 1 tuổi so với độ tuổi trước đây là dưới 16 tuổi. Bởi ở độ tuổi này chưa có sự trưởng thành đầy đủ về mặt thể chất, tinh thần, đang trong quá trình định hình và phát triển nhân cách, rất cần sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của người lớn. Nó có ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em trong tương lai. Mặt khác, quy định độ tuổi như vậy cũng tương ứng với quy định của các ngành luật khác như luật Lao động, luật Dân sự. Từ 16 tuổi trở lên là người đã có khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân, có năng lực hành vi dân sự và sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Luật Nuôi con nuôi năm 2010 cũng đã bỏ đi quy định: “Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn”. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho những người ở điều kiện, hoàn cảnh trên được chăm sóc, nuôi dưỡng, có chỗ nương tựa trong cuộc sống. Tuy nhiên trong thực tiễn, những trường hợp này rất ít xảy ra mặc dù ý tưởng của quy định này là rất tốt đẹp. Hơn nữa, đối với những người già yếu bệnh tật, thương binh thì đã có các chính sách xã hội giải quyết như hỗ trợ tài chính đền ơn đáp nghĩa,… Chính vì sự thiếu tính khả thi đó mà Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã bỏ quy định này đi và thay vào đó là quy định khác hợp lý hơn. - Điểm khác thứ hai: nhận nuôi con nuôi giữa những người có quan hệ họ hàng. Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định thêm ở khoản 2 Điều 8. Người được nhận làm con nuôi là: “Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.” Quyền được sống trong gia đình là quyền tự nhiên của trẻ em, vì thế không một lý do gì mà cách li trẻ ra khỏi gia đình ruột thịt của mình ,trừ khi sự cách li như vậy là cần thiết vì lợi ích của trẻ em. Dân gian có câu: “Sảy cha còn chú, sảy mẹ bú dì”. Điều kiện nhận nuôi giữa những người có quan hệ họ hàng là điều kiện thuận lợi cho trẻ em vì nó được tiếp tục sống trong gia đình ruột thịt của mình, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống của người Việt Nam. Hơn nữa, từ 16 đến dưới 18 tuổi vẫn là người chưa thành niên và theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em thì họ vẫn được coi là trẻ em nên phù hợp với thông lệ quốc tế về đối tượng được nhận làm con nuôi. - Điểm khác thứ ba: việc nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nuôi con nuôi được thiết lập là vì lợi ích của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhằm tìm cho trẻ em một mái ấm gia đình. Chính vì lẽ đó mà Khoản 4 Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định thêm: “Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác làm con nuôi”. Trong khi đó pháp luật quy định về điều kiện với người được nhận làm con nuôi trong Chương nuôi con nuôi của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 còn thiếu chặt chẽ. Ngoài quy định về độ tuổi thì Luật không quy định thêm điều kiện gì khác đối với người được nhận nuôi. Nó chưa thể hiện được ý nghĩa, mục đích tốt đẹp của việc nuôi con nuôi. Mà đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những trẻ em lang thang, cơ nhỡ, không được sự chăm sóc của cha, mẹ đẻ, không nơi nương tựa thì điều đó là vô cùng cần thiết. Các em sẽ được sống trong một mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương chăm sóc giáo dục của người lớn và có chỗ dựa vững chắc cho tương lai sau này. Ví dụ: Tháng 7/2006 người ta tìm thấy một bé trai người lấm máu, bị kiến và con vật nào đó nhấm mất một chân phải và bộ phận sinh dục bị bỏ rơi trên một ngọn đồi heo hút thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, bé được đặt tên là Hồ Thiện Nhân. Khi được phát hiện và đưa vào bệnh viện, sau 72h bé đã được cứu sông và may mắn trở thành con nuôi trong gia đình chị Trần Mai Anh ở Hà Nội. Bằng tình yêu thương, sự chăm sóc chân thành của mẹ Mai Anh, trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật, ngày hôm nay, em đã có thể bước đi bằng chiếc chân giả. Một điều kỳ diệu hơn, bộ phận sinh dục của em đã được tái tạo thành công như một phép nhiệm màu của cuộc sống. Để làm được điều kỳ diệu đó, người mẹ nuôi Mai Anh đã trải qua bao vất vả. b. Điều kiện đối với người nhận con nuôi * Nuôi con nuôi trong nước Nuôi con nuôi vì mục đích xác lập quan hệ cha mẹ - con giữa người nhận nuôi con nuôi với người được nhận nuôi để trẻ em có sự chăm sóc ,giáo dục tốt nhất.Pháp luật đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi ,trước hết là vì lợi ích của trẻ em được nhận làm con nuôi.Điều kiện của người nhận con nuôi là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo cho mục đích của việc nuôi con nuôi trong thực tế. Ngoài các diều kiện để đảm bảo cho việc nuôi con nuôi đạt được mục đích tốt đẹp thì luật quy định việc nuôi con nuôi giữa những người có quan hệ họ hàngvới nhau sẽ rất thuận lợi và được khuyến khích nhưng quan hệ huyết thống giữa họ phải đảm bảo trong một phạm vi nhất định. Luật Nuôi con nuôi có quy định thêm về điều kiện đối với người nhận con nuôi ở khoản 2 điều 14 như sau: “ Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này”. Cũng giống như lí giải đối với người được nhận làm con nuôi trên ,thì việc trẻ em được những người than trong gia đình nhận nuôi dưỡng là việc rất đáng trân trọng. Quy định này cũng phù hợp với Thông tư 08/BTP là quan hệ giữa người xin nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác với trẻ em là cháu được xin làm con nuôi (theo bên nội hoặc bên ngoại ),…thì không giải quyết. Để đảm bảo trật tự gia đình không bị đảo lộn và lợi ích của trẻ em được nhận làm con nuôi thì quy định trên là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên việc quy định giới hạn tuổi tối đa của cha mẹ nuôi cũng có ý nghĩa không nhỏ. Việc nhận nuôi con nuôi là nhằm đem lại một gia đình cho đứa trẻ, gia đình đó càng giống, càng tương hợp với gia đình tự nhiên của trẻ thì càng tốt, vì vậy “sẽ không hợp với tự nhiên chút nào nếu trẻ ở với các cặp vợ chồng đã quá tuổi sinh nở”. Hơn nữa, khi tuổi đã quá cao thì khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi sẽ giảm dần theo tuổi tác và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của trẻ được nhận nuôi. Vì vậy, để phù hợp với bản chất của việc nuôi con nuôi và có tính khả thi, pháp luật nên quy định hạn chế tuổi tối đa của người nhận nuôi con nuôi, chẳng hạn người nhận nuôi con nuôi là người không quá 60 tuổi. Luật nuôi con nuôi chưa đề cập đến vấn đề này cũng là 1 hạn chế. * Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Ví dụ : Cháu Huỳnh Đức Hiếu sinh ngày 20/5/1999 bị đục giác mạc, vỡ màng bụng và không có hậu môn. Sau nhiều lần được phẫu thuật và chữa trị tại St.Johannes một bệnh viện tại Salzburg, nay cháu đã trở thành một bé trai phát triển tốt trong sự chăm sóc của cha mẹ nuôi người nước ngoài. Ví dụ trên đã cho ta thấy việc trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi là điều hết sức tốt đẹp nếu họ có đủ điều kiện chăm lo cho đứa trẻ đó có một mái ấm hạnh phúc và một tương lai tươi sáng. Thế nhưng, liệu cho trẻ em nhận làm con nuôi người nước ngoài có đảm bảo được sự an toàn và lợi ích của trẻ em hay không? Vấn đề này chưa được đặt ra trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.Vì thế, để bảo đảm quyền và lợi ích của trẻ em, về phần nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau: “1.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài,người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này. 2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tai điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.” Quy định trên cho thấy việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phải đảm bảo đủ điều kiện pháp luật nơi người nhận nuôi thường trú và đủ điều kiện của người nhận nuôi con nuôi theo điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010. Đó là nhằm ngăn chặn việc nhận nuôi trẻ em vào những mục đích xấu như đánh đập, hành hạ hay làm nô lệ…Nó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta nhằm bảo đảm cho trẻ em được sống trong môi trường giáo dục tốt nhất để phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ . Việt Nam hiện đã ký 16 Hiệp định về con nuôi quốc tế với 10 nước và vùng lãnh thổ, có 68 văn phòng đại diện của các Tổ chức Con nuôi quốc tế được Bộ Tư pháp cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Thông qua các Tổ chức này, cha mẹ nuôi người nước ngoài nộp hồ sơ xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi tại Bộ Tư pháp. Năm 2006 số trẻ em Việt Nam được cho đi làm con nuôi người nước ngoài là 1.550 em, năm 2007 là 2.000 em 2. Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có một số thay đổi so với Luật hôn nhân gia đình nam 2000. Hệ quả chấm dứt việc nuôi con nuôi thì không có gì thay đổi. - Điểm mới thứ nhất: quan hệ giữa con nuôi với các thành viên trong gia đình cha mẹ muôi. Theo khoản 1 điều 24: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Như vậy, theo khoản 1 điều 24 Luật nuôi con nuôi thì giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật. Như anh, chị em trong gia đình cũng có nghĩa vụ yêu thương, quan tâm chăm sóc em nuôi như người thân trong gia đình để trẻ em được sống trong một mái ấm toàn diện về cả mặt vật chất và tinh thần, tránh sự phân biệt đối xử gây tổn thương tâm lý ở trẻ. - Điểm mới thứ hai: việc xác định dân tộc của con nuôi. Theo khoản 2 điều 75 Luật hôn nhân và gia đình: “Việc xác định dân tộc của con nuôi được thực hiện theo quy định của điều 30 Luật dân sự.” Khoản 2 điều 30 Luật dân sự năm 1995: “Người đã thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây: a) Xác định lại theo dân tộc của người cha hoặc người mẹ, nếu cha, mẹ thuộc hai dân tộc khác nhau; b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác”. Khoản 3 điều 24 Luật nuôi con nuôi đã quy định lại: “Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi”. Với quy định này bởi trẻ em bị bỏ rơi không biết cha mẹ đẻ là ai đồng thời cũng không thể biết dân tộc của mình. Nhưng theo em cần quy định nếu trẻ em được nhận làm con nuôi mà vẫn còn cha mẹ đẻ thì cả dân tộc cũng được đổi theo dân tộc của bố mẹ nuôi nếu có sự đồng ý của cha mẹ đẻ. Ví dụ: Vợ chồng ông Bỉnh là người dân tộc Kinh, cư trú tại phường X, thành phố Thái Nguyên. Ông Bình có 1 người bạn thân dân tộc Tày không có con sống ở huyện Y của tỉnh Cao Bằng. Do hoàn cảnh nhà đông con cộng với tình cảm thân thiết giữa ông với người bạn thân mà ông đã cho đứa con gái út tên An lên 10 tuổi của ông làm con nuôi cho gia đình ấy. Do điều kiện học tập và trình độ ở huyện miền núi còn nhiều hạn chế nên ông Bình muốn đổi dân tộc cho An theo dân tộc của mẹ nuôi dể có được điểm ưu tiên khi vào đại học cũng như học ở các trường chuyên nghiệp. Tuy nhiên, việc quy định dân tộc cho con nuôi vẫn chưa rõ ràng và hoàn chỉnh ngay cả trong Luật mới. Vì thế đây cũng là 1 hạn chế của Luật nuôi con nuôi. - Điểm mới thứ ba: quan hệ giữa con nuôi với cha mẹ đẻ. Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập thì quan hệ giữa con nuôi với cha mẹ đẻ chưa chấm dứt hoàn toàn. Bên cạnh được hưởng quyền và nghĩa vụ, trong quan hệ nuôi con nuôi thì người con vẫn được hưởng một số quyền lợi trong quan hệ với cha mẹ đẻ. Chính vì thế đặt ra một số vấn đề mà chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết: + Nếu phát sinh tranh chấp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi với con thì giải quyết thế nào? Trong quan hệ nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trước hết thuộc về cha mẹ nuôi nhưng luật chưa có quy định về vấn đề này. + Khi cho con làm con nuôi, thì quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con vẫn còn tồn tại nhưng luật không có quy định cụ thể về việc giữa cha mẹ đẻ và con thì quyền, nghĩa vụ nào chấm dứt và quyền, nghĩa vụ nào tồn tại. Như vậy khi có tranh chấp xảy ra sẽ rất khó để giải quyết. Ví dụ: Ông bà A, B có 3 người con. Do điều kiện hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên năm 2002, ông bà đã quyết định cho đứa con út 12 tuổi tên T làm con nuôi của gia đình ông bà H và K. Do xích mích, T đã đánh nhau và làm bạn của mình bị thương nặng. Gia đình người bạn bị đánh đó đã yêu cầu bố mẹ nuôi của T bồi thường tiền viện phí và thuốc thang chăm sóc. Nhưng bố mẹ nuôi của T lại cho rằng, chỉ nhận T làm con nuôi còn trách nhiệm vẫn thuộc về bố mẹ đẻ. Chính điều này xảy ra mâu thuẫn mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa quy định rõ để có căn cứ giải quyết. Chính vì thế mà khoản 4 điều 24 Luật nuôi con nuôi đã quy định: “Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.” Quy định như vậy hoàn toàn hợp lý với thực tế cuộc sống hiện nay. Đồng thời nó khắc phục được sự thiếu tính đồng bộ và thống nhất, nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chưa có cơ sở pháp lí để giải quyết. C – KẾT LUẬN Luật Nuôi con nuôi ra đời đã có bước phát triển đáng kể và phù hợp với thực tế hơn. Nó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tinh thần của Luật nuôi con nuôi được tiến hành trên nguyên tắc nhân đạo vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, hài hòa với tinh thần Công ước La hay về bảo vệ quyền trẻ em. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, 2009. 2. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp, 2009 3. Luật nuôi con nuôi, NXB Tư pháp, năm 2010 4. Bộ luật dân sự 1995 5. Bộ Luật dân sự năm 2005 5. Luận án Tiến sĩ luật học Cơ sở lí luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam, Nguyễn Phương Lan, năm 2007 6. Khóa luận tốt nghiệp Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi giữa công dân Việt nam với nhau trong nước, Kiều Thị Huyền Trang, năm 2010 7. www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com